Cập nhật nội dung chi tiết về Viêm Dạ Dày Ở Phụ Nữ Có Thai Và Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm dạ dày ở phụ nữ có thai và những điều cần biết
Khi có thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với một số rắc rối không nhỏ trong cơ thể do sự thay đổi sinh lý, nội tiết. Trong đó có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Dấu hiệu viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai
Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng:
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với ốm nghén trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu chủ quan. Tuy nhiên, buồn nôn cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.
Nóng rát dạ dày:
Thông thường mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
Đau dạ dày:
Tuần thứ 7 với thứ 8, dạ dày bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn đâu thường biểu hiện ngay ở vùng hõm dưới xương ức và trên rốn (hay còn gọi là vùng thượng vị). Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía bên trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.
Phân lẫn máu:
Trong trường hợp chảy máu dạ dày thì đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này ít khi xuất hiện, nhưng nếu thấy dấu hiệu như vậy thì mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chướng bụng:
Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
Chán ăn:
Người bị đau dạ dày thường thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thai nhi nhẹ cân.
Nguyên nhân gây loét dạ dày khi mang thai
Viêm dạ dày xảy ra do mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm dạ dày xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).
Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai như:
Khi thai nhi phát triển lớn chèn ép dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.
Trong 3 tháng đầu tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng.
Stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có tha
3. Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày khi mang thai
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp thường không được bác sĩ khuyến khích cho phụ nữ có thai. Chỉ được nội soi khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và cân nhắc giữa lợi ích điều trị và tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra khác như test thở c13 mới, test phân để tìm máu ẩn…
Đối với phụ nữ có thai cần thận trọng trong điều trị viêm dạ dày bằng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa các triệu chứng như viêm loét dạ dày – tá tràng:
– Nôn, buồn nôn: Không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Tuy thuốc không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
– Thuốc giảm đau: Hiện nay, tuy chưa có dữ liệu đủ xác đáng và có giá trị để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc với thai của nhóm trimebutine khi sử dụng trong thai kỳ. Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng không dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.
– Thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý. Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày.
Về mặt lâm sàng, theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do vậy có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu cần.
– Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết. Khi bắt buộc phải dùng thuốc nên dùng liều thấp vừa đủ chữa bệnh không nên nôn nóng muốn khỏi ngay, không dùng liều cao.
4. Ngăn ngừa viêm dạ dày khi mang thai
Thực phẩm giàu chất béo
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
Sôcôla
Nước ép cam quýt
Caffeine
Cây bạc hà
Thuốc
Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh viêm dạ dày, thì nên tránh dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDS, vì chúng có hại cho thai nhi..
Tránh uống các loại đồ uống có cồn
Không hút thuốc lá
Khi bà bầu có triệu chứng của viêm loét dạ dày, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám kịp thời.
GS.TS.BS Đào Văn Long hiện đang công tác tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long, là một trong số các bác sĩ tiêu hóa đầu ngành trong cả nước. Bác sĩ có trên 35 năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như: Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội… Đặt lịch ngay để được GS tư vấn và điều trị.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
– Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. – Nhắn tin Zalo: 0986954448 – Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong
Một Số Điều Cần Biết Đối Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc với máu, các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Viêm gan B có thể lây qua quá trình sinh nở do bệnh lây qua máu.
2. Ảnh hưởng của viêm gan B mạn tính trên thai kỳ
3. Ảnh hưởng của thai kỳ trên bệnh gan
Những thay đổi miễn dịch, chuyển hóa và huyết động xảy ra trong khi mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh gan nền. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan có thể khó khăn trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính. Bệnh nhân xơ gan tiến triển ít khi có thai, vì những bệnh nhân này thường giảm khả năng sinh sản do chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Phụ nữ xơ gan giai đoạn đầu dễ có thai hơn. Điều quan trọng là phải xác định và theo dõi những bệnh nhân này, vì họ có nguy cơ đáng kể bị các biến chứng chu sinh và kết cục xấu cho mẹ và thai nhi, bao gồm: tăng huyết áp thai kỳ, nhau bong non, chảy máu do phình tĩnh mạch, xơ gan mất bù, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng trong tử cung, sinh non và thai chết lưu. Nhiễm viêm gan B trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.
4. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Đối với các phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ. Cần liên hệ ngay với bác sỹ chuyên khoa trước khi có thai, khi có thai, sau khi sinh nở để được tư vấn và điều trị./.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)
Phụ Nữ Sau Sinh Có Được Ăn Mít Không? Những Điều Cần Biết
Mẹ sau sinh có ăn được mít không?
Theo các chuyên gia, mít là loại quả mang lại nguồn dinh dưỡng cực kì tốt cho sức khỏe. Trong quả mít cho chứa lượng vitamin (B1, B2,B6, C ), các khoáng chất cần thiết như: sắt, canxi, kali, magie, chất xơ, đường tự nhiên và protein. Chính vì vậy, mẹ sau sinh ăn mít sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé.
– Cung cấp năng lượng: Mít cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ sau sinh, phù hợp với thể trạng thể lực yếu của mẹ, giúp cho mẹ có năng lượng để nhanh chóng phục hồi và đảm bảo đủ sữa cho bé. Fructose và sucrose trong mít giúp tăng khả năng dự trữ năng lượng, giúp cơ thể tràn đầy sinh khí.
– Tăng sức đề kháng: Mít rất giàu vitamin C, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây hại,ngăn ngừa nhiễm trùng và sự xâm chiếm của các gốc tự do.
– Bổ máu: hàm lượng chất sắt trong mít giúp hỗ trợ quá trình tái tạo máu của mẹ sau sinh tốt hơn. Đây là loại quả giúp mẹ sản sinh ra lượng máu mới và tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
– Hỗ trợ tiêu hóa: mít giàu chất xơ do đó rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Bên cạnh đó, chất xơ kết hợp với lượng vitamin C trong quả mít cũng giúp phòng chống táo bón hiệu quả, làm sạch ruột giúp nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
– Tốt cho xương khớp: mít cung cấp canxi, kali, magie giúp xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương cho mẹ.
– Lợi sữa: bổ sung mít non trong khẩu phần ăn giúp mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ. Mít non có thể hầm với móng giò, ngô non, gạo nếp giúp sữa về ồ ạt.
– Đẹp da, giữ dáng: mít chứa nhiều chất xơ, ít calo và đặc biệt không chứa chất béo bão hòa nên rất tốt cho việc giảm cân. với nguồn vitamin dồi dào, mít giúp tăng cường cấu trúc làn da, giảm sự lão hóa.
Mẹ sau sinh mổ có được ăn mít không?
Sinh mổ có ăn được mít không là lo lắng của không ít mẹ sinh mổ vì lo sợ rằng mình cần kiêng kĩ hơn so với sinh thường. Các chuyên gia khẳng định rằng, sinh mổ hay sinh thường đều có thể ăn mít. Những lợi ích đặc biệt và mẹ sinh mổ có được khi ăn mít trong số những lợi ích kể trên như:
Do phải kiêng cữ và hạn chế đi lại vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ nên đại đa số chị em sinh mổ đều gặp phải vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng. Ăn mít giúp hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ tốt hơn.
Mẹ sau sinh mổ mất một lượng máu rất nhiều, mít là loại hoa quả sẽ góp phần giúp mẹ tái tạo, bù đắp lượng máu đã mất đó.
Do ảnh hưởng của vết mổ, sữa mẹ sau sinh mổ cũng về chậm hơn so với các mẹ sinh thường. Những món ăn từ mít chín, mít non sẽ giúp sữa mẹ về nhanh hơn, nhiều hơn và có giá trị dinh dưỡng cao.
Vết thương do sinh mổ thường rất lâu lành và dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập, ăn mít giúp mẹ sinh mổ tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Mẹ sau sinh ăn mít như thế nào để có lợi cho mẹ và bé?
Mặc dù các mẹ đã rõ sau sinh có được ăn mít không, mít mang lại nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải mẹ sau sinh có thể ăn thoải mái. Chị em mới sinh em bé cần phải chú ý một số điều sau đây:
Mẹ nên ăn ít một vài múi thử xem phản ứng của bé khi bú mẹ ăn mít như thế nào (vì một số bé có thể khó chịu với mùi mít trong sữa mẹ) rồi nếu muốn hãy tăng lượng dần lên nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
Đối với các bà mẹ mắc các bệnh như: tiểu đường, gan nhiễm mỡ, sức khỏe yếu,…. nên hạn chế ăn loại quả này. Bởi hàm lượng đường trong mít rất cao; nếu ăn vào rất dễ gây tăng lượng đường huyết trong máu, làm nóng gan và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tốt nhất mẹ nên ăn mít sau bữa ăn chính từ 1-2 tiếng, lúc này sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, mặt khác ăn mít khi bụng đói có thể bị đầy bụng khó tiêu. Mẹ không nên ăn mít và buổi tối vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của mẹ,
Để cơ thể được cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau, mẹ nên đa dạng thêm các loại hoa quả khác vào thực đơn của mình.
Mẹ mới sinh ăn mít cần lên thực đơn giãn cách ngày ra. Không nên ăn mít dồn dập nhiều ngày liên tiếp; sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sữa mẹ.
Mẹ cần phân biệt được mít chín tự nhiên hay mít chín ép để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Món ăn từ mít non lợi sữa cho mẹ sau sinh
Ngoài mít chín ăn tự nhiên, chúng tôi giới thiệu cho mẹ hai món ăn đơn giản từ mít non giúp mẹ lợi sữa, sữa về nhanh nhiều và có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời, giúp mẹ phong phú thêm cho thực đơn ở cữ của mình.
Mít non nấu giò heo:
Mít non thái dày khoảng 1cm, rửa sạch mủ, để ráo. Giò heo rửa sạch, ướp gia vị hành, tiêu, muối. Cho dầu vào nồi, đảo dò heo cho săn lại rồi đổ nước vào. Khi nước bắt đầu sôi thì cho mít non đã thái vào đảo đều. Đun nhỏ lửa đến khi cả mít và giò đều chín mềm thì tắt bếp. Cho ra bát và thưởng thức.
Canh mít non:
Mít non thái mỏng, xé nhỏ. Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi, rút chỉ ở sống lưng, rửa sạch rồi giã nhỏ và ướp gia vị. Rau ngót rửa sạch, để ráo.
Phi thơm hành rồi cho tôm vào xào săn. Đổ nước vào một lượng vừa đủ. Cho mít vào đun cùng đến khi mít chín mềm thì cho rau ngót vào. Chờ nước sôi, nêm nếm nước và gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Vấn đề sau sinh có được ăn mít không đã có câu trả lời rồi đúng không các mẹ. Các mẹ sau sinh nhớ ăn mít đúng cách để đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Những Điều Cần Biết Về Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai
Trong quá trình mang thai mẹ bầu có sức đề kháng yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của thai phụ đều có thể bị nhiễm khuẩn. Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai… Bởi vậy, các mẹ bầu cần được chuẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất ngề nghiệp và lối sống không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện. Chính vì thế dễ bị lâu nhiễm bệnh lý từ bộ phần này qua bộ phận kia. Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bàng quang của thai phụ khi bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Với phụ nữ mang thai thì bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ.
2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai:
Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu có những triệu chứng không rõ ràng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu. Một số triệu chứng đó là:
Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Đau xương chậu, đau lưng và bụng.
Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén.
Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi.
Viêm đường tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ: – Thể nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo và không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện. Có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. – Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn lúc này đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,… – Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi…Cơ thể thai phụ lúc này bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.
3. Cách phòng trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai là cách tốt nhất để phát hiện viêm đường tiết niệu. Với lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.– Cách phòng bệnh:
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận…. Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Viêm Dạ Dày Ở Phụ Nữ Có Thai Và Những Điều Cần Biết trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!