Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Mẹ Bầu Bị Táo Bón Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không ? Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Táo Bón ?

Chứng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Đối với bà bầu bị táo bón có nên rặn không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Theo số liệu thống kê, cứ 10 bà bầu thì có 3 bà bầu bị táo bón trong thời kỳ mang thai, chứng tỏ đây là một bệnh khá phổ biến đối với phụ nữ trong thai kỳ.

Để trả lời câu hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn thì các bác sỹ sản khoa đã khuyên chị em là không nên rặn, vì việc cố để đào thải phân ra ngoài bằng cách rặn là phản khoa học, việc làm này còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như trĩ, rách hậu môn, đi ngoài ra máu… Không những ảnh hưởng đến bà bầu, việc rặn này còn dẫn tới nguy cơ sinh non, co cơ tử cung, động thai.

Vì sao bà bầu lại bị táo bón ?

1. Do chế độ ăn uống:

Một trong những quan tâm của mẹ bầu khi mang thai đó là việc dung nạp các thực phẩm nhiều chất với mong muốn con to, khỏe, tuy nhiên, do cung cấp quá nhiều chất, trong đó có sắt và canxi sẽ làm cho mẹ bị táo bón, tình trạng đi ngoài khó càng trầm trọng hơn.

2. Thay đổi vị giác:

Do khi mang thai, mẹ bầu luôn bị nhạt miệng nên thường thích ăn đồ ăn có vị cay, chua, mặn, nóng hoặc lạnh sẽ khiến tình trạng táo bón của mẹ nặng hơn.

3. Thay đổi nội tiết:

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hormone giúp thai nhi phát triển sẽ có tác động lên đường ruột, gây áp lực với chuyển động của ruột từ đó gây ra chứng táo bón.

4. Do lười vận động:

Một số bà bầu có tâm lý lo sợ khi vận động, vì vậy rất hạn chế tập thể dục, thể thao, đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

Bà bầu bị táo bón phải làm gì ?

1. Nên tăng cường các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ:

Hàng ngày, bà bầu dễ bị táo bón nên cân đối thực đơn một cách hợp lý bằng việc bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giúp nhuận tràng: Rau mồng tơi, rau đay, rau cải cúc, chuối, đu đủ, … Chất xơ ngoài việc làm mềm phân, còn kích thích giúp bà bầu buồn đi ngoài, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Bổ sung đủ nước:

Đây là việc làm rất quan trọng, trung bình một ngày bà bầu cần bổ sung 3 lít nước dưới nhiều dạng để hạn chế tình trạng táo bón. Thông qua việc uống các loại nước trái cây, nước ép hoa quả, sinh tố, ăn canh… bà bầu sẽ giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, phân không bị cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải.

3. Tăng cường luyện tập thể thao:

Tùy thuộc vào sức khỏe của mình, các bà bầu có thể lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để vận động, tập các bài tập dành riêng cho bà bầu.

4. Bổ sung thêm một số món ăn vặt:

Như các loại đỗ, hoa quả sấy khô, sử dụng thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Bà bầu bị táo bón nên ăn gì ?

1. Bà bầu bị táo nhẹ:

Nên điều chỉnh chế độ ăn, uống sinh hoạt hàng ngày, với thực đơn nhiều rau xanh, nhiều trái cây, các chất dễ tiêu hóa. Không sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn, các món chiên, rán, tẩm ướp nhiều gia vị.

2. Bà bầu bị táo nặng:

Một số trường hợp bác sỹ có thể kê đơn dùng thuốc nhuận tràng, dùng thuốc thụt táo. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, có thể không tốt đối với thai nhi, vì vậy trước khi sử dụng cần có chỉ định của bác sỹ và dùng theo liều lượng phù hợp.

3. Nên tạo thói quen đi vệ sinh:

Hàng ngày, vào khung giờ nhất định, nên ngồi xổm, nếu bầu to, có thể ngồi bồn cầu, kê một chiếc ghế dưới chân, hai tay chống lên đầu gối.

4. Nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác “mót”.

Với những bà bầu thường xuyên bị táo, cần tạo cho mình một tâm lý thoải mái mỗi khi đi vệ sinh, tuyệt đối không được cố rặn, nên kiên trì áp dụng thực đơn khoa học để giải quyết tình trạng táo bón nhanh nhất.

Bà Bầu Bị Táo Bón Có Sao Không?

Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 906 lượt bình chọn

Táo bón khiến bà bầu phải chịu khó chịu cả thể chất lẫn tinh thần và còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu bị táo bón có sao không ?

Để biết được bà bầu bị táo bón có sao không mời các bạn tìm hiểu bài viết sau qua những chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.

Tại sao bà bầu bị táo bón?

Trong quá trình mang thai, các bà bầu thường rất hay bị táo bón bởi các nguyên nhân sau:

– Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

– Do mất nước: Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước dẫn đến , táo bón.

– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước,… Hơn nữa, các thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

– Do sự phát triển của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu cùng với đó là ít vận động gây táo bón.

– Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước nếu không cung cấp đủ nước sẽ bị táo bón. Hơn nữa, một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Bà bầu bị táo bón có sao không?

Bà bầu bị táo bón có sao không? Xin trả lời là có. Bà bầu bị táo bón gây ảnh hưởng rất lớn đến thai phụ và cả thai nhi. Cụ thể như:

Không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết

Táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của thai phụ mà bệnh táo bón còn khiến thai phụ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn.

Việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi.

Nguy cơ sảy thai

Nguy cơ sảy thai xảy ra khi phụ nữ mang thai bị táo bón mà cố “rặn” khi đi đại tiện.

Gây ra nhiều bệnh lý về hậu môn – trực tràng

Táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Chính vì những tác hại nguy hiểm của táo bón đối với phụ nữ mang thai mà các chị em tuyệt đối không được để tình trạng táo bón kéo dài. Khi có triệu chứng táo bón cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước và chịu khó vận động để cải thiện tình trạng táo bón.

Nếu thực hiện những điều trị mà tình trạng táo bón không được cải thiện hoặc táo bón xảy ra do bệnh lý về hậu môn – trực tràng thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và .

Nếu sinh sống hoặc làm việc tại Hà Nội, các chị em có thể đến Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để thăm khám và điều trị táo bón.

Vì Sao Bé Bị Táo Bón Khi Uống Sữa Công Thức?

Chuyển đến tiêu đề chính trong bài đăng

[xem]

Sữa công thức là sản phẩm dinh dưỡng được sử dụng nhiều cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vấn đề mà nhiều bé gặp phải khi uống sữa công thức là táo bón. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này và làm sao để bé tiêu hóa tốt hơn?

Tại sao sữa công thức lại gây táo bón cho trẻ?

Táo bón ở trẻ em xảy ra do chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước và không tập thói quen đại tiện hàng ngày. Ngoài ra, sữa công thức cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Sữa bột nói riêng và các sản phẩm từ sữa bò nói chung thường gây nóng cho cơ thể của trẻ. Một số trẻ uống sữa công thức không hợp hoặc trẻ phải bú sữa công thức quá sớm khiến cơ thể bị nóng trong, mất nước gây táo bón ở trẻ. Ngoài ra, một số bé không hấp thụ được đường lactose – một thành phần Trong sữa nên thường bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa cũng có thể khiến bé bị táo bón.

Bên cạnh đó, việc pha sữa không đúng cách cũng có thể khiến trẻ bị táo bón. Nhiều mẹ sợ con bị thiếu chất nên pha sữa quá đặc hoặc pha sữa loãng để tăng lượng nước cho con … pha sữa với các thực phẩm bổ sung canxi, sắt khiến trẻ càng bị bón vì công thức đã có. một lượng canxi và sắt thích hợp cho trẻ.

Làm gì khi bé bị táo bón do uống sữa?

Khi bé bị táo bón do đang dùng sữa ngoài, các mẹ nên ngưng sử dụng loại sữa này và cân nhắc đổi sang loại sữa khác. Các mẹ cũng nên nhớ tùy theo cơ địa của từng bé mà bé có thể bị táo bón khi uống sữa này, sữa kia. Không phải sữa công thức đắt tiền sẽ không làm bé bị táo bón. Ngoài ra, để bé không bị táo bón khi uống sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có hàm lượng đạm vừa phải và các chất hỗ trợ tiêu hóa.

Các mẹ nên chọn cho con uống sữa có bổ sung thêm chất xơ hòa tan Fructooligosachrid (xem nhãn thành phần của hộp sữa), chất xơ này sẽ giúp trẻ giảm táo bón, giúp đường tiêu hóa của trẻ ổn định hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn mua các loại sữa từ Nhật Bản cho bé như sữa Meiji, Glico hay Morinaga. Sữa công thức Nhật Bản nổi tiếng là sữa mát, giúp bé tiêu hóa tốt, không bị táo bón. Tuy nhiên, những sản phẩm này có giá khá cao so với các loại sữa cùng loại của các hãng. Ngoài việc chọn sữa phù hợp, các mẹ cũng cần nhớ luôn pha sữa cho bé theo hướng dẫn của nhà sản xuất để bé hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa tốt.

Vzone.vn – Trang web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tư Vấn: Bầu Bị Táo Bón Thì Phải Làm Sao?

Chào bác sĩ! Em đang cảm thấy lo lắng vì đang mang thai được 26 tuần thì thường xuyên bị táo bón. Mỗi lần đi e đều phải rặn, dẫn đến chảy máu. Em muốn hỏi bầu bị táo bón thì phải làm sao hết? Hiện tại sức khỏe em yếu, cảm thấy mệt mỏi, chẳng muốn ăn. Mong bác sĩ tư vấn. (Minh Tâm, 27 tuổi) Bác sĩ Đỗ Thanh – Khoa sản, bệnh viện Trung ương tư vấn

Táo bón không phải là bệnh lý mà là triệu chứng thường gặp phổ biến ở người đang mang thai. Bị táo bón là nỗi ám ảnh lớn của hầu hết các bà mẹ. Vậy bầu bị táo bón thì phải làm sao hết?

Nguyên nhân bầu bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón thai kỳ do tác dụng phụ của vitamin, chế độ dinh dưỡng và sự thay đổi hormone,…Do quá trình mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn làm cho thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa.

Mang thai khiến ruột chịu một áp lực lớn do thai nhi ngày càng lớn sẽ chiếm một khoảng trống làm cho chất thải khó đi qua đường ruột để ra ngoài.

Viên uống bổ sung sắt thường xuyên sẽ có tác dụng phụ gây táo bón. Bên cạnh đó, mẹ bầu lại ít vận động dẫn đến thức ăn không thể đi vào hệ tiêu hóa. Chế độ dinh dưỡng lại ít chất xơ và cảm xúc thay đổi thấy thường,… là các lý do dẫn đến tình trạng táo bón.

Tác hại của việc táo bón khi mang thai

Bà bầu bị táo bón sẽ có cảm giác khó chịu, không ăn được nhiều thức ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, táo bón còn khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề khác:

* Bệnh trĩ: Táo bón khiến mẹ đi ngoài phải ngồi lâu, thường sẽ rặn làm cho các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn hoặc sưng lên. Chúng có thể gây đau, ngứa và chảy máu.

* Nứt kẽ hậu môn: Khi bị táo bón nặng, phân thường sẽ khô, cứng nếu cố rặn sẽ làm rách hậu môn gây chảy máu.

* Ảnh hưởng đến thai nhi: Bà bầu bị táo bón nặng sẽ chán ăn, ăn không ngon, về lâu dài dẫn đến thiếu chất làm cho thai nhi cũng không cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, khiến bé sinh ra dễ bị thiếu cân, còi cọc.

Bầu bị táo bón thì phải làm sao?

1. Bổ sung nước

Việc uống đủ nước là cực kì quan trọng và cần thiết trong quá trình mang thai. Bởi nước có công dụng làm mềm phân, nếu phân không đủ nước sẽ dẫn đến khô và cứng khó thải được ra ngoài. Chính vì vậy, khi mang bầu, các mẹ có thể uống 2 lít nước/ngày. Lưu ý 2 thời điểm quan trọng để uống nhiều nước vào buổi sáng và tốt. Việc uống nhiều nước còn giúp nước ối được trong.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

– Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa như dâu tây, cam, lê, và các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, đu đủ, chuối, nho,… có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả.

– Mẹ bầu nên giảm ăn lượng canxi và sắt nếu như đang bị táo bón vì canxi được bổ sung nhiều khiến cho việc tiêu hóa sẽ kém.

– Tránh ăn các thực phẩm dễ dẫn đến táo bón như bánh kẹo, bánh mỳ,….

– Bà bầu nên uống một cốc sữa ấm hoặc bột ngũ cốc trước khi đi ngủ.

– Cần tránh sử dụng các chất kích thích (cà phê, rượu bia, đồ có ga,…) vì sẽ làm cho tình trạng táo bón nặng hơn.

3. Chế độ sinh hoạt hợp lý

– Cùng với việc có một chế độ ăn uống lành mạnh, các mẹ cũng nên vận động cơ thể để giúp hạn chế táo bón. Mỗi ngày, các mẹ có thể vận động khoảng 20 phút với các môn thể thao phù hợp cho bầu như đi bội, yoga, bơi lội,…

– Mẹ bầu nên tập thói quen ngủ sớm, hạn chế dùng điện thoại.

– Tập thói quen đi đại tiện đều đặn, cách tốt nhất đó là đi vào buổi sáng.

– Không nên rặn nhiều vì nếu rặn nhiều không những làm bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

Bầu bị táo bón thì phải làm sao hết? Hy vọng rằng với các thông tin trên đã giúp bạn Tâm có thêm kiến thức khi bị táo bón. Hãy áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi, táo bón sẽ được đẩy lùi nên bạn không cần phải lo lắng. Chúc 2 mẹ con mạnh khỏe!