Quá ngày dự sinh mà chưa sinh
Quá ngày dự sinh là tình trạng thai nhi kéo dài quá 42 tuần lễ, tính từ tuần đầu tiên của chu kỳ cuối cùng mà em bé vẫn chưa chui ra khỏi bụng mẹ. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, trong số 12% sản phụ được bác sĩ chẩn đoán là thai quá ngày thì có khoảng 4% mẹ bầu bị quá ngày thật còn lại là do phụ nữ tính số vòng kinh không đúng.
Thông thường, bước vào , mẹ bầu cần phải tiến hành kiểm tra nhịp tim của thai nhi, nước ối, máu chảy qua dây rốn. Điều này giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Sau khi thai nhi bước qua tuần thứ 41, bác sĩ sẽ cho biết mẹ bầu có nên uống thuốc kích thích để sinh hay không.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ đã quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa sinh. Các bác sĩ cho biết, mẹ bầu gặp phải hiện tượng này là do con so, thai nhi có giới tính nam, mẹ bị béo phì hoặc đã từng có thai kỳ quá ngày,… Để ngăn ngừa tình trạng thai quá tuần, bác sĩ tiến hành áp dụng các biện pháp để kích thích sinh khi thai nhi bước qua tuần 42. Điều này sẽ giúp tử cung mở ra và mẹ sinh dễ hơn, ngăn ngừa biến chứng.
Quá ngày dự sinh có sao không
Thực tế, có rất nhiều trường hợp phụ nữ đứng trước tình trạng đã đến ngày sinh nở nhưng vẫn chưa sinh. Tuy nhiên, khi thai nhi bước vào tuần 42, mẹ bầu sẽ đối diện với những rủi ro trong quá trình sinh nở. Theo thống kê, có đến 1 – 2 bé tử vong trên 1000 trẻ sơ sinh khi thai nhi sinh giữa khoảng 41 – 43 tuần của thai kỳ.
Khi thai nhi quá ngày dự sinh, môi trường tử cung của người mẹ chẳng còn lý tưởng để nuôi dưỡng thai nhi nữa. Đồng thời, nhau thai cũng bắt đầu có dấu hiệu hoạt động kém đi. Chúng sẽ cung cấp ít chất dinh dưỡng và oxy cho cơ thể của trẻ. Trong cơ thể của mẹ, lượng nước ối bắt đầu ít hơn. Điều này gây bất lợi cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Với trường hợp, bánh nhau vẫn hoạt động tốt, thai nhi sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, người mẹ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sinh khó do con quá to. Đồng thời, phụ nữ sẽ phải đối diện với hàng loạt vấn đề như kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con, không sanh được, phải mổ lấy thai,… Ngoài ra, một khi nước ối đã cạn dần, mẹ sẽ dễ gặp phải cơn gò tử cung làm chèn ép dây rốn, làm tăng nguy cơ sinh muộn trong những lần mang thai tiếp theo.
Khi thai nhi gặp phải tình trạng quá ngày dự sinh mà chưa sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra thai nhi đã trưởng thành hay chưa hoặc có gặp phải sự đe dọa nào không hoặc thai có thể chịu đựng được trong quá trình sinh nở. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp nhất cho mẹ bầu.
Một số trường hợp thai nhi đã quá ngày dự sinh nhưng kích thước lớn (trên 4kg) hoặc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bắt buộc mẹ phải tiến hành mổ. Thông thường, thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 – 41 tuần nhưng ở tuần thai thứ 42 mà mẹ bầu vẫn chưa sinh và gặp phải các trường hợp trên, thai phụ sẽ phải mổ để tránh các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như suy hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao, tử vong,… Việc thai nhi mổ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và sự chỉ định của bác sĩ.
Ở tuần thai thứ 41 là thời điểm thích hợp để mẹ bầu sinh bởi nhau thai càng già sẽ rất dễ đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của bé. Nếu thai nhi đã quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, mẹ bầu cần phải ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi, thăm khám. Nếu bác sĩ nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở thai nhi, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
Trong quá trình mổ lấy thai, mẹ bầu sẽ được kích thích để tạo cơn co tử cung như hiện tượng chuyển dạ. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi nếu thai nhi không có bất cứ phản ứng tiêu cực nào sẽ được bác sĩ tiếp tục chờ thời gian chuyển dạ. Thời gian này sẽ được thử nghiệm trong khoảng 24 – 48 giờ. Nếu mẹ bầu không sinh thường được, bác sĩ sẽ mổ lấy thai.
Điều thai phụ nên làm lúc này là phải hết sức bình tĩnh, không nên lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thai nhi trong bụng. Tốt nhất, mẹ nên bình tĩnh, nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trinh sinh nở diễn ra suôn sẻ và giúp “mẹ tròn con vuông”.
Dự phòng thai quá ngày
Theo BS. Võ Thị Mỹ Hạnh (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) cho biết: Thời gian dự kiến sinh một em bé là phải đủ 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng chuyển dạ đúng ngày. Có thai nhi chuyển dạ đủ tháng từ tuần 38 – 42 tuần, có bé thi dưới (non tháng) nhưng cũng có trẻ trên 42 tuần (già tháng).
Với những trẻ già tháng mà vẫn chưa sinh, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp kịp thời để ngăn chặn tình trạng tử vong trong bụng mẹ bởi chất dinh dưỡng để nuôi thai không còn nhiều. Với trường hợp mẹ nhận thấy thai đã quá thì nên áp dụng một số phương pháp dự phòng cho thai nhi sau đây.
Đây là việc làm đầu tiên mẹ bầu phải thực hiện. Sau khi thông báo cho bác sĩ biết họ sẽ kiểm tra vị trí và kích thước của bé cũng như cổ tử cung của mẹ xem bạn đã sẵn sàng sinh hay chưa. Trong quá trình bác sĩ kiểm tra để tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho cả hai mẹ con thì bạn cũng không nên quá nóng vội, lo lắng. Với những trường hợp chưa phải sinh vội, bạn cần phải đến bệnh viện khoảng 2 – 3 ngày để bác sĩ kiểm tra một lần.
Thay vì rầu rĩ, lo lắng khi nào con ra đời, bạn nên lên kế hoạch cho bản thân mình. Bạn có thể đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu hoặc trao đổi, trò chuyện với bạn bè để cảm thấy thoải mái hơn, giảm căng thẳng. Trong khoảng thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày sinh nở. Nếu quá khó ngủ, bạn có thể mở một bản nhạc du dương; đồng thời, bạn kê gối, gác chân lên cao để dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Luyện tập thể dục bằng động tác đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp thai phụ dễ sinh nở hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đi lại của bản thân mình và nhờ bác sĩ hướng dẫn các phương pháp để hỗ trợ sinh con. Trong khoảng thời gian này, bạn không nên làm việc nặng hoặc thực hiện các động tác phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu quá ngày dự sinh mà thai nhi vẫn chưa ra đời thì mẹ bầu cần phải báo ngay cho bác sĩ kịp thời, nhất là các trường hợp thai phụ cảm thấy có dấu hiệu lạ ở bụng như đau bụng, chảy nước âm đạo, tử cung co thắt,… Điều này cho thấy mẹ sắp bước vào quá trình sinh nở. Song song với đó, các mẹ cần phải tiến hành thăm khám để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.