Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Gì Tốt Và Cách Chăm Sóc Mẹ Bầu Sau Sinh mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay, trên cả thế giới đều đề xướng việc nuôi con bằng sữa mẹ vì những lợi ích vàng của nó mang lại. Vì thế sữa mẹ sẽ giúp phụ huynh giải đáp câu hỏi ” trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt trong giai đoạn đầu?”.
Đối với bé:
– Sữa mẹ là thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Trong sữa mẹ có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của bé, bao gồm đường, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Bảo vệ bé không bị ốm. Trong sữa mẹ, đặc biệt là trong sữa non có chứa nhiều kháng thế IgG có thể khiến cơ thể có được chức năng miễn dịch bẩm sinh đối với các bệnh truyền nhiễm, đồng thời trong sữa mẹ cũng có chứa nhiều IgA có thể bảo vệ dạ dày, đường ruột của bé không bị các tế bào xâm hại.
– Tỉ lệ thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ phù hợp với bé, dễ tiêu hóa và hấp thụ, ví dụ như protein sữa.
– Nhiệt độ sữa mẹ tương đương với cơ thể người, thích hợp cho bé bú.
– Bằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể tăng cường tình cảm giữa mẹ và con, tốt cho sự phát triển thần kinh của bé.
– Khi nuôi con bằng sữa, quan sát bé kỹ hơn thì có thể phát hiện ra sớm một số bệnh của bé.
Đối với người mẹ:
– Cho bé bú sữa mẹ ngay sau khi vừa sinh có thể thúc đẩy tử cung co lại, từ đó có thể giảm việc xuất huyết sau khi sinh.
– Khi nuôi con bằng sữa mẹ, thông qua việc bé bú sữa mẹ có thể khiến đồi não dưới và thùy não bị kích thích có tính phản xạ, tiết ra chất kích đẻ, khiến thúc đẩy tử cung hồi phục, giảm lượng sản dịch.
– Khi nuôi con bằng sữa mẹ, việc kích thích đầu ti người mẹ sẽ khiến thùy nào tiết ra chất kích thích tiết sữa, tốt cho việc tiết sữa
– Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khống chế việc rụng trứng, làm chậm kỳ kinh, tốt cho việc hồi phục sức khỏe và kế hoạch sinh đẻ của người mẹ.
– Việc mất kinh trong thời gian cho con bú có thể có tác dụng điều trị đối với chứng lạc nội mạc tử cung và giảm bớt khả năng bị ung thư tuyến sữa và ung thư nội mạc tử cung.
– Nuôi con bằng sữa khiến cho người mẹ được an ủi, hài lòng và tốt cho hồi phục sức khỏe.
– Đối với gia đình: sữa mẹ vô trùng, kinh tế, vệ sinh và có thể tiết kiệm được chi phí.
2. Năm nguyên tắc dùng thuốc khi đang trong thời kỳ cho con bú
– Nguyên tắc thứ nhất: Không được tự ý uống thuốc.
Tất cả các loại thuốc đều có hai mặt, mặt lợi là điều trị bệnh và mặt hại là có thể có một số tác dụng phụ, vì thế người mẹ đang cho con bú, tốt nhất nên thận trọng khi dùng thuốc. Cách tốt nhất là khi cần dùng thuốc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa trước chứ không nên tự tiện dùng. Thuốc mà có thể dùng hoặc không thì tốt nhất không nên dùng.
– Nguyên tắc thứ hai: Chọn lựa loại thuốc chính xác, không được tùy tiện bỏ cho bú sữa dở chừng.
Ngoài một số thuốc cấm dùng khi đang trong thời gian cho con bú, thì có rất nhiều loại thuốc có thể dùng được, tuy nhiên loại thuốc nào cũng có thể đi vào sữa dù ít hay nhiều. Vì vậy, ngoài việc lựa chọn thuốc hiệu quả, thời gian dùng ngắn, tác dụng phụ ít và liều dùng phù hợp, thì nên cố gắng lựa chọn loại thuốc không phân tán hoặc phân tán ít vào sữa.
– Nguyên tắc thứ ba: điều chỉnh thời gian uống thuốc và bú sữa.
Để giảm bớt lượng thuốc bẻ hút vào, người mẹ nên điều chỉnh thời gian uống thuốc và thời gian cho bé bú, có thể là sau khi cho bé bú thì uống thuốc, đồng thời cố gắng kéo dài thời gian đến lần bú tiếp theo, ít nhất là cách 4 tiếng để cho thuốc được chuyển hóa trong cơ thể mẹ và đào thải ra ngoài, khiến cho nồng độ thuốc trong sữa ít nhất. Khi người mẹ cần dùng thuốc trong thời gian dài, thì nên kiểm tra nồng độ thuốc trong máu của em bé, khi vượt quá nồng độ có thể chịu đựng của em bé thì nên nhanh chóng ngừng cho bú.
– Nguyên tắc thứ tư: không được dùng thuốc đông y.
Những người mới làm mẹ thường thiếu khí huyết, khí huyết không lưu thông, có một số thuốc đông y có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, có thể tăng cường thể chất khiến tử cung hồi phục nhanh và phòng tránh nhiễm trùng đường sinh sản sau khi sinh. Tuy nhiên có một số thuốc có thể đi vào sữa hoặc đẩy sữa về. Vì vậy, không nên uống thuốc đông y bừa bãi.
– Nguyên tắc thứ năm: Quan sát kỹ phản ứng của em bé.
Khi người mẹ uống thuốc thì cần quan sát kỹ phản ứng của em bé, đặc biệt là khi dùng những loại thuốc được cảnh báo cần thận trọng, để có thể phát hiện sớm những phản ứng không tốt với thuốc, khi đó nên dừng dùng thuốc ngay hoặc đổi dùng sang loại thuốc khác. Ví dụ khi dùng penixilin thì nên để ý xem bé có bị nổi mụn hay không; khi dùng clindamycin thì quan sát xem bé có bị tiêu chảy hay không.
3. Làm thế nào để biết sữa mẹ không đủ?
Khi người phụ nữ vừa sinh xong sẽ luôn có cảm giác hứng thú và tự hào, nhưng đồng thời lại có ý thức trách nhiệm đối với việc nuôi con. Đa số các bà mẹ đều muốn nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng có một số người mẹ lo lắng rằng sữa của mình không đủ, vì thế thường cho bé dùng thêm các sản phẩm thay thế như sữa bò, trong đó đa số là dư thừa, chỉ có một số ít là lượng sữa không đủ. Vì vậy, khi nuôi con bằng sữa, ước tính chính xác lượng sữa là rất quan trọng, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Có thể căn cứ vào các điều sau để đánh giá lượng sữa mẹ:
– Trước khi cho bú người mẹ không có cảm giác bầu sữa căng lên, trước và sau khi cho bú bầu sữa không có thay đổi nhiều.
– Thời gian bẻ bú sữa khá dài và phải dùng sức để mút sữa, lại không nghe thấy tiếng nuốt liên tục.
– Sau khi bú xong, bé vẫn kêu khóc, hoặc không lâu sau lại kêu khóc; hoặc sau khi bú xong, thời gian em bé ngủ rất ngắn, ít hơn 1 tiếng.
– Lượng tiểu tiện, đại tiện ít, số lần cũng ít.
– Trẻ tăng cân chậm.
Nếu có điều kiện thì có thể cân em bé trước và sau khi bú để biết được lượng sữa.
4. Xử lý tình trạng đau đầu vú khi cho trẻ bú
– Sau khi sinh nên cho con bú sớm: thường tốt nhất là sau khi sinh 30 phút, để bé và mẹ có sự tiếp xúc da, đồng thời cho bé mút đầu vú. Bú sớm không chỉ có lợi cho sự lưu thông ống tuyến sữa, tiết sữa sớm và tiết sữa nhiều, mà còn có lợi cho sức khỏe bầu sữa và thu gọn tử cung.
– Hàng ngày, người mẹ nên dùng nước xà phòng và nước ấm để lau rửa đầu vú, tăng cường khả năng đàn hồi của da đầu vú. Trước khi thông sữa thì nên dùng tăm bông tẩm dầu thực vật bôi lên đầu vú, làm sạch vết bẩn trên đó, sau đó dùng nước nóng và khăn bông mềm lau sạch đầu vú. Sau đó mỗi lần trước khi cho bé bú đều phải làm sạch đầu vú và quầng vú bằng nước sạch, lau khô, để đảm bảo lưu thông cho ống dẫn sữa.
– Nếu bị nứt đầu vú, thì cần cho núm vú cao su lên đầu vú, và để cho bé bú sữa qua núm vú cao su, tay đặt ở giữa xương sườn và bầu sữa, nhẹ nhàng đẩy bầu sữa lên trên để bé có thể ngậm được phần lớn quầng vú, đồng thời tránh cho vết thương đầu vú bị đau, bé sẽ thích ứng với cảm giác bú sữa và mùi vị của núm vú cao su.
– Mát xa bầu sữa là cách hiệu quả để giảm đau. Mỗi ngày trước khi cho bú, lấy khăn ẩm đắp lên bầu sữa, dùng lòng bàn tay ấn vào đầu vú và quầng vú, sau đó nhẹ nhàng mát xa xung quanh thuận theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược theo chiều kim đồng hồ khoảng 15-20 phút. Việc mát xa bầu sữa có thể được làm từ trước đó, khi mang thai quá 32 tuần và không thuộc nhóm có nguy cơ đẻ non cao thì có thể bắt đầu thực hiện mát-xa bầu sữa, như thế vừa có thể giảm được sự căng cứng của bầu sữa, vừa có thể kích thích sữa chảy ra.
– Thử rút ngắn khoảng cách mỗi lần cho bú: ví dụ hàng ngày cứ cách 2-3 tiếng lại cho bú một lần, mỗi bên cho bú từ 5-15 phút. Khi cho bú nên ưu tiên cho bên đầu vú không bị đau, đồng thời hạn chế thời gian cho bú bên có đầu vú bị đau.
– Khi cho bú, để cả người bé nằm sát người mẹ và mặt hướng về mẹ, miệng và cằm sát bầu sữa. Khi miệng bé mở rộng hết cỡ, thì đưa đầu vú trực tiếp đặt lên lưỡi bé, sao cho miệng bé ngậm hết đầu vú và quầng vú.
– Sau khi kết thúc việc cho bú, thì người mẹ cần đợi cho bé tự nhả đầu vú ra thì mới đẩy đầu vú ra.
5. Sữa không đủ thì làm thế nào?
Khi bị thiếu sữa mẹ nên thử qua các phương pháp sau:
– Hút sạch bầu sữa để tạo quá trình bú sữa tốt hơn và nhanh hơn.
– Ngủ đủ và nghỉ ngơi đủ để tiết sữa
– Mẹ cần ăn uống điều độ
– Ăn các món canh hầm thuốc bắc lợi sữa
– Châm cứu huyệt vị
Nếu đã thử qua tất cả các điều trên mà vẫn không có sữa thì nên chuyển qua bổ sung thêm sữa ngoài cho con. Một số thương hiệu nổi tiếng cho bé như: Nutifood, Vinamilk, Nestle, v.v…
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm bài viết ” Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt và cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh”
Chăm Sóc Mẹ Bầu Sau Sinh
1. Chăm sóc bà bầu sau sinh bằng việc chủ động phục hồi sức khoẻ
Vừa chăm bé lại vừa chăm sóc bản thân thật là khó khăn
Tiếp đó, mẹ nên tạo cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luôn tìm những giấc ngủ ngon và sâu.
Massage thư giãn, xoa bóp tay chân sẽ rất tốt cho mẹ lúc này vì giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngon hơn, giảm đau lưng, táo bón, tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch và cơ thể còn săn chắc hơn, đồng thời thả lỏng về mặt tinh thần.
Dịch vụ chăm sóc sau sinh an toàn – hiệu quả
Liệu trình chăm sóc sau sinh Malaysia bao gồm:
Liệu trình được thực hiện bởi các chuyên viên có tay nghề cao và được đào tạo bài bản Liệu pháp massage theo tiêu chuẩn Malaysia và truyền thống được Thế Giới Mẹ và Bé thiết kế độc quyền cho các mẹ bầu Việt Nam. Sử dụng sản phẩm 100% Organic, an toàn cho cả mẹ và bé.
Với 7 năm kinh nghiệm, Thế Giới Mẹ và Bé là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé, được nhiều ba mẹ tin tưởng:
Giúp con tiếp cận phương thức giáo dục sớm từ Nhật Bản, để con phát triển tối đa các khả năng Là hệ thống chăm sóc mẹ và bé bằng các phương pháp và kỹ thuật theo tiêu chuẩn an toàn. Với hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước, Thế Giới Mẹ và Bé là sự lựa chọn thuận tiện, uy tín và chất lượng cho các gia đình trẻ!
5 nhóm thực phẩm quan trọng
Bao gồm những thực phẩm làm từ lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, gạo lứt,…
Trái cây tươi có nguồn vitamin dồi dào giúp cung cấp cho dưỡng chất cho cơ thể. Bổ sung đa dạng các loại trái cây tươi, dạng cắt, xay, ép,…
Bổ sung các sản phẩm bơ sữa tách béo, ít đường hoặc những sản phẩm có nhiều canxi
3.Tập thể dục và giảm cân đúng cách
Tập thể dục đúng cách giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn, mẹ sẽ thấy sảng khoái hơn, xua đi những cảm xúc tiêu cực.
Bên cạnh đó, cũng giúp mẹ về dáng nhanh hơn.
Tập thể dục cũng là cách giúp mẹ nhanh hồi phục hơn
Nhiều mẹ muốn giảm cân nhanh sau khi sinh nên mẹ chọn chế độ ăn kiêng khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và em bé nếu mẹ đang cho con bú. Có thể mất vài tháng để người mẹ giảm được số cân tăng khi mang thai. Vì vậy, mẹ hãy chọn cách giảm cân lành mạnh, giảm từ từ để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
Mẹ có thể cắt bỏ đồ ăn nhẹ nhiều chất béo và tập trung vào chế độ ăn với nhiều rau và trái cây tươi, cân bằng với protein và carbohydrate. Kết hợp ăn uống lành mạnh với tập thể dục đều đặn.
Website: www.thegioimevabe.comFanpage: https://www.facebook.com/congtythegioimevabe/Youtube: https://www.youtube.com/user/congtythegioimevabe ☎ Hotline: 090.666.5483 – 0909.97.91.94
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Mẹ Bầu Sau Sinh
Sau khi sinh, các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau, ngứa ở vùng kín do phải rạch tầng sinh môn để hỗ trợ việc sinh con. Do đó công việc quan trọng bạn cần phải chú tâm đó là chăm sóc vùng kín để giúp bạn bớt đau đồng thời giúp vùng kín nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Một số mẹo giảm đau, ngứa do rạch tầng sinh môn:
Không ngồi hoặc đứng quá lâu. Nên nằm nghiêng để giảm bớt áp lực cho tầng sinh môn.
Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm.
Thay bỉm ít nhất 4 tiếng 1 lần giữ cho vùng sinh môn luôn sạch sẽ.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ, uống nước, không nhịn tiểu.
Chế độ dinh dưỡng cho người đẻ thường:
Với những ai bị rạch tầng sinh môn, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong những ngày đầu rồi dần dần trở về chế độ ăn bình thường.
Ăn cháo móng giò, uống sinh tố, uống sữa.
Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung hoa quả tươi và rau xanh.
Bổ sung tinh bột để tăng năng lượng bằng các thực phẩm như cơm trắng, khoai tây, khoai lang…
Chế độ dinh dưỡng cho người đẻ mổ
Người đẻ mổ trong thời gian đầu ruột còn chưa thông ruột nên không ăn được cháo đặc, sữa tươi, sữa đậu nành…Chỉ nên ăn cháo loãng.
Không nên ăn những món khó tiêu và thực phẩm lên men.
Khi nào đường ruột phục hồi và mẹ bầu có thể đi đại tiện bình thường thì bạn có thể trở về chế độ ăn cũ.
Chăm sóc nhũ hoa sau sinh
Thời gian cho con bú, việc ngực bị chảy xệ, nhũ hoa thâm ai cũng gặp phải. Tuy nhiên nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp nhũ hoa cải thiện tình trạng thâm và chảy xệ.
Nên massage nhẹ nhàng vùng ngực giúp sữa tiết nhanh hơn.
Làm sạch vú bằng nước ấm trước khi cho con bú, tránh tình trạng đầu ti bị nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Nên cho con bú đều 2 bên.
Chăm sóc da dẻ sau sinh
Sau khi sinh khoảng 2 tuần trở lên, mẹ bầu có thể sử dụng nghệ tươi hạ thổ trong vòng 1 tháng để da đẹp hơn. Thoa dầu dừa, mật ong và dầu oliu giúp da mềm mịn, sáng da.
Trước và sau sinh, vóc dáng của mẹ bầu thay đổi rất nhiều vì vậy nếu không biết cách chăm sóc sẽ khó mà lấy lại được vóc dáng như ban đầu.
Nên tập thể dục nhẹ nhàng để giảm béo vòng 2.
Không ăn thực phẩm có khả năng gây tích mỡ và dễ béo.
Massage bụng giúp giảm mỡ sau sinh. Nếu có thể bạn nên lựa chọn một lộ trình massage giảm mỡ sau sinh tại nhà của Mommy Care để lấy lại được vóc dáng chuẩn ” thanh xuân” ngày nào.
10 Kĩ Năng Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Mẹ Bầu Cần Biết
Mẹ chỉ cần trang bị 10 kĩ năng sau đây, việc chăm sóc bé sơ sinh sẽ vô cùng đơn giản.
Sự chào đời của bé có thể mang đến cho bố mẹ rất nhiều niềm vui. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc chăm sóc em bé mới sinh cũng đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm. Các bậc cha mẹ mới có thể còn nhiều điều bỡ ngỡ trong quá trình cho bé ăn, ngủ và chơi.
Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình này, trang Bright Side đã tiết lộ 10 kĩ năng chăm sóc bé sơ sinh mà mẹ nào cũng cần biết.
1. Cách bế trẻ sơ sinh
Khi em bé mới chào đời được trao vào vòng tay cha mẹ, rất nhiều người không biết cách bế con sao cho đúng cách. Đặc biệt những người mới làm cha mẹ lần đầu sẽ có một chút sợ hãi trong việc này. Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên bế con với sự chú ý cao.
Cổ của bé sơ sinh còn yếu vì vậy khi bế con, cha mẹ cần giữ tay mình dưới cổ bé. Do bé chưa thể tự giữ thẳng cổ nên nhiệm vụ của cha mẹ là một tay đỡ cổ bé và tay còn lại đặt dưới hông.
Cha mẹ cũng nên cẩn thận với các điểm mềm trên đầu bé sơ sinh. Nên hạn chế chạm vào điểm mềm này. Để giúp bé cảm thấy an toàn thì nên bế bé gần với ngực của cha mẹ.
2. Mẹ cần phải tự chăm sóc bản thân tốt
30 ngày đầu tiên là quan trọng nhất. Đây là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Tại thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần phải biết chăm sóc bản thân tốt để có đủ sức chăm con.
Sau khi sinh mẹ nên ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa cho con bú. Giấc ngủ luôn là vấn đề lớn nhất các bà mẹ phải đối mặt. Lời khuyên tốt nhất là mẹ nên ngủ khi bé ngủ. Điều này sẽ đảm bảo mẹ ngủ đủ giấc.
3. Cách quấn khăn trẻ sơ sinh
– Đầu tiên, mẹ chuẩn bị một chiếc khăn mềm mại, kích thước 70x70cm. Mẹ trải khăn trên mặt phẳng an toàn và chắc chắn.
– Sau đó mẹ đặt khăn theo hình thoi, đối diện với mắt nhìn.
– Tiếp theo mẹ gấp góc trên cùng của hình thoi xuống khoảng 20cm. Đặt bé nằm vào giữa tấm khăn sao cho lưng, cổ bé đề nên mép gấp.
– Đặt tay phải của bé xuôi theo cơ thể. Sau đó kéo góc trái của tấm khăn phủ lên tay phải và cơ thể bé. Vòng khăn qua tay trái xuống lưng và gài khăn lại.
– Gập phần dưới của khăn lên để khăn bao bọc toàn bộ cơ thể bé.
– Kéo phần còn lại của khăn vòng qua người bé và gài lại.
4. Cách giúp bé ợ hơi
Ợ hơi là điều cần thiết giúp cho bé thoải mái, đặc biệt là trong vài tháng đầu tiên. Để làm điều này, mẹ giữ bé giữ bé trên ngực mình sao cho cằm bé đặt trên vai mẹ. Đừng quên giữ đầu và vai mẹ. Sau đó nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ lưng bé.
Một phương pháp khác để giúp bé ợ hơi là đặt bé nằm trên hai chân mẹ. Giữ cằm và quai hàm bé để đầu bé ngẩng cao không cho máu dồn nhanh về đầu. Sau đó xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng.
5. Cách cho bé bú mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng, đặc biệt là trong vài ngày đầu. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé nên mẹ cần phải biết cho con bú đúng cách.
Để giúp cho bé bú dễ dàng hơn mẹ có thể mua các thiết bị hỗ trợ cho con bú thích hợp. Nếu bé hay buồn ngủ trong khi ăn thì mẹ có thể cù chân bé nhẹ nhàng để giúp bé tỉnh táo. Điều này sẽ đảm bảo bé không ngủ khi còn đói.
6. Cách massage cho bé
Massage cho bé sơ sinh sẽ giúp cho xương, cơ bắp của bé phát triển tốt hơn. Quy tắc đầu tiên là không bao giờ massage trước hoặc sau khi bé ăn. Để massage cho bé thành công mẹ làm theo các bước sau: Đặt bé lên trên giường và massage nhẹ nhàng bằng dầu thực vật. Bắt đầu với chân, theo sau là cánh tay, sau đó là ngực và cuối cùng là lưng của bé.
Xoa bóp không chỉ làm dịu bé mà còn giúp bé khỏe mạnh hơn.
7. Cách tắm cho bé
Bất kỳ phụ huynh mới nào cũng lo lắng về việc tắm cho con. Rất nhiều người e ngại và sợ tắm cho bé sơ sinh. Điều quan trọng cần lưu ý là bé sơ sinh chỉ cần tắm bằng cách dùng khăn sạch lau rửa người trong tuần đầu tiên trong đời. Mẹ nên chờ cho đến khi dây rốn khô và tự rơi xuống mới cho bé tắm bồn.
Tuy nhiên, bé không cần phải được tắm hàng ngày. Ngoài ra cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé. Không nên để bé trong bồn mà không có sự giám sát của mẹ dù chỉ là 1 giây.
8. Cách ru bé ngủ
Vài ngày đầu tiên đặc biệt khó khăn khi cho bé ngủ. Mẹ sẽ thường phải mất nhiều thời gian để giúp bé ngủ đúng giờ giấc trong thời gian này. Mẹ nên giữ cho phòng sáng vào ban ngày và tối mờ vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé hiểu được sự khác biệt giữa đêm và ngày.
Khi bé thiu thiu ngủ, mẹ không nên hôn bé hãy nói chuyện với bé vì sẽ khiến bé thức dậy. Hãy kiên nhẫn cho đến khi bé học được cách ngủ đúng giờ giấc.
9. Cách thay tã cho bé
Các bậc cha mẹ mới thường lúng túng trong việc thay tã cho con. Điều quan trọng là mẹ cần phải chú ý thay tã cho bé đúng cách đến khi dây rốn khô và rụng. Không bao giờ để tã cao hơn rốn bé. Mép tã phải luôn ở dưới rốn bé.
Có một vài điều khác mà mẹ nên ghi nhớ là luôn dùng khăn lau cho bé từ trước ra sau, đặc biệt là với bé gái để tránh nhiễm trùng. Vùng da quấn tã phải khô, thoáng trước khi mặc tã mới. Nếu bé bị hăm tã, hãy kiểm tra thường xuyên. Tã bẩn cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.
10. Cách liên kết với bé
Cảm giác da kề da là tất cả những gì mẹ cần để liên kết với bé. Một điều quan trọng khác là mẹ nên nhìn vào mắt bé và nói chuyện với bé. Dù bé chưa hiểu được những lời của mẹ nhưng điều này rất hiệu quả trong việc tăng thêm sự gắn bó giữa mẹ và con. Do tầm nhìn của bé không rộng chỉ khoảng 30cm nên mẹ hãy đến gần bé, mỉm cười và trò chuyện cùng bé.
Hát ru, massage, chơi với bé cũng là cách tạo ra mối liên kết giữa hai mẹ con. (Theo Eva, dịch thuật)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Gì Tốt Và Cách Chăm Sóc Mẹ Bầu Sau Sinh trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!