Top 13 # Xem Nhiều Nhất Trẻ Uống Sữa Quá Nóng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Ý Kiến Chuyên Gia Gây Tranh Cãi: Sữa Mẹ Uống Lạnh Vẫn Tốt Cho Trẻ, Đừng Nên Hâm Quá Nóng

​Sữa mẹ rã đông uống lạnh vẫn tốt cho trẻ bởi giữ được tất cả các thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

Chỉ vì làm theo lời khuyên bác sĩ “sữa mẹ rã đông uống lạnh vẫn tốt cho trẻ” mà mình và mẹ chồng hục hặc với nhau.

Bé trai nhà mình 8 tháng rồi, mình cũng đã đi làm lại được 2 tháng. Tuy nhiên, mình vẫn cố gắng duy trì nguồn sữa mẹ cho con. Thường thì mình sẽ vắt sữa vào bình để ngăn đá tủ lạnh. Trước khi vắt sữa, mình luôn rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn. Bình chứa sữa đều được đun sôi để diệt khuẩn. Nghe bác sĩ dặn, mình mua loại bình làm từ nhựa cứng không chứa bisphenol A (BPA). Các mẹ cũng có thể mua bình thủy tinh hoặc túi đựng sữa chuyên dụng để trữ sữa.

Nhà mình có mẹ chồng và chị giúp việc ở nhà nên mình đi làm cũng yên tâm. Có điều cách chăm con của mình đôi khi làm mẹ chồng phật ý vì bà chỉ tin vào cách nuôi trẻ truyền thống. Cách đây 2 tháng, bà đã định bỏ về quê vì 2 mẹ con cãi nhau kịch liệt chuyện cho bé bú sữa lạnh.

Chuyện là đọc trên trang Amarinbabyandkids, mình thấy bác sĩ bảo hâm sữa quá nóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ, thậm chí có thể làm con bỏng miệng khi uống. Vậy nên, theo bác sĩ, mẹ có thể cho con bú sữa lạnh, điều này vẫn đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của con.

Chẳng hạn, nếu ngày mai dùng thì tối nay mình để sữa xuống ngăn mát. Ngày hôm sau sữa đã tan đá. Khi đó, bình sữa sẽ xuất hiện một lớp váng sữa trên mặt. Mình lắc đều lớp chất béo này rồi cho con bú. Cách này vừa đơn giản lại tiện lợi. Mà con mình có vẻ nó cũng thích nữa, bú choàm choạp thương lắm.

Nhưng mẹ chồng mình không chịu. Bà bảo từ đời cố lũy tới giờ không ai nuôi con như vậy. Bụng con nít còn yếu, phải hâm nóng sữa trước khi bú. Mình không chịu vì hâm nóng sữa thì còn gì chất dinh dưỡng nữa.

Bà nói lẫy: “Thôi con cô cô chăm, tôi học ít thì biết gì” rồi để mặc chị giúp việc chăm con theo cách của mình.

Trộm vía sau 2 tháng cho con bú sữa lạnh, con không những khỏe mạnh mà còn tăng cân tốt, cũng chả đau bụng đau bão gì nên mẹ chồng mình cũng nguôi ngoai, hết giận mình luôn. Điều đó càng củng cố việc sữa mẹ uống lạnh vẫn tốt cho trẻ.

Theo mình cách này giúp cho việc chăm con đỡ vất vả. Nếu mẹ nào sợ sữa lạnh quá, khi lấy ra từ ngăn mát có thể ngâm bình sữa trong nước ấm hoặc nước máy, khi sữa mát là cho con dùng được. Như vậy vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng trong sữa.

Thực ra, bác sĩ họ còn bảo nếu sữa mẹ rã đông còn sền sệt đá thì có thể múc cho con ăn như ăn kem mà không ảnh hưởng gì đến trẻ, lại cho con có thêm trải nghiệm mới. Tất nhiên là các bé này đã đủ lớn để ăn lạnh.

Một số điều mẹ lưu ý trong quá trình bảo quản sữa

Sữa để bên ngoài ở nhiệt độ 27 – 33 độ C chỉ sử dụng được trong khoảng 3 – 4 giờ.

Sữa để bên ngoài ở nhiệt độ 16 – 26 độ, sử dụng được trong khoảng 4-8 giờ.

Ở nhiệt độ 15 độ C sữa có thể sử dụng tối đa trong khoảng 24 giờ, sau thời gian này phải bỏ đi vì đã không còn chất dinh dưỡng.

Nếu sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh bình thường với nhiệt độ 0-4 độ, có thể giữ trong khoảng 3-8 ngày.

Đối với tủ lạnh mini chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát, vì hoạt động đóng mở làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục nên chỉ có thể bảo quản được trong 2 tuần.

Đối với loại tủ lạnh 2 cánh, có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát, ở nhiệt độ -4 độ C, sữa mẹ vắt ra có thể để được 4 – 6 tháng, với nhiệt độ -19 độ, có thể lưu trữ sữa mẹ trong khoảng 6-12 tháng.

Sau một thời gian dài áp dụng cho con, mình thấy rằng sữa mẹ uống lạnh vẫn tốt cho trẻ. Nếu mẹ nào đã áp dụng cách này thì góp thêm cùng mình tiếng nói nha để các mẹ khác có thêm thông tin chăm con nhỏ.

Những Nguy Cơ Khi Cho Trẻ Uống Quá Nhiều Sữa

Một vấn đề phổ biến khi trẻ uống quá nhiều sữa là táo bón. Ngoài việc không có bất kỳ chất xơ nào, trẻ em uống quá nhiều sữa thường có dạ dày bị lấp đầy sữa và có thể ăn ít hơn thực phẩm có nhiều chất xơ.

Điều này đặc biệt có thể là một vấn đề đối với trẻ mới biết đi và trẻ mầm non uống nhiều hơn 500-700ml sữa mỗi ngày.

Ngoài táo bón, một vấn đề lớn khác của việc uống quá nhiều sữa là tất cả lượng calo dư thừa mà trẻ đang nạp vào hàng ngày. Những lượng calo dư thừa này thường khiến một đứa trẻ nhanh no và không muốn ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác hoặc nếu chúng vẫn ăn uống ngon miệng, thì tất cả lượng calo dư thừa có thể dẫn đến sự thừa cân của trẻ.

Một ví dụ là, nếu một bé trai uống 1 lít đến 1,4 lít sữa mỗi ngày, với hơn 600 calo mỗi lít sữa, có nghĩa là bé trai đang nạp vào khoảng 600 đến 900 calo chỉ từ sữa. Lượng calo này đã chiếm 1/2 đến 2/3 lượng năng lượng đề xuất – 1300 calo mà một đứa trẻ cần mỗi ngày.

Thêm vào đó, nếu con bạn uống nhiều nước trái cây, bé có thể nhận được hầu như tất cả lượng calo cần thiết từ sữa và nước trái cây mà mình đang uống, mặc dù nó không cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng tổng hợp bao gồm chất béo, protein, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất.

Một vấn đề lớn nữa là trẻ mới biết đi uống nhiều sữa thường có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Một lần nữa, điều này thường xảy ra vì sữa không có chất sắt trong đó, và bởi vì nếu trẻ uống no sữa, thì chúng cũng không ăn nhiều thực phẩm giàu sắt khác.

Việc thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và nếu thiếu máu trầm trọng, có thể cần truyền máu.

Những điều khác cần biết về uống quá nhiều sữa

Nếu bạn quyết định rằng điều này là cần thiết, một cách dễ dàng để cắt giảm lượng sữa của trẻ là chỉ đơn giản là không đổ đầy sữa vào ly mỗi khi trẻ uống. Thay vì 200ml sữa mỗi ly, chỉ cần rót 150ml sữa cho trẻ. Và sau đó có thể giảm số lần uống mỗi ngày.

Chuyển sang sữa ít béo khi bé lên hai tuổi: nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn để được giúp đỡ thêm nếu con của bạn dường như không thích ăn các thực phẩm khác sau giai đoạn ăn dặm và chỉ thích uống sữa. Và khi đó, bạn có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa ít béo kèm theo các thực phẩm sau giai đoạn ăn dặm.

Uống Sữa Ong Chúa Quá Liều Có Sao Không?

Sữa ong chúa là một nguyên liệu vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta. Trong sữa ong chúa có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp phát huy nhiều tác dụng tích cực đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng sữa ong chúa có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Vậy uống sữa ong chúa quá liều có sao không? Qua bài viết sau đây, chúng tôi xin giải đáp giúp bạn thắc mắc trên.

1. Giới thiệu chung về sữa ong chúa

Sữa ong chúa là một loại sữa được tiết ra từ những con ong thợ, dùng để nuôi dưỡng ong chúa và ấu trùng của ong chúa. Những con ong khi được nuôi bằng sữa này sẽ phát triển và trưởng thành thành ong chúa, có tuổi thọ gấp 50 lần ong thợ. Ở nhiệt độ bình thường, sữa ong chúa có dạng sệt, đặc như bơ, màu ngà vàng.

Trong sữa ong chúa có chứa nước, protein, glucid, lipid, các acid amin thiết yếu, vitamin nhóm B, C cùng một số chất khoáng vi lượng như đồng, kẽm, coban, selen,… Dựa vào những thành phần quý giá như trên mà người ta đã thu thập sữa ong chúa để sản xuất thành sản phẩm sữa ong chúa tươi, sữa ong chúa viên nang phục vụ cho nhu cầu sức khỏe, làm đẹp của con người.

2. Tác dụng của sữa ong chúa đối với con người

– Tác dụng làm đẹp: sữa ong chúa là một thần dược đối với làn da. Việc uống trực tiếp sữa ong chúa, pha sữa vào mật ong, nước trái cây để uống, dùng sữa ong chúa đắp mặt,… đều giúp làn da mịn màng, trắng hồng rạn rỡ, tăng sức đề kháng. Đồng thời, sữa ong chúa giúp trị mụn, trị nám, trị tàn nhang,…, đem lại cho chị em phụ nữ sự tự tin với một làn da rạng ngời.

– Tác dụng phòng bệnh: uống sữa ong chúa thường xuyên giúp ngăn ngừa một số bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, viêm dạ dày mạn, bệnh thận mạn, bệnh ung thư,…

3. Uống sữa ong chúa quá liều có sao không

Với những thành phần dưỡng chất quý giá và tác dụng tuyệt vời như vậy, liệu rằng uống sữa ong chúa quá liều có sao không? Tương tự như nhiều loại dược phẩm và thực phẩm chức năng khác, nếu bạn uống sữa ong chúa quá liều sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ thường gặp khi uống sữa ong chúa quá liều đó là: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, khởi phát cơn hen, khó ngủ, rối loạn nhịp tim,…

Vì vậy, bạn nên sử dụng sữa ong chúa ở liều lượng cho phép. Liều thích hợp và khoa học theo khuyến cáo của các chuyên gia là: người lớn mỗi lần uống từ ½ đến 1 thìa cà phê sữa ong chúa tươi hoặc 1 đến 2 viên nang sữa ong chúa, mỗi ngày uống tối đa 2 lần. Đối với trẻ em: uống mỗi lần không vượt quá ½ liều người lớn, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần.

SỮA ONG CHÚA CAO CẤP TODAY BEE

Điện thoại: 0908 745 676

Đc : 424 Lý Thái Tổ Tp Bảo Lộc Tỉnh Lâm Đồng

Đc 2: 52 Đông Du Phường Bến Nghé Quận 1 TPHCM

Điều Gì Xảy Ra Nếu Bạn Uống Sữa Quá Nhiều

Sữa có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng uống quá nhiều lại gây ra một số tác dụng phụ.

Sữa có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe như tốt cho răng và xương. Uống 3 ly sữa mỗi ngày có thể hữu ích nhưng nhiều hơn lại gây ra một số tác dụng phụ.

Rối loạn tiêu hóa

Theo Boldsky, rất nhiều người không dụng nạp được lactose, nghĩa là cơ thể của họ không thể phá vỡ lactose hoặc loại đường chính trong sữa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Các triệu chứng này có thể khác nhau ở mỗi người nhưng nếu bạn không dung nạp được lactose, tốt hơn là cắt giảm lượng sữa tiêu thụ.

Tăng cân

Nếu bạn đang tiêu thụ loại sữa giàu chất béo, cơ thể có thể thêm nhiều calo dư thừa từ chế độ ăn hàng ngày, sẽ gây tăng cân. Trong khi, sữa nguyên kem có chứa 149 calo mỗi cốc, sữa tách béo (sữa gầy) chỉ có 90 calo. Vì vậy, nếu thích uống sữa nhưng không muốn tăng cân, bạn có thể chuyển sang uống sữa gầy thay vì sữa béo để hạn chế lượng calo tiêu thụ.

Gây dị ứng

Theo Live Strong, dị ứng cũng là triệu chứng phổ biến khi bạn uống quá nhiều sữa. Các triệu chứng dị ứng bao gồm ho, đau bụng, nôn mửa bắt đầu xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ uống sữa, tùy thuộc cơ địa mỗi người. Trong một số trường hợp, dị ứng sữa có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng con người.

Gây hại xương

Sữa là thực phẩm giúp xương chắc khỏe nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống sữa quá nhiều lại làm tăng nguy cơ gãy xương ở phụ nữ.

Cản trở quá trình hấp thụ sắt

Uống sữa quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt và làm giảm hiệu quả của các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Đây là vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em vì nó có thể làm cho trẻ thiếu sắt và thiếu máu. Vì vậy, các nhà khoa học thường khuyến cáo trẻ sơ sinh và dưới một tuổi không nên tiêu thụ sữa bò, trẻ dưới 5 tuổi không nên uống nhiều hơn 236 ml sữa một ngày.

Theo Zing.vn

Nguồn: giadinh.net.vn