Top 10 # Xem Nhiều Nhất Uống Sữa Mè Đen Dễ Sinh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Mè Đen Cho Mẹ Bầu: Dễ Sinh, Lợi Sữa

Dinh dưỡng thai sản là một vấn đề luôn được quan tâm và lưu ý, bởi lẽ bất cứ ai cũng muốn con cái mình sinh ra được khỏe mạnh, an toàn. Có nhiều loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để tốt cho mẹ và bé, trong đó mè đen (hay vừng đen) là một trong những loại ngũ cốc được đánh giá cao.

Mè đen có lợi ích gì?

Có hơn 60% thành phần của mè đen là dầu, 22% trong đó là chất đạm và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu do hàm lượng dinh dưỡng cao.

Đặc biệt, vừng đen là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách các thực phẩm có hàm lượng vitamin E cao. Vitamin E trong mè đen không chỉ phòng chống lão hóa mà còn phong ngừa xơ cứng động mạch và chống oxy hóa. Có đến 5,15 mg vitamin E trong 100 g mè đen.

Bên cạnh đó, mè đen còn chưa nhiều Linoleic acid, Palmitic acid và lecithin là những chất có thể hấp thụ dễ dàng. Loại ngũ cốc này còn có tác dụng điều tiết cholesterol có trong máu và tieu trừ chất trầm tích bám trên thành động mạch, từ đó duy trì tính đàn hồi huyết quản.

Mè đen cũng giúp ích trong các vấn đề về tiêu hóa như chứng táo bón ở mẹ bầu và loại bỏ giun, sán đường ruột.

Một trong những tác dụng hữu ích của mè đen là chứa nhiều canxi. Cứ 100 g mè đen có tới 800 mg canxi đáp ứng hơn 2⁄3 nhu cầu mỗi ngày của mẹ bầu.

Bên cạnh đó, mè đen còn hạn chế nếp nhăn, ngăn ngừa tác động tia UV và hỗ trợ làn da mẹ bầu thêm láng mịn, hồng hào.

Mè đen còn giúp điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể, chất này nếu có quá nhiều sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Do vậy dùng chế phẩm từ mè đen mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu phòng chống căn bệnh này.

Đặc biệt, mè đen giúp mẹ bầu có thể sinh nở dễ dàng hơn qua việc thúc đẩy quá trình chuyển dạ cũng như hỗ trợ khả năng tiết sữa và tăng chất lượng sữa của mẹ bầu.

Các món ăn ngon từ mè đen

Một số món ăn, thức uống ngon miệng từ mè đen có thể giúp mẹ bầu làm phong phú thêm thực đơn dinh dưỡng của mình như:

Canh chân giò và mè đen. Mỗi ngày với 2 bữa ăn món canh này cùng 250 g mè đen giúp sản phụ lợi sữa và tăng chất lượng sữa nhiều hơn.

Chè vừng đen là một trong những món được các mẹ bầu ưa thích để dùng mỗi sáng với sự kết hợp giữa bột sắn dây và mè đen rang chín.

Một món ăn thanh đạm ngon miệng là cơm muối vừng đen cũng được nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi sự tinh tế và ngon ngọt của nó.

Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể kết hợp mè đen cùng sữa đậu nành uống hàng ngày để lợi sữa hơn đồng lợi cũng hỗ trợ trong việc căng mịn da, làm sáng hồng da và nâng ngực.

Một số lưu ý khi dùng mè đen

Mặc dù mè đen có nhiều tác dụng tích cực, nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mè đen dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trong 3 tháng đầu của thai kì, các mẹ bầu nên hạn chế ăn mè đen do các chuyên gia dinh dưỡng chỉ khuyến khích sử dụng loại ngũ cốc này từ tháng thứ ba của thai kì và sử dụng thường xuyên, đều đặn với đủ lượng ngũ cốc mỗi ngày để hỗ trợ việc sinh thường dễ dàng hơn, cũng như giúp mẹ bầu có thêm sữa chất lượng cho bé bú sau sinh.

Các mẹ bầu cũng cần lưu ý xem bản thân có bị dị ứng với loại ngũ cốc này hay không. Có một số trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với mè đen từ trước đó mà không biết, khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, gây nhiều tác dụng tiêu cực lên cơ thể mẹ bầu lẫn thai nhi. Do vậy trước khi sử dụng mè đen, các mẹ bầu nên lưu ý nếu cơ thể bị dị ứng với loại ngũ cốc này thì không nên dùng.

Ăn Mè Đen Vừa Dễ Sinh Con Vừa Nhiều Sữa Mẹ

Bí kíp ăn chè vừng đen (mè đen) để dễ sinh nở mình đã áp dụng và thấy thành công mỹ mãn nhưng mình không biết rằng vừng đen còn giúp chị em dồi dào sữa trong thời gian nuôi con nữa.

Hồi mang bầu bé Dứa, mình được một bác bạn thân của mẹ chồng mách cho cách ăn chè vừng đen từ tuần 32, sau này sẽ dễ sinh nở. Mình chẳng tin lắm nhưng vì tham khảo sách báo thấy vừng đen có nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi nên mình cứ thử ăn xem sao. Từ tuần 32, ngày nào mình cũng nấu vừng đen với bột sắn dây để ăn thay đồ ăn sáng. Không biết có phải nhờ thế hay do cơ địa mà mình sinh Dứa dễ dàng lắm. 9 giờ sáng mình có dấu hiệu đau đẻ, nhập viện và chỉ 3 giờ sau đó, Dứa chào đời.

Tuy nhiên, từ ngày sinh nở xong, mình không còn vấn vương gì đến món chè vừng đen nữa. Sau sinh 2 ngày thì sữa mình bắt đầu về nhưng lại không đủ nhiều để con bú no dù mình đã cố gắng cho bé bú thường xuyên. Dứa vẫn phải ăn thêm sữa ngoài mới khỏi quấy khóc vì đói. 2 tuần sau sinh mà lượng sữa của mình vẫn không được cải thiện cho lắm.

Một hôm bác bạn thân của mẹ chồng lại đến chơi, thăm hỏi sức khỏe của mình. Trong câu chuyện, mình có chia sẻ với bác về tình trạng ít sữa và lo lắng Dứa không đủ sữa để bú. Bác cho biết vừng đen không chỉ giúp sinh nở dễ dàng mà còn làm cho sản phụ có nhiều sữa, sữa thơm ngon sau sinh nữa. Bác còn mách cho những món ăn với vừng đen để tránh bị ngán. Lúc về bác dặn đi dặn lại mình là mua ngayvừng đen về ăn tiếp, sẽ có nhiều sữa mà lại không lo béo mẹ.

Món ăn với vừng đen giúp lợi sữa:

Canh chân giò + vừng đen

Vừng đen 250g, rang chín, giã mịn. Mỗi lần ăn 10-15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 2 lần giúp sản phụ nhiều sữa và sữa thơm ngon hơn.

Chè vừng đen

Các mẹ chuẩn bị bột sắn dây và vừng đen. Vừng rang chín rồi cho vào bột sắn đã nấu, khuấy đều, dùng để ăn hàng sáng, rất tốt cho việc tiết sữa.

Muối vừng đen

Không thích cầu kỳ, các mẹ có thể sử dụng muối vừng đen ăn với cơm trắng hàng ngày cũng giúp nhiều sữa và tốt sữa.

Sữa đậu nành + vừng đen

Nếu không thích ăn, các mẹ có thể pha thêm vừng đen vào đậu tương, xay thành sữa đậu nành uống hàng ngày rất mát mà lại giúp lợi sữa.

TUYỆT CHIÊU GIÚP SỮA MẸ NHIỀU VÀ ĐẶC HƠN CHO BÉ YÊU MÁCH MẸ CÁCH RẶN ĐẺ NHANH TRONG CHỚP MẮT

Cách Làm Sữa Mè Đen Ngon Nhất, Dễ Uống Và Bổ Dưỡng

Nguyên liệu

Mè đen: 250g

Nước lọc: 1 lít

Lá dứa (lá nếp): 1 bó nhỏ

Đường phèn: 80g

Sữa đặc: 150g

Sữa tươi: 600ml

Máy xay sinh tố, rây lọc

Sơ chế

Mè đen mua về rửa sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, mốc rồi để khô. Tiếp đó cho mè đen lên chảo rang với lửa nhỏ, khi thấy có khói bốc lên và có tiếng lách tách là mè chín. Trút mè ra đĩa để nguội.

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp rửa sạch, buộc lại, để ráo.

Đường phèn tán thành những cục nhỏ nếu quá to.

Xay mè đen

Rửa sạch máy xay sinh tố, cho mè đen vào, đổ thêm 1 lít nước lọc rồi xay nhuyễn sau đó lọc qua rây để thu được nước mè đen.

Nấu sữa mè đen lá dứa

Bắc nồi lên bếp, đổ nước mè đen vào cùng với lá dứa, 80g đường phèn, 150 sữa đặc, 600ml sữa tươi có đường hoặc không đường. Đun sôi và nấu lửa nhỏ khoảng 5 phút thì vớt lá dứa ra. Đun tiếp 10-15 phút rồi tắt bếp (lá dứa đun lâu dễ bị đắng).

Rót sữa mè đen ra cốc, uống nóng hay lạnh đều ngon. Sữa mè đen có thể bảo quản trong tủ lạnh, uống hàng ngày và chỉ nên sử dụng trong 3-4 ngày sau đó để đảm bảo chất lượng.

Làm sữa mè đen theo cách này vừa đơn giản lại vừa có được hương vị thơm ngon, dễ uống. Bạn có thể điều chỉnh lượng đường cũng như lượng sữa để phù hợp với khẩu vị của mình.

Cách làm khác

Sữa mè đen gạo lứt

Mè đen và gạo lứt rửa sạch, để khô, rang chín rồi cùng xay nhuyễn với nước lọc và lọc quay rây. Phần nước thu được đem nấu với sữa tươi, sữa đặc tùy theo khẩu vị ngọt.

Sữa mè đen hạt óc chó

Hạt óc chó ngâm nước khoảng 2 tiếng cho mềm, để ráo rồi cũng rang chín giống mè đen. Cả 2 xay nhuyễn rồi lọc qua rây (nếu có quả chà là thì dùng thêm 1,2 quả chà là). Cuối cùng nấu sữa mè đen hạt óc chó với sữa rồi bảo quản và thưởng thức.

Sữa mè đen đậu nành

Mè đen 50g, đậu nành 200g (tỉ lệ 1:4). Đậu nành ngâm nước trước 6 tiếng hoặc qua đêm, đãi sạch vỏ, vớt ra để ráo. Mè đen rang chín rồi xay cùng đậu xanh với 1 lít nước. Lọc qua rây 1 lần rồi dùng 1 lít nước nước lọc, vắt thành nhiều lần để chỉ còn bã khô. Lúc này bạn thu được 2 lít nước hỗn hợp. Cho hỗn hợp lên bếp đun sôi với lá dứa và đường hoặc không cần rồi uống rải rác trong ngày (mỗi ngày 1 chai).

Sữa mè đen hạt sen

Mè đen và hạt sen đều là 2 nguyên liệu có rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Cách làm tương tự như các cách làm bên trên. Hạt sen nhớ luộc chín rồi xay cùng mè đen. Cũng lọc qua rây rồi nấu với sữa tươi + sữa đặc để thu được thành phẩm.

Thông tin thêm

Mè đen và các chế phẩm từ mè đen được cho là có nhiều tác dụng rất tốt với sức khỏe con người, đặc biệt là bà bầu và phụ nữa sau sinh. Có thể kể đến 1 số tác dụng chính như: trị chứng táo bón lâu ngày, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, lợi sữa, đẹp da và tóc, chống loãng xương và tốt cho hệ tim mạch… Nhìn chung, thường xuyên uống sữa mè đen là 1 thói quen rất tốt để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn tham khảo

Cách Nấu Nước Mè Đen Cho Mẹ Bầu Vừa Dễ Đẻ Vừa Lợi Sữa Sau Sinh

Mè đen (vừng đen) thường có mặt trong bữa cơm của các gia đình như một gia vị giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, có khá ít người biết được hết tác dụng của mè đen, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Trong mè đen có chứa protein, các loại vitamin, vi chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu mà còn kích thích sự phát triển trí não thai nhi.

Ngoài ra, mè đen còn có công dụng ngăn ngừa táo bón khi mang thai, giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng, đồng thời mang đến cho mẹ một nguồn sữa dồi dào sau sinh.

– 100gr mè đen

– 500ml nước lọc

– 100ml mật ong

Cách nấu nước mè đen

Mè đen ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra và cho vào bát nước khác. Sau đó, vớt bỏ những hạt đậu nổi lên vì chúng đã hư, rồi đổ những hạt mè chìm ra rổ và mang phơi khô.

Đổ mè đen đã khô vào chảo chống dính, rang chín trên lửa nhỏ.

Cho mè vừa rang vào máy xay sinh tố, đổ thêm 500ml nước lọc và xay mịn. Lọc lấy nước mè cho vào lọ thủy tinh, thêm mật ong, khuấy đều là có thể thưởng thức.

Mỗi sáng và tối, bạn uống 2 ly nước mè đen rang này, tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút.

Ngoài việc chế biến nước mè đen, mè đen cũng được dùng để nấu sữa đậu nành. Bạn xay đậu tương đã ngâm nở cùng với mè đen đã rang. Lọc lấy nước và đun sôi hỗn hợp trên bếp. Sau đó cho đường vào sữa và thưởng thức.

Chú ý khi mẹ bầu sử dụng nước mè đen

Khi mang thai trước khi sử dụng mè đen, bạn phải xem xét mình có bị dị ứng với thực phẩm này hay không. Nếu bị dị ứng thì không nên dùng. Trong thời gian đầu thai kỳ, bạn nên ăn ít mè đen.

Việc sử dụng mè đen chỉ khuyến khích chủ yếu ở tam cá nguyệt thứ 3 nhằm hỗ trợ việc sinh thường dễ dàng hơn.