Top 12 # Xem Nhiều Nhất Uống Sữa Xong Bị Đau Bụng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Nguyên Nhân Uống Sữa Bị Đau Bụng

Lactose (hoặc Lactoza) hay còn gọi là đường sữa, có sẵn tự nhiên trong sữa mẹ, sữa bò, sữa dê… được hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng nhờ men lactase trong hệ tiêu hoá. Men lactase được xem là nhân tố quan trọng, góp phần vào quá trình thủy phân để cắt đôi phân tử đường lactose thành 2 thành phần đơn giản là glucose và galactose để hệ tiêu hóa dễ hấp thụ. Trong một số trường hợp, cơ thể bị thiếu hụt hoặc không không tự sản sinh được men lactase sẽ dẫn đến tình trạng đường lactose không được thủy phân và rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu men lactase trong cơ thể như hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện (ở trẻ em), do dùng kháng sinh, nhiễm trùng hoặc di truyền… Cơ thể thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose trong sữa không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, góp phần làm tăng áp lực thẩm thấu, hút nước vào trong lòng ruột… dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, có thể gây mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi dẫn đến cảm giác khó chịu, đau bụng.

Nhiều trẻ do không tiêu hóa được vì thiếu men lactase nên quấy khóc, nôn trớ, kém hấp thu, lâu ngày sẽ chậm phát triển. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều phiền toái cho người trưởng thành, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và thể chất.

Trước đây, những người không tiêu hóa được đường lactose được khuyến cáo nên tránh uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất và nhiều khoáng chất như canxi và vitamin D, cần thiết cho sức khỏe của trẻ em và cả người trưởng thành, tốt cho xương.

Hiện có nhiều giải pháp bổ sung dinh dưỡng từ sữa cho những người không dung nạp được đường lactose. Một số công ty sữa lớn, uy tín như Vinamilk cũng giới thiệu sản phẩm dành riêng cho những người không dung nạp được đường lactose.

Phương Thảo

Sữa tiệt trùng Flex không Lactoza được sản xuất với công nghệ lên men tiên tiến thuỷ phân hoàn toàn đường lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra, với thành phần chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao, giúp cho phát triển chiều cao và cho xương chắc khỏe.

Uống Sữa Ong Chúa Bị Đau Bụng Và Táo Bón Là Bị Sao

Sữa ong chúa là nguyên liệu thiên nhiên có công dụng chăm sóc da rất tốt, sữa ong chúa có thể trị nám da, tàn nhang, trị mụn trứng cá, làm mờ vết thâm do mụn gây nên… tuy nhiên có một số ít chị em sau khi uống sữa ong chúa để chăm sóc da thì bị đau bụng và đi ngoài tại sao lại có hiện tượng này sảy ra, trong bài chia sẻ này TODAY BEE sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.

Cũng chính vì lý do này mà một số chị em khi uống sữa ong chúa bị đau bụng, đi ngoài bạn đã biết vì sao chưa vì thành phần của sữa ong chúa được cấu thành từ phấn hoa và mật ong do đó những bạn có cơ địa bị mẫn cảm với phấn hoa khi sử dụng sữa ong chúa thì sẽ sảy ra hiện tượng đau bụng, đi ngoài thậm chí buồn nôn.

Ngoài ra cũng có 1 số trường hợp không nên sử dụng sữa ong chúa như:

Trẻ em dưới 2 tuổi, nếu bị còi cọc,kém ăn, suy dinh dưỡng có thể sử dụng sữa ong chúa xong cơ thể phát triển bình thường thì không nên ngưng.

Nhưng người bị bệnh huyết áp thấp: mặc dù sữa ong chúa trị bệnh cao huyết áp rất tốt nhưng đối với những người bị bệnh huyết áp thấp thì lại không nên uống sữa ong chúa, nhưng vẫn có thể sử dụng sữa ong chúa bôi mặt để làm đẹp da.

Và phụ nữ khi mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sữa ong chúa.

Tóm lại nếu bạn uống sữa ong chúa bị đau bụng và đi ngoài thì không nên tiếp tục sử dụng sữa ong chúa nữa.

Bạn hãy nhấc điện thoại lên và liên hệ ngay cho Today Bee để sỡ hữu ngay hũ sữa ong chúa chất lượng và nhận được tư vấn miễn phí từ phía chuyên gia.

Hotline: 0908 745 676

SỮA ONG CHÚA CAO CẤP TODAY BEE – SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TODAY CORP,. LTD.

https://todaybee.vn/uong-sua-ong-chua-bi-dau-bung-va-tao-bon-la-bi-sao/

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy, Đau Bụng Đi Ngoài

0 lượt xem

Có một số mối liên hệ giữa mang thai và tiêu chảy. Vì vậy, mẹ cũng không cần quá ngạc nhiên nếu trước đây bụng dạ mình rất tốt, nhưng từ lúc mang bầu lại dễ đau bụng đi ngoài hơn nhiều. Chế độ dinh dưỡng thay đổi khi mang thai. Khi có con, mẹ sẽ chú tâm đến bản thân và điều chỉnh để có chế độ ăn uống hợp lý nhằm đảm bảo bé có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đôi khi có thể gây đau bụng đi ngoài do sự thay đổi thực phẩm hấp thụ khiến bụng và dạ dày khó chịu.

Nhạy cảm hơn với thức ăn. Nhiều mẹ sẽ có cảm giác một số món trước đây mình vẫn ăn bình thường nhưng giờ ăn vào lại gây khó tiêu, đầy chướng hoặc đi ngoài.

Thay đổi hormone khi mang thai. Các hormone như estrogen, progesterone và Gonadotropin thay đổi sẽ tác động đến hệ tiêu hóa gây buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Một số nguyên nhân khác làm bà bầu bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài:

Ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ

Rối loạn tiêu hóa do nhóm các virus gây nôn mửa và tiêu chảy

Ký sinh trùng đường ruột

Hội chứng Crohn

Hội chứng ruột kích thích

Một số loại thuốc

Bệnh viêm loét đại tràng

Bệnh Celiac

Hiện tượng tiêu chảy ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ (một trong những dấu hiệu sắp sinh thường gặp)

Bà bầu nên làm gì khi bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài

Tình trạng tiêu chảy, đau bụng đi ngoài khi mang thai không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng điều cần quan tâm chính là giữ được nước trong cơ thể, sau đó mới xác định nguyên nhân gây đi ngoài và xử lý. Đi ngoài không phải là vấn đề nguy hiểm, nhưng mất nước thì rất nghiêm trọng có thể gây chết người. Mẹ cần chắc rằng mình bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Một số các như uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước canh rau có thể giúp mẹ bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ bị hao hụt do đi ngoài.

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy, đau bụng đi ngoài sẽ tự hết trong một vài ngày. Nhưng nếu bà bầu bị tiêu chảy kéo dài, không tự hết thì mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác. Nếu là do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng mẹ có thể cần dùng kháng sinh.

Mẹ có thể bù nước và điện giải bằng Oresol. Đây là cách đơn giản nhất nhưng mẹ vẫn nên nhờ bác sĩ kê đơn và đọc kỹ hướng dẫn cách dùng, liều lượng của thuốc oresol để đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng liều lượng để tránh gây tác động ngược lại.

Ngoài ra, mẹ bầu nên kiểm tra lại các loại thuốc, vitamin tổng hợp mình đang dùng. Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu gặp các vấn đề khi sử dụng thuốc. Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu rất tốt cho thai kỳ, tuy nhiên nếu dùng không hợp có thể khiến dạ dày mẹ khó chịu, chướng bụng và gây tiêu chảy.

Một số thay đổi về chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu giảm đi ngoài, tiêu chảy:

Tạm thời cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm cay chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Nếu mẹ bị bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu lactoza,… mẹ nên kiêng sữa và dùng các thực phầm khác để bổ sung canxi như pho mát, sữa chữa,…

Ngoài ra mẹ nên thêm vào chế độ ăn những thực phẩm lành mạnh, các món ăn được chế biến tốt cho sức khỏe, bao gồm: Các loại rau củ như cà rốt nấu chín; các thức ăn tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây; thịt nạc; cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau; sữa chua

Khi nào bà bầu cần phải đi khám bác sĩ?

Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, gây biến chứng nguy hiểm đến thai kỳ. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước: Nước tiểu sậm màu, miệng khô, khát nước liên tục, són tiểu, đau đầu, chóng mặt.

Đau bụng nhiều

Chất nhờn (đàm) hoặc máu trong phân

Đau đầu nghiêm trọng

Nôn mửa nặng

Sốt trên 37,8 độ C (100 độ F)

Tiểu ít

Tim đập nhanh

Cách ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị tiêu chảy đau bụng đi ngoài

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình bị đau bụng. Điều đó sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc nguyên nhân làm bạn bị đi ngoài. Chẳng hạn nếu bà bầu có hệ tiêu hóa nhạy cảm và yếu, cần tránh thực phẩm cay, các đồ khó tiêu chứa nhiều chất béo, dầu mỡ. Còn nếu bà bầu mắc dứng không dung nạp đường lactose thì cần giảm lượng sữa tiêu thụ và thay bằng các nguồn canxi khác. Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, có thể bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, nếu do virus thường điều trị triệu chứng,….

Một số cách giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiêu chảy:

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Ăn chín, uống sôi. Rửa tay trước và sau ăn.

Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu, có thể gây đầy chướng như món ăn nhiều gia vị hoặc giàu chất béo.

Tránh đường, thức uống có gas và thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu.

Không tiêu thụ cà phê, trà, nước ép nho và các loại nước uống tăng lực công nghiệp khác.

Theo Dinhduongbabau.net

Bị Đau Lưng Và Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là những tình trạng thường gặp khi mang thai. Chúng khiến mẹ bầu gặp nhiều khó chịu, mệt mỏi và hay cáu gắt khi mang thai. Vậy bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là gì?

1 điều đáng lo ngại là có khoảng 90% mẹ bầu gặp tình trạng này khi mang thai. Trong đó thường do những thay đổi về cơ thể, hormone khiến mẹ bầu bị đau và chỉ khoảng 3% là do bệnh lý mẹ nên chú ý.

Nguyên nhân bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là bình thường

Tăng cân là một trong số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, điều đó khiến vùng bụng dưới và lưng mẹ bầu chịu them áp lực khiến dây chằng kéo dãn ra để dáp ứng nhu cầu tăng cân và sự phát triển của thai nhi.

Thường khi bụng bầu lớn dần thì mẹ khó có được tư thế nghỉ ngơi cũng như vận động đi lại, đứng ngồi được thoải mái.

Những thói quen đứng ngồi hay nằm ngủ bình thường khiến mẹ gặp tình trạng này nhiều hơn.

Áp lực thường xuyên khiến mạch máu và dây cơ bị chèn ép dẫn tới đau nhức, nếu không có biện pháp giảm đau kịp thời nó sẽ kéo dài và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thay đổi của hormone

Bắt đầu sau 3 tháng đầu khi mà thai nhi phát triển mạnh và nhanh, lúc này để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó thì mẹ bầu sẽ tiết ra hormone relaxin để làm giãn xương chậu và các dây chằng khiến mẹ dễ gặp tình trạng này hơn.

Nguyên nhân bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai nguy hiểm

Thường thì khi mang thai bị đau lưng và bụng dưới chỉ là tình trạng thông thường và không đáng lo ngại nhưng đôi khi nó cũng có thể là nguyên nhân do bệnh lý mà mẹ bầu cần chú ý hơn.

Một số nguyên nhân gây nguy hiểm khi bị đau lưng và đau bụng dưới

Mang thai ngoài tử cung

Với tình trạng này có biểu hiện như đau tức bụng dưới và lưng, cơn đau ngày một tăng dần và ngoài sức chịu đựng của mẹ.

Thường có biểu hiện như đau âm ỉ và buốt vùng thắt lưng, bụng dưới và đau ở phần lưng bên trái. Với tình trạng bị sỏi thận thì mẹ nên đi khám và có tư vấn chính sác từ bác sĩ chuyên khoa.

U nang buồng trứng

Khi bị đau bụng dưới thì cũng có thể là mẹ đang bị u nang buồng trứng hay viêm âm đạo với tình trạng này cơn đau dần có su hướng tăng nhanh và đau kéo dài hơn, mẹ nên đi khám ngay.

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai nên làm gì?

Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới mẹ bầu cần chú ý:

Tuy là tình trạng thường thấy và rất ít nguy hiểm nhưng nếu đối với tình trạng bình thường thì mẹ cũng nên chú ý kẻo để lâu cũng không tốt cho sức khỏe và sự phát triển thai nhi bởi tinh thần và sức khỏe mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi.

Không đi lại nhiều

Việc đi lại theo quan niệm giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn và tốt cho quá trình sinh nở nhưng đối với 1 số trường hợp mẹ cũng nên hạn chế đi lại nhiều, chỉ nên vận động nhẹ và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Chế độ dinh dưỡng điều độ

Chế độ dinh dưỡng với thời kỳ mang thai rất quan trọng, nó góp phần cải thiện sức khỏe mẹ và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Dùng gối ôm bà bầu

Bụng bầu lớn chính là nguyên nhân khiến mẹ khó có tư thế ngủ thoải mái và liên tục mất ngủ khó ngủ hay là đau lưng và chuột rút ở cuối thai kỳ.

Việc sử dụng gối ôm bà bầu giúp mẹ kê bụng, đỡ lưng và gác cao chân khi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau lưng đau bụng khi mang thai, giúp giảm áp lực từ bụng lên cơ thể mẹ.

Xoa bóp, massage vùng đau nhức

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi nào thì nên đi khám ngay.

* Những cơn đau kích hoạt thưỡng xuyên với mức độ dữ dội

* Tình trạng đau nhức không giảm khi bạn đã áp dụng các liệu pháp khắc phục

* Có các biểu hiện khác đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, ngứa vùng kín, nước tiểu bất thường…