Top 13 # Xem Nhiều Nhất Sữa Uống Bổ Máu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

# Người Thiếu Máu Uống Gì Giúp Cơ Thể Khỏe Mạnh, Bổ Máu

Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thiếu máu từ đó hồng cầu không thể mang oxy đến các cơ quan khác. Do đó, thiếu máu do thiếu Sắt có thể gây mệt mỏi và khó thở.

Sắt có ở những dạng như:

Viên nén hàm lượng 50mg, 200mg

Viên nén bao tan trong ruột

Viên nang

Dung dịch

Viên nén, dạng phóng thích kéo dài

Hỗn hợp

Siro

Cồn thuốc

Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ khuyên dùng những dạng uống khác nhau để đạt hiệu quả hấp thu Sắt tốt nhất.

Những lưu ý của người thiếu máu khi uống Sắt:

Uống viên Sắt khi bụng đói để tăng cường khả năng hấp thu.

Đừng uống Sắt với thuốc kháng axit: Các loại thuốc làm giảm ngay các triệu chứng ợ nóng có thể cản trở sự hấp thu Sắt. Uống Sắt trước 2h hoặc sau 4h sau khi bạn uống thuốc kháng axit.

Uống viên Sắt có vitamin C. Do Vitamin C cải thiện sự hấp thu Sắt.

2. Vitamin B12

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng giúp giữ cho các tế bào thần kinh và tế bào máu khỏe mạnh và giúp tạo ra DNA, vật liệu di truyền trong tất cả các tế bào. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có hình dạng nhỏ và tròn.

Trong trường hợp thiếu vitamin B12, hình dạng hồng cầu lớn hơn, chúng không thể di chuyển từ tủy xương vào máu, gây thiếu máu megaloblastic. Khi đó, cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan khác. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và choáng váng.

Vì vậy, vitamin B12 đóng một vai trò vô cùng cần thiết trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu.

Các dạng của vitamin B12: viên nén, dạng lỏng, dạng thuốc tiêm.

Lưu ý khi bổ sung vitamin B12:

Người bị viêm loét dạ dày không được dùng vitamin B12 ở dạng uống mà phải tiêm.

Một số loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của vitamin B12 mà bạn không nên uống cùng nhau: Chloromycetin ®, Thuốc ức chế bơm proton, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường,…

3. Acid folic

Axit Folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9 được thêm vào một số thực phẩm và chất bổ sung. Nó cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sự thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến mức độ huyết sắc tố thấp.

Những trường hợp sau nên hỏi ý kiến bác sĩ khi bổ sung Acid folic:

Người đã có một phản ứng dị ứng với axit folic hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác trong quá khứ.

Người có nồng độ vitamin B12 thấp hoặc thiếu máu ác tính.

Bệnh nhân ung thư (trừ khi cũng bị thiếu máu do thiếu folate)

Người đang lọc máu thận, chạy thận nhân tạo

Một số loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Acid folic: Thuốc chống co giật, Methotrexate (Trexall), Pyrimethamine (Daraprim), Barbiturat,…

4. Sinh tố, nước ép từ rau củ

Người thiếu máu uống gì để bổ máu không thể không nhắc đến rau củ. Là những thực phẩm đặc biệt tốt cho người thiếu máu bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất khá lớn và đa dạng.

Đặc biệt, các loại rau xanh lá đậm cung cấp chất Sắt, vitamin B12 và cả acid folic đều có tác dụng tốt cho việc tạo máu trong cơ thể.

4.1. Rau chân vịt

100g rau chân vịt cung cấp khoảng 2.7mg Sắt và nó cũng rất giàu vitamin C. Rau chân vịt cũng giàu hàm lượng vitamin K (558 mg/100g) để sản xuất ra prothrombin có tác dụng chống chảy máu quá mức. Vì vậy, loại rau này có thể hỗ trợ tăng cường lượng máu trong cơ thể hiệu quả.

Cách dùng: Bạn lấy 1 chén rau chân vịt, nửa quả cam, 1 quả chuối. Sơ chế các nguyên liệu rồi cho vào máy xay sinh tố xay mịn. Có thể thêm chút đường để dễ uống hơn.

4.2. Cải xoăn, cải cầu vồng

Cải xoăn và cải cầu vồng có lợi ích đặc biệt trong việc bổ sung các tế bào hồng cầu và tăng khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của máu. Chúng rất giàu folate có thể giúp giảm tình trạng huyết áp cao. 100g cải xoăn chứa tới 120mg vitamin C và 1.5g Sắt.

Cách dùng: Dùng 1 nắm lá cải xoăn, cải cầu vồng kết hợp với 1 lát dứa ép lấy nước uống. Bạn cũng có thể kết hợp các loại rau cải này với dâu tây ép và ép nước để dễ uống hơn.

4.3. Rau bồ công anh

Lá bồ công anh từ lâu đã được sử dụng như 1 loại thuốc với nhiều tác dụng, trong đó có bổ máu. Rau bồ công anh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt có chứa Sắt lớn. Vì vậy, người ta thường sử dụng rau bồ công anh để hỗ trợ tăng lượng máu cho phụ nữ sau sinh.

Cách dùng: Lấy lá bồ công anh, 1 nhánh gừng, 1 quả táo, nửa quả dứa ép lấy nước uống. Lá bồ công anh có vị khá đắng. Bạn cũng có thể thêm vào đó chút đường cho dễ uống.

4.4. Cải bó xôi

Cải bó xôi có chứa hàm lượng Sắt lớn. 100g cải bó xôi cung cấp 3.75mg Sắt. Vì vậy, nó có thể giúp cơ thể bổ sung máu và rất nhiều các vitamin, khoáng chất đa dạng như folate, Canxi, vitamin B, C, K…

Cách dùng: Cải bó xôi có vị khá khó uống khi sống. Vì vậy, bạn nên hấp chín cải. Sau đó, dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn cải đã hấp chín ra, thêm 1 chút muối cho dễ uống. Bạn cũng có thể kết hợp với 1 thìa mật ong giúp vị dễ chịu hơn.

5. Kết hợp uống nước trái cây

Táo là trái cây chứa lượng vitamin C lớn giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả chất Sắt. Táo là một nguồn chất phong phú với nhiều thành phần thân thiện với sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên uống 1 cốc nước ép từ táo để phòng ngừa thiếu máu.

100g kiwi cung cấp 92.7mg vitamin C. Vì vậy, loại quả này cũng có thể giúp cơ thể hấp thu chất Sắt hiệu quả. Ngoài ra, những người ăn kiwi thường xuyên còn tránh được nguy cơ tập hợp tiểu cầu – nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Kiwi cũng giúp chất lượng máu tốt hơn khi làm giảm lượng chất béo trung tính trong máu tới 15%.

Chuối là một lựa chọn tốt trong những trái cây giàu chất Sắt. Nó kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu. Cùng với Sắt, chuối cũng cung cấp một nguồn axit folic tốt là vitamin tổng hợp B cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Bạn có thể dùng nước ép chuối kết hợp với dưa chuột hoặc lá bạc hà để tăng hương vị.

Điều quan trọng trong quá trình bổ sung máu là phải có sự kết hợp của cả Sắt và vitamin C. Vì vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ Sắt nhiều hơn, tốt hơn nhờ thế tăng hiệu quả bổ sung máu. 100g bưởi cung cấp cho cơ thể 31.2mg vitamin C và nhiều khoáng chất tốt khác như Magie, Canxi, vitamin B6… Chính vì vậy bưởi chính là lời giải đáp cho câu hỏi người thiếu máu uống gì.

6. Uống sữa cho người thiếu máu

6.1. Sữa từ các loại đậu

Các loại đậu như đậu lăng, đậu phộng, đậu Hà Lan và đậu đỏ, đậu đen cũng có thể giúp tăng nồng độ hemoglobin đáng kể. Hàm lượng Sắt và axit folic của chúng giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Ngoài chất Sắt thì các loại đậu này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.

Cách làm sữa đậu Hà Lan cho các bạn tham khảo như sau:

Đem đậu Hà Lan rửa sạch và ngâm qua đêm

Cho đậu vào nồi, thêm lượng nước gấp đôi lượng đậu đun sôi trong 5 phút và tiếp tục ủ trong nồi 10 phút.

Để đậu nguột bớt thì đổ cả đậu và nước luộc vào máy xay, thêm đường phèn vào xay nhuyễn.

Lọc qua rây để loại bỏ xác đậu là có thể uống.

6.2. Sữa từ các loại hạt ngũ cốc

Ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mì, gạo lứt,…là những thực phẩm có hàm lượng Sắt rất cao. Đồng thời cung cấp chất xơ dễ tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác hiệu quả hơn. Hàm lượng chất béo trong ngũ cốc rất thấp nên cũng giúp chống lại nguy cơ tắc mạch máu và bệnh tim.

Cách làm sữa gạo lứt cho bạn tham khảo như sau:

Dùng 100g gạo lứt vo sạch để ráo nước sau đó rang trên bếp cho tới khi hạt gạo nở

Thêm 300ml nước sạch đổ vào nồi đun sôi tới khi gạo chín mềm

Đem gạo và nước đã đun cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Lọc nước bằng rây để loại bỏ phần gạo.

Thêm 700ml nước và 1l sữa tươi vào đun sôi trong 5 phút là hoàn thành. Để nguội và bảo quản trong tủ lạnh để dùng trong 3-4 ngày.

6.3. Các loại sữa chua uống

Sữa chua uống cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Chúng bao gồm các loại vitamin và khoáng chất tốt cho máu như vitamin C, B, Sắt, Magie… Đặc biệt, sữa chua chứa lượng lợi khuẩn khổng lồ.

Cung cấp sữa chua đều đặn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên sử dụng các loại sữa chua uống kết hợp với các loại quả như: chuối, lựu, táo, dâu tây,..

6.4. Sữa từ bí ngô

Bí ngô chứa Sắt cùng với hàm lượng Canxi, Magie, Tryptophan, Kẽm và Mangan. Các chất này đều cần thiết cho cơ thể để bổ sung máu hiệu quả. Ngoài ra, ăn bí ngô còn giúp giảm lượng chất béo trong máu và cholesterol trong cơ thể.

Cách làm sữa bí ngô:

Dùng khoảng nửa kg bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc đem hấp chín

Lấy bí đỏ đã hấp chín cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn

Thêm vào 1l sữa tươi không đường, 5 thìa sữa đặc và nước cốt dừa

Đun hỗn hợp tới khi sôi khoảng 3-5 phút.

Đợi nguội bớt có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

6.5. Sữa dành cho người thiếu máu

Ngoài các loại thực phẩm tự nhiên, bạn có thể dùng thêm sữa công thức để bổ sung máu hiệu quả. Các loại sữa dành cho người thiếu máu thường chứa Sắt và cung cấp đa dạng các loại chất dinh dưỡng khác. Một số loại sữa dành cho người bị thiếu máu là: Sữa ensure gold, sữa primavita… .

7. Viên uống nhung hươu

Viên uống nhung hươu là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Sản phẩm được sản xuất dựa trên sự kiểm định nghiêm ngặt với thành phần từ thiên nhiên mang lại sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng.

Thành phần nhung hươu đặc biệt tốt cho bệnh nhân thiếu máu. Nhung hươu bổ sung các nguyên tố vi lượng như Sắt, Magie, Đồng… 25 loại acid amin và nhiều dưỡng chất có tác dụng:

Khắc phục tình trạng thiếu máu.

Tăng tuần hoàn máu.

Cải thiện khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu.

Viên uống nhung hươu rất tốt cho người bị thiếu máu, người vừa trải qua phẫu thuật và đang cần phục hồi sức khỏe. Sản phẩm cũng phù hợp với những người muốn tăng cường sức đề kháng, kém ăn, suy nhược cơ thể.

Cách sử dụng: Uống 2 viên/lần, dùng 2 lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khách hàng có thể mua viên uống nhung hươu của TW3 tại các nhà thuốc hoặc thông qua những địa chỉ sau đây:

Bị Thiếu Máu Nên Uống Sữa Nào Để Phóng Chống Thiếu Máu?

Sữa dành cho người thiếu máu

Sữa PRIMAVITA – Sữa dành cho người thiếu máu. Bên cạnh lượng sắt cao sữa dành cho người thiếu máu PRIMAVITA còn có Vitamin C và Axit Folic giúp cơ thể hấp thu tối đa lượng sắt có trong sữa giúp phòng ngừa thiếu máu hiệu quả nhất.

Chức năng của sắt trong cơ thể

Sắt rất quan trọng cho nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển ô-xy. Đó là chất cấu thành huyết sắc tố, chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu – hồng cầu được sản sinh trong tủy xương. Huyết sắc tố chiểm 70% lượng sắt trong cơ thể, 20% trong các tế bào cơ, đặc biệt trong myoglobine.

Vì sắt có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu nên bất thường về chuyển hóa sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt (tức là lượng huyết sắc tố dưới mức bình thường: bình thường là 13g/dl ở nam, 12g/dl ở nữ và 11g/dl ở phụ nữ mang thai).

Thiếu sắt gây ra bệnh gì?

Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên.

Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện : hoa mắt , chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.

Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém.

Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt ( đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gày biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ.

Tại sao lại thiếu sắt?

Thiếu sắt do nhiều lí do, những lí do như mất máu sinh lý thường xảy ra ở phụ nữ như mất theo phân, bong tế bào, hành kinh ở phụ nữ, chảy máu tiêu hóa, phụ khoa.

Thông thường ở những người có sức khỏe tốt, luôn có sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ. Sự cân bằng này có thể mất đi do nhiều lý do như trong thức ăn hằng ngày không cung cấp đủ lượng sắt, do nhu cầu cơ thể tăng lên trong thời kì mang thai hoặc do sự hấp thu của cơ thể kém. Vì bản chất sắt là nguyên tố rất khó hấp thu vào cơ thể

Để hấp thu được lượng sắt từ thức ăn, thực phẩm hằng ngày của cơ thể không phải trong thực phẩm có nhiều sắt là đủ mà cần kết hợp với Vitamin C

Vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non, sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Theo nghiên cứu cho thấy đối với người lớn mỗi ngày cần 18mg sắt hấp thu vào cơ thể thì mới đảm bảo được sức khỏe để phòng chống thiếu máu

Sữa PRIMAVITA ngoài hàm lượng sắt cao 20mg, trong thành phần còn có vitamin C và Axit Folic và bước đột phá trong công nghệ chế biến sữa bằng cách bổ sung chất xơ và Bifidus nuôi cấy giúp giảm táo bón đầy hơi và góp phần kích thích khả năng hấp thụ của cơ thể, giúp cơ thể có thể hấp thu tốt lượng sắt có trong sữa và phòng chống thiếu máu.

Ngoài phòng chống loãng xương sữa PRIMAVITA còn có hàm lượng canxi, protein cao và hơn 25 khoáng chất và vitamin khác giúp cơ thể bạn phòng chống loãng xương, tăng sức đề kháng cơ thể,… Với hàm lượng chất béo thấp (0.5g chất béo/ 100g sữa) nên bạn hoàn toàn yên tâm không lo béo phì, thừa cân khi sử dụng sữa PRIMAVITA mỗi ngày.

Sữa PRIMAVITA nhập khẩu nguyên hộp từ Hà Lan – Sữa dành cho người thiếu máu

Thực Đơn Cho Bà Bầu Thiếu Máu: Nhanh – Ngon – Bổ Trong 3 Ngày

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần bổ sung thực phẩm nào?

Phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có nguy cơ thiếu máu rất cao. Khi mang thai, nhu cầu sắt còn tăng lên gấp đôi nhằm cung cấp cho bào thai phát triển. Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp khoảng 30mg sắt/ngày. Nếu không đủ hàm lượng tiêu chuẩn trên bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi. 

Đối với các mẹ bầu được xác định thiếu máu do lượng sắt ít sẽ được chỉ định bổ sung 50 – 100mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua viên uống sắt và thực phẩm giàu chất sắt. 

Vậy thực đơn cho bà bầu thiếu máu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, đó là những loại nào? 

Bà bầu thiếu máu có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt có màu đỏ đậm (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,..); Tim, gan; Cá, nghêu, hàu, sò ốc, chai; Lòng đỏ trứng; Các loại đậu, ngũ cốc; Các loại rau màu xanh đậm (súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xanh, mồng tơi, tần ô,…) và trái cây khô.

Trong đó sắt từ động vật hấp thu tốt hơn sắt từ thực vật. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ bầu chỉ ăn thực phẩm từ động vật mà phải kết hợp cả 2. 

Bên cạnh việc bổ sung sắt thì mẹ nên bổ sung axit folic và vitamin C để việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình tạo máu tốt hơn. 

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong 3 ngày

Lưu ý: Tùy theo nhu cầu và mức ăn của mẹ mà lượng cơm ăn của mỗi người là khác nhau.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 1

Bữa sáng: Cháo bột yến mạch

Mẹ có thể ăn một bát cháo bột yến mạch giá thành khá cao nhưng sử dụng nhanh, tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày. Mỗi sáng chỉ cần 2, 3 thìa bột yến mạch pha với nước sôi mẹ đã có bữa sáng đầy dinh dưỡng, đảm bảo một phần hàm lượng chất sắt cho cơ thể. 

Bữa phụ buổi sáng có thể ăn thêm 1 quả chuối hoặc kiwi, đu đủ,…

Bữa trưa: Thịt bò xào súp lơ, canh cá chép

Thịt bò (50 – 60gr)

Súp lơ xanh 1 cây

Cá (70 – 100gr)

300 – 500gr trái cây

Các mẹ đều biết thịt bò và súp lơ là 2 thực phẩm giàu chất sắt nên có trong bữa chính. Cá là nguồn cung cấp nguồn omega 3  giúp phát triển trí não cho trẻ.

Bữa phụ trong thực đơn cho bà bầu thiếu máu có thể ăn vặt bằng các loại hạt hay trái cây khô cũng khá dồi dào chất sắt.

Bữa tối: Trứng gà luộc, cánh bí đỏ nấu thịt băm

Bữa tối, mẹ có thể ăn uống nhẹ nhàng hơn và đi ngủ sớm:

Trứng gà luộc: 2 quả

Canh bí đỏ nấu thịt băm: 1 bát

Trái cây tùy thích: 300 – 500gr

1 ly sữa nóng trước khi ngủ 1 – 2 tiếng.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 2

Bữa sáng: Bún/phở

Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà chọn ăn bún hay ăn phở, nếu có thời gian mẹ nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Nếu ăn ngoài thì nên ăn ở các hàng quán sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phở bò, phở gà, bún chả, bún mọc, bún riêu đều có thể ăn và cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể. Tuyệt đối không nên nhịn bữa sáng.

Bữa trưa:

Thịt kho trứng gà/cá kho

Mướp xào/rau muống xào

1 bát canh cua rau đay/cải nấu cá

Bữa xế chiều: Vài miếng cam và hạt khô

Bữa tối 

Thịt bò xào cần tây hoặc hành tây

Rau bí xào tỏi

Rau củ nấu chay/đậu hũ nấu hành

Bữa phụ 1 quả chuối và cốc sữa.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu ngày thứ 3

Bữa sáng

Bánh mì kẹp (trứng gà, giò chả, thịt áp,..) 

1 cốc sữa

1 quả táo 

Bữa trưa

Tôm rim

Cá kho

Rau cải thìa hoặc súp lơ xào

1 bát canh mướp hoặc bí xanh

Bữa phụ: 1 cái bánh bao mặn hoặc ngọt + 1 cốc sữa

Bữa tối

Đậu hũ nhồi thịt băm/Cà chua nhồi thịt

Đậu đũa xào/mướp đắng xào trứng

1 bát canh mướp đắng nhồi thịt

Sau khi ăn 1 – 2 tiếng nên uống 1 cốc sinh tố hoa quả và 1 hộp sữa chua.

Nguồn: Mabio.vn

Mẹ Bầu Bổ Sung 6 Thực Phẩm Này Hằng Ngày Không Lo Thai Lưu Vì Thiếu Máu

​Nếu mẹ bầu bị thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai nhi chết lưu hoặc bị sảy sẽ tăng cao. để bảo đảm sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng mình, mẹ bầu cần “nạp” đủ lượng sắt cần thiết cũng như nhiều dưỡng chất khác.

Lượng sắt mà mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 19-24 mg. Vì thế, mẹ nên lựa chọn cho mình những loại thực phẩm giàu sắt và vitamin như các loại thịt đỏ, bí đỏ, ngũ cốc, gan…

Mẹ bầu thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Nếu mẹ bầu bị thiếu máu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai nhi chết lưu hoặc bị sảy sẽ tăng cao. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai để xét nghiệm máu, kiểm tra lượng sắt, hồng cầu, đảm bảo mình không bị thiếu máu và các dưỡng chất khác.

Thiếu máu ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Hơn nữa, thiếu sắt trong giai đoạn này, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu và não chậm phát triển.

Ở 3 tháng cuối, chứng thiếu máu có thể gây nguy hại đến tính mạng của mẹ khi chuyển dạ, vì lúc này, tỉ lệ băng huyết sau sinh là rất cao.

Thế nên, để bảo đảm sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng mình, mẹ bầu cần “nạp” đủ lượng sắt cần thiết cũng như nhiều dưỡng chất khác.

Chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu thiếu sắt

Ở các nước đang phát triển và nước nghèo trên thế giới, tỉ lệ thai phụ bị thiếu máu là rất cao do chế độ dinh dưỡng không đủ chất, nhất là ở những bà bầu mang thai đôi. Nhưng thiếu sắt mới là nguyên nhân chính gây ra việc thiếu máu.

Lượng sắt mà mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 19-24 mg. Vì thế, mẹ nên lựa chọn cho mình những loại thực phẩm giàu sắt và vitamin như các loại thịt đỏ, bí đỏ, ngũ cốc, gan…

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm sắt bằng viên uống. Tuy nhiên, việc “nạp” quá nhiều sắt sẽ khiến mẹ bầu gặp rắc rối với chứng táo bón hoặc đau bụng. Hãy kiểm tra thường xuyên lượng sắt trong máu của mình để đảm bảo nó vừa đủ, không thừa cũng không thiếu.

– Dâu tây: chứa nhiều viamin C, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thức ăn hoặc viên uống tốt hơn. Đồng thời, mangan có trong dâu tây cũng “góp công” trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi.

– Cà chua: giúp việc lưu thông máu được tốt hơn. Đồng thời, cà chua cũng chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho mắt của thai nhi.

– Nho:giàu canxi và sắt, bổ sung thêm máu và làm giảm mệt mỏi, làm cho các mẹ cảm thấy “tràn đầy năng lượng”.

– Cam: vitamin C có trong cam sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được các loại bệnh thường gặp.

– Thịt có màu đỏ: như thịt bò, heo, cừu…rất giàu sắt, hỗ trợ tốt quá trình sản xuất máu của cơ thể.

– Bí đỏ: giúp bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu, từ đó ngăn ngừa chứng thiếu máu.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

7 LOẠI TRÁI CÂY THAI NHI RẤT THÍCH MẸ NÊN ĂN MỖI NGÀY NHÉ 4 LOẠI THỨC UỐNG CỰC KỲ TỐT CHO MẸ BẦU TRONG NHỮNG NGÀY NẮNG NÓNG