Top 5 # Xem Nhiều Nhất Uống Sữa Công Thức Có Cần Bổ Sung Canxi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Trẻ Uống Sữa Công Thức Có Cần Bổ Sung Vitamin D Không?

Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung vitamin D?

Trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung vitamin D? Để trả lời câu hỏi này, mẹ cần xem chế độ sinh hoạt và lượng sữa trẻ hấp thụ mỗi ngày. Dựa vào tình hình uống sữa công thức của từng trẻ mẹ mới có thể xác định được có cần cho con bổ sung vitamin D hay không.

Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ vào 10/2008 thì trẻ bú mẹ hoàn toàn, trẻ bú mẹ một phần hay trẻ uống sữa công thức hoàn toàn cần bổ sung vitamin D liều 400 IU/ngày, bắt đầu vài ngày sau khi sinh.

Trung bình, trong 250 ml sữa công thức có chứa khoảng 100 IU vitamin D. Vậy để đủ 400 IU vitamin D trẻ sơ sinh phải uống 1 lít sữa công thức. Do đó, nếu trẻ uống đủ lượng sữa này, mẹ không cần bổ sung thêm vitamin D cho trẻ.

Tại sao cần bổ sung vitamin D cho trẻ?

– Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng hay bệnh lý mãn tính.

– Tham gia vào quá trình tổng hợp, bài tiết của cơ thể.

– Giúp não bộ hoạt động tốt hơn, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, đảm bảo cân nặng luôn được giữ vững ở mức hợp lý.

– Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển hệ xương – răng của trẻ.

– Tham gia vào quá trình hấp thu phốt pho, canxi ở ruột và thận.

– Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, dễ bị biến dạng xương và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đa xơ cứng, ung thư, bệnh về phổi …

Bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào?

Vậy là mẹ đã biết trẻ uống sữa công thức có cần bổ sung vitamin D không rồi đúng không nào? Vậy cần bổ sung vitamin D đến khi nào?

Theo các khuyến cáo hiện tại từ các tổ chức Y Tế trên thế giới như Ủy Ban Tư Vấn Dinh Dưỡng thuộc Bộ Y Tế Anh (SACN) và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ:

– Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh như thế nào? Trẻ dù bú mẹ hoàn toàn hay không hoàn toàn nên bổ sung với liều 300-400 IU vitamin D3/ngày kể từ lúc sinh cho đến 1 tuổi hoặc đến khi trẻ cai sữa/uống ít nhất 1 lít sữa có bổ sung vitamin D.

– Trẻ từ 1 tuổi – hết 4 tuổi tùy vào lượng sữa hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D nhận được. Liều lượng của trẻ khuyến cáo ở độ tuổi này nếu không uống được 1 lít sữa hoặc hay thụ động trong nhà như xem TV, ipad vẫn cần bổ sung 400 IU/ngày.

– Nếu trẻ từ 5 tuổi hay người trưởng thành ít ra nắng trong khoảng từ 10h – 3h chiều, ít nhận được vitamin D từ thực phẩm… vẫn rất cần bổ sung vitamin D để phòng ngừa nguy cơ còi xương (với trẻ em) và loãng xương (với người lớn), cũng như làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể…

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) có khoảng 5 – 13% trẻ bú sữa mẹ, 20 – 37% trẻ bú sữa công thức được cung cấp đủ lượng vitamin D khuyến cáo. Do đó, các chuyên gia khuyên mẹ nên chú ý bổ sung vitamin D cho bé trong những tháng đầu đời để tránh nguy cơ trẻ bị còi xương.

Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Có rất nhiều cách để mẹ bổ sung vitamin D cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:

– Cho trẻ tắm nắng

Cho trẻ sơ sinh tắm nắng 10-30 phút/lần là biện pháp bổ sung vitamin D dễ dàng nhất. Mẹ nên cho trẻ tắm nắng lúc 7-9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều vì đây là thời điểm mà tia cực tím yếu nhất. Mỗi đợt tắm nắng kéo dài 10 ngày.

Lưu ý mẹ chỉ nên cho trẻ ra ngoài tắm nắng trong điều kiện thời tiết ấm nóng và không khí tốt, việc mang trẻ ra ngoài khi trời lạnh sẽ khiến bé dễ bị cảm đấy.

– Cho trẻ uống vitamin D

Nếu mẹ không có thời gian cho bé tắm nắng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để bổ sung vitamin D (dạng nhỏ giọt) cho con. Không cho trẻ uống vitamin D tùy tiện vì điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho bé. Chú ý, mẹ nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D lúc 9-11 giờ trưa. Bắt đầu bổ sung vitamin D từ lúc con mới chào đời đến khi trẻ 18 tháng tuổi.

– Bổ sung qua chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu ăn dặm được, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin D cho trẻ thông qua thực phẩm. Cá hồi, cá ngừ, nước cam, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu phụ, các loại đậu, ngũ cốc … là những thực phẩm có lượng vitamin D dồi dào.

– Bé 12 tháng tuổi BIẾNG ĂN: Những điều cha mẹ cần biết!

– Nguyên nhân và MẸO điều trị sâu răng ở trẻ em HIỆU QUẢ!

– Uống sữa tươi có dậy thì sớm không? Câu trả lời chính xác nhất ở đây!

Vì Sao Cần Bổ Sung Canxi Trong Chế Độ Dinh Dưỡng?

VAI TRÒ CỦA CANXI ĐỐI VỚI CƠ THỂ

Cơ thể chúng ta không tự sản xuất Canxi, do đó chúng ta cần

bổ sung Canxi

trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Canxi giữ vai trò quan trọng trong sự hồi phục và phát triển xương. Nó tạo nên cấu trúc và sức mạnh cho xương và răng.

Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, xương của trẻ em được phát triển nhanh chóng trong giai đoạn trưởng thành. Do đó, trẻ cần được cung cấp đủ lượng Canxi mỗi ngày để đảm bảo đạt được mật độ xương tối ưu, giúp xương chắc khỏe trong suốt cuộc đời. Khi tuổi càng cao, khả năng tái tạo xương sẽ càng suy giảm.

Nếu trẻ không phát triển xương chắc khỏe trong giai đoạn trưởng thành, trẻ có thể gặp rắc rối về lâu dài. Vì thế, Canxi là một thành phần dinh dưỡng tối quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

LƯỢNG CANXI LÝ TƯỞNG CHO TRẺ?

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng sẽ cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để phát triển khỏe mạnh.

Thực phẩm làm từ sữa là nguồn cung cấp Canxi chính, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt, sữa, yogurt và phô mai được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng của người Việt cho chúng là nguồn cung cấp canxi tự nhiên.

Nếu bạn đang sử dụng nguồn thay thế sữa thường, như sữa đậu nành hoặc sữa gạo, hãy đảm bảo sản phẩm được bổ sung Canxi.

Cá đóng hộp ăn cả xương và đậu hũ cũng là nguồn cung cấp canxi tốt.

Canxi cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm khác như rau lá xanh, hạnh nhân và các loại đậu, nhưng với hàm lượng nhỏ hơn so với sữa, do đó bạn cần tiêu thụ với số lượng nhiều hơn.

MILO GIÚP TĂNG HÀM LƯỢNG BỔ SUNG CANXI LÊN 50% BẰNG CÁCH NÀO?

Bằng cách cho thêm MILO vào sữa, bạn có thể hấp thụ lượng Canxi nhiều hơn cho cùng một lượng sữa!

Một ly sữa 200ml chứa 214mg canxi. Khi thêm 1 gói Nestlé MILO 22g – vốn chứa sẵn 105mg Canxi vào ly sữa, lượng Canxi sẽ tăng lên 319mg. Một ly sữa pha Nestlé MILO cung cấp gần 50% lượng Canxi cần thiết mỗi ngày.

Ngoài ra, Nestlé MILO còn giúp sữa có vị thơm ngon hơn, khiến trẻ yêu thích và hấp thụ được lượng Canxi nhiều hơn!

ẢNH HƯỞNG CỦA CANXI VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT ĐỐI VỚI XƯƠNG

Hoạt động thể chất hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ. Kết hợp với lượng Canxi đầy đủ, đây được xem như hai yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em.

Nghiên cứu cho thấy những lợi ích của hoạt động thể chất đối với xương được gia tăng đáng kể khi kết hợp với lượng Canxi phù hợp, và ngược lại. Vì thế, để đem lại sự phát triển tốt nhất cho xương trẻ em, cần kết hợp cả hoạt động thể chất hàng ngày lẫn nguồn cung cấp Canxi đầy đủ.

MILO – THỨC UỐNG CHO HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT

Những hoạt động thể chất như chạy nhảy giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cho xương. Khi thêm MILO vào sữa, lượng Canxi sẽ được tăng thêm 70%! Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng phong phú trong sữa và MILO sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động thể chất cả ngày! Vì vậy, để giúp xương chắc khỏe, mẹ hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể chất và uống sữa MILO mỗi ngày.

Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Và Những Điều Cần Lưu Ý!

Canxi là một trong hai khoáng chất thiết yếu nhất cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kì. Tuy nhiên, loại canxi nào tốt cho bà bầu, nên uống canxi dạng nước hay dạng viên, canxi hữu cơ hay vô cơ là thắc mắc chung của nhiều mẹ.

Bà bầu nên uống canxi nước hay viên?

Trên thị trường có nhiều loại canxi ở các dạng thức khác nhau như canxi dạng viên, canxi dạng nước, canxi dạng sủi…Mức độ hấp thụ khác nhau tùy vào cấu tạo, nguồn gốc cũng như cơ địa hấp thu của bà bầu.

Theo đó, canxi cho bà bầu dạng viên có ưu thế là tiện dụng, dễ mang theo, dễ uống, đặc biệt phù hợp với những chị em hay bị trào ngược dạ dày, nôn ói do ốm nghén…

Canxi dạng nước dễ hấp thu và cũng khá dễ uống. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý về liều lượng của 1 ống canxi dạng nước.

Nếu vượt quá 500mg thì cơ thể có thể không hấp thu được hết trong 1 lần uống. Nói chung, lựa chọn canxi dạng nước hay dạng viên, chị em nên tùy cơ địa và nhờ bác sĩ tư vấn loại nào phù hợp với mình hơn.

Tại sao nên bổ sung canxi hữu cơ cho bà bầu?

– Về cấu thành: Canxi vô cơ được cấu thành từ ion canxi với ion muối vô cơ, có thể tạo ra bởi các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất. Canxi vô cơ thường gặp ở dạng hợp chất muối canxi như Canxi Carbonate (đá vôi).

Còn canxi hữu cơ được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ như Canxi Gluconat (tên đầy đủ là Canxi Lactac Gluconat), Canxi Caseinate…

– Về nguồn gốc: Canxi vô cơ được lấy từ sinh vật tự nhiên như vỏ sò, vỏ trai, vỏ ốc, vỏ động vật biển, đá, đá vôi… Canxi hữu cơ lấy từ nguồn thực vật hoặc động vật trong tự nhiên như: tảo biển, xương bò…

– Về mùi vị: Canxi vô cơ thường khó uống hơn do có mùi ngai ngái khá mạnh. Còn Canxi hữu cơ thì thường có mùi ngai ngái nhẹ hơn, có loại có mùi tự nhiên nên dễ uống.

– Khả năng hấp thụ vào cơ thể: Canxi vô cơ hấp thu vào cơ thể rất hạn chế, gây dư thừa canxi trong máu, lắng đọng canxi ở thận, gây nên các hiện tượng như sỏi thận, táo bón, vôi hóa thành mạch, thậm chí là canxi hóa bánh nhau ở phụ nữ mang thai.

Ngược lại, canxi hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật được các chuyên gia y tế và bác sĩ khuyên dùng nhiều hơn vì an toàn, tránh được những hiện tượng kể trên.

Ở 3 tháng đầu thai kì, nhu cầu canxi của mỗi mẹ bầu khoảng 800mg. Tuy nhiên, ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, liều lượng canxi cho bà bầu sẽ tăng cao hơn khoảng 1000- 1200mg (tùy từng mẹ).

Để bổ sung canxi cho mẹ bầu một cách tốt nhất, chị em nên đi bác sĩ khám xem mình có thiếu canxi không, thiếu nhiều hay ít, cần bổ sung canxi qua thực phẩm và viên uống như thế nào cho hợp lý, tránh việc thừa canxi.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của WHO, cách uống canxi cho bà bầu tốt nhất là bà bầu nên bổ sung khoảng 1000mg canxi/ngày. Mỗi lần uống không vượt quá 500mg vì cơ thể không hấp thu được hết sẽ gây nên tình trạng táo bón, lắng đọng canxi ở thành mạch máu, thận.

Thời điểm bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai: Nên uống canxi vào buổi sáng là tốt nhất vì lúc đó vitamin D từ ánh nắng mặt trời sẽ giúp bà bầu hấp thụ canxi vào cơ thể tốt hơn. Mẹ bầu có thể uống canxi vào sáng và trưa. Tránh uống buổi tối vì không tốt cho thận.

Lưu ý khi kết hợp canxi cùng các thuốc khác khi mang thai

Uống canxi và sắt đúng cách cho bà bầu

Sắt và canxi là hai chất mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ trong suốt khoảng thời gian mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, các mẹ cần chú ý thời gian uống cũng như cách uống đúng.

– Canxi uống chung với sắt được không? Uống canxi cách uống sắt bao lâu?

Do sắt và canxi khi uống cùng nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vào cơ thể, vậy nên, việc uống canxi và sắt đúng cách sẽ rất tốt cho mẹ bầu.

Với sắt, bạn nên uống trước ăn nửa tiếng. Trong bữa ăn sau đó nên có thêm thực phẩm, trái cây chứa vitamin C để sắt hấp thu tốt hơn.

Sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng sau, bạn có thể uống viên canxi. Vì sao thời gian phải cách xa như vậy, là do một số thực phẩm trong bữa ăn có thể chứa chất oxalat hoặc các loại ngũ cốc chứa chất phytat sẽ hạn chế canxi hấp thu vào cơ thể.

– Uống canxi và sắt vào lúc nào trong ngày? Cách uống thuốc sắt và canxi khi mang thai tốt nhất?

Như đã nói ở trên, thời điểm uống canxi tốt nhất là vào buổi sáng, khi có ánh mặt trời từ 6h-8h30. Tuy nhiên, khi kết hợp uống cùng viên sắt, mẹ bầu có thể uống sắt lúc đói trước ăn khoảng 30 phút vào buổi sáng.

Nếu hay quên hoặc không tiện uống sắt trước khi ăn, các mẹ cũng có thể uống canxi buổi sáng và uống sắt vào buổi trưa.

Chú ý: Cả sắt và canxi đều có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 tiếng. Vậy nên, khi kết hợp 2 loại này, miễn là không uống cùng lúc với nhau, còn các mẹ có thể tự điều chỉnh được để phù hợp với thời gian của mình. Không nên uống cả 2 loại vào buổi tối để tránh khó hấp thu, nóng người, khó ngủ.

Uống canxi và DHA cùng lúc có sao không?

Để tăng cường trí não cho bé ngay từ trong bụng mẹ, việc bổ sung thêm DHA trong thực đơn cũng như bổ sung bằng viên uống được nhiều mẹ áp dụng.

Khác với chất sắt, DHA khi uống chung cùng canxi không gây ảnh hưởng gì đến sự hấp thụ của cả 2 chất. Do đó, các mẹ có thể yên tâm khi uống chung.

Uống canxi và vitamin tổng hợp

Vitamin tổng hợp rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là với những mẹ trong thời kì thai nghén không ăn được đa dạng các loại thực phẩm.

Tuy nhiên, chị em cần thận trọng và tìm hiểu thành phần của vitamin tổng hợp mà mình đang dùng để khi kết hợp cùng với canxi sẽ có hiệu quả cao nhất.

– Uống canxi và vitamin tổng hợp cùng lúc được không:

+ Nếu trong vitamin tổng hợp có chứa hàm lượng sắt cao thì không nên uống cùng lúc với canxi.

+ Nếu trong vitamin tổng hợp không chứa chất sắt hoặc hàm lượng thấp thì có thể uống chung với canxi.

– Uống canxi và vitamin tổng hợp cách nhau bao lâu:

+ Trong trường hợp vitamin tổng hợp có chứa sắt, thì nên uống trước vitamin tổng hợp trước khi ăn khoảng 30 phút. Sau khi ăn xong 1-2 tiếng thì mới uống canxi.

– Bà bầu nên uống canxi từ tháng thứ mấy: Thiếu hoặc thừa canxi đều không tốt vậy nên chị em khi mang thai cần chú ý thời gian và liều lượng canxi cần bổ sung vào cơ thể. Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ khi mới mang thai ở 3 tháng đầu nên uống khoảng 800mg canxi/ngày.

– Uống canxi đến tháng thứ mấy: Phụ nữ có thai cần duy trì uống canxi đều đặn trong suốt quá trình mang thai và cả sau khi sinh con.

Khi nào không còn cho con bú nữa thì mới nên dừng lại. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, chị em nên bổ sung khoảng 1000mg canxi/ngày. Ở 3 tháng cuối là 1200mg canxi/ngày. Sau khi sinh, lượng canxi bổ sung khoảng 1000mg/ngày.

– Uống canxi lúc nào tốt nhất cho bà bầu: Để canxi hấp thu tốt nhất thì mẹ bầu nên uống vào thời điểm buổi sáng và buổi trưa.

Trong thời gian mang bầu, các mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là canxi.

Nếu không đủ chất này, một lượng canxi nhất định từ hệ xương của mẹ sẽ bị “rút ra” để bù đắp cho quá trình hình thành và phát triển thai.

– Đau nhức cơ bắp

– Thường bị chuột rút, nhất là ban đêm

– Đau, ê buốt răng, răng dễ lung lay, vàng răng

– Dễ gãy móng tay

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi…

Ngoài ra, các mẹ cũng nên để ý một số dấu hiệu bà bầu thiếu sắt và canxi khác như: hay đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, tê bì chân tay, cảm thấy khó thở, hụt hơi (đặc biệt là những mẹ thiếu sắt trong giai đoạn đầu của thai kì).

Khắc phục hiện tượng đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khá nhiều, trong đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh, cơ địa từng người mà có người đau sớm, có người đau muộn.

– Ở những mẹ đau lưng khi mang thai tháng đầu, tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 : Nguyên nhân có thể do nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi. Ngoài ra, có thể do tư thế sai, do lo lắng, căng thẳng cũng sẽ gây nên hiện tượng trên…

– Ở những mẹ bầu 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng đau lưng: Nguyên nhân có thể do cân nặng của mẹ đang thay đổi nhanh chóng, thai ngày càng lớn khiến lưng phải chịu sức nặng nhiều, mẹ bầu phải khom người xuống để gánh đỡ trọng lực của toàn bộ cơ thể.

Bên cạnh đó, có những mẹ không bổ sung đầy đủ canxi cũng sẽ bị đau lưng. Bởi trong giai đoạn này, thai nhi đang hình thành khung xương, não, răng nên cần được cung cấp một lượng canxi nhất định.

Nếu mẹ thiếu canxi, buộc cơ thể phải rút canxi từ hệ xương của mẹ để cung cấp cho con, hiển nhiên mẹ sẽ bị đau lưng và nhức mỏi xương khớp.

– Với những mẹ bị đau lưng và đau bụng dưới, thậm chí đau lưng ra máu khi mang thai thì cần xem xét thời điểm. Nếu hiện tượng xảy ra trong 3 tháng đầu, có thể do mẹ bị động thai.

Lúc đó máu ra sẽ là màu đỏ tươi hoặc nâu, kèm theo đau bụng dưới, đau mỏi lưng và có nhiều tiết dịch âm đạo. Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện để được khám và điều trị sớm.

Nếu hiện tượng này xảy ra ở những tháng cuối thai kì có thể mẹ đang có nguy cơ bị sinh non. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: do vợ chồng quan hệ mạnh, do bị nhau tiền đạo…

Để khắc phục hiện tượng đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số bài tập phù hợp. Khi đi, đứng, làm việc nên thẳng lưng, thẳng vai, không ngồi quá lâu, chân để vuông góc với thân người.

Không xách nặng, cúi người, vặn người. Khi muốn bưng bê vật gì cần ngồi từ từ xuống, lưng thẳng và bê vật đó lên.

Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái, co gối và dùng gối ôm. Nhờ bác sĩ tư vấn xem có nên chườm nóng hoặc lạnh, ngâm chân để giảm đau không.

Đặc biệt, trong suốt thai kì, mẹ nên bổ sung đủ canxi từ thực phẩm và viên uống để hạn chế hiện tượng đau lưng.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai

Bên cạnh đau lưng thì các mẹ bầu còn phải đối mặt với hiện tượng chuột rút khi mang thai gây đau đớn và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống rất nhiều.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chuột rút ở bà bầu có nhiều nguyên nhân gây nên như: do cơ chân phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể quá nặng trong toàn bộ thai kì.

Do tử cung to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu đưa từ dây thần kinh tủy sống đến chân và từ chân lên tim. Do cơ thể mẹ bị thiếu canxi trầm trọng….

Hiện tượng chuột rút bắp chân khi mang thai thường xảy ra vào ban đêm và nhiều nhất khi mang thai ở những tháng cuối. Ngoài ra, một số mẹ còn bị chuột rút ở bụng khi mang thai khiến mẹ vô cùng đau đớn và không biết phải làm sao, có nguy hiểm không.

Thực ra, tùy vào biểu hiện của từng cơn chuột rút mới có thể phán đoán được đó là cơn co cơ bình thường hay nguy hiểm.

Nếu thời gian bị chuột rút chỉ vài phút, một ngày bị 1-2 lần thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung thêm viên uống canxi và hạn chế đừng ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dễ gây tăng cân.

Còn nếu chuột rút co nhiều cơn trong 1 tiếng, kèm choáng váng, đau đầu, chảy máu âm đạo, buồn nôn, sốt…thì mẹ cần nhập viện gấp vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai, sinh non…

Tê mỏi chân tay khi mang thai

Theo thống kê, có khoảng 80% bà bầu bị tê mỏi chân tay khi mang thai. Cũng giống như hiện tượng đau lưng và chuột rút, nhức mỏi chân tay khi mang thai là do mạch máu bị chèn ép làm máu không lưu thông đến các chi.

Bên cạnh đó, cơ thể thay đổi cân nặng đột ngột, thiếu canxi- magie…cũng là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị tê tay, mỏi chân, đau chân khi mang thai.

Để hạn chế tình trạng buồn bực chân tay khi mang thai, mẹ bầu có thể tập thể dục, massage, chườm nóng, ngủ gác chân cao lên, uống đủ nước và đặc biệt phải ăn uống đầy đủ chất, nhất là canxi, magie. Với mẹ bầu, ngoài thực phẩm chị em có thể uống thêm viên canxi có chứa cả thành phần magie, vitamin D, K để canxi được hấp thụ vào cơ thể một cách tốt nhất.

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng mà hầu hết các mẹ đều gặp phải. Với những mẹ bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân chủ yếu là do hooc mon thay đổi, thiếu canxi và do vận động mạnh.

Nhưng với những mẹ đau khớp háng khi mang thai 3 tháng cuối, ngoài thiếu canxi hay làm việc quá sức thì còn một nguyên nhân mẹ bầu cần hết sức chú ý vì có thể đó là dấu hiệu của việc chuyển dạ.

Để hạn chế tình trạng đau khớp háng, dù mang thai ở những tháng đầu hay tháng cuối, các mẹ cũng cần vận động nhẹ nhàng, không làm việc nặng, hạn chế đứng lên ngồi xuống nhiều. Uống canxi đầy đủ với liều lượng theo bác sĩ khuyến nghị và nên tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình.

Tương tự hiện tượng đau háng, đau hông khi mang thai cũng là vấn đề khiến nhiều chị em phải “kêu trời” bởi nó khiến các mẹ thực sự khó khăn trong công việc, đi lại, nghỉ ngơi.

Như chị em cũng biết, dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, nó tạo nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và rễ cùng 1 (S1) của tủy sống.

Khi kích thước tử cung lớn lên, hông của các mẹ sẽ bị khó chịu, thậm chí là đau đớn. Những người có tiền sử bị đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, người lao động chân tay, người thừa cân, thiếu canxi sẽ bị đau hơn rất nhiều so với các mẹ bình thường.

Đặc biệt đau hông khi mang thai 3 tháng đầu sẽ nhẹ hơn so với những người đau hông khi mang thai 3 tháng cuối.

Chị em có thể bị đau hông trái hoặc đau hông phải khi mang thai. Với những mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm đốt L4 S5 có thể gây chèn dây thần kinh hông kéo theo hiện tượng đau mông khi mang thai bởi dây thần kinh hông chạy dọc từ thắt lưng hông xuống mông và kéo xuống mặt sau của chân.

Để giúp các mẹ bầu đỡ đau hông, đau mông khi mang thai, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nên nằm nghiêng về bên hông không đau để giảm sức ép lên hông và mông, đi bộ, tập thể dục cũng là cách giúp mẹ bầu đỡ đau hơn.

Đặc biệt, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn và uống thêm viên canxi sẽ giúp mẹ giảm tình trạng đau hông tối đa.

Táo bón ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến. Đặc biệt, khi canxi không được hấp thụ vào cơ thể, đào thải phần lớn ra ngoài cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón xuất hiện.

Nếu không điều trị kịp thời không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà táo bón còn ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây suy dinh dưỡng ở thai nhi, giảm sức đề kháng của con, dọa sảy thai, đẻ non…

Nguyên nhân gây hiện tượng táo bón khi mang thai là do: Sự gia tăng hormone progesterone, mẹ bầu bị mất nước do ốm nghén, ăn uống quá nhiều, uống sắt và canxi nhưng lại uống ít nước.

Ngoài ra, tử cung phát triển, mẹ lười vận động, mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kì cũng là nguyên nhân gây táo bón thai kỳ.

– Để hạn chế hiện tượng táo bón khi mang thai từ tuần đầu đến những tháng cuối, mẹ bầu cần:

+ Uống từ 2,5-3l nước mỗi ngày

+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây

+ Đi vệ sinh đúng giờ

+ Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.

+ Vận động nhẹ nhàng và giảm căng thẳng

+ Ngoài ra, nhiều mẹ vẫn thắc mắc uống canxi có gây táo bón không? Xin trả lời các mẹ là canxi rất cần cho mẹ trong thời kì mang thai.

Nó chỉ gây táo bón nếu mẹ không chịu uống nhiều nước. Đồng thời canxi vô cơ cũng tăng hiện tượng táo bón sau khi uống nhiều hơn so với canxi có nguồn gốc hữu cơ. Do vậy, mẹ nên mua canxi có nguồn gốc hữu cơ sẽ hạn chế tình trạng này.

Mặc dù canxi là dưỡng chất cực kì cần thiết để mẹ có một thai kì khỏe mạnh nhưng mẹ không nên lạm dụng có thể dẫn tới hiện tượng vôi hóa nhau thai.

Tình trạng vôi hóa nhau thai chia làm 3 mức độ:

– Canxi hóa độ 1 (rau canxi hóa độ 1): thai được 34 tuần ( +- 3,2 tuần)

– Canxi hóa độ 2: thai được 37,6 tuần ( +-2,7 tuần)

– Canxi hóa độ 3: thai được 38,4 tuần ( +-2,2 tuần)

Canxi hóa độ 1 hay độ 2 thực sự không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé. Chỉ khi mẹ bị canxi hóa độ 3 một thời gian mới dẫn đến việc dưỡng chất truyền từ mẹ sang con kém đi.

Nguyên nhân bị vôi hóa nhau thai là do sự lắng đọng canxi ở bánh nhau, từ đó gây nên hiện tượng canxi hóa. Vì vậy, mẹ cần đi khám và tuân thủ yêu cầu uống canxi theo đúng đơn mà bác sĩ kê.

Để bổ sung canxi một cách tự nhiên nhất, nên chọn các thực phẩm giàu canxi cho bà bầu như:

– Nhóm hải sản: cá, tôm, cua

– Nhóm sữa: sữa đậu nành, sữa bò, sữa dê, phô mai, sữa chua…

– Nhóm ngũ cốc: lúa mạch, ngô, mè…

– Nhóm các loại hạt: đậu tương, đậu xanh..

– Nhóm trái cây: kiwi, cam, chuối, mận, sung, trái cây sấy (nho, đào…). Đây là nhóm hoa quả bổ sung canxi cho bà bầu rất tốt nên các mẹ hãy ăn thường xuyên nha.

Ngoài những thực phẩm nhiều canxi cho bà bầu kể trên, các mẹ nên bổ sung thêm viên uống canxi NextG Cal mỗi ngày sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng đau lưng, chuột rút, đau hông, đau háng, tê mỏi chân tay cũng như táo bón khi mang thai.

Hiện nay, canxi NextG Cal là một trong những loại canxi hữu cơ được rất nhiều bác sĩ ở bệnh viện lớn khuyên dùng. Sản phẩm chứa canxi MCHA chiết xuất từ xương bò non của Úc, thêm vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thụ canxi hơn so với các loại canxi thông thường lên đến 30%.

Để được tư vấn tốt nhất về cách bổ sung canxi cho bà bầu, các mẹ có thể gọi điện tới tổng đài 18001125 (miễn phí cước).

Không Thể Uống Sữa Thì Bổ Sung Canxi Bằng Cách Nào?

Câu hỏi: “Người ta luôn quan trọng hóa việc sử dụng các sản phẩm từ sữa để cung cấp canxi cho cơ thể. Tôi không thể uống sữa thì bổ sung canxi bằng cách nào?

Thực tế, tình trạng không dung nạp lactose khá là phổ biến

Thực tế, khoảng 25% dân số Mỹ có tình trạng không dung nạp lactose. Đàn ông và phụ nữ da trắng bị ảnh hưởng ít hơn so với các cộng đồng dân tộc khác trên thế giới, trong đó 90% người châu Á bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Vậy không dung nạp lactose xảy khi ruột non không tiết đủ lactase, là enzyme phân cắt đường lactose (đường sữa) trong các sản phẩm từ sữa trước khi xuống ruột già; có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.

Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi nào?

Tình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi ruột non không thể sản xuất đủ lactase, là enzyme phân cắt lactose (đường sữa) trong các sản phẩm từ sữa trước khi xuống đến ruột già Khi những sản phẩm từ sữa không được tiêu hóa xuống đến ruột già, chúng có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn các sản phẩm sữa. Một số người có thể dung nạp được một vài sản phẩm sữa hoặc một vài loại sữa nếu họ ăn với số lượng nhỏ nhiều lần trong ngày.

Tình trạng không dung nạp lactose bẩm sinh thì rất hiếm nhưng thường khó khắc phục. Những người trưởng thành có thể mắc bệnh này và đôi khi, bởi một đợt ốm, tạm thời họ có thể không dung nạp được lactose.

Cách khắc phục khi bạn không thể sử dụng các sản phẩm từ sữa

Đừng vội chán nản. Bạn có thể không sử dụng được các sản phẩm từ sữa, nhưng thỉnh thoảng bạn có thể điều chỉnh cơ thể của bạn bằng việc ăn một lượng rất nhỏ thức ăn có chứa lactose và tăng dần số lượng một cách từ từ. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với một thìa sữa chua trong một vài ngày, sau đó là 1 muôi, rồi ¼ tách và cứ thế tiếp tục. Điều quan trọng là phải có những thức ăn chứa lactose như một phần ổn định trong khẩu phần ăn của bạn.

Điều mà bạn đang cố gắng thực hiện sẽ luyện tập cho ruột non của bạn bắt đầu sản xuất lactase trở lại. Đây là một ví dụ cho một hiện tượng: “dùng nó hoặc là mất nó”. Sữa chua là sản phẩm dễ dung nạp nhất và cũng cung cấp cho bạn 200 – 300 mg canxi trong 6 – 8 oz khẩu phần. Phomat cứng, như cheddar, phomat Thụy sĩ và phomat Pama, có thể dễ dàng tiêu hóa hơn sữa.

Nếu bạn cố gắng thực hiện quá trình điều chỉnh này và nó không có kết quả, thì rõ ràng là bạn có thể sử dụng canxi từ nhiều nguồn khác hoặc sử dụng thuốc có chứa lactase như viên Lactaid, để giúp tiêu hóa các sản phẩm từ sữa. Cho dù bạn làm gì, hãy chắc chắn là bạn nhận được đủ canxi vì theo một nghiên cứu gần đây, tình trạng không dung nạp lactose đi kèm với việc giảm khối xương và làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Trong bảng 4 liệt kê các thực phẩm giàu canxi. Bạn sẽ thấy có những sản phẩm không phải từ sữa để lựa chọn.

Một số bác sĩ nhi khoa cho rằng khuyến khích trẻ em sử dụng các sản phẩm từ sữa là không cần thiết. Thực ra, có rất ít bằng chứng cho thấy việc sử dụng các sản phẩm từ sữa làm tăng khối xương ở trẻ em. Trẻ em (và người lớn) có thể nhận được cùng một lượng canxi có trong 80 ml sữa nếu chúng uống 80 ml nước cam nhiều canxi, 1½ cốc ngũ cốc giàu canxi, 2 lát bánh mì bổ sung canxi, hoặc ½ cốc tào phớ (có canxi sulfate).

Rau xanh đậm là thực phẩm thay thế nếu bạn là người ăn kiêng chặt chẽ

Nếu bạn không thể dung nạp được bất kỳ thực phẩm nào từ sữa hoặc nếu bạn là người ăn kiêng chặt chẽ và không sử dụng các sản phẩm từ sữa, thì bạn nên quan tâm hơn đến việc lấy canxi từ nguồn thức ăn khác hoặc từ các thực phẩm bổ sung. Rau xanh đậm cũng chứa canxi, nhưng nó không được hấp thu tốt như canxi trong các sản phẩm từ sữa và vì vậy chỉ có một lượng nhỏ canxi có thể được hấp thu vào máu của bạn.

096.369.1010 – 083.369.1010.