Top 4 # Xem Nhiều Nhất Uống Sữa Blackmore Bị Đi Ngoài Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy, Đau Bụng Đi Ngoài

0 lượt xem

Có một số mối liên hệ giữa mang thai và tiêu chảy. Vì vậy, mẹ cũng không cần quá ngạc nhiên nếu trước đây bụng dạ mình rất tốt, nhưng từ lúc mang bầu lại dễ đau bụng đi ngoài hơn nhiều. Chế độ dinh dưỡng thay đổi khi mang thai. Khi có con, mẹ sẽ chú tâm đến bản thân và điều chỉnh để có chế độ ăn uống hợp lý nhằm đảm bảo bé có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đôi khi có thể gây đau bụng đi ngoài do sự thay đổi thực phẩm hấp thụ khiến bụng và dạ dày khó chịu.

Nhạy cảm hơn với thức ăn. Nhiều mẹ sẽ có cảm giác một số món trước đây mình vẫn ăn bình thường nhưng giờ ăn vào lại gây khó tiêu, đầy chướng hoặc đi ngoài.

Thay đổi hormone khi mang thai. Các hormone như estrogen, progesterone và Gonadotropin thay đổi sẽ tác động đến hệ tiêu hóa gây buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Một số nguyên nhân khác làm bà bầu bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài:

Ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ

Rối loạn tiêu hóa do nhóm các virus gây nôn mửa và tiêu chảy

Ký sinh trùng đường ruột

Hội chứng Crohn

Hội chứng ruột kích thích

Một số loại thuốc

Bệnh viêm loét đại tràng

Bệnh Celiac

Hiện tượng tiêu chảy ở tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ (một trong những dấu hiệu sắp sinh thường gặp)

Bà bầu nên làm gì khi bị tiêu chảy, đau bụng đi ngoài

Tình trạng tiêu chảy, đau bụng đi ngoài khi mang thai không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng điều cần quan tâm chính là giữ được nước trong cơ thể, sau đó mới xác định nguyên nhân gây đi ngoài và xử lý. Đi ngoài không phải là vấn đề nguy hiểm, nhưng mất nước thì rất nghiêm trọng có thể gây chết người. Mẹ cần chắc rằng mình bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Một số các như uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước canh rau có thể giúp mẹ bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ bị hao hụt do đi ngoài.

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy, đau bụng đi ngoài sẽ tự hết trong một vài ngày. Nhưng nếu bà bầu bị tiêu chảy kéo dài, không tự hết thì mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác. Nếu là do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng mẹ có thể cần dùng kháng sinh.

Mẹ có thể bù nước và điện giải bằng Oresol. Đây là cách đơn giản nhất nhưng mẹ vẫn nên nhờ bác sĩ kê đơn và đọc kỹ hướng dẫn cách dùng, liều lượng của thuốc oresol để đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng liều lượng để tránh gây tác động ngược lại.

Ngoài ra, mẹ bầu nên kiểm tra lại các loại thuốc, vitamin tổng hợp mình đang dùng. Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu gặp các vấn đề khi sử dụng thuốc. Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu rất tốt cho thai kỳ, tuy nhiên nếu dùng không hợp có thể khiến dạ dày mẹ khó chịu, chướng bụng và gây tiêu chảy.

Một số thay đổi về chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu giảm đi ngoài, tiêu chảy:

Tạm thời cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm cay chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Nếu mẹ bị bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu lactoza,… mẹ nên kiêng sữa và dùng các thực phầm khác để bổ sung canxi như pho mát, sữa chữa,…

Ngoài ra mẹ nên thêm vào chế độ ăn những thực phẩm lành mạnh, các món ăn được chế biến tốt cho sức khỏe, bao gồm: Các loại rau củ như cà rốt nấu chín; các thức ăn tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây; thịt nạc; cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau; sữa chua

Khi nào bà bầu cần phải đi khám bác sĩ?

Tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, gây biến chứng nguy hiểm đến thai kỳ. Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước: Nước tiểu sậm màu, miệng khô, khát nước liên tục, són tiểu, đau đầu, chóng mặt.

Đau bụng nhiều

Chất nhờn (đàm) hoặc máu trong phân

Đau đầu nghiêm trọng

Nôn mửa nặng

Sốt trên 37,8 độ C (100 độ F)

Tiểu ít

Tim đập nhanh

Cách ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị tiêu chảy đau bụng đi ngoài

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến mình bị đau bụng. Điều đó sẽ giúp bạn giải quyết tận gốc nguyên nhân làm bạn bị đi ngoài. Chẳng hạn nếu bà bầu có hệ tiêu hóa nhạy cảm và yếu, cần tránh thực phẩm cay, các đồ khó tiêu chứa nhiều chất béo, dầu mỡ. Còn nếu bà bầu mắc dứng không dung nạp đường lactose thì cần giảm lượng sữa tiêu thụ và thay bằng các nguồn canxi khác. Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, có thể bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, nếu do virus thường điều trị triệu chứng,….

Một số cách giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiêu chảy:

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Ăn chín, uống sôi. Rửa tay trước và sau ăn.

Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu, có thể gây đầy chướng như món ăn nhiều gia vị hoặc giàu chất béo.

Tránh đường, thức uống có gas và thức uống đóng chai nhiều đường và phẩm màu.

Không tiêu thụ cà phê, trà, nước ép nho và các loại nước uống tăng lực công nghiệp khác.

Theo Dinhduongbabau.net

Bà Bầu Bị Đau Bụng Đi Ngoài Có Sao Không, Uống Thuốc Gì Chữa Trị?

Bác sĩ ơi cho tôi hỏi bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không? Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 6 và mấy ngày hôm nay có biểu hiện đau bụng vào buổi sáng, đi cầu thấy phân nát và chất nhầy, ngoài ra không có biểu hiện gì khác thường. Tôi sợ tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên viết vài dòng gửi tới bác sĩ. À, mà nhân tiện đây cho tôi hỏi luôn là bà bầu bị đau bụng đi ngoài uống thuốc gì để nhanh chóng cắt triệu chứng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Cảm ơn rất nhiều!

TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC:

Bà bầu bị đi ngoài có sao không?

Anh Hoàng Duy thân mến! Tình trạng bà bầu bị đi ngoài trong thời gian mang thai là rất phổ biến. Các bác sĩ đều đánh giá bà bầu hay bị đau bụng đi ngoài có thể không nghiêm trọng nếu như không kèm theo các triệu chứng khác. Còn nếu như tình trạng đi ngoài kèm theo các biểu hiện như nôn mửa, sốt cao, đau quặn bụng, đau đầu, chuột rút cơ bụng, mất nước suy kiệt sức khỏe thì cần chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời. Việc để tình trạng đau bụng đi ngoài ở bà bầu kéo dài hoặc chậm trễ trong việc điều trị cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Đặc biệt là thời gian xảy ra ở tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kì.

Bà bầu bị đi ngoài uống thuốc gì?

Cũng giống như anh, rất nhiều người vẫn hay thắc mắc bà bầu bị đi ngoài phải làm sao, uống thuốc gì? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này của anh ngay bây giờ:

Vì thế, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé chúng tôi khuyên anh không được tự ý mua thuốc cho vợ uống. Nếu cảm thấy vợ quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp của thuốc men thì anh nên xin ý kiến của bác sĩ nếu có ý định cho vợ uống thuốc khi mang thai. Cụ thể là loại nào, liều lượng như thế nào thì sau khi thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể.

Một số mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài ở bà bầu được nhiều phụ nữ áp dụng chỉ trong một thời gian ngắn đã đem lại hiệu quả rất tốt. Anh có thể tham khảo và thực hiện theo:

– Về thuốc dân gian

Dùng củ gừng: Theo nghiên cứu từ y học cổ truyền thì gừng có đến 13 công dụng tốt cho bà bầu như giảm đầy hơi chướng bụng; tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi; chữa ho và cảm lạnh; cầm tiêu chảy; chống nôn và giảm ợ nóng; … Chính vì thế, anh có thể dùng gừng bằng nhiều cách khác nhau như cho vợ ăn kẹo gừng, uống trà gừng, thêm gừng vào các món ăn. Tuy gừng có công dụng tốt nhưng chỉ sử dụng ở mức vừa phải, không nên quá lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể.

Dùng lá mơ và trứng gà: Lá mơ có tính bình, vị chát, giúp sát khuẩn và cân bằng đường ruột tốt nên dùng để chữa tiêu chảy, kiệt lị. Anh cần chuẩn bị 100g lá mơ tía và 1 quả trứng gà. Lá mơ đem rửa sạch và thái nhỏ cho vào bát, trứng gà lấy phần lòng đỏ và trộn đều lên, thêm một chút muối. Đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút là được, trứng gà hấp lá mơ có vị thơm nên rất dễ ăn. Bạn làm 2 – 3 lần mỗi ngày cho vợ ăn.

Nước gạo rang: Dùng gạo tẻ rang lên rồi đi nghiền thành bột; khi nấu cơm, bạn lấy nước cơm đang sôi đổ ra bát, thêm vào 2 – 3 thìa bột gạo rang và quấy đều lên cho vợ uống. Mỗi ngày uống 2 cốc, trong khoảng 3 – 4 ngày là có kết quả tốt.

Dùng búp ổi non: Nếu trong vườn nhà có cây ổi thì anh có thể tận dụng búp ổi non để cải thiện tình trạng bệnh của vợ mình. Hái 5 búp ổi non đem rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào miệng nhai với vài hạt muối cho đỡ chát. Hoặc dùng búp ổi non và lá ổi non, 1 củ riềng già, 1 củ gừng nướng, vỏ quýt khô đem sắc với 500ml nước để lấy nước uống. Dùng nước trước khi ăn để có hiệu quả hơn.

Dùng vỏ vũ sữa: Hằng ngày mẹ lấy vỏ vú sữa khoảng 50g đem sắc với 400ml nước dùng thay nước lọc. Cần tránh uống nước khi bụng đói, tốt nhất là nên uống nước này sau bữa ăn chính hoặc khi bụng còn no.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mẹ Mới Sinh Có Được Uống Sữa Tươi Không, Có Sợ Con Đi Ngoài Không?

Tôi mới sinh bé được 4 ngày, sinh mổ, bé nặng 3,2 kg, sữa đã về nhưng rất ít. Tôi mới sinh con như vậy có được uống sữa tươi không, vì vết mổ rất đau nên tôi ăn uống khá kém. Tôi cũng nghe nói uống sữa có thể gọi sữa về nhanh hơn với nhiều hơn nữa. Mong bác sĩ giải đáp giúp.

Chào bạn Nguyễn Thị Hải,

Bạn sinh mổ cơ thể mất nhiều máu và sức nên sữa sẽ về chậm hơn và ít hơn, đó là lý do tại sao đã sinh con 4 ngày rồi mà sữa vẫn chưa đủ cho bé bú.

Bây giờ, bạn càng ăn uống tốt thì cơ thể càng nhanh hồi phục, đồng thời sữa cũng về nhiều hơn. Tuy nhiên, theo như bạn chia sẻ thì vết mổ rất đau khiến bạn ăn uống khó khăn, đây là một trở ngại rất lớn của quá trình tiết sữa.

Bạn cũng có thắc mắc mới sinh có được sữa tươi không, câu trả lời là CÓ. Sữa tươi ở dạng lỏng sẽ giúp bạn dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thu. Hơn nữa, trong sữa tươi cũng rất nhiều dưỡng chất, sẽ giúp bạn có nhiều sữa cho bé bú hơn.

Uống SỮA TƯƠI có giúp mẹ có nhiều SỮA MẸ hơn?

Tuy nhiên, vì bạn mới sinh em bé nên không thể uống sữa tươi một cách tùy tiện. Chúng tôi muốn dành cho bạn 3 lưu ý như sau:

– Không uống sữa tươi lúc bụng đói vì nó dễ khiến bạn lạnh bụng, đi ngoài dẫn đến bé bú mẹ cũng dễ bị đi ngoài.

– Không uống sữa tươi để trong tủ lạnh mà phải hâm nóng bằng cách ngâm hộp sữa vào nước 40 – 50 độ trước khi uống, như vậy sẽ không làm bạn bị lạnh bụng, đi ngoài.

– Sữa tươi giàu dưỡng chất, nhưng không uống quá 3 hộp/ngày. Ngoài sữa tươi, bạn bắt buộc phải bổ sung thực đơn bằng cơm, thịt cá trứng, rau quả. Nếu cảm thấy cơm khó nuốt quá thì bước đầu có thể nấu cháo.

Ngoài sữa tươi, bạn cũng có thể uống sữa ông thọ pha loãng với nước ấm hoặc sữa bà bầu, chúng đều tốt cho sức khỏe cũng như việc tiết sữa của bạn.

chúng tôi

LỜI KHUYÊN CHO MẸ:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Không phải trong trường hợp nào mẹ uống sữa tươi cũng đảm bảo rằng sữa sẽ về nhiều hơn. Việc uống sữa tươi giống như bổ sung dinh dưỡng giúp lợi sữa nhưng có một số trường hợp sau, cho dù mẹ có uống nhiều sữa tươi cũng không thể giúp tăng số lượng cũng như chất lượng sữa được:

? Mẹ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng: Thường thấy ở khá nhiều bà mẹ, dù ăn uống khoa học, đủ chất, ăn nhiều nhưng cơ thể vẫn gầy gò, ốm yếu.

? Mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhưng không thể chuyển hóa vào sữa: Trong trường hợp này, mẹ ăn bao nhiêu, hấp thụ vào cơ thể bấy nhiêu, mẹ sẽ ngày càng mập mạp nhưng tuyệt nhiên vẫn không vắt ra được 1 giọt sữa.

Mẹ CẦN hiểu rõ bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Đó chính là sự giảm sút của hoocmon Prolactin (giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ) trong cơ thể. Và những tác nhân thuận lợi khiến hàm lượng hoocmon này suy giảm đó là dinh dưỡng – nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, không ăn được,… Ngay cả việc không thể cho bé bú thường xuyên cũng khiến lượng hoocmon này ngày càng giảm xuống. Vậy, mẹ phải làm sao để giải quyết vấn đề này?

VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO LÀ GIẢI PHÁP CHO MẸ

✅ Mabio kích thích hoocmon Prolactin phát triển giúp sữa mẹ về nhiều tràn trề, sữa đặc và thơm mát.

✅ Giúp cơ thể mẹ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

✅ Tăng cường chuyển hóa trong cơ thể mẹ giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ giúp bé hấp thu phát triển tốt hơn.

✅ Giúp mẹ ăn ngon, ngủ yên, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé)

✅ Giúp sản phụ phục hồi sức khoẻ sau sinh nhanh chóng.

✅ Giúp thông tuyến sữa, chữa mất sữa.

✅ Giúp mẹ thon gọn vóc dáng sau sinh.

Lợi sữa Mabio là sản phẩm 100% từ cây thuốc quý của Việt Nam, được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, quy trình chặt chẽ của USAPHA nhà máy đạt chuẩn GMP. Sản phẩm được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

Bà Bầu Đi Ngoài Ra Máu Có Nguy Hiểm Không?

82.629 người đã xem

Bà bầu đi ngoài ra máu là dấu hiệu cho thấy hậu môn, trực tràng của mẹ bầu đang gặp vấn đề. Điều này gây rất nhiều lo lắng, hoang mang cho các mẹ. Vậy bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không và nên làm gì nếu bà bầu đi ngoài ra máu?

Nguyên nhân của bà bầu đi ngoài ra máu

Bà bầu đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:

Táo bón

Táo bón khiến phân khô cứng, khi đi qua niêm mạc ống hậu môn – trực tràng sẽ làm trầy, xước và chảy máu hậu môn. Dẫn tới bà bầu đi ngoài ra máu.

Táo là vấn đề rất thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự gia tăng hormone progesterone trong thời kỳ mang thai làm hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh.

Cùng với đó, nếu chế độ ăn thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ táo bón ở bà bầu. Để điều trị táo bón ở bà bầu, trước hết các mẹ cần thay đổi chế độ ăn (ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây) và thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể chất).

Nếu như việc thay đổi chế độ ăn và lối sống thất bại, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh trĩ là một chứng giãn tĩnh mạch trong và ngoài xung quanh trực tràng – ống hậu môn.

Bệnh xảy ra khi áp lực hậu môn tăng cao do sức nặng của thai nhi, cùng với sự giảm lượng máu ở vùng chậu, lưu thông máu kém kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ. Căn bệnh này rất phổ biến ở những tháng cuối của thai kì.

Ngoài việc đi ngoài ra máu, bệnh cũng gây cho mẹ bầu những khó chịu, đặc biệt là cảm giác căng tức hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn ngứa rát và luôn trong trạng thái ẩm ướt.

Nứt kẽ hậu môn

Đây là hiện tượng thường đi kèm với táo bón hoặc trĩ. Hiện tượng này xảy ra là do sự căng giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn. Ở những trường hợp bị nặng, tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng khi bệnh nhân cố rặn phân ra ngoài.

Khi bị nứt kẽ hậu môn, mẹ bầu sẽ đi ngoài ra máu (máu chảy thành giọt), vùng niêm mạc hậu môn đau rát kéo dài.

Bà bầu đi vệ sinh ra máu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, việc bà bầu đi ngoài ra máu có thể coi là bình thường nếu nó chỉ xảy ra 1-2 ngày và sau đó tự hết. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần liên tiếp nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bởi do hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài, lượng máu không đủ cung cấp cho thai nhi sẽ dẫn tới tình trạng thai nhi phát triển chậm, khi sinh ra trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Nặng nề hơn, thai nhi có thể bị sẩy do sức khỏe của mẹ bầu kém, cơ thể suy nhược, rối loạn tiêu hóa, vv.

Do đó, dù bà bầu đi ngoài ra máu vì bất cứ lý do gì, các mẹ đều tuyệt đối không được chủ quan, thờ ơ mà phải điều trị. Nếu bà bầu phát hiện mình đi ngoài ra máu, hãy đến phòng khám để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp.

Bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh khi chưa rõ nguyên nhân, điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

Một số lưu ý để cải thiện tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu

Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng

Để qua trình đại tiện được thuận lợi, các mẹ bầu nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng bằng cách ngồi xổm khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng tránh việc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên tập một số bài tập thể dục, bài yoga nhẹ nhàng để gân cốt được thư giãn và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa được diễn ra một cách thuận lợi.

Không nên ăn đồ ăn cay nóng

Bởi những đồ này chứa nhiều chất kích thích, không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, để quá trình điều trị đi ngoài ra máu được thuận lợi, các mẹ nên tránh xa đồ cay nóng. Khi điều trị khỏi, các mẹ cũng nên hạn chế ăn những loại đồ ăn này.

 Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng

Nếu như đồ cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa thì đâu mới là các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa?

Đó chính là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất xơ giúp cải thiện chức năng ruột già, tạo khối phân, bình thường hóa trạng thái phân và số lân đi tiêu. Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: gạo nâu, các loại đậu, lê, táo, mâm xôi, đu đủ, cam, chuối, các loại rau xanh, mận, vv.

Ngoài ra, trong táo còn chứa Pectit – có tác dụng tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột. Mận và kiwi có các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên giúp điều hòa nhu động ruột.

Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ

Việc làm này cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu.

Bạn nên tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau khi thức dậy. Đặc biệt bạn cũng nên lưu ý là không nhịn đi đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Táo bón và trĩ là 2 hiện tượng rất thường gặp ở bà bầu, đây cũng là nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng bà bầu đi ngoài ra máu. Vậy nên, bà bầu nên biết cách phòng tránh táo bón.

Để phòng tránh táo bón, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng và thực hiện theo như các lời khuyên phía trên của chúng tôi.

Cùng với đó, bà bầu có thể dùng thêm Isilax Mamma, một chế phẩm chống táo bón được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ.

Tóm lại, bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên các mẹ không được phép chủ quan và thờ ơ với hiện tượng này, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu bị bệnh, mẹ bầu cần đến thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc – điều này sẽ giúp đảm bảo các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn: https://hettaobonkeodai.com