Đề Xuất 3/2023 # Xua Tan Nỗi Lo Da Xấu Trong Thời Kỳ Mang Thai # Top 6 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 3/2023 # Xua Tan Nỗi Lo Da Xấu Trong Thời Kỳ Mang Thai # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Xua Tan Nỗi Lo Da Xấu Trong Thời Kỳ Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi mang thai, nội tiết tố cơ thể thay đổi gây nên nhiều vấn đề về da mà các mẹ bầu không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc chăm sóc da trong giai đoạn thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết để mẹ bầu có một vẻ ngoài tự tin. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm sóc đúng cách mà thường hay mắc phải những sai lầm cơ bản khi dưỡng da trong thai kỳ. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu biết thêm những thông tin cơ bản để có một làn da mịn màng như “sao Hàn” ngay cả khi mang thai.

Đa số các mẹ vẫn thường gặp nhiều rắc rối khi chăm sóc da khi mang thai

1. Các vấn đề về da khi mang thai

Mụn

Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi làm kích thích các tuyến dầu trên da hoạt động, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông và sinh ra mụn trứng cá. Vì vậy, mụn là một trong những vấn đề thường gặp của nhiều phụ nữ khi mang thai.

Mụn có thể là một nỗi lo của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai

Để ứng phó an toàn với kẻ thù cứng đầu này, mẹ bầu nên rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày với loại sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ và không gây kích ứng da. Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da khác, nhưng phải đặt sự an toàn và dịu nhẹ của nó lên hàng đầu. Và nếu có bất kỳ sản phẩm nào làm bạn băn khoăn trước và sau khi sử dụng, thì hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi khi dưỡng da trong thai kỳ.

Da bị mẩn đỏ

Làn da của chị em phụ nữ khi mang thai thường bị khô, mẩn đỏ và trở nên nhạy cảm. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng xà phòng có hoạt tính dịu nhẹ để vệ sinh vùng da đó mỗi ngày hoặc dùng một chiếc khăn lạnh để đắp lên vùng da bị mẩn đỏ khoảng 30 phút. Tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng hay những biện pháp lan truyền trên mạng vì có thể gây ra dị ứng cho làn da bạn. Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không cải thiện được tình hình thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa.

Việc nổi mẩn đỏ khiến da nhạy cảm và trông mất thẩm mỹ

Da bị nám

Do sự thay đổi sắc tố da khi mang thai, di truyền hoặc do tác động của ánh nắng mặt trời, trong giai đoạn thai kỳ, các vết nám trên má có thể xuất hiện. Để bảo vệ làn da khỏi nám và tàn nhang, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khi ra ngoài và chờ đến sau khoảng thời gian cho con bú để có thể sử dụng các loại mỹ phẩm trắng da, trị nám.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để không tạo môi trường cho nám da và các đốm tàn nhang

Rạn da

Khi mang thai, vùng bụng và mông của người phụ nữ thường tăng quá nhanh về kích thước khiến da không thể giãn ra kịp dẫn đến tình trạng đứt gãy. Sau khi sinh, các vết rạn sẽ chuyển thành sẹo màu trắng, vì đã trở thành sẹo nên việc điều trị lúc này trở nên vô cùng khó khăn.

Mặc dù chưa có một phương pháp cụ thể nào để điều trị rạn da và các sản phẩm trên thị trường chỉ có thể giảm thiểu bớt tác động xấu của rạn da, bạn có thể chủ động phòng tránh bằng cách chú ý tới quá trình tăng cân của mình. Đảm bảo cơ thể không lên cân quá nhiều, quá nhanh, cần duy trì chế độ ăn cân bằng với nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có một làn da cân đối và khỏe mạnh.

Rạn da có thể để lại sẹo vô cùng mất thẩm mỹ

Da bị ngứa

Trong giai đoạn mang thai, đôi khi mẹ bầu mắc phải tình trạng da nhạy cảm: khô rát và ngứa ngáy. Đặc biệt là da ở vùng mặt, bụng, chân và tay. Để tránh tình trạng da bị ngứa, bạn có thể dưỡng da trong thai kỳ bằng cách sử dụng sữa tắm và sữa rửa mặt có độ pH dịu nhẹ cho da, đồng thời, dùng các loại khăn lau mềm, dịu để chăm sóc vùng da nhạy cảm. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh các loại mỹ phẩm nhiều mùi thơm, dạng lỏng, chứa hydrocortisone vì chúng có thể dễ gây kích ứng lên da.

Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm nhiều mùi thơm khi da bị ngứa vì có thể gây kích ứng trên da

Mọc nhiều lông

Khi mang thai bạn có thể thấy xuất hiện thêm nhiều lông mọc ở vùng nách, vùng bụng, dưới cằm và ria mép. Do quá trình thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể, việc này sẽ thỉnh thoảng xảy ra với những mẹ bầu khác nhau. Tuy nhiên, sau khi sinh khoảng vài tuần hay vài tháng, hiện tượng này sẽ không còn nữa.

Phải cẩn thận khi xử lý những vùng vi ô lông cứng đầu

2. Phương pháp chăm sóc da khi mang thai

Giai đoạn mang thai là một quá trình nhạy cảm vì những gì mẹ làm, mẹ ăn, mẹ uống đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chúng mình hiểu rằng, phụ nữ ai cũng muốn mình đẹp, ngay cả khi mang thai, nhưng để an toàn cho cả mẹ và bé, bạn vẫn phải hết sức cẩn thận khi sử dụng mỹ phẩm khi dưỡng da trong thai kỳ. Do đó, sausinh đã tổng hợp một số phương pháp làm đẹp đơn giản nhưng lại giúp ích rất nhiều cho làn da của mẹ đấy!

Uống đủ nước giúp bạn có một làn da khỏe mạnh

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày,  giúp bạn duy trì sức sống, tăng cường trao đổi chất, chống khô và bảo vệ làn da.

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng và chống lại hiện tượng nám da.

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF cao, ít kích ứng khi ra đường.

– Khi sử dụng kem dưỡng da, ưu tiên loại chứa nhiều mật ong và vitamin C vì chứa nhiều dưỡng chất có ích và không gây hại đến làn da của bạn.

– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm dưỡng da có chứa nhiều tạp chất, các biện pháp chữa trị nám, sẹo trên da khi dưỡng da để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Hỏi ý kiến chuyên khoa da liễu và các bác sĩ để hiểu rõ hơn về các sản phẩm trước khi sử dụng.

Ăn trái cây, hoa quả tươi để bổ sung khoáng chất và vitamin, giúp bảo vệ làn da

Xóa Tan Nỗi Lo “Bà Bầu Mất Ngủ Về Đêm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi”

Trẻ sinh ra chậm phát triển: bà bầu mất ngủ về đêm phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, khiến hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Rối loạn này khiến khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu nghiêm trọng hơn là sự kìm hãm sự phát triển của bé. Nếu chứng mất ngủ ở bà bầu cứ kéo dài sẽ khiến trẻ khi sinh ra bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nhẹ cân.

Trẻ sinh ra hay quấy khóc: Tưởng chừng giấc ngủ của mẹ không ảnh hưởng đến bé những khi thức đêm đồng hồ sinh học của trẻ cũng sẽ dần thay đổi theo mẹ và trở thành thói quen. Khi sinh ra bé sẽ thường xuyên quấy khóc, tỏ ra khó chịu và tức giận.

Trẻ sinh ra bị thiếu máu: Giấc ngủ của mẹ về đêm không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn là thời gian tái tạo máu cho cơ thể. Quá trình tạo máu tự nhiên này sẽ đảm bảo bé có đủ máu không, nếu giấc ngủ mẹ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ ngay từ khi trong bụng đến khi chào đời.

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khoa học chứng minh rằng giấc ngủ của mẹ hoàn toàn độc lập với giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, không phải bởi vậy mà tình trạng mất ngủ của mẹ lại không ảnh hưởng gì đến bé.

Nhiều bà mẹ băn khoăn, bối rối không biết bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều trường hợp, bố mẹ chủ quan bỏ qua những triệu chứng mất ngủ làm tình trạng của mẹ càng nghiêm trọng hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời lâu dần ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và mổ để lấy thai.

Làm sao để bé khỏe, mẹ ngủ ngon?

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin nhóm B, giàu chất xơ như: y ến mạch, gừng, đậu xanh, các loại hạt.

Giảm bớt hoặc tốt nhất không sử dụng thực phẩm, đồ uống cay nóng, nhiều đường, nhiều chất kích thích như: trà đặc, socola, cà phê, soda, rượu bia.

Ăn từ từ, nhai kỹ tránh các tổn thương đến dạ dày, chia nhiều bữa ăn thành những bữa nhỏ, hạn chế ăn uống trước khi ngủ.

Xoa bóp bấm huyệt: theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt có thể đẩy lùi các triệu chứng đau chân, đau lưng, chuột rút thậm chí giúp mẹ ngủ ngon hơn. Xoa bóp, bấm huyệt sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho mẹ bầu.

Tập yoga: Yoga là bộ môn khoa học tuyệt vời để điều trị mất ngủ cho bà bầu. Các động tác tập rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều sức lực, bởi vậy dù là mới mang thai hay khi em bé chuẩn bị ra đời mẹ bầu đều có thể luyện tập. Giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm stress, đánh bay những cơn đau, chuột rút,…yoga còn giúp bé trong bụng khỏe mạnh, lớn nhanh.

Gặp bác sĩ khi cần thiết: Nếu tình trạng mất ngủ của mẹ kéo dài, khi áp dụng hết các cách mà vẫn bị mất ngủ lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để nhận tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, bởi vậy ngay từ những dấu hiệu bà bầu mất ngủ về đêm đầu tiên mẹ cần có giải pháp để khắc phục:

Nguồn: chúng tôi

Khắc phục chứng mất ngủ ở bà bầu đơn giản nhất và nên làm đầu tiên đó là điều chỉnh chế độ ăn uống. Khi mang thai chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng không chỉ đảm bảo cho bé đủ chất để phát triển mà còn có thể đẩy lùi chứng mất ngủ. Chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo những điều sau:

Vùng Kín Có Mùi Hôi Khi Mang Thai: Nỗi Lo Của Nhiều Mẹ Bầu

Dịch âm đạo có mùi khi mang thai có phải là điều bình thường?

Vùng kín ra huyết trắng trong khi mang thai là điều bình thường của các mẹ bầu. Một số trường hợp còn có thể xảy ra tình trạng vùng kín có mùi hôi khi mang thai. Thực tế, tình trạng này đã trở nên phổ biến với khoảng 65% bà bầu và hầu hết  đều xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Cụ thể, theo thống kê, cứ 10 bà bầu thì lại có 6 người bị tình trạng dịch âm đạo có mùi hôi hoặc tanh. Tuy nhiên, nếu đang gặp phải tình trạng này, các mẹ không cần phải quá lo lắng nếu mùi hôi chỉ diễn ra trong ít ngày và kết thúc. Không kèm theo các triệu chứng khác.

Các dấu hiệu lạ đi kèm mùi hôi vùng kín:

Mùi hôi dai dẳng, dịch tiết màu vàng, xanh

Ngứa không kiểm soát

Đau, nóng rát khi đi tiểu

Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi khi mang thai. Chẳng hạn như do sự thay đổi cân bằng pH, mồ hôi, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố và chế độ ăn uống… Nếu nguyên nhân không phải là do vi khuẩn, bệnh lây nhiễm,… thì mùi hôi sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé. Bởi tình trạng mùi hôi do dịch âm đạo còn diễn ra ở cả những phụ nữ chưa mang thai.

Nhiễm trùng làm cho vùng kín có mùi hôi khi mang thai

Nhiễm trùng âm đạo khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến dịch âm đạo có mùi hôi. Khi bị nhiễm trùng âm đạo, bên cạnh triệu chứng dịch âm đạo có mùi, chị em còn cảm thấy ngứa rát ở “vùng kín”. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng có thể là do nấm hoặc vi khuẩn trong âm đạo, phát triển quá mức và gây bệnh.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thai kỳ. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của các mẹ. Dễ hiểu khi xảy ra điều này là do có thể mẹ bầu bị ốm nghén và thèm ăn những món lạ. Các món ăn này khi ăn nhiều có thể khiến pH âm đạo bị thay đổi.

Ví dụ điển hình như việc ăn nhiều tỏi, đồ uống có gas hoặc thực phẩm cay nóng, nặng mùi thì việc dịch âm đạo của bạn có mùi cũng là điều dễ hiểu.

Mất cân bằng pH

Ở trạng thái bình thường, độ pH của âm đạo dao động từ 3,8 đến 4,5. Độ pH này sẽ giữ được sự ổn định bởi các vi khuẩn có lợi và hệ vi sinh vật sống trong âm đạo. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, lượng máu chảy qua vùng âm đạo gia tăng khiến độ pH thay đổi nhiều. Điều này vô tình tạo điều kiện cho âm đạo bị nhiễm khuẩn và tiết ra nhiều dịch có mùi hôi khó chịu.

Thay đổi nội tiết tố

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của nữ giới sẽ thay đổi rất nhiều. Cụ thể, hai hormone là progesterone và estrogen sẽ tăng lên rất nhanh để giúp hình thành nhau thai nhằm nuôi dưỡng thai nhi. Không những vậy, nồng độ prolactin tăng lên để hỗ trợ mẹ bầu sản xuất sữa. Tất cả những thay đổi nội tiết tố này đều có thể là những  nguyên nhân khiến âm đạo tiết nhiều dịch và có mùi hôi.

Khắc phục tình trạng dịch âm đạo có mùi trong thai kỳ như thế nào?

Khi vùng kín có các triệu chứng trên, mẹ bầu hãy tới thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đồng thời với đó, các mẹ hãy kết hợp vớp việc phòng ngừa bệnh vùng kín theo những cách sau:

Giữ gìn “cô bé” luôn sạch sẽ và khô thoáng

Trong thời gian mang thai, các mẹ cần giữ âm đạo luôn được sạch sẽ và khô ráo. Mẹ bầu nên tắm và làm sạch âm đạo thường xuyên bằng nước ấm. Bạn cũng có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ dành cho phụ nữ mang thai nếu được bác sĩ đồng ý. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt tỉa lông vùng kín gọn gàng.

Mẹ bầu cần tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh âm đạo như thuốc xịt có mùi thơm hoặc các loại xà phòng có chứa thành phần gây kích ứng. Những sản phẩm này có thể loại bỏ vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo.

Mặc đồ lót rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt

Bạn hãy bỏ ngay những chiếc quần lót làm từ vải sợi tổng hợp và thay thế bằng những chiếc quần “chíp” được làm từ cotton. Nguyên nhân là do đồ lót được làm bằng vải cotton sẽ giúp làn da thông thoáng và hấp thụ mồ hôi tốt hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé yêu, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, tránh ăn thực phẩm cay hoặc thực phẩm có mùi như tỏi, rau cần tây.

Tham khảo  thêm :

Bầu giai đoạn đầu cần làm gì và nên dùng sữa gì cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Mẹ nên chọn sữa cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào và lưu ý gì để thai kỳ khỏe mạnh

Sữa công thức nào tốt cho bé liệu mẹ đã biết?

Nỗi Lo Chất Gây Ung Thư Trong Sữa Nhập Khẩu Theo Đường Xách Tay

Tâm lý chuộng sữa ngoại nhập của không ít bà mẹ xuất hiện từ lâu vì cho rằng, sữa ngoại được kiểm soát chất lượng tốt hơn. Họ chấp nhận bỏ tiền nhiều hơn để “săn” những loại sữa nội địa xách tay về từ Mỹ, Úc, Nhật…

Rất nhiều loại sữa công thức được giới thiệu là hàng xách tay từ Mỹ, Úc, Nhật nhưng có thể là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, Campuchia

Chị T. – chủ một cửa hàng sữa trên đường Nguyễn Thông, Q.3, chúng tôi – cho hay, cùng một loại sữa của nước ngoài, nhưng rất nhiều người hỏi mua hàng nhập, hàng xách tay chứ không muốn mua những sản phẩm sản xuất tại các nhà máy trong nước, ngay cả khi giá sữa xách tay cao hơn sản phẩm cùng loại trong nước 200.000-300.000 đồng/hộp.

Các mẫu sữa công thức (Similac Sensitive Isomil Soy của hãng Abbott; sữa bột Bellamy’s Organic, sữa Smart Baby của Úc; sữa Meiji, Meiji Infant Formula của Nhật…) vừa bị Hội Người tiêu dùng Hồng Kông kiểm tra, phát hiện chứa chloropropanediol (3-MCPD, loại hóa chất được cho là làm giảm chức năng thận hoặc khả năng sinh sản của các bé trai khi trưởng thành) hoặc chứa glycidyl este (được cho là chất gây ung thư). Không khó để tìm thấy các loại sữa này tại các cửa hàng, chuỗi cửa hàng chuyên về sản phẩm dành cho mẹ và bé tại chúng tôi hay trên các trang thương mại điện tử, Facebook cá nhân.

Tại hệ thống Bibo Mart, có đến 16 sản phẩm sữa Meiji của Nhật được bày bán, dành cho bé từ 0-1 tuổi và từ 1-3 tuổi, giá dao động từ 335.000-1.240.000 đồng/hộp. Theo nhân viên bán hàng: “Nhiều khách chuộng loại sữa này vì tốt cho sự phát triển trí não của trẻ và có tính mát, dễ uống, không gây táo bón”.

Ở hệ thống Kids Plaza, cũng có bán 12 sản phẩm sữa Meiji, giá từ 330.000-1.060.000 đồng/hộp; sữa Bellamy’s Organic hộp 900g giá 690.000 đồng. Hai hệ thống trên không bán loại sữa Similac Sensitive Isomil Soy và Smart Baby, và hai nhãn sữa này chủ yếu được chào bán nhiều trên các trang thương mại điện tử. Trên chúng tôi nhiều cá nhân chào bán sữa bột Similac Soy Isomil loại 658g/hộp, giá 640.000 đồng, thông tin nhãn sản phẩm toàn tiếng Anh, không có tiếng Việt, người bán giải thích là “hàng xách tay từ Mỹ”.

Dù được giới thiệu là hàng xách tay từ các nước về nhưng không ít lần, lực lượng chức năng phát hiện các sản phẩm này được nhập lậu và rất khó kiểm soát nguồn gốc, chất lượng. Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện trong kho chứa hàng hóa thuộc Công ty TNHH MTV Thương mại Trang Thái An (tỉnh Lạng Sơn) có nhiều sản phẩm sữa bột nhập lậu, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, gồm sữa bột NAN loại 400g/hộp, sữa bột NAN loại 800g/hộp, sữa bột Pediasure loại 400g/hộp. Giám đốc công ty trên khai nhận, ba loại sữa bột trên (gồm 54 đơn vị sản phẩm) không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.

Một số chất tìm thấy trong sữa công thức lại không có tiêu chuẩn về hàm lượng chính thức trong các quy định hiện hành

Theo Cục ATTP, hiện chưa có tiêu chuẩn về hàm lượng 3-MCPD trong sữa công thức, chỉ có quy định về hàm lượng 3-MCPD trong nước tương. Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) mà Việt Nam là thành viên cũng chưa có quy định về hàm lượng 3-MCPD trong sữa công thức.

Trước đó, Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) cũng thông báo về việc Công ty Sainsbury’s của Anh đang thu hồi lô sản phẩm sữa tiệt trùng Semi-Skimmed less than 2% fat UHT milk do nhiễm vi sinh vật gây hư hỏng và sản phẩm không an toàn để tiêu thụ. Lô sản phẩm có mã SKU 6647140, dung tích 1 lít, hạn sử dụng trước ngày 28/12/2020 và 29/12/2020. Cục ATTP cũng đã thông báo đến cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bộ Công thương để tiếp tục tìm hiểu thông tin, theo dõi và kiểm soát sản phẩm này.

Theo ước tính của Hội Người tiêu dùng Hồng Kông, một trẻ sơ sinh một tháng tuổi, nặng 4,3kg ăn sáu bữa sữa mỗi ngày với nhãn hiệu sữa bột này sẽ có mức 3-MCPD vượt quá lượng khuyến nghị của Cơ quan ATTP châu Âu. Theo quy định của Liên minh châu Âu về sữa bột, giới hạn của glycidyl este là 50 microgam/kg.

Tiến sĩ Phan Thế Đồng – giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng, Trường đại học Hoa Sen – cho biết, thông thường, các chất 3-MCPD, glycidyl este không sinh ra trong quá trình sản xuất sữa bột mà chỉ sinh ra khi trong thực phẩm có chất béo và a-xít clo. Trong quá trình chế biến sữa bột, người ta không sử dụng a-xít clo, vì vậy không sinh ra 3-MCPD. Trong sản phẩm 100% sữa bột, hoàn toàn không có chất 3-MCPD nên cũng không có quy định về tiêu chuẩn 3-MCPD trong sữa bột.

Tiến sĩ Đồng cho rằng, trong quá trình chế biến sữa bột, người ta thường cho thêm các vi chất, chất dinh dưỡng tạo thành sữa bột công thức và có sử dụng thêm các nguyên liệu, thành phần, dụng cụ, thiết bị nào đó có thể bị nhiễm chất 3-MCPD, dẫn đến sữa bột bị nhiễm chất này. Còn chất glycidyl este được sinh ra khi chất béo ở nhiệt độ cao, nhiều nhất là trong tinh luyện, chế biến dầu ăn; có thể trong sữa sử dụng chất béo nhưng không được kiểm soát ở nhiệt độ cao nên sinh ra glycidyl este. Vì vậy, Liên minh châu Âu có quy định giới hạn hàm lượng glycidyl este trong sữa bột.

Mấy năm trước, Hồng Kông cũng đã phát hiện chất glycidyl este có trong dầu ăn vượt ngưỡng cho phép, nhưng tại Việt Nam, các cơ quan ít khi kiểm tra hàm lượng chất này trong dầu ăn, cũng không có tiêu chuẩn chất glycidyl este trong dầu ăn. Chất 3-MCPD thường có trong nước tương, dầu hào, những sản phẩm người ta hay xử lý với a-xít clo. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Đồng, chưa ai khẳng định các chất 3-MCPD, glycidyl este gây ung thư cho con người. Người ta mới chỉ nghiên cứu, thử nghiệm trên động vật, cho thấy rủi ro gây nên những triệu chứng làm suy giảm chức năng thận hoặc khả năng sinh sản, nên khuyến cáo không nên sử dụng khi hàm lượng vượt mức cho phép.

“Người tiêu dùng không nên quá hoang mang. Cần chờ thêm thông tin từ phía các hãng sữa đã công nhận kết quả kiểm tra trên chưa và công bố, thu hồi lô sản phẩm nào, vì thường chỉ có một lô nhiễm, còn những lô khác phải tiếp tục được phân tích, kiểm nghiệm có nhiễm hay không” – tiến sĩ Đồng trấn an.

Sau thông tin Hội Người tiêu dùng Hồng Kông công bố các nhãn sữa công thức có chứa 3-MCPD, glycidyl este, chúng tôi đã liên hệ với đại diện Abbott Việt Nam tại chúng tôi để biết động thái của hãng trước thông tin sữa công thức đậu nành cho trẻ sơ sinh Similac Sensitive Isomil Soy của hãng Abbott chứa 13 microgam/kg chất 3-MCPD. Đơn vị đại diện truyền thông của Abbott cho biết, hãng đang thu thập thông tin chính thống để có hướng xử lý.

Trung tâm An toàn thực phẩm Hồng Kông nói “sữa an toàn”

Ngày 17/8, các phương tiện truyền thông đưa tin “Hồng Kông phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư”, gây hoang mang cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, ngay tối cùng ngày, Trung tâm ATTP Hồng Kông đã giải thích trên trang mạng xã hội của mình rằng, dựa trên các giá trị tham chiếu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tất cả các mẫu sữa bột này đều không chứa chất gây ung thư vượt quá mức tiêu chuẩn, và người dân có thể yên tâm cho con sử dụng loại sữa bột được khuyến cáo dành cho trẻ sơ sinh.

Sự việc trên bắt nguồn từ kết quả kiểm nghiệm sữa bột công thức dành cho trẻ em do Hội Người tiêu dùng Hồng Kông đưa ra. Họ cho biết, có đến 15 loại sữa bột bị nhiễm chloropropanediol (3-MCPD) và 9 mẫu sữa bột được phát hiện có chứa chất gây ung thư glycidol. Hội Người tiêu dùng Hồng Kông lập luận: “Glycidyl alcohol là chất độc di truyền và gây ung thư. Người ta khuyến nghị giảm lượng tiêu thụ từ thực phẩm càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên, Trung tâm ATTP Hồng Kông bác bỏ thông tin này, cho rằng tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu mà Hội Người tiêu dùng đề cập chỉ là “giá trị tham chiếu về sức khỏe”.

Nguyễn Cẩm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Xua Tan Nỗi Lo Da Xấu Trong Thời Kỳ Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!