Top 3 # Xem Nhiều Nhất Tại Sao Mẹ Bầu Bị Đau Đầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Mẹ Bầu Bị Đau Lưng 3 Tháng Đầu. Phải Làm Sao?

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng nhiều mẹ bầu đang gặp phải. Vậy, bầu bị đau lưng phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Các kiểu đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Trong quá trình mang thai thì các mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏng vùng lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tuần tháng khi thai nhi đang lớn dần lên.

Đau lưng kèm theo đau thắt lưng: cảm giác đau ở những đốt xương sống ngang thắt lưng. Là do từ trước khi mẹ mang thai từng trải qua bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn vào cuối thai kỳ.

Đau xương chậu: triệu chứng đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Đây là kiểu đau phổ biến hơn ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thông thường các mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hoặc cả hai mông và mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện khi đi bộ, leo cầu thang, trở mình đột ngột và lăn mình trên giường,…

Làm gì khi mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu?

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng gây ra nhiều khó khăn cho mẹ bầu ở giai đoạn này. Cùng với đó là triệu chứng bị ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi. Khi đó các mẹ nên áp dụng những cách dưới đây để giảm thiểu tình trạng đau lưng nhé:

– Mẹ bầu bị đau lưng hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.

– Áp dụng các mẹo dân gian như dùng lá ngải cứu: lấy một nắm lá ngải cứu tươi sau đó đem đi rửa sạch và trộn đều với muối hạt. Tiếp theo, cho chúng lên chảo rang thật nóng trong khoảng 5 phút. Bọc lá bằng khăn vải để chườm vào chỗ bị lưng đau sẽ giảm đau mỏi hiệu quả và và rất an toàn.

Lưu ý chữa đau lưng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Không sử dụng thuốc giảm đau hay những loại thuốc chống mệt mỏi khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập những bài thể dục nhẹ như: đi bộ, thể dục tay không, bơi lội,… giúp cho cơ thể được khỏe mạnh và xương khớp được dẻo dai hơn. Đồng thời, hỗ trợ rất tốt các mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

Nếu bị đau lưng ở tháng thứ 2 của thai kỳ, khi đứng mẹ cần phải giữ lưng thẳng để có thể tránh mỏi lưng. Khi ngồi hãy ngồi thẳng theo với lưng ghế và có thể đặt gối nhỏ ở phía sau thắt lưng.

Hãy thay thế các đôi dép cao gót bằng những đội giày thấp để đi lại vừa chân và thoải mái.

Chú ý đến cân nặng của mình, không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành từng bữa.

Nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ và thay đổi tư thế sao cho thật thoải mái sẽ giúp cho các bạn cảm thấy được dễ chịu hơn. Hãy đặt một chiếc gối mềm ở giữa hai đầu gối và một chiếc gối mỏng ở dưới phần thắt lưng, phần eo để có được giấc ngủ ngon hơn vừa ít xảy ra triệu chứng bà bầu đau lưng 3 tháng đầu.

Trường hợp cơn đau lưng dữ dội và âm ỉ kéo dài không dứt hay đau lưng bị lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngày để có thể kiểm tra và thăm khám.

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải và có người bị đau nhẹ nhưng cũng có người sẽ bị đau nặng. Vì thế, khi cảm thấy đau lưng thì nên thay đổi lối sống hằng ngày cùng chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý để có một thai kì khỏe mạnh.

Tại Sao Bà Bầu Bị Đau Khớp Háng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu?

Tại sao bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu?

1/ Đau do vận động

Đau xương khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu tiên có thể là do thai phụ vận động nhiều. Chẳng hạn như khi mẹ bầu đứng lên ngồi xuống sẽ chịu một lực ép từ thai nhi thúc xuống và tạo ra những cử động mạnh tác động lên vùng tử cung và gây đau khớp háng. Bên cạnh đó, việc gánh đỡ một khối lượng cơ thể nặng thường làm tăng áp lực lên vùng xương chậu và lan xuống vùng khớp háng, gây đau.

2/ Do thay đổi trong cơ thể

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormon gọi là Relaxin. Loại hormon này cho phép mô liên kết thư giãn và làm mềm. Khi đó, các dây chằng và khớp xương chậu sẽ co giãn và nới lỏng ra tạo điều kiện thuận lợi cho xương chậu mở ra khi sinh. Đồng thời, Relaxin làm tăng tính linh hoạt trong các xương, giúp thai nhi di chuyển qua lại dễ dàng trong dạ con. Chính vì những thay đổi này khiến khớp háng trở nên yếu dần và gây đau nhức khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu.

3/ Do cấu tạo cơ thể phụ nữ

4/ Do thiếu canxi

Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Bởi cơ thể người mẹ cần cung cấp đầy đủ canxi để nuôi dưỡng thai nhi, nhất là trong khoảng thời gian đầu thai nhi cần canxi để hình thành khung xương và phát triển. Do đó, nếu mẹ bầu không bổ sung canxi đủ, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ dẫn đến hệ xương khớp sẽ trở nên yếu dần và dễ bị đau nhức.

5/ Tăng cân trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, hệ xương khớp nhất là khớp háng và khớp đầu gối ngoài việc phải gánh đỡ trọng lượng của bản thân mẹ bầu còn gánh thêm phần cân nặng của thai nhi. Chính vì vậy, khớp háng phải hứng chịu một áp lức lớn dẫn đến đau nhức. Tình trạng này sẽ tiếp diễn cho đến khi bà bầu sinh con. Mặt khác, đau nhức sẽ tăng lên và kéo dài nếu cân nặng mẹ bầu tăng nhanh.

Cách giảm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, nếu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên áp dụng những cách hiệu quả sau đây để khắc phục cơn đau.

1/ Chườm nóng

Hơi nước nóng sẽ giúp các mao mạch giãn nở và giúp lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần dùng một chiếc khăn và nhúng vào trong thau nước ấm. Sau đó, dùng khăn nóng chườm lên nơi bị đau và thực hiện 2 – 3 lần, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nóng, bà bầu cũng nên hết sức cẩn thận, không nên chườm khăn quá nóng tránh trường hợp gây bỏng da.

2/ Tăng cường nghỉ ngơi và vận động đúng cách

Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc. Bởi áp lực khi mang thai thường rất lớn, nếu mẹ bầu tiếp tục làm việc sẽ khiến khớp xương chịu áp lực đè nén hơn mức bình thường dẫn đến đau nhức. Do đó, để giảm đau hiệu quả, bà bầu tốt nhất nên nghỉ ngơi và thư giãn.

Bên cạnh đó, vùng xương háng thường đỡ xương chậu nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp trong suốt quá trình mang thai. Cho nên, mẹ bầu không nên đi lại hoặc đứng quá nhiều. Khi đi nên đi chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên chạy nhảy hay leo lên leo xuống cầu thang với tần suất nhiều lần trong ngày.

3/ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Khi thai nhi phát triển, các hoạt động như ngủ hay thậm chí ngồi trong một thời gian dài đều trở nên khó khăn. Để giảm thiểu những cơn đau khớp háng, mẹ bầu nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đai nâng đỡ bụng để hạn chế sức nặng của bụng bầu lên khớp háng. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thay đổi nệm giường thành những tấm có độ mềm và mịn hơn. Ngoài ra, bà bầu nên sử dụng giày thể thao thay cho giày cao gót khi di chuyển, giảm bớt áp lực lên đầu gối và khớp háng.

4/ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau nhức khớp háng khi mang thai. Chính vì vậy, thai phụ nên có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển. Đặc biệt, mẹ bầu nên bổ sung lượng canxi vừa đủ cho mẹ và bé tránh tình trạng thiếu hụt canxi gây loãng xương và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa xương khớp, viêm khớp,… Thông thường ở mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bà bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý và khoa học.

Tại Sao Mẹ Bầu Bị Đau Lưng? Làm Gì Để Trị Đau Lưng Trong Thai Kỳ?

Bà bầu đau lưng là triệu chứng sẽ gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối, tình trạng đau lưng kéo dài hơn, tần suất cũng nhiều hơn. Vậy tại sao mẹ bầu thường bị đau lưng trong thai kỳ? Có thể giảm đau lưng cho thai phụ bằng những cách nào?

1. Tại sao bà bầu đau lưng?

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng ở bà bầu, thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu đau lưng do cột sống cong và chịu áp lực khi thay đổi tư thế

Là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng đau lưng của mẹ bầu. Khi thai nhi lớn dần, bụng trước to ra, trọng lượng cũng tăng đáng kể. Phần bụng nhô ra phía trước nhiều hơn, phâng ngực và cùng cụt cong ra sau, trọng tâm cơ thể thay đổi. Để giữ cân bằng, mẹ bầu thường có xu hướng ngả người về phía sau hoặc lấy tay đỡ phần lưng, bụng. Quá trình này sẽ làm căng cơ lưng, triệu chứng đau xuất hiện và ngày càng thường xuyên hơn khi đến giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu thai đôi.

Do yếu cơ bụng

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng của mẹ bầu. Cơ bụng có vai trò hỗ trợ cột sống và vùng lưng. Khi mang thai, cơ bụng của mẹ sẽ bị giãn ra tương đối, nhiệm vụ chính của cơ bụng lúc này là bảo vệ bào thai bên trong, vai trò hỗ trợ vùng lưng và cột sống giảm. Cộng thêm sự đè ép của bụng bầu lên vùng lưng, những lý do này đều dẫn đến việc bà bầu đau lưng .

Sự xuất hiện hormone trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone tự nhiên nhằm giúp dây chằng ở khớp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này vô tình gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

2. Bà bầu đau lưng từ tháng mấy? Biểu hiện ra sao?

Không phải mẹ bầu nào cũng có triệu chứng và thời gian đau lưng như nhau. Tình trạng mỏi lưng có thể sẽ xuất hiện rất sớm, trong tuần 18 dù bụng bầu chưa lớn nhưng hoàn toàn có thể gặp phải. Hầu hết mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng cuối và có mẹ còn kéo dài đến thời gian đã sinh con.

Biểu hiện phổ biến mẹ gặp phải là cảm giác đau khớp nối giữa xương cụt và xương chậu hoặc cảm giác mỏi phần eo. Cơn đau có thể bất chợt và kéo dài cả ngày. Có nhiều mẹ bầu thường đau mỏi về đêm.

Một số mẹ còn cảm thấy cơn đau nhói, như có điện giật, bắt đầu từ vùng lưng hoặc mông lan dần xuống chân. Biểu hiện này khá giống với đau dây thần kinh tọa, nếu gặp phải tình trạng như vậy, mẹ nên đến bác sĩ để sớm được chẩn đoán.

3. Bà bầu đau lưng quá phải làm sao?

Bà bầu đau lưng thì phải làm sao là câu hỏi nhiều được rất nhiều mẹ bầu hỏi marryfamily để tìm cách điều trị “bệnh” đau lưng thai kỳ. Để làm giảm cơn đau mỏi lưng, mẹ bầu có thể áp dụng những cách sau:

Tập đi, đứng, ngồi, ngủ đúng tư thế

Đứng thẳng, mở rộng lồng ngực, 2 vai thẳng hàng, kéo về phía sau. Khi đứng hãy mở rộng 2 chân bằng vai, tìm một tư thế đứng thoải mái nhưng chắc chắn và không nên đứng lâu 1 chỗ.

Với tư thế ngồi, nên lựa chọn vị trí ngồi có tựa lưng. Tốt nhất nên có 1 vật để nâng cao phần chân của mẹ bầu để phần đầu gối ngang bằng phần mông. Tư thế ngồi vắt chéo chân, co rụm 2 chân vào sát người là 2 tư thế không nên ngồi. Mẹ bầu cũng không nên ngồi lâu một chỗ, sau khoảng 1h mẹ nên đứng lên đi lại để thay đổi tư thế vừa giúp thư giãn cơ vừa giúp máu lưu thông tốt hơn.

Khi nằm ngủ tư thế được khuyến cáo là nên nằm nghiêng trái, điều này giúp oxy và dinh dưỡng chuyển đến báo thai tốt hơn, bé cũng hấp thụ tốt hơn đồng thời làm giảm áp lực đè nén lên vùng thắt lưng, xương chậu. Mẹ có thể sử dụng gối bầu để hỗ trợ tư thế nằm tốt hơn.

Tập thể dục

Duy trì thói quen tập thể dục là cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng thai kỳ. Mẹ có thể đi bộ, đạp xe đạp tại chỗ hoặc tập các động tác yoga phù hợp để giảm bớt sự căng thẳng lên cột sống, tăng cường tính dẻo dai của khớp cơ

Massage cho bà bầu

Nếu cơn đau mỏi kéo dài, mẹ hãy nhờ người thân nhẹ nhàng massage vùng eo hoặc đến các cơ sở massage mẹ bầu. Massage cho bà bầu trong giai đoạn này không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn gân cốt và còn tác động đến tinh thần, mẹ sẽ thấy thoải mái và phấn chấn hơn.

Thuốc giảm đau

Đây là phương pháp không được khuyến khích khi mang thai nhưng với những mẹ bầu có tình trạng đau lưng nặng hoặc có tiền sử mắc chứng đau lưng kinh niên thì vẫn có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc giảm đau dưới sự chỉ định của bác sĩ

Bà Bầu Đau Đầu Phải Làm Sao?

Đau đầu khi mang thai là tfnh trạng các mẹ bầu dễ gặp phải trong thai kỳ do thiếu máu, stress… khiến bà bầu mệt mỏi, uể oải hơn. Vậy bà bầu đau đầu phải làm sao?

Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu

Do nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở các mẹ bầu.

Tình trạng ốm nghén, căng thẳng và mệt mỏi cũng góp phần làm tình trạng đâu đầu ở các mẹ trở nên trầm trọng hơn.

Các mẹ còn bị đau đầu do mắc chứng viêm xoang khi mang thai.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của các mẹ bầu.

Bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh, các tiếng ồn ào, khói bụi, kẹt xe, … gây ra tình trạng căng thẳng, mất ngủ dẫn đến chứng đau đầu.

Bà bầu đau đầu phải làm sao

Ngoài ra tùy vào thời gian mang thai, bà bầu có thể bị đau đầu do:

3 tháng đầu tiên: Do sự thay đổi hormone, căng cơ, thay đổi vóc dáng, xáo trộn tuần hoàn máu ở cơ thể mẹ

3 tháng cuối: Do trọng lượng của thai nhi tăng lên làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

Bà bầu đau đầu phải làm sao?

Chườm ấm/lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh đều giúp chữa đau đầu cho các mẹ bầu. Chườm nóng giúp giãn nở mạch máu, làm tăng lưu thông máu ở khu vực bị đau, loại bỏ các cơn đau đầu.

Tình trạng các mạch máu mở rộng là một trong những lý do phổ biến cho chứng đau nửa đầu trong thai kì. Để thoát khỏi cơn đau đầu dai dẳng này, chườm lạnh thường trở thành phương thuốc tốt nhất. Các mẹ hãy dùng một chiếc khăn nhúng qua nước lạnh và đắp lên vùng trán sẽ giúp thắt chặt các mạch máu, thu nhỏ mô cơ và da ở khu vực này, từ đó giúp giảm cơn đau.

Các mẹ có thể lấy 1 chiếc khăn, nhúng vào nước ấm hoặc nước lạnh, vắt khô sau đó đắp lên vùng trán để các mạch máu được thắt lại, thu nhỏ mô cơ, da ở khu vực bị đau.

Gừng

Gừng là một vị thuốc giúp diệt khuẩn cũng như chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Các mẹ có thể sử dụng 5g gừng tươi thái nhỏ đun nóng cùng 2 cốc nước lọc rồi uống ngay lúc ấm sẽ giúp làm giảm cơn đau đầu nhanh chóng.

Bà bầu đau đầu phải làm sao -Mát xa cổ vai lưng

Khi cơ thể được thả lỏng, cảm giác thoải mái sẽ giúp các mẹ giảm được những mệt mỏi vùng cổ, vai, lưng.

Tập thể dục thường xuyên

Đi bộ, bơi, yoga là những bộ môn cực kỳ tốt với các mẹ bầu, giúp mẹ giảm đau đầu hiệu quả. Ngoài ra vận động thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, tránh đau đầu, đau mỏi xương khớp.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Trong thời gian mang thai, sở thích ăn uống của các mẹ sẽ thay đổi khá nhiều. Tuy nhiên, muốn khắc phục hiệu quả chứng đau đầu các mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển toàn diện của bé yêu. Đồng thời, đảm bảo sức khỏe của các mẹ suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, giúp các mẹ thoát khoải tình trạng đau đầu kinh niên.

Bà bầu đau đầu phải làm sao

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Các mẹ bị đau đầu dữ đội, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, đau đầu không thuyên giảm.

Đau nhức đầu thường xuyên, đau đầu đột ngột khi các mẹ đang ngủ và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Các mẹ bị đau đàu kèm sốt cao, cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, nói mơ, cảm giác tê buốt…

Đau đầu sau khi các mẹ bị chấn thương

Bị đau đầu kết hợp với sưng bàn chân, bàn tay và mặt.

Cách phòng tránh đau đầu

Tập luyện hàng ngày các mẹ hãy thử đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng

Các mẹ hãy tìm các giải pháp lành mạnh để kiểm soát áp lực trong cuộc sống như phân bổ công việc hợp lý và giành nhiều thời gian bên cạnh người thân.

Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ Các bữa ăn nhỏ và đều đặn giúp các mẹ duy trì lượng đường huyết ổn định và ngăn ngừa cơn đau đầu.

Uống đủ nước: cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ mang lại cho các mẹ cảm giác sảng khoái.

Nên đi ngủ đúng giờ: Ngủ chập chờn và thiếu ngủ sẽ dẫn đến đau đầu trong thời kỳ mang thai.

Các mẹ nên nên đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ hàng ngày, kể cả ngày cuối tuần.