Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Mẹ Bầu Bị Đau Lưng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Vì Sao Mẹ Bầu Thường Bị Đau Lưng Khi Mang Thai ?

1. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị đau lưng ?

Trong thời kỳ mang thai, tử cung ngày càng lớn dần làm cho cột sống thắt lưng của người mẹ buộc phải cong về phía trước nhiều hơn; đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi.

Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu thường phải ngả người về phía sau; dùng tay nâng đỡ phần lưng khiến lưng chịu áp lực lớn. Tư thế này làm cho cột sống bị cong, dẫn đến tổn thương và đau lưng.

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

2. Biểu hiện đau lưng khi mang thai

Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Các loại đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

3. Cách khắc phục tình trạng đau lưng

Tập đi đứng đúng tư thế và chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống; kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Khi ngồi, ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống

Nằm ngủ, đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu – oxy và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất và còn giúp giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Nên sử dụng gối bà bầu để nằm nghiêng ở tư thế thoải mái

Massage, trị liệu vùng lưng và toàn thân hay các bài tập thư giãn cho bà bầu; nhằm làm cho vùng thắt lưng hông duỗi thẳng, đúng tư thể mà không cần căng cơ quá mức

Nếu muốn nhặt món đồ dưới đất, bà bầu không nên cúi xuống đột ngột khiến cột sống bị bẻ cong. Tư thế tốt cho cột sống là ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.

Mang loại giày có phần đế phù hợp cho phụ nữ mang thai: Loại giày đế bằng thường không thể hỗ trợ tốt nhất cho tư thế đi đứng của mẹ bầu; trừ khi nó được chêm thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Giày cao gót có thể làm bạn bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Vì Sao Phụ Nữ Sau Sinh Bị Đau Lưng?

Đau lưng sau sinh là chứng bệnh gây ra nhiều cản trở khi chăm sóc con nhỏ của chị em phụ nữ. Vậy vì sao phụ nữ sau sinh bị đau lưng? Cách khắc phục tình trạng này thế nào? Chị em có thể khắc phục tại nhà hay không?

1. Tại sao phụ nữ sau sinh bị đau lưng?

1.1. Nguyên nhân xuất phát từ trong thời kỳ mang thai

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những biến đổi về nội tiết, thể chất, sinh lý… trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau lưng ở phụ nữ sau sinh.

Cùng với sự phát triển của em bé, tử cung của người mẹ cũng lớn dần theo thời gian. Sự thay đổi kích thước của tử cung và em bé khiến cho cơ bụng bị yếu, phần lưng chịu nhiều lực hơn ảnh hưởng đến hình dáng cột sống và các cơ – dây chằng ở lưng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng đau lưng ở phụ nữ sau sinh.

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai

Hormone relaxin được tiết ra trong thời gian mang thai có tác dụng thư giãn dây chằng và khớp nối vùng xương chậu, giúp các khớp lỏng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở của người mẹ. Tuy nhiên, tác động này cũng khiến cơ thể mẹ trở nên yếu và dễ bị đau nhức lưng, chân khi phải đứng lâu, đi lại nhiều hay khi nằm, ngồi trong thời gian dài sau khi sinh.

Thông thường, đau lưng do nội tiết sẽ kết thúc sau khoảng 3 – 4 tháng mẹ sinh em bé.

Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết, thời kỳ mang thai cơ thể mẹ phải cung cấp Canxi để phát triển hệ xương và cơ thể của thai nhi.

Trường hợp, chế độ dinh dưỡng của mẹ không đáp ứng được nhu cầu Canxi của con và các hoạt động của cơ thể, quá trình hủy xương sẽ được kích hoạt để huy động Canxi từ xương ra. Tình trạng này khiến cho mật độ Canxi trong xương bị suy giảm, cột sống yếu và dễ gặp phải tình trạng đau nhức, mỏi lưng.

Cân nặng tăng từ 10 – 20 kg trong thời kỳ mang thai nhiều làm tăng sức ép lên cột sống. Mặt khác, các khớp – cơ – dây chằng ở vùng lưng bị giãn quá mức là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh dễ bị đau lưng hơn.

1.3. Dãn dây chằng sinh lý

Sau khi sinh, các dây chằng tại vị trí như xương chậu, thắt lưng còn “lỏng lẻo”. Do đó, các cơn đau lưng sẽ xuất hiện thường xuyên đến khi trương lực cơ của cơ bắp dần ổn định và dây chằng phục hồi độ đàn hồi như bình thường.

1.4. Yếu tố tâm lý

Tâm lý lo lắng, hồi hộp trong thời gian mang thai khiến cho các cơ bắp của các mẹ bị căng cứng. Điều này diễn ra trong thời gian dài khiến cho vùng lưng của các bà mẹ luôn có cảm giác nặng nề, mệt mỏi.

Mặt khác, sau sinh khi sinh, các mẹ bị căng thẳng, trầm cảm sẽ ít vận động hơn làm cơ thể chậm phục hồi, tích tụ các yếu tố độc hại và khiến cơn đau xuất hiện thường xuyên.

1.5. Chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất

Phụ nữ sau sinh bị đau lưng vì thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi là nguyên nhân hàng đầu. Việc thiếu hụt Canxi ở phụ nữ sau sinh có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp như thoái hóa hay thoát vị….

Ngoài ra, mẹ không đủ Canxi cũng là nguyên nhân khiến con bị thiếu Canxi dẫn đến tình trạng quấy khóc, còi cọc, chậm lớn, thấp lùn…. Do đó, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Theo các bác sĩ, lượng Canxi mà mẹ cho con bú cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 1300mg.

Các mẹ có thể bổ sung qua một số thực phẩm giàu Canxi như: Tôm, cua, cá, sữa, đậu, nấm, hàu, ngao, sò….

1.6. Sai tư thế

Vì sao phụ nữ sau sinh bị đau lưng? Tư thế hoạt động sai là nguyên nhân dễ xảy ra mà mẹ ít chú ý. Nó làm ảnh hưởng đến các khớp, căng cơ hoặc giãn dây chằng khiến mẹ bị đau lưng

Đa số các mẹ đều lựa chọn tư thế ngồi góc 90 độ khi cho con bú. Tư thế này không chỉ làm tăng áp lực lên cột sống dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm mà còn khiến mẹ dễ bị nứt cổ gà và em bé dễ bị trào ngược sau khi bú hơn.

Theo các bác sĩ, tư thế đúng cho mẹ khi cho bé bú là ngả lưng một góc 125 độ. Tư thế này sẽ giúp lực ép dồn vào phần trước của đĩa đệm và giúp mẹ giải tỏa các cơn đau lưng hiệu quả.

Khi mang bầu, trọng lượng cơ thể mẹ thay đổi khiến cho áp lực lên cột sống, vùng thắt lưng tăng lên đáng kể. Do vậy, lúc ngủ là thời điểm quan trọng để giải tỏa bớt áp lực cho cột sống. Nếu mẹ lựa chọn sai tư thế ngủ sẽ khiến cột sống tiếp tục bị căng cứng, tổn thương và dẫn đến những cơn đau lưng sau khi sinh.

Tư thế ngủ được khuyến cáo cho mẹ bầu là nằm nghiêng về bên trái và có kê gối đỡ ở chân. Cột sống đỡ bị chèn ép sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

Khi ngồi gập người, phần cổ và cơ bắp của mẹ sẽ bị căng mỏi, áp lực dồn lên đốt sống ở vùng thắt lưng. Do đó, mẹ nên chủ động đứng dậy đi lại nhẹ nhàng sau khoảng mỗi 30 phút ngồi làm việc.

1.7. Gây tê vùng cột sống

Rất nhiều phụ nữ sau sinh cho rằng, cơn đau nhức lưng họ gặp phải là do biến chứng của gây tê tủy sống trong lúc sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, gây tê ngoài màng cứng rất ít khi tạo ra những cơn đau lưng sau sinh.

Biến chứng của gây tê tủy sống phổ biến nhất là run, ngứa và hạ huyết áp. Cảm giác đau lưng tại vị trí chọc kim sẽ hết ngay sau vài ngày khi vết kim liền sẹo.

Do vị trí gây tê nằm ngay vị trí thắt lưng nên nhiều bà mẹ cho rằng cơn đau của mình là do biến chứng của việc gây tê mà không biết nguyên nhân chính xuất phát từ thói quen và biến đổi trong thời kỳ mẹ mang thai.

1.8. Các bệnh lý xương khớp

Nguyên nhân từ bệnh lý xương khớp cũng cần được chú ý và thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm. Bao gồm:

Thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ.

Thoát vị đĩa đệm.

Trật khớp cột sống.

Hẹp gian đốt sống.

Gù, vẹo cột sống….

1.9. Làm việc quá sức

Cơ thể bà mẹ sau sinh chưa ổn định và còn rất yếu. Vậy nên, nếu mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ mà phải làm việc quá sức sẽ làm tổn thương hệ thống cơ – xương – khớp, các dây chằng và gây ra những cơn đau lưng.

1.10. Đau lưng sau sinh do viêm

Quá trình viêm có thể xuất hiện do các khớp, dây chằng tại vị trí xương chậu, cột sống bị lỏng lẻo. Tình trạng viêm xảy ra kéo theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau khiến người bệnh nhận biết được cần giải quyết triệu chứng đau nhức mình đang gặp phải.

Thông thường, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có xu hướng tránh tác động lên trên vùng đau. Tuy nhiên, điều này lại khiến cơn đau nặng thêm đặc biệt ở giai đoạn cuối sinh và phục hồi sau sinh.

1.11. Nguyên nhân khác

Bên cạnh một số nguyên nhân phổ biến như trên thì bà mẹ sau sinh cũng có thể bị đau lưng do một số nguyên nhân khác như:

Cơ thể chưa phục hồi sau sinh, khí huyết không đủ.

Nhiễm lạnh.

Đi giày cao gót.

Nằm đệm quá cũ, bị lún sâu, mềm.

Trên thực tế, cơn đau lưng sau sinh là hiện tượng sinh lý khá phổ biến sau khi các mẹ trải qua thời gian “mang nặng đẻ đau”. Tình trạng đau thường kéo dài khoảng 3 – 4 tháng và sẽ tự hết sau khi mẹ nghỉ ngơi và điều dưỡng cơ thể hợp lý. Tuy nhiên, với các mẹ sinh mổ thì cơn đau nhức lưng sẽ có một số điểm khác biệt như:

Thời gian đau lưng nhiều hơn so với phụ nữ sau sinh thường

Sinh mổ cơn đau có thể tái phát khi giao mùa, thời tiết thay đổi

Trường hợp các mẹ có cơn đau chuyển dạ kéo dài, nặng nề hay cơn đau nặng xuất hiện trong quá trình mang thai, hoặc bắt đầu trong thai kỳ sẽ có nguy cơ đau lưng dai dẳng sau sinh rất cao. Mẹ thực hiện các giải pháp phù hợp để giảm bớt cơn đau khó chịu.

2. Cách giải quyết đau lưng sau sinh

Để hạn chế tác động của cơn đau lưng sau sinh lên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là nhóm chất tốt cho xương khớp gồm: Vitamin D – Vitamin K – Canxi

Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh hay công việc nặng nhọc

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài

Thực hiện xoa bóp, massage vùng lưng để giảm nhẹ triệu chứng

Thực hiện phục hồi chức năng cho vùng lưng nếu cảm thấy cần thiết

Dành thời gian tập luyện các bài tập tốt cho phụ nữ sau sinh.

Vì Sao Bà Bầu Bị Đau Lưng Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục

Khi mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cơ thể cũng có những thay đổi từ bên trong và cả vóc dáng bên ngoài. Điển hình là sự gia tăng kích thước ở tử cung để chứa bào thai. Lúc này, bà bầu sẽ rất dễ bị đau lưng và đau nhức cột sống. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai

Bà bầu bị đau lưng là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là khi mẹ bước vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Những cơn đau sẽ liên tục kéo đến khiến mẹ ăn không ngon, ngủ không yên, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng có thể chia thành 5 yếu tố sau đây:

Sự thay đổi hormone: Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone khác nhau. Những hormone này sẽ tác động đến mối liên kết giữa các mô và xương khớp khiến kết cấu phần lưng lỏng lẻo hơn. Từ đó xảy ra tình trạng đau nhức.

Tăng cân: Bà bầu bị đau lưng có thể đến từ việc cân nặng thay đổi nhanh chóng. Thông thường mẹ sẽ tăng từ 11 đến 15 kg. Điều này đồng nghĩa với việc cột sống và vùng thắt lưng cũng phải gánh chịu nhiều áp lực hơn dẫn đến tổn thương.

Thay đổi tư thế: Thông thường thai nhi sẽ khiến cơ thể mẹ dồn trọng tâm về phía trước, khiến mẹ di chuyển, đi đứng với tư thế sai gây đau lưng.

Giãn nở khung chậu: Bà bầu bị đau lưng có một phần nguyên nhân do kích thước khung chậu thay đổi. Sự giãn nở của bộ phận này sẽ khiến mối liên kết giữa các khớp xương yếu đi, dẫn đến tình trạng đau nhức.

Căng thẳng, stress: Phụ nữ mang thai rất dễ bị căng thẳng và xuống tinh thần. Những yếu tố tâm lý này sẽ khiến bà bầu bị đau lưng trong các giai đoạn quan trọng của thai kỳ.

Cách khắc phục an toàn

Chú ý tư thế

Tư thế đứng, ngồi và di chuyển rất quan trọng đối với việc duy trì hình dáng cột sống lưng. Vì vậy, mẹ bầu cần thay đổi ngay thói quen vận động sai tư thế nếu muốn bảo vệ cột sống và đẩy lùi cơn đau:

Tư thế đứng: Bạn hãy tưởng tượng như mình đang dựa sát toàn bộ cơ thể vào tường. Phải luôn giữ cho lưng và đầu thẳng, căng cơ bụng và cơ hông để giúp vùng thắt lưng của bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên duy trì tư thế này quá lâu, dễ khiến chân nhức mỏi.

Tư thế ngồi: Khi ngồi bạn cũng cần giữ thẳng lưng, đảm bảo cho lưng luôn được nâng đỡ. Có thể kê một chiếc gối nhỏ hình chữ D để làm phần đệm trên ghế.

Tư thế nằm: Mẹ bầu nên nằm trên đệm bằng và chắc chắn, không nên sử dụng loại đệm lún và tính đàn hồi quá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cột sống và thắt lưng của mẹ.

Hạn chế nâng đỡ đồ nặng

Thai phụ vốn dĩ đã phải chịu nhiều áp lực từ bài thai, do đó nếu còn phải nâng đỡ nhiều vật nặng, cột sống sẽ rất dễ bị tổn thương gây đau nhức. Mẹ bầu hãy đảm bảo không làm việc quá sức trong thời kỳ mang thai, luôn đặt sự an toàn của bản thân và thai nhi lên hàng đầu.

Chườm nóng

Đây là một trong những cách khắc phục các triệu chứng đau nhức ở lưng nhanh chóng nhất. Bạn có thể dùng túi chườm nóng áp lên vùng lưng bị đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm mà chuyển biến nặng hơn hoặc mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh về cột sống, xương khớp thì nên đến bệnh viện thăm khám ngay để được chữa trị kịp thời.

Cần làm gì nếu sau khi sinh bà bầu vẫn bị đau lưng?

Tình trạng đau lưng không chỉ “hành hạ” mẹ bầu trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, mà còn có thể kéo dài ngay cả sau khi sinh nở. Lúc này bà bầu bị đau lưng sau sinh với tần suất cao và mức độ nặng hơn, do đó các phương pháp thông thường không phát huy được hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên cân nhắc sử dụng một số phương pháp chữa trị có tác dụng mạnh hơn. Một trong số đó là phương pháp trị đau lưng bằng đai lưng của DiskDr.

Sản phẩm này được thiết kế dựa trên cơ chế bơm hơi với nhiều ưu điểm:

Giúp nâng đỡ cột sống và giảm đau nhanh chóng.

Bảo vệ cột sống ở tư thế chuẩn để ngăn bệnh tái phát.

Tiện lợi và dễ sử dụng tại nhà. Mẹ bầu có thể đeo đai ngay cả khi đang chăm sóc trẻ hay làm việc nhà.

DiskDr là thương hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Bà bầu bị đau lưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mang thai. Nếu không được chữa trị kịp thời, mẹ bầu sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể và làm ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn nên có phương pháp chữa trị từ sớm để khắc phục bệnh lý này.

Liên hệ qua Fanpage của DiskDr. tại: https://fb.com/diskdrdieutrithoatvidiadem/

Hotline/Zalo: 0969685333

Vì Sao Mẹ Bầu Bị Đau Mỏi Vai Gáy? Cách Giảm Đau Nhanh Chóng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy. Tình trạng này kéo dài trong suốt thời gian mang thai sẽ khiến mẹ khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vì thế, việc hiểu đúng về nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp xử lý hiệu quả.

Vì sao mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy?

Mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy có thể là do:

Thay đổi nội tiết trong cơ thể

Thông thường khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trải qua sự mất cân bằng nội tiết, thay đổi nồng độ estrogen và progesteron. Khi nồng độ estrogen quá cao hoặc quá thấp sẽ gây đau đầu, cổ, vai gáy hoặc tâm trạng bị xấu đi. Nồng độ progesteron xuống quá thấp sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm…

Nằm bất động 1 bên quá lâu

Chị em mang thai thường bị cứng ở phần vai gáy do mẹ bầu cần ngủ nghiêng người về phía bên trái để đảm bảo quá trình đưa dinh dưỡng đến nhau thai vẫn diễn ra tốt. Ngoài ra, tư thế này còn có tác dụng giữ tử cung của mẹ tránh tiếp xúc hoặc đè lên gan. Tuy nhiên, do ngủ nghiêng về phía trái quá lâu khiến phần vai gáy của mẹ bầu bị cứng và thường xuyên đau nhức, đặc biệt là khi ngủ dậy.

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi. Vào những tháng tiếp theo, cân nặng thai nhi phát triển dần, khiến cơ thể mẹ nặng nề. Những yếu tố này khiến mẹ ngại vận động hoặc không muốn vận động.

Chính điều này đã làm các cơ bị co cứng, đau nhức mỏi cơ thể, đau vai gáy nhiều hơn, đặc biệt là ở những mẹ bầu ngồi làm việc văn phòng, bên máy vi tính.

Đau vai gáy khi mang thai không phải là hiếm gặp nhưng cũng không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan khi bị đau mỏi vai gáy. Chị em cần áp dụng các biện pháp phù hợp để giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.

Giảm đau mỏi vai gáy khi mang thai như thế nào?

Tư thế nằm thoải mái

Mẹ bầu vẫn cần nằm nghiêng sang trái nhiều hơn để dinh dưỡng và oxy được cung cấp đủ cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể sử dụng thêm gối kê bụng bầu để giúp cơ thể không bị đau mỏi. Cần chú ý nằm giường êm, thoải mái, tránh đệm cứng, gây khó chịu và khiến tình trạng đau mỏi vai gáy nặng nề hơn.

Tư thế ngồi đúng

Dành quá nhiều thời gian để ngồi làm việc hoặc đọc sách sẽ khiến mẹ bầu bị đau mỏi lưng, vai gáy. Vì thế nếu cần phải ngồi làm việc thì mẹ bầu cần chon tư thế ngồi đúng và thoải mái nhất.

Bí quyết là thai phụ có thể dùng 2 chiếc gối nhỏ hoặc 1 chiếc gối lớn để lót phần lưng và vai gáy. Khi ngồi, phụ nữ mang thai cần tránh ngửa cổ ra phía sau hoặc cúi gầm cổ quá lâu. Tốt nhất, mẹ bầu nên giữ lưng và cổ thẳng khi ngồi.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên làm việc liên tục mà nên dành một khoảng thời gian ngắn để nghỉ giữa giờ.

Thư giãn và tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ bầu cần tích cực nghỉ ngơi, tránh để tâm lý bị căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ làm dịu cơn đau mỏi vai gáy mà còn giúp các mẹ dễ ngủ hơn đặc biệt là vào ban đêm.

Mẹ bầu có thể áp dụng những động tác massage nhẹ nhàng vào vùng vai gáy. Đồng thời thực hiện một số bài tập thể thao đơn giản như yoga, bơi lội, đi bộ… cũng giúp cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy hiệu quả.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Nếu thường xuyên đau ở vai gáy hoặc ở những vị trí khác như gối, thắt lưng, bàn chân… mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, K, C… Những thực phẩm này có thể giúp thai nhi khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và giảm đau mỏi tự nhiên.