Top 12 # Xem Nhiều Nhất Uống Sữa Fami Khi Mang Thai Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Mang Thai Uống Sữa Fami Được Không? Thai Bé Trai Nên Không?

Sữa đậu nành fami được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe và sắc đẹp. Trong khi không ít bà bầu đang băn khoăn là mang thai uống sữa fami có được không? Thì số khác vẫn nghi ngại có thai bé trai uống sữa đậu nành ảnh hưởng tới giới tính thai nhi? Thực hư thế nào, mời tìm hiểu ngay sau đây.

Phụ nữ mang thai uống sữa fami được không? Có tốt không?

Fami là tên một thương hiệu sữa đậu nành lớn của Việt Nam. Từ lâu, loại sữa này rất được già trẻ ưa thích bởi vị thơm ngon, béo ngậy, hộp nhỏ tiện sử dụng.

Thành phần của Fami gồm có: Nước, dưỡng chất từ hạt đậu nành, canxi photphat, dầu đậu nành, đường kính trắng, hương liệu tự nhiên…

Mặc dù có hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vậy nhưng không ít bà bầu vẫn cẩn thận, thắc mắc mang thai uống sữa fami có được không? Câu trả lời là bà bầu CÓ THỂ uống vì những lợi ích mà thức uống này mang lại. Cụ thể là:

– Nguồn bổ sung protein, vitamin dồi dào: như vitamin A, D, PP, B12 tương đương với sữa bò. Đặc biệt protein trong sữa đậu nành fami còn tốt hơn vì ít cholesterol, chất béo so với các loại sữa từ động vật.

Một số bà bầu bị dị ứng lactose trong sữa bò khi mang thai uống sữa fami sẽ là giải pháp thay thế để bổ sung năng lượng, dưỡng chất cần thiết.

– Mang thai uống sữa fami sẽ hạn chế được tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ sinh non, thai nhi suy dinh dưỡng vì có nhiều khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm, canxi, folat…

– Cải thiện tình trạng táo bón nhờ chất xơ dồi dào.

– Giúp đẹp da và giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo nhận định của các chuyên gia, bà bầu mang thai uống sữa đậu nành nói chung và sữa đậu nành fami nói riêng đều có lợi. Nếu uống với liều lượng vừa phải, đúng cách không những tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

Lý do nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai con trai uống sữa fami có tốt không? Xuất phát từ sự nghi ngại thành phần isoflavone có trong sữa đậu nành có hoạt tính estrogen – Hormone nữ tính này có thể ảnh hưởng tới giới tính thai nhi, đặc biệt là các bé trai, nếu uống vào có thể bị teo tinh hoàn, vô sinh.

Tuy nhiên, đích thân bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà (Viện dinh dưỡng lâm sàng) khẳng định: Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nói đến việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình hình thành giới tính.

Do vậy các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi mang thai uống sữa fami. Mặc dù vậy, nên uống thế nào cho đúng cách và không phản tác dụng, các mẹ đã biết chưa?

– Theo các chuyên gia, đối với phụ nữ mang thai mỗi ngày chỉ nên bổ sung vào cơ thể lượng isoflavone không vượt quá 35 – 55mg tương đương với 1 hộp fami mỗi ngày.

– Đây là loại sữa công thức từ hạt đậu nành nên chứa nhiều đường, khuyến cáo những mẹ bị tiểu đường thai kỳ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Người bình thường và cả phụ nữ mang thai không nên uống sữa fami trong lúc đói mà không ăn kèm với thực phẩm nào vì thành phần protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

– Không nên uống sữa fami và ăn kèm với lòng trắng trứng gà. Vì trypsin trong sữa kết hợp với albumin trong trứng gà sẽ tạo thành chất khiến cơ thể đầy bụng, giảm hấp thu dưỡng chất.

– Không nên ăn cam, quýt, bưởi sau khi uống sữa fami vì axit kết hợp với protein có trong sữa fami sẽ gây ra tình trạng kết tủa, đầy bụng, tiêu chảy cho bà bầu.

Những thông tin trong bài đã trả lời cho các mẹ bầu thắc mắc mang thai uống sữa fami có được không rồi chứ? Ngoài sữa fami, chị em cần phải ăn uống đủ chất, khám thai định kỳ, có như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nguồn: chúng tôi

Có Nên Uống Sữa Ong Chúa Khi Mang Thai

Dù trí thông minh của bé được hưởng 1 phần do di truyền từ cha mẹ, nhưng đây không phải là tác nhân duy nhất quyết định chỉ số IQ. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến việc hình thành, phát triển trí não bé.

Trong đó, giai đoạn bào thai là rất quan trọng, vì có đến 70% não bộ sẽ phát triển và được hoàn thiện vào thời điểm này. Các hoạt động thường ngày của mẹ bầu như ăn uống, tập thể dục, hay mẹ bị stress v.v… đều có ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của bé về sau.

Dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và cả mang thai sau này. Vì vậy, nên tăng cường các loại thức ăn có nguồn gốc tự nhiên và giàu dưỡng chất như ngũ cốc, cá, thịt, trứng, sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm, trái cây v.v…, đồng thời giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi, chị em cũng cần bổ sung các vitamin, đặc biệt là axit folic trước khi thụ thai. Theo khuyến nghị, nên bổ sung 400mcg axit folic/ ngày, uống trước khi thụ thai khoảng 12 tuần và kết hợp thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh thai nhi.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nên uống sữa ong chúa khi mang thai với một liều lượng thích hợp và đúng vào những giai đoạn cần thiết có thể tạo nên những tác động rất lớn trong quá trình phát triển của em bé dù chưa chào đời.

Sữa ong chúa giàu dưỡng chất protein, chất béo, carbohydrate và axit folic, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu niacin và axit pantothenic, B1, B2, B6, C cực tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Là thực phẩm lý tưởng cho đa số các đối tượng khác nhau ( trừ người bị huyết áp thấp và có tiền sử dị ứng với mật ong và phấn hoa).

Đối với phụ nữ mang thai, sữa ong chúa mang lại những lợi ích gì? Bà bầu có nên uống sữa ong chúa khi mang thai không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều thai phụ muốn sử dụng viên uống sữa ong chúa bổ sung. Nên uống sữa ong chúa khi mang thai như thế nào để phát huy tốt nhất dưỡng chất có trong sản phẩm và mang lại sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé?

Từ tháng thứ 3 của giai đoạn thai kỳ trở đi các tế bào thần kinh não bắt đầu hình thành và phát triển mạnh đến tháng thứ 6. Tế bào thần kinh của con người được cấu thành từ protein và nhiều loại axit amin. Do đó, nếu được cung cấp sữa ong chúa vào đúng thời điểm các tế bào thần kinh hình thành và phát triển, chúng sẽ phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Do vậy các bà bầu từ tháng thứ 3 trở đi nên sử dụng sữa ong chúa với liều lượng vừa đủ để tốt cho sự phát triển của các tế bào thần kinh, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn

Lợi ích sữa ong chúa mang lại cho thai nhi:

– Tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch của thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh, sau khi ra đời, ít mắc các bệnh về hô hấp và tiêu hóa

– Nâng cao khả năng miễn dịch cho mẹ bầu chống lại những chứng bệnh trong thai kỳ, cho một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa triệu chứng tiền sản giật, tiểu đường.

– Giúp da bà bầu căng mịn, đàn hồi tốt tránh rạn da, rụng tóc…

Hướng dẫn cách sử dụng sữa ong chúa cho bà bầu tốt nhất

Mặc dù sữa ong chúa tốt cho sức khỏe thai nhi nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng. Sự thừa thãi bất cứ dưỡng chất nào bao giờ cũng gây hại cho sức khỏe. Liều lượng được khuyên dùng là khoảng 250mg/ ngày, tương đương với 1 viên sữa ong chúa dạng viên. Nếu bà bầu có tiền sử huyết áp thấp thì không nên dùng sữa ong chúa, vì sữa ong chúa có tính hàn, không thích hợp với những người huyết áp thấp.

Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi đến tháng thứ 6 thai kỳ, bà bầu có thể uống bổ sung thêm sữa ong chúa với liều lượng như sau:

– 1 viên/ ngày nếu là sữa ong chúa viên

Cách sử dụng: Dùng vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút là tốt nhất để dưỡng chất có trong sữa ong chúa phát huy tối đa tác dụng.

Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như liều lượng, thời gian bổ sung sữa ong chúa vào trong chế độ dinh dưỡng của mình để phù hợp với thể trạng cũng như đảm bảo sức khỏe trong quá trình mang thai

Chúc các bà mẹ tương lai có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón những đứa con ngoan ngoãn, thông minh, xinh xắn!

Uống Sữa Đậu Nành Khi Mang Thai: Nên Hay Không Nên?

Chào bác sĩ, em 25 tuổi, đang mang bầu ở tuần thứ 16. Thời gian trước khi mang bầu em thường xuyên uống sữa đậu nành. Khi có bầu em vẫn tiếp tục uống. Tuy nhiên, một số người lại khuyên em không nên uống vì không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Hiện tại em rất lo lắng có nên tiếp tục uống hay không và uống như thế nào đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Em có nên tiếp tục uống đậu nàng nữa không, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn bác sĩ! (Dương Hồng Hạnh).

Hồng Hạnh thân mến!

Sữa đậu nành là nước thức uống được rất nhiều chị em yêu thích bởi những công dụng tuyệt vời của nó mang lại. Tuy nhiên, có nhiều chị em trong thời gian mang thai lo lắng và không biết có nên chọn thức uống này trong quá trình mang thai hay không.

Có thể nói, sữa đậu nành cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết, giàu canxi, sắt, folat, vitamin A, PP, D, Riboflavin và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt; giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.

Ngoài ra, chất béo trong đậu nành chứa nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa vơ vữa động mạch, điều chỉnh huyết áp. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn có các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol máu, chống táo bón.

Theo nghiên cứu mới vào năm 2001 của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người. Và năm 2002, nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho biết nghiên cứu trên những trẻ em sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành (những đứa trẻ được coi là sử dụng nhiều sữa đậu nành nhất so với trẻ em khác tại Mỹ) cũng không thấy bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe của chúng.

Vì vậy, bà bầu có thể uống sữa đậu nành trong thời gian mang thai. Không những vậy, sữa đậu nành còn ung cấp cho bà bầu một lượng protein và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, D, Riboflavin và B12 đáng kể. Hàm lượng protein trong sữa đậu nành không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật. Sữa đậu nành cũng chứa nhiều canxi và chất xơ nên giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi, giảm tình trạng táo bón ở mẹ.

Tuy nhiên trong thời gian mang thai bạn không nên uống quá nhiều và cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc:

– Không nên dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu để uống vì nó sẽ bị biến chất, hư hỏng, thậm chí nhiễm khuẩn gây các bệnh về đường tiêu hóa.

– Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ vì một số axit hữu cơ có trong đường đỏ kết hợp với protein trong sữa sẽ gây nên tình trạng đầy, chướng bụng. Không uống quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc.

– Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế không uống lúc đói.

– Tuyệt đối không ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây kết tủa ở ruột, gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

– Trước khi uống sữa đậu nành cần được đun sôi kỹ, đảm bảo vệ sinh.

Chúc mẹ con bạn vui khỏe!

Nên Uống Sữa Bầu Hay Sữa Tươi Không Đường Khi Mang Thai

Không uống được những vẫn cố uống

Có rất nhiều mẹ bầu không quen uống sữa bầu, mình cũng vậy, mình không chịu được vị ngang của sữa bầu, thậm chí ngửi thấy mùi sữa bầu thôi là mình cảm thấy buồn nôn rồi. Mỗi lần uống xong sữa bầu là mình thấy khó chịu, buồn nôn, đầy bụng, và không muốn ăn gì nữa. Nhưng vì nghĩ sữa bầu tốt cho con, nếu uống thì sẽ sinh ra những đứa con “thông minh vượt trội” nên mình đành nhắm mắt, nín thở cố uống cho xong. Cảm giác mỗi lần uống xong 1 cốc sữa bầu mà khổ như đi đày vậy.

Giá sữa bầu hiện nay cũng khá đắt, nhưng các bà bầu lại có tâm lý là tiền nào của nấy nên toàn mua sữa thật đắt về uống. Đối với các mẹ bầu có điều kiện thì không sao, nhưng đối với các mẹ bầu không được dư dả lắm thì việc bỏ ra 1 khoản không nhỏ để mua sữa bầu cũng không phải dễ dàng gì. Trong khi đó không biết uống sữa bầu có thật sự cần thiết hay không.

Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có ngày càng xuất hiện nhiều loại sữa bầu của nhiều hãng khác nhau, khiến cho mẹ bầu khó lựa chọn. Thậm chí còn xuất hiện cả hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng quá thời hạn sử dụng, … nên nhiều mẹ bầu có khi mua phải hàng giả. Nếu uống sữa bầu giả thì lợi chả thấy đâu mà chỉ thấy hại, mà thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế mình thấy nhiều bà mẹ tốn tiền mua sữa bầu để uống nhưng thai nhi thì không thấy tăng cân mấy mà chỉ thấy mẹ béo phì và nguy cơ bị tiểu đường đang ngấp nghé ở ngưỡng nguy hiểm khi mang thai. Mà khi mang thai bị tiểu đường và béo phì rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Uống sữa bầu có thật sự cần thiết khi mang thai?

Uống sữa bầu là cách bổ sung canxi đơn giản, hoàn toàn khỏe mạnh và có lợi cho thai nhi. Nhưng, không phải chỉ có thể bổ sung qua sữa, các dưỡng chất khác bao gồm canxi cũng có mặt trong hầu hết các thức ăn hàng ngày như tôm cá, sữa chua, phô mai, các loại rau củ, bắp cải, súp lơ, cải xanh, thịt bò, thịt gà, ngũ cốc, các loại đậu,…

Nếu như mẹ bầu có khả năng hấp thụ tốt, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học thì không bắt buộc phải dùng thêm sữa bầu. Hơn nữa, đối với những mẹ bầu bị thừa cân, bị tiểu đường thai kỳ thì sữa bầu lại không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Sữa tươi không đường

Lợi ối, giúp bé tăng cân nhanh mà vóc dáng của mẹ vẫn gọn gàng, không bị tăng cân ồ ạt

Mẹ bầu uống sữa tươi không đường ấm trước khi đi ngủ tầm 2 tiếng thì sẽ ngủ khá dễ dàng, ngủ say và ngon hơn rất nhiều nữa đấy.

Làm sao để uống sữa dễ dàng, không bị khó chịu

Mẹ nào không uống được sữa hay là bị nghén khó uống sữa bầu thì nên chia thành nhiều lần uống trong ngày cho cơ thể quen dần, sau đó khi quen rồi có thể uống 1 lần.

Có thể vừa uống sữa vừa ăn kèm theo chút bánh mỳ, bánh quy… để giảm bớt vị khó uống của sữa bầu.

Đối với sữa bầu, mẹ chỉ nên uống tầm 250ml mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, sữa tươi không đường thì có thể tăng thêm.

Thời điểm uống sữa tươi không đường tốt nhất

Mẹ bầu nên uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ tầm 2 tiếng hoặc nên uống sau khi đã ăn sáng. Uống sữa tươi không đường trước khi ăn sáng hoặc thay thế cho bữa sáng đều không tốt cho sức khoẻ. Lúc mình đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa sẽ bị đẩy xuống ruột, lúc này sữa chưa bị tiêu hóa hết, việc này vừa lãng phí vừa dễ gây đau bụng, đi ngoài đấy.

527 views