Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai # Top 6 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 3/2023 # Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết

Thông thường khi mang thai bà bầu cần làm những xét nghiệm như kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, huyết đồ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Trong đó:

– Nhóm máu: Xác định nhóm máu (O/ A/ B/ AB) của thai phụ để đề phòng phải truyền máu trong thai kỳ và trong cuộc sinh.

– Yếu tố Rh: Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh-, trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố Rh+, dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.

– Huyết đồ: Đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định bổ sung sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu (bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia) – gây thiếu máu cho cả bà bầu và thai nhi.

– Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi: Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai… hay không. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ, đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Bà bầu cần làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời gian lý tưởng, tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó mà mẹ bầu chưa làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần tư vấn bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện ở đâu?

Tại cơ sở y tế có khoa xét nghiệm máu dành cho bà bầu. Thông thường, khi đi khám thai định kỳ, bà bầu sẽ được bác sĩ hẹn thời gian và địa điểm làm các xét nghiệm máu.

Ngoài xét nghiệm máu, bà bầu có thể phải làm những xét nghiệm khi mang thai như:

Những Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

1/ Phát hiện hội chứng Down

Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

2/ Xác định nhóm máu

Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

3/ Kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

4/ Phát hiện bất thường hồng cầu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.

5/ Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

6/ Phát hiện CMV (Cytomegalo virus)

7/ Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

8/ Phát hiện bệnh giang mai

Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

9/ Tìm kháng thể HIV

Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

MarryBaby

Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Khi Chảy Máu Cam Khi Mang Thai?

Mẹ bầu cần lưu ý khi chảy máu cam khi mang thai?

Trong quá trình mang thai, thì có khoảng 20% mẹ bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ và thường là trong tam cá nguyệt thứ hai. Vậy nguyên nhân do đâu và tình trạng này có nguy hiểm đến thai nhi hay không? Các mẹ bầu cần nên biết rõ về tình trạng này và cách xử lý.

1.    Tại sao bà bầu hay bị chảy máu cam:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam thường là do: – Khi mang thai, các hormone thai kỳ là estrogen và progesterone gia tăng nhanh chóng. Lượng máu trong cơ thể cũng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ lẫn thai nhi. Các mạch máu ở mũi giản nở, máu được sản xuất và cung cấp nhiều hơn bình thường sẽ tạo nhiều áp lực lớn lên các thành mạch gây ra hiện tượng chảy máu cam khi mang thai. – Khi thời tiết thay đổi hay trong giai đoạnh chuyển mùa trở nên lạnh khô, bà bầu gặp phải các căn bệnh như viêm xoang, cảm cúm, dị ứng hoặc màng nhầy trong mũi bị khô do thời tiết lạnh, ngồi phòng máy lạnh…. cũng đều có thể bị chảy máu cam. – Hiện tượng bà bầu chảy mái cam có thể được gây ra bởi các chấn thương và các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn đông máu. – Bà bầu sử dụng một số loại thuốc chống viêm không có steroid, thuốc làm thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân chảy máu cam khi mang thai.

Hiện tượng chảy máu cam khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

2.    Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị chảy máu cam khi mang thai hiếm khi gây nguy hiểm cho thai phụ. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể làm tăng nguy cơ bi bị băng huyết sau sinh. Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% phụ nữ bị chảy máu cam khi đang mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Trong khi ở nhóm phụ nữ không bị chảy máu cam thì tỷ lệ băng huyết sau sinh là 6%. Tuy vậy, chưa có bằng chứng nào khẳng định hiện tượng chảy máu cam khi mang thai sẽ dẫn đến biến chứng này. Tương tự, hiện tượng chảy máu cũng hiếm khi ảnh hưởng đến cách sinh con, tuy nhiên, nếu thai phụ bị chảy máu cam nặng và kéo dài đến 3 tháng cuối thai kỳ thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc thai phụ sinh mổ.

3.    Làm gì khi bị chảy máu mũi khi mang thai

Mẹ bầu có thể dễ dàng xử trí nếu máu chảy từ những mạch máu nhỏ phía trước mũi. Tuy nhiên, nếu vỡ các mạch máu lớn thì tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và khó có thể cầm máu được. Mẹ bầu có thể thử những cách sau khi bị chảy máu mũi: –    Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút và thở bằng miệng –    Nghiêng người về phía trước,  để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng của mẹ bầu. Cách này sẽ làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn. Máu cam bình thường sẽ tự động ngưng chảy sau khoảng 20 phút. Để tình trạng không bị chảy máu cam tiếp diễn trong vòng 24 giờ tiếp theo, mẹ bầu nên hạn chế: –    Làm những vận động mạnh như tập thể dục –    Thổi, ngoáy mũi hay dụi mũi mạnh –    Uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi.

4.    Ăn gì khi bị chảy máu cam khi mang thai:

Thực phẩm nên ăn: Theo các chuyên gia sức khỏe, 4 vitamin và khoáng chất quan trọng sau giúp cầm máu tốt cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam hiệu quả: –    Vitamin K: Đảm bảo tình trạng đông máu ổn định, thiếu vitamin K dễ khiến bạn bị chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh đậm, hành lá, cải bruxen, bắp cải, tỏi, dưa leo… –    Vitamin C: Giúp ngăn bệnh scorbut gây ra chảy máu trong đó có chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin C: rau lá xanh, ớt chuông, bông cải xanh, quả mọng, trái cây họ cam quýt… –    Sắt: Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, dễ gây bầm tím và tăng nguy cơ chảy máu cam. Thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm tốt người bị chảy máu cam nên ăn. –    Kali: Điều hòa chất lỏng cơ thể, ngăn ngừa mất nước, tránh các mô trong mũi bị khô gây chảy máu cam. Thực phẩm giàu kali nên bổ sung là chuối, bơ, cà chua… Ngoài 4 nhóm thực phẩm trên, một chế độ ăn uống cân bằng arbonhydrat với các thực phẩm (kiều mạch), thực phẩm chứa protein lành mạnh (đậu nành, rau xanh như cải bó xôi và cải xanh), các thực phẩm khác như cần tây, măng, rong biển, chuối, mật ong, đậu xanh, hạt hướng dương,… cũng rất cần thiết đối với người hay bị chảy máu cam.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ít chảy máu cam khi mang thai hơn

Thực phẩm nên tránh: Nếu mẹ bầu hay bị chảy máu cam thì bên cạnh những thực phẩm nên ăn cũng cần hạn chế các thực phẩm sau: –    Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo ngậy –    Thức ăn cay nóng –    Đồ uống có caffein.

Từ ngày 01/09 – 30/09, khi mẹ đăng ký sinh tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được giảm 35% gói Thai sản trọn gói và: – Miễn phí tiêm vaccine phòng Covid-19 cho KH đăng ký gói – Giảm 50% phí test nhanh covid cho KH thai sản – Tặng 01 phiếu bốc thăm may mắn: cơ hội nhận voucher giảm giá 50% gói thai sản và nhiều phần quà hấp dẫn khác tại chương trình bốc thăm may mắn vào tháng 10/2021. – Miễn phí giường gấp người nhà. – Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh cho khách sinh mổ (nếu thời điểm KH sinh không bùng dịch). – Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn. Quà tặng đi kèm -  Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé của nhãn hàng HIPP và Moony

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí. canxi hóa bánh rau tiểu đường thai kỳ  thai sản trọn gói  

Mách Danh Sách Những Xét Nghiệm Trong Thai Kỳ Cần Thiết Trước Khi Sinh

Xét nghiệm trong thai kỳ là điều cần thiết để mẹ bầu kiểm tra. Phát hiện những nguy cơ và xử lý kịp thời những bất thường có thể xảy ra. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thời kỳ thai nghén.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng và bắt buộc mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi sinh. Có 3 chỉ số quan trọng được tìm thấy trong kết quả xét nghiệm máu. Đó là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của mẹ bầu.

Hemoglobin là một loại protein trong máu nhằm cung cấp oxy cho các tế bào. Còn hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Khi lượng hemoglobin và hematacrit thấp là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang thiếu máu và sắt. Ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi nên cần bổ sung lượng sắt gấp đôi để mang oxy vào hồng cầu.

Bên cạnh kiểm tra các thành phần của tế bào máu. Xét nghiệm máu còn phát hiện được các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Như HIV/AIDS, Herpes, Viêm gan B, C, Giang mai… từ mẹ bầu.

Trong quá trình sinh nở, một số mẹ bầu sẽ cần được truyền máu. Do đó, việc xét nghiệm để biết nhóm máu của mẹ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nhóm máu còn có thể kiểm tra được yếu tố RH trong máu. Bởi nếu nhóm máu của em bé khi sinh ra. Và nhóm máu của mẹ không tương thích thì đây là một trường hợp rất nguy hiểm.

Do đó, nếu biết được điều này sớm, các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu có hướng xử trí phù hợp. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đây được cho là xét nghiệm khá phổ biến, thậm chí có thể được chỉ định lặp đi lặp lại rất nhiều trong thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ đưa ra chỉ số đường huyết trong máu. Đánh giá được việc mẹ bầu có đang hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì hay không.

Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng và cần thiết với trường hợp mẹ bầu. Từng có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh nói trên. Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.

XÉT NGHIỆM CÁC BỆNH LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Nếu mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu , HIV. Thì rất có khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm test các bệnh này là không thể bỏ qua.

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu thường tiểu nhiều hơn so với trước. Bởi vậy xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Xét nghiệm này nhằm giúp mẹ bầu phát hiện ra các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ. Thông qua các chỉ số dư glucose trong nước tiểu.

Tiểu đường là bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên điều chỉnh được bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu sẽ tầm soát các nguy cơ đặc thù trong thai kỳ. Như nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguy cơ tiền sản giật, các nguy cơ về thận hay thiếu hụt carbonhydrate…

Xét nghiệm Streptococus B (liên cầu nhóm B, viết tắt GBS) được thực hiện giữa tuần 33 – 35 của thai kỳ. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tìm thấy trong âm đạo. Hoặc trực tràng của phụ nữ mang thai vì vậy đây là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần tiến hành.

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo. Các mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ trước khi được xét nghiệm GBS (ví dụ phụ nữ có chuyển dạ non bắt đầu trước khi hoàn thành 37 tuần thai). Được điều trị bằng kháng sinh IV cho đến khi tình trạng nhiễm GBS được xác định.

XÉT NGHIỆM TOXOPLASMA (TOXOPLASMOSIS)

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải đương đầu với khá nhiều mối đe dọa. Từ nhiều loại bệnh nguy hiểm đến bé, trong đó có nhiễm Toxoplasmosis. Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Hầu hết không phát triển các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh có thể lây truyền cho bào thai, có một tỉ lệ nhỏ dẫn đến sẩy thai hoặc thai lưu.

Bởi vậy trong lần khám đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu được kiểm tra kháng thể Toxoplasmosis. Để xác định và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST VÀ TRIPLE TEST

Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có độ an toàn và tin cậy cao. Để thực hiện xét nghiệm Double Test và Triple Test chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ bầu. Thông qua đó sẽ giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down. Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thai không có não bộ.

Xét nghiệm Double Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 12 – 15. Còn Triple Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 16 – 18.

Xét nghiệm này được thực hiện khá đơn giản. Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

XÉT NGHIỆM CMV

CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do virus Cytomegalo gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai. Trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV từ mẹ có thể gặp phải những biến chứng rất nặng nề. Như bệnh sọ nhỏ, điếc, gan và lá lách to, vàng da, trí tuệ chậm phát triển…

Do đó, xét nghiệm CMV là một trong những xét nghiệm rất cần thiết trong thai kỳ. Giúp xác định xem mẹ bầu có dấu hiệu. Và triệu chứng bị nhiễm virus này hay nhiễm trùng bào thai hay không.

Những xét nghiệm kể trên là những xét nghiệm rất quan trọng trong thai kỳ mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp của mẹ bầu mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm một số chỉ định khác. Trong quá trình mang thai.

Bản chất của việc chọc dò ối là một thủ thuật có xâm lấn.

Chọc dò ối là thủ thuật chẩn đoán trước sinh có xâm lấn. Các bác sĩ với sự giúp đỡ của các thiết bị siêu âm chuyên dụng sẽ tìm vị trí chính xác, an toàn. Để đưa đầu kim nhỏ rỗng ruột qua thành bụng, xuyên qua thành tử cung lấy mẫu nước ối. Mẫu nước ối này sẽ được đem tới các phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích và xét nghiệm ADN nhằm sàng lọc các căn bệnh di truyền.

Chọc dò ối phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Không phải mẹ bầu nào cũng nên thực hiện xét nghiệm này. Do có một số nguy cơ nhất định nên bạn chỉ nên thực hiện chọc ối nếu có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Đa số, các mẹ bầu cao tuổi, mẹ bầu từng sảy thai nhiều lần. Có tiền sử sinh con hoặc gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh… Sẽ được khuyên thực hiện phương pháp này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!