Cập nhật nội dung chi tiết về Trầm Cảm Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Đến Mẹ Và Bé Như Thế Nào? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý có thể gặp ở không ít thai phụ. Bệnh lý này không những ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng cả em bé trong bụng. Vậy bệnh lý này nguy hiểm như thế nào khi mang thai? Làm cách nào để phòng bệnh? Và hướng điều trị như thế nào hợp lý nhất? Tất cả sẽ được YouMed giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Tổng quan về bệnh trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Việc hạn chế những hậu quả của bệnh sẽ giúp cho mẹ bầu có những cách phòng và điều trị hợp lý nhất.
Việc xác định bị trầm cảm khi mang thai là một vấn đề không hề dễ dàng. Không ít mẹ bầu chưa nhận ra hoặc muốn che giấu việc mình bị bệnh. Vì thế nên khi phát hiện bệnh thì đã khá muộn. Thường là bệnh đã rơi vào giai đoạn nặng và để lại những hậu quả đáng tiếc.
Theo số liệu thống thống kê tổng quát, có từ 14% đến 23% phụ nữ bị mắc bệnh trầm cảm khi mang thai. Ít nhất 10% mẹ bầu có thể mắc bệnh lý này. Đây thậm chí là một bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn cả những bệnh truyền nhiễm.
2. Nguyên nhân bị bệnh trầm cảm khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm khi mang thai. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
2.1 Sự thay đổi hoạt động của hormone
Hormone ảnh hưởng rất nhiều đến các hóa chất trung gian kiểm soát cảm xúc và tâm lý. Những thay đổi lớn của hormone trong thai kỳ dẫn đến việc mẹ bầu bị trầm cảm.
2.2 Do di truyền
2.3 Do mang thai khi còn trẻ tuổi
Nhiều nghiên cứu về bệnh trầm cảm ở phụ nữ nhận thấy rằng: Phụ nữ trẻ tuổi mang thai sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn phụ nữ mang thai ở độ tuổi lớn hơn.
2.4 Người phụ nữ bị lạm dụng tình dục
Bị lạm dụng tình dục, bị đối xử tệ hại, thiếu tôn trọng có thể làm phụ nữ mang thai có những suy nghĩ tiêu cực. Đó cũng chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho họ bị trầm cảm.
2.5 Rối loạn chức năng tuyến giáp khi mang thai
Quá trình thay đổi hormon thai kỳ có thể làm cho tuyến giáp bị ảnh hưởng. Từ đó, các hormon của tuyến giáp cũng bị rối loạn. Hậu quả là thai phụ dễ mắc bệnh trầm cảm.
2.6 Hoàn cảnh sống thực tế
Một số hoàn cảnh nhất định có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ở thai phụ. Chẳng hạn như bị chồng hành hạ, gia đình ruồng bỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mất mát người thân,…
3. Các biểu hiện và triệu chứng
Khi mang thai, nếu người mẹ bị bệnh trầm cảm sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:
Cảm xúc buồn bã, chán nản, khí sắc trầm.
Giảm sự quan tâm, thích thú, không còn cảm thấy hăng hái với những việc trước đây mình thích.
Dễ mệt mỏi, dễ mất năng lượng hoặc cảm thấy suy giảm nghị lực.
Chán ăn, khó ngủ, mất ngủ.
Khó tập trung, khó đưa ra các quyết định.
Mặc cảm, tự ti, thường suy nghĩ mình có lỗi.
Thừa cân hoặc sụt cân.
Đôi khi có ý nghĩ về cái chết, có thể xuất hiện hành vi tự sát.
Có ý nghĩ muốn phá thai, li dị chồng, rời bỏ gia đình.
Khóc nhiều, dễ xúc động.
Dễ rơi vào nghiện ngập, sử dụng rượu bia, ma túy.
Suy giảm trí nhớ, hay quên.
4. Những hậu quả của bệnh
Nếu bệnh trầm cảm khi mang thai không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả như:
Sinh non.
Sảy thai.
Thai nhi nhẹ cân, yếu cân.
Thai chết lưu.
Trẻ sinh ra bị mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.
Người mẹ bị suy nhược cơ thể. Từ đó dẫn đến ăn uống không đủ chất làm thai phát triển kém.
Bị trầm cảm sau sinh.
Có hành vi phá thai, tự hủy hoại bản thân, tự sát.
Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động.
5. Phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai
Điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bác sĩ chuyên về sản khoa, tâm thần và nội khoa. Trong một số trường hợp, cần có cả sự kết hợp của bác sĩ tâm lý. Thai phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn về thuốc uống, cách sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khi bị bệnh.
5.1 Sử dụng thuốc điều trị
Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, một số tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện. Chẳng hạn như tiền sản giật, vỡ ối sớm, đẻ non, tăng nguy cơ mổ đẻ, táo bón, khô miệng,…
Các nhóm thuốc chống trầm cảm được chứng minh là an toàn cho thai phụ bao gồm:
Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin. Điển hình như Sertralin, Fluoxetin, Fluvoxamin, Citalopram,…
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI). Bao gồm: Duloxetin, Venlafaxin,…
Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Điển hình là: Amitriptylin, Tianeptin.
Thuốc Bupropion: Thuốc này được sử dụng để điều trại trầm cảm và cai thuốc lá. Tuy nhiên, thuốc này có nguy cơ gây dị tật tim ở thai nhi.
5.2 Tâm lý liệu pháp
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cần kết hợp với biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý. Thai phụ sẽ được gặp các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ chuyên khoa tâm lý học. Mục đích là để:
Thai phụ giải bày những bức xúc, sự ức chế, uất ức nội tâm.
Chia sẻ, đồng cảm với những nỗi buồn đau, mất mát, khổ tâm.
Đưa ra hướng giải quyết phù hợp, lạc quan hơn, vui vẻ hơn.
Hướng cho thai phụ có những suy nghĩ tích cực.
Động viên, an ủi, tránh tình trạng tự sát.
Giúp mẹ bầu điều chỉnh hành vi, lối sống cho phù hợp.
5.3 Những biện pháp không dùng thuốc khác
Nói chung, nếu người mẹ được xác định bị trầm cảm khi mang thai thì việc dùng thuốc là tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh dùng thuốc thì thai phụ cũng nên áp dụng thêm một số biện pháp khác. Mục đích là hỗ trợ tâm lý, tăng sự vui vẻ, lạc quan. Một số biện pháp không dùng thuốc bao gồm:
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ giấc ngủ có nguồn gốc thảo dược như Mimosa, Night Queen.
Nghe nhạc, thưởng thức những bài hát thuộc thể loại nhạc mà mình yêu thích.
Tập thể dục nhẹ, ngồi thiền, tập Yoga dành cho bà bầu.
Tham gia các câu lạc bộ, các lớp học hướng dẫn cách chăm sóc thai, chăm sóc trẻ sơ sinh.
Đi du lịch, giải trí, thư giãn đầu óc.
6. Làm sao để phòng bệnh trầm cảm khi mang thai?
Để hạn chế tối đa những hậu quả không đáng có của bệnh trầm cảm, thai phụ cần nhận ra sớm những triệu chứng của bệnh. Mục đích là để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Đối với những thai phụ chưa mắc bệnh trầm cảm nhưng có yếu tố nguy cơ, cần thực hiện những biện pháp sau:
Không nên ở một mình, suy tư, trầm ngâm.
Tâm sự, trò chuyện với chồng, gia đình, bạn bè để san sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai. Tránh làm việc quá sức, hạn chế thức khuya.
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không nên suy nghĩ hoặc lo lắng nhiều.
Khi có bất kỳ biến cố nào trong cuộc sống, cần đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn. Mục tiêu là để vượt qua được những stress, sốc tâm lý, vượt qua nỗi buồn.
Ăn uống đầy đủ. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm khi mang thai.
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu nhiều hơn về bệnh trầm cảm khi mang thai. Từ đó, những chị em phụ nữ, những mẹ bầu sẽ có kế hoạch chu đáo hơn cho thai kỳ của mình. Với mục đích là phòng bệnh cũng như chữa bệnh kịp thời và hiệu quả nhất. Hạn chế những hậu quả đáng tiếc mà bệnh có thể gây ra.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Bị Cảm Cúm Trong Lúc Mang Bầu Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi?
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của cúm (cảm cúm) là gì?Khi bị cúm, chúng ta sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:- Sốt cao, có thể lên đến 40°C- Có cảm giác ớn lạnh;- Bị ho (ho khan, ho có đờm)
Hắt hơi, sổ mũi (chảy mũi nước)
Bị đau họng
Đau cơ
Đau đầu;
Cơ thể cảm thấy yếu, mệt mỏi.
Vì sao mẹ bầu dễ bị cảm cúm?
Trong thời kì mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ trở nên yếu hơn rất nhiều, do vậy cũng dễ nhiễm bệnh hơn so với người bình thường. Triệu chứng bị cảm cúm ở mẹ bầu thường bắt đầu với những cơn sốt, đau nhức và mệt mỏi. Tiếp theo đó là những triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như là bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho hay thậm chí là nôn mửa và tiêu chảy.
Ảnh hưởng của bệnh cảm cúm đối với bà bầu
Khi mang thai, nếu chẳng may bị cảm cúm, tùy vào giai đoạn thai kì mà bệnh sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể là:
Trong thời kì mang thai 3 tháng đầu:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể mẹ bầu rất dễ bị xâm nhập bởi các loại virus, trong đó có virus cảm cúm trong thời kì đầu mang thai. Và cũng theo các nhà khoa học, việc mẹ bầu bị nhiễm các loại virus khi mang thai ở giai đoạn này sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mẹ bầu dễ bị nhiễm virus gây bệnh Rubella ở giai đoạn đầu mang thai thì virus này có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi (khả năng này lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Hoặc nếu như tình trạng bị cảm nghiêm trọng khiến cho mẹ bầu bị sốt cao, ói mửa,… thì rất có thể sẽ làm cho thai bị chết lưu hoặc gây sẩy thai. Như vậy, nếu bà bầu bị cảm cúm trong giai đoạn này thì khả năng thai nhi bị dị tật là rất cao.
Khi bị cảm cúm, chúng ta thường dùng các loại thuốc để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do nó gây ra. Nhưng việc mẹ bầu sử dụng thuốc trong thời kỳ đầu mang thai cũng được khuyến cáo là phải hạn chế, bởi vì việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi. Cho nên, việc sử dụng thuốc của mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ để an toàn hơn cho thai nhi.
Trong thời kì mang thai 3 tháng giữa:
Mẹ bầu cũng thường bị cảm cúm ở giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, đặc biệt là những lúc chuyển mùa, thay đổi thời tiết. Mẹ bầu có thể bị bị cảm thông thường hoặc bị cảm nặng. Nếu là cảm cúm thông thường, mẹ bầu thường có những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ớn lạnh,… Cảm cúm thông thường như thế ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu như mẹ bầu tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường, bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu từ tự nhiên, các vitamin từ các loại rau, củ, quả tươi sạch để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Còn đối với cảm cúm nặng, mẹ bầu phải rất cẩn trọng, bởi các loại virus cảm cúm có thể phát triển rồi thông qua nhau thai xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên các bệnh như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não hoặc dị dạng đầu nhỏ. Thậm chí, vi rus cũng có thể gây sảy thai ngoài ý muốn nếu mẹ bầu không được chăm sóc kĩ lưỡng là cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Trong thời kì mang thai 3 tháng cuối:
3 tháng cuối trong thai kì là thời gian mà cơ thể mẹ bầu đang chuẩn bị tích cực cho việc sinh nở. Do vậy, đây cũng là lúc mẹ bầu dễ bị cảm do nhiễm các loại virus. Nhìn chung, ở giai đoạn này, thai nhi đã hình thành gần như toàn diện và khoẻ mạnh nên việc mẹ bị cảm cúm sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến em bé. Tuy vậy, nếu như mẹ bầu có những biểu hiện nghiêm trọng như sốt quá cao, bị nôn mửa hay chóng mặt,…thì mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ để có được hướng dẫn chữa trị phù hợp và kịp thời nhất, tránh khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này như viêm phổi, sẩy thai, sinh non.
Cách phòng bệnh cảm cúm cho mẹ bầu
– Rửa tay sạch sẽ bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn hoặc các loại nước rửa tay chuyên dụng khác để hạn chế tối đa virus có hại xâm nhập vào cơ thể
– Cần hạn chế việc chạm tay lên mặt: Hạn chế tiếp xúc da mặt với tay hay những tác động khác tuy hiệu quả nhưng rất ít người để ý. Các loại virus rất dễ xâm nhập vào bên trong cơ thể chúng ta qua các bộ phận trên mặt như miệng, mũi, mắt , vì vậy, nên hạn chế ít nhất sự tiếp xúc của mặt với tay ít nhất là sau khi đã rửa tay sạch sẽ. – Súc miệng với nước muối: Mỗi sáng sớm thức dậy, mẹ bầu hãy dùng nước muối để súc miệng, sau đó uống nửa cốc nước lọc hoặc một cốc nước chanh mật ong pha với nước ấm. Như thế, mẹ bầu không những phòng được bệnh cảm cúm khi mang thai mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi.
– Uống đủ nước: Thời kì mang thai, lượng nước mẹ bầu nạp vào cho cơ thể cần nhiều hơn hoặc bằng lúc không mang thai. Việc uống nhiều nước có hiệu quả rất tốt trong việc phòng chống cảm và viêm họng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Uống khoảng từ 2 lít nước trở lênmỗi ngày là lý tưởng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng như phòng cảm cúm khi mang thai
– Có chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Điều này không những là cách phòng cảm cúm khi mang thai mà còn đối với cả những người không mang thai. Tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là tập ngoài trời giúp tăng cường hấp thụ vitamin D, cải thiện tâm trạng…
– Sử dụng thực phẩm giúp mẹ bầu phòng cảm cúm: Cùng với những cách chung để phòng cảm cúm khi mang thai như đã kể trên, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng nên được mẹ bầu chú trọng:
+ Mẹ bầu hãy tăng cường sử dụng các loại thảo dược như gừng, tỏi, tía tô,… trong các bữa ăn để giảm nguy cơ bị cảm cúm. Các loại thảo dược này không chỉ giúp cho món ăn dậy mùi và hấp dẫn mà tỏi còn được xem như là một thứ vũ khí lợi hại giúp bảo vệ sức khỏe , bởi vì trong tỏi chứa các hoạt chất chống viêm nhiễm, phòng được cảm cúm khi mang thai và tăng cường hê miễn dịch.
+ Mẹ bầu cần biết là các loại thực phẩm giàu vitamin C Bổ sung vitamin C thông qua các loại rau củ quả khác nhau như cam, chanh, bưởi, ổi, cải…được xem là cách phòng cảm cúm khi mang thai rất tốt. Vitamin C là một trợ thủ đắc lực trong việc phòng ngừa bệnh cảm cúm vì nó có khả năng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời vitamin C còn có chức năng nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp.
+ Mẹ bầu phải bổ sung Omega 3. Đây là một loại dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung từ bên ngoài. Omega 3 đặc biệt có nhiều trong các loại cá. Nó không chỉ có lợi cho tim mạch mà còn củng cố hệ miễn dịch, vì vậy có tác dụng tích cực trong việc phòng cảm cúm cho các mẹ bầu.
+ Cần bổ sung vitamin A. Các loại thực phẩm giàu vitamin A là cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt đỏ,…, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung cho cơ thể. Vitamin A giúp cơ thể cải thiện được hệ miễn dịch vì chúng giúp tăng cường sức mạnh của các tế bào. Đó cũng chính là cách phòng cảm cúm khi mang thai vì trong thời kì này hệ miễn dịch của các mẹ bầu bị suy giảm rất nhiều. Hơn nữa, vitamin A còn tốt cho mắt – bộ phận vốn thường bị yếu đi trong thời kì mang thai.
+ Mẹ bầu cũng cần bổ sung kẽm, vì kẽm có biệt danh là khắc tinh của vi-rus, do đó kẽm được xem là một trong những chất phòng cảm cúm khi mang thai. Kẽm sẽ được bổ sung khi mẹ bầu dùng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, các loại cá, lòng đỏ trứng,…
Cách trị cảm cúm không dùng “thuốc tây”
Nếu đã phòng ngừa rồi mà mẹ bầu vẫn bị cảm cúm, lúc này, mẹ bầu chắc sẽ rất lo lắng, vì nếu dùng thuốc thì sợ tác dụng phụ, mà không dùng thuốc thì bệnh lại kéo dài, càng nguy hiểm… Nhưng mẹ bầu hãy yên tâm! Chúng ta có rất nhiều cách trị cảm cúm hoàn toàn không lo tác dụng phụ, an toàn cho thai nhi và hiệu quả trong việc đẩy lùi cảm cúm.
Khi bị cảm cúm, mẹ bầu có thể sử dụng cách xông hơi để giúp cảm thấy thoải mái hơn. Hay chuẩn bị một vài loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam. Sau đó, rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín. Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó, mẹ bầu hãy trùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng thoát ra dần dần, hãy hít thở thật đều, thật nhiều.
Mẹ bầu nên xông trong khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra, sau đó, dùng khăn lau cho khô người. Xông hơi xong, mẹ bầu hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối.
Để có thể hết được bệnh cảm cúm, mẹ bầu hãy xông hơi khoảng 2 -3 lần mỗi ngày. Mỗi lần xông hơi xong, chắc chắn mẹ bầu sẽ thấy thoải mái dễ chịu và bệnh cảm cũng sớm từ biệt mẹ bầu luôn đấy.
Ăn cháo bí đỏ giúp điều trị cảm cúm
Quả bí đỏ cung cấp vitamin và các khoáng chất giúp cơ thể mau lấy lại sức đề kháng, giải ho, làm ấm cổ họng, tiêu đờm. Chất pectin có trong bí đỏ có thể loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại khác. Vì thế, ăn cháo bí đỏ sẽ giúp nhanh chóng dứt các dấu hiệu khó chịu của bệnh cảm cúm.
Cách nấu cháo bí đỏ như sau: Chuẩn bị 100g bí đỏ, gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch, cắt miếng thật mỏng cho vào nồi. Vo 1 nắm gạo rồi cho vào nồi cùng bí đỏ. Đổ khoảng 50ml nước, đun sôi lại cho thêm nước cho đến khi bí và gạo chín mềm. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Nên ăn cháo khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.
Mẹ bầu chỉ cần cho vài lát gừng vào ấm nước, đun sôi rồi cho thêm ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần phải dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Cách chữa cảm cúm bằng hành ta
Hành ta có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Đây cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống). Cách đơn giản nhất để chữa bệnh cảm cúm bằng hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn để cho mồ hôi toát ra là giải được cảm.
Cách chữa cảm cúm bằng cúc tần
Cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cây cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng để chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Cách chữa cảm cúm bắng cúc tần như sau: Hái lá và cành non đem rửa sạch. Ssau đó đun lên, lấy nước uống, hoặc cũng có thể đun lên để xông. Khi uống vào thấy mồ hôi ra đầm đìa là được. Nếu mẹ bầu bị cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Sau đó, cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt và giải cảm.
Cách chữa cảm cúm bằng cây tía tô
Nếu như mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc cảm cúm không ra mồ hôi, ho tức ngực, nôn đầy thì mẹ nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều rồi gạn lấy nước và uống khi còn nóng. Hoặc là dùng lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho mồ hôi toát ra. Ngoài ra, ,mẹ bầu cũng có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Nếu trong trường hợp bị cảm do gặp mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn, có thể lấy lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống và hành trắng cả cây xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Nếu mẹ bầu cảm cúm ớn rét, không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
Chữa cảm cúm bằng kinh giới hấp đường phèn
Cách làm: Mẹ hãy lấy một nắm lá kinh giới, giã nát, cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm. Vì kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh, do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hoặc đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra , bài thuốc này còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.
Lời kết
Giữ gìn sức khỏe trong thời gian mang thai là điều rất quan trọng. Bệnh cảm cúm dù rất dễ bị nhiễm nhưng cũng không quá khó để phòng ngừa và điều trị bằng các phương pháp dân gian, không dùng kháng sinh. Chúc mẹ bầu có một thai kì mạnh khỏe!
563 views
Mẹ Bầu Nằm Ngửa Khi Ngủ Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Như Thế Nào?
Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt, tư thế nằm ngửa khi ngủ của mẹ bầu rất nguy hiểm cho thai nhi trong bụng bạn.
Khi mang bầu, việc nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi thai nhi lớn dần, bụng bầu to hơn thì việc có được giấc ngủ ngon trở nên khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Không ít mẹ bầu vẫn duy trì thói quen nằm ngửa khi ngủ và hầu hết đều tin rằng đây là một tư thế ngủ khi mang thai an toàn.
Nằm ngửa – tư thế ngủ khi mang thai ảnh hưởng đến chính sức khỏe mẹ bầu
Nếu mẹ nằm ngửa khi ngủ, trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực trên các tĩnh mạch, cụ thể là tĩnh mạch chủ dưới khiến máu từ bên dưới cơ thể khó lưu thông đến trái tim. Nếu mẹ nằm trong thời gian dài có thể sẽ nhận thấy hiện tượng chóng mặt hoặc quay cuồng.
Không chỉ có vậy, trọng lượng của thai nhi còn đè lên cột sống, cơ lưng và ruột. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhức mỏi, bị tổn thương đến các phần cơ, khớp, thậm chí là gây nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không những thế, bà bầu nằm ngửa trong một thời gian dài, cung ứng huyết dịch của thận cũng không đầy đủ, làm tăng hàm lượng angiotensin trong huyết quản gây co thắt huyết quản.
Khi mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi:
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản, có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngã sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.
Làm tê liệt tĩnh mạch chi dưới:
Tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai thường có trạng thái giãn nở, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm. Do đó, thai phụ cần phải chú ý nhiều trong vấn đề nằm như thế nào để hợp lý. Nếu như thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.
Khi mẹ nằm ngửa sẽ làm giảm lưu lượng máu:
Khi thai phụ nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới, gây cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới và hậu quả là giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng. Và việc bị giảm lưu lượng máu xuống tử cung và cuống rốn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Khiến cơ thể mẹ bầu phù nề:
Trong thời kì mang thai, cơ thể thai phụ tích nước nên phần chân càng dễ xuất hiện tình trạng phù nề, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp dẫn tới hiện tượng phù nề toàn thân. Do đó, nếu đang có hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tư thế ngủ khi mang thai lý tưởng nhất
Theo mevabe, tất nhiên những mối nguy hiểm trên chỉ có thể xảy ra nếu mẹ bầu giữ tư thế nằm ngửa trong thời gian quá lâu. Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nghiêng về một bên khi ngủ. Đặc biệt, việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, giảm tình trạng phù chân khó chịu khi mang thai.
Tất nhiên, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế ngủ nhiều lần trong đêm nhưng cần nhớ nếu bất cứ lúc nào thức giấc trong đêm mà thấy mình đang nằm ngửa thì nên chuyển ngay sang tư thế nằm nghiêng. Tốt nhất là các mẹ bầu nên tập cho mình thói quen ngủ nghiêng về phía bên trái, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.
Ra Huyết Trắng Khi Mang Thai Có Làm Ảnh Hưởng Đến Mẹ Và Bé Không?
Vì sao khi mang thai lại ra huyết trắng
Theo các bác sĩ sản phụ khoa; giai đoạn mang thai là thời điểm cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt nhất; từ ngoại hình đến tâm sinh lý; trong đó có sự thay đổi về nội tiết tố.
Khi mang thai; lượng hormone giới tính trong cơ thể mẹ bầu tăng lên đáng kể cùng với đó là các bộ phận của cơ quan sinh dục như âm đạo, cổ tử cung, tử cung đều có sự co giãn và mở rộng theo từng thời điểm. Vì vậy; huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với bình thường.
Huyết trắng ra nhiều khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ âm đạo khỏi sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, vi nấm, vi trùng. Đồng thời; đẩy lùi được sự xâm nhập của vi khuẩn tiến sâu vào âm đạo; tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Ra huyết trắng khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé
Trong những tháng đầu và giữa của thai kỳ; do sự gia tăng của hormone estrogen và lưu lượng máu; huyết trắng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, vào những tháng cuối của thai kỳ; chất nhầy cổ tử cung sẽ tập hợp lại thành nút nhầy; bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm khuẩn. Tới giờ G; khi dạ con bắt đầu co thắt, nút bảo vệ này bung ra; thoát ra qua đường âm đạo của mẹ.
Trường hợp thai dưới 37 tuần và nhận thấy lượng chất nhầy cổ tử cung thoát ra nhiều hơn bình thường, mẹ bầu nên báo với bác sĩ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu sinh non.
Ngoài ra; mẹ bầu cũng nên lưu ý đối với trường hợp huyết trắng có mùi hôi; đổi màu vàng; xanh hay trắng đục đi kèm với các triệu chứng ngứa; khó chịu khi đi tiểu hoặc khi quan hệ.
Đây là một trong những dấu hiệu của việc nhiễm trùng âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để được điều trị sớm.
Tuy không gây khó khăn khi điều trị, nhưng nếu để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt các trường hợp ra nhiều huyết trắng do viêm nhiễm âm đạo, nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
6 Nguyên nhân ra nhiều huyết trắng khi mang thai
Những nguyên nhân ra huyết trắng khi mang thai mà chị em thường gặp là:
Khi mang thai; phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố nữ và hóc môn cơ thể là nguyên nhân sinh ra nhiều huyết trắng.
Phụ nữ mang thai có thành xương chậu và thành tử cung mềm, yếu hơn bình thường vì thế lượng huyết trắng cũng được sinh ra nhiều hơn để ngăn cản vi khuẩn tấn công làm tổn hại thai nhi.
Ở giai đoạn cuối thai kỳ; khi thai nhi chuyển dạ cũng làm huyết trắng ra nhiều hơn.
Do nhiễm khuẩn (một loại vi khuẩn có tên là candida albican được coi như thủ phạm của chứng bệnh này).
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
Ngoài ra; những thai phụ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc chứng bệnh huyết trắng cao hơn.
Lưu ý: Nếu bạn mắc phải chứng huyết trắng khi mang thai; nên nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ để tìm cách điều trị phù hợp.
Đặc điểm huyết trắng khi mang thai như thế nào?
Huyết trắng khi mang thai có màu gì; đặc điểm như thế nào, có dễ nhận biết không?
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa; ra huyết trắng khi mang thai như thế nào rất dễ nhận biết. Chị em có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường sau đây:
Dịch âm đạo lợn cợn và có màu vàng đậm
Dịch âm đạo có lẫn máu hoặc chuyển màu nâu
Nếu bạn đang không trong gia đoạn bị hành kinh; dịch âm đạo lẫn máu hoặc chuyển màu nâu được coi là bất thường. Bệnh này sẽ nặng hơn nếu đi kèm với đau ở vùng xương chậu.
Dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh, có bọt
Đây là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục điển hình là nhiễm nấm Trichomonas. Nó thường đi kèm với mùi hôi và hiện tượng đau khi đi tiểu.
Dịch âm đạo ngả màu xám ở đáy quần lót
Dịch âm đạo màu trắng đục, đậm đặc như phô mai
Đây là dấu hiệu bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo. Nó thường đi kèm với ngứa âm đạo, sưng và đau khi giao hợp tình dục.
Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu ra huyết trắng khi mang thai, chị em nên đi thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Huyết trắng khi mang thai như thế nào là bình thường
Huyết trắng sinh lý trong điều kiện bình thường có màu trắng trong, dính, có thể kéo sợi giống như lòng trắng trứng gà, thường không có mùi hoặc có mùi hơi tanh.
Giai đoạn mang thai, do sự gia tăng của hormone Estrogen và lưu lượng máu khiến huyết trắng trong thời kỳ mang thai xuất hiện nhiều hơn bình thường làm cho vùng kín luôn bị ẩm ướt khiến chị em có thể cảm thấy khó chịu.
Ngoại trừ số lượng huyết trắng khi mang thai xuất hiện nhiều hơn bình thường thì tính chất huyết trắng vẫn không có sự thay đổi.
Theo đó, huyết trắng khi mang thai như thế nào được đánh giá bình thường khi huyết trắng nhiều khi mang thai có màu trắng trong, hơi dai, chạm tay vào thấy dính và trong giống chất nhầy.
Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng cao có thể khiến chất dịch hóa lỏng và chảy ra ngoài nhiều hơn. Những dấu hiệu này sẽ giảm dần và chấm dứt sau khi sinh con nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu huyết trắng có màu khác lạ hoặc có lẫn sợi máu, mùi hôi tanh hoặc khiến vùng kín ngứa ngáy thì đây có thể là dấu hiệu mắc các bệnh phụ khoa trong thời gian mang thai thì hãy nhanh chóng đi khám.
Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của bác sĩ; ra huyết trắng khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.
Bệnh huyết trắng còn là bệnh lý gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với người phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.
Đối với phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố; giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng nên rất dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh huyết trắng. Nếu chữa khỏi; bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm để kéo dài; không điều trị sẽ làm viêm nhiễm; thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.
Mẹ bầu bị ra huyết trắng khi mang thai cần làm gì?
Việc tăng chất nhầy cổ tử cung là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Khi bị huyết trắng ra nhiều; mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày; loại không mùi hoặc thường xuyên thay đổi quần lót.
Chú ý luôn giữ cho “cô bé” khô thoáng và sạch sẽ. Khi vệ sinh vùng kín; mẹ bầu nên vệ sinh từ trước ra sau; tránh để vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập vào “cô bé”. Cẩn thận khi dùng sữa tắm hoặc các dung dịch vệ sinh vì lúc này; “cô bé” đang mẫn cảm hơn bình thường.
Không sử dụng khăn lau có mùi thơm; hoặc xịt khử mùi âm đạo. Không nên thụt rửa sâu âm đạo vì cách này sẽ làm phá vỡ môi trường cân bằng tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và bé. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp mẹ nhanh chóng hạn chế tình trạng này.
Cách chữa trị huyết trắng khi mang thai và lưu ý khi điều trị
Cách trị huyết trắng khi mang thai có nhiều để chị em áp dụng. Tuy nhiên, thời gian mang thai là giai đoạn nhạy cảm việc dùng thuốc cần phải đặc biệt lưu ý, nhất là việc sử dụng thuốc Tây.
3 cách chữa trị huyết trắng khi mang thai
Với thuốc Tây, thông thường trị huyết trắng khi mang thai bác sĩ sẽ kê thuốc đặt thay vì thuốc uống. Bởi các thuốc đặt có tác dụng tại chỗ nên đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó; nếu chị em lo lắng sử dụng thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ bầu có thể lựa chọn lựa những mẹo chữa bệnh dân gian tự nhiên; an toàn không gây tác dụng phụ. Có thể kể đến một số phương pháp trị huyết trắng an toàn cho các mẹ bầu như sau.
Rửa nước muối loãng: Pha nước muối loãng rồi vệ sinh bên ngoài vùng kín. Một lưu ý nhỏ là chỉ rửa nước muối loãng 2 đến 3 lần trên một tuần vì nếu rửa nhiều sẽ gây khô rát vùng kín.
Dùng lá trầu không: Với cách chữa bệnh huyết trắng ở phụ nữ mang thai này chị em lấy lá trầu không rửa sạch; ngâm với nước muối rồi cho vào nồi đun sôi lên; sau đó pha thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để rửa vùng kín. Rửa 2-3 lần trong một tuần. Chị em lưu ý không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo vì điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở lên nặng hơn.
Dùng lá chè xanh: Chị em lấy lá chè xanh rửa sạch rồi đun sôi với nước; để nguội, dùng nước chè xanh để vệ sinh vùng kín hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
Phòng tránh ra huyết trắng khi mang thai bằng cách nào ?
Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng tái phát sau khi dùng kháng sinh uống điều trị cảm; sốt, đau họng… hoặc một lý do nào đó gây thay đổi độ pH trong môi trường ống sinh dục. Vì vậy; để phòng bệnh ra huyết trắng khi mang thai tháng đầu; chị em cần:
Giặt sạch quần áo, phơi
Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày.
Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH. Lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.
Không thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài vì ống sinh dục có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.
Khi có các dấu hiệu mắc bệnh ra huyết trắng nhiều khi mang thai, cần đến khám bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp (điều trị nấm, phối hợp điều trị tạp trùng, và có thể điều trị phòng ngừa nhiễm nấm tái phát hoặc điều trị cả cho chồng của bạn).
Những lưu ý ra huyết trắng khi mang thai
Hiện tượng ra nhiều huyết trắng dễ gây viêm nhiễm phụ khoa; vì thế chị em cần cẩn trọng khi thấy những dấu hiệu bất thường như màu sắc của huyết trắng: màu vàng, xanh, nâu vàng, đỏ nhạt, sủi bọt, vón cục, kèm theo máu, khí hư có mùi …
Nếu thấy những dấu hiệu trên; chị em cần đến cơ sở y tế uy tín; để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.
Thuốc phụ khoa thảo dược Mộc Hương giúp bạn trị bệnh huyết trắng hiệu quả
Hiện tượng huyết trắng là hiện tượng thường gặp ở vùng kín phụ nữ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh huyết trắng an toàn, hiệu quả? Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương chính là phương pháp bạn đang kiếm tìm.
Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hươngsẽ giúp bạn không còn lo về bệnh huyết trắng hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, đảm bảo dứt điểm, không tái phát.
Thuốc phụ khoa thảo dược Mộc Hương có công dụng gì?
Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương đặc trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như :
– Viêm âm đạo do vi khuẩn thông thường, nấm, tạp khuẩn,…
– Ra nhiều khí hư bất thường (có màu, có mùi hôi tanh, đau lưng, huyết trắng vón cục như bã đậu)
– Vùng kín có mùi hôi
– Ngứa rát vùng kín, tiểu buốt
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung từ nhẹ đến nặng
– Viêm tử cung
– Viêm niệu âm đạo
Ngoài ra Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương còn hỗ trợ: làm hồng, se khít âm đạo, phòng ngừa nhiễm khuẩn do thủ thuật phụ khoa, giúp mẹ mới sinh em bé tránh sa dạ con…
Thành phần của Thuốc phụ khoa thảo dược Mộc Hương
Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương được bào chế từ 100% từ thảo dược tự nhiên như: uy linh tiên, bồ công anh, kinh giới, hoàng bá, hoàng cầm, lá cây trinh nữ hoàng cung, lá huyết dụ, ba chạc… và một số thảo dược gia truyền khác. Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa thảo dược Mộc Hương hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây kích ứng, an toàn cho cả phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
ĐẶT MUA THUỐC PHỤ KHOA THEO MẪU SAU
[Sassy_Social_Share]
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trầm Cảm Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Đến Mẹ Và Bé Như Thế Nào? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!