Top 12 # Xem Nhiều Nhất Nặn Sữa Gió Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Cách Nặn Sữa Bằng Tay

Khả năng tự mình nặn lấy sữa của mình giúp cho bạn chủ động một cách rất uyển chuyển. Bạn có thể làm sữa đông lạnh (giữ được tới một tháng) và một người khác có thể cho em bé bú sữa đó khi bạn đi vắng. Khả năng tự mình nặn lấy sữa của mình giúp cho bạn chủ động một cách rất uyển chuyển. Bạn có thể làm sữa đông lạnh (giữ được tới một tháng) và một người khác có thể cho em bé bú sữa đó khi bạn đi vắng.

Cách nặn sữa bằng tay dễ thực hiện và không đau. Bạn cần tiệt trùng những vật dụng trang bị và rửa tay cho sạch. Bạn hãy khơi nguồn dòng sữa bằng cách tắm nước nóng ấm hoặc đắp khăn bông thấm nước ấm lên hai bầu vú của bạn. Bạn cởi áo cho được thoải mái trước một mặt bàn ở mức cao với một cái tô đặt trước mặt.

Bầu vú thứ nhất

1. Một tay nâng bầu vú và khởi sự xoa nắn, xoa từ phía trên bầu vú hướng xuống.

2. Xoa theo vòng tròn xung quanh bầu vú, kể cả phần dưới. Hãy xoa ít nhất là mười vòng: làm như vậy sẽ giúp cho sữa chảy vào lòng các tuyến sữa dần.

3. Bằng đầu ngón tay bạn hãy vuốt xuống về phía quầng vú, vuốt nhiều lần. Tránh bóp lên mô bầu vú.

4. Thực hiện sức ép nhẹ hướng hạ lên vùng sau quầng vú, bằng ngón tay cái hai bên và các ngón khác.

5. Siết hai bên ngón cái và ngón trỏ cùng với nhau, đồng thời ép về phía sau: sữa sẽ phun ra qua đầu vú. Giữ như vậy một, hai phút.

Đổi bên vú

1. Lặp lại động tác xoa nắn lên vú bên kia

2. Nặn cho sữa chảy ra từ đầu núm vú.

3. Quay trở lại bên bú đầu tiên và lập lại toàn bộ các động tác: giờ thì tiến trình tiết sữa hẳn phải được kích thích rồi và bạn sẽ nặn ra được nhiều sữa hơn. Nặn luân phiên hai bên vú cho đến khi sữa không còn chảy ra nữa.

Bảo quản sữa

1. Dùng cái quặng rót sữa vào bình: bạn sẽ được khoảng 60ml trong những tuần đầu.

2. Niêm chai thật kín và đưa vào tủ lạnh hoặc làm mát và đông lạnh. Làm xả bằng khoảng 4 giờ ở nhiệt độ căn phòng.

Cách nặn sữa bằng máy bơm

Nặn sữa bằng máy bơm có thể nhanh hơn và ít mệt hơn nặn bằng tay, tuy bạn có thể thấy là khó nặn ra được lượng sữa hợp lý hơn – bạn có thể thấy đau (Nếu bạn đau, thì nên nặn bằng tay). Loại máy bơm kiểu “ống bơm” nói chung có hiệu quả hơn kiểu quả bóp. Bạn hãy chọn một kiểu với ống xylanh ngoài có thể chuyển thành bình sữa em bé. Trong trường hợp bạn cần nặn những lượng sữa lớn, bạn hãy hỏi nhân viên y tế xem có thể thuê một máy bơm điện không.

1. Bạn hãy tiệt trùng tất cả các vật dụng trang bị và rửa tay cho sạch. Ráp ống bơm. Làm cho hai bầu vú bạn mềm ra với nước ấm và xoa nắn bầu vú như theo cách nặn bằng tay. Đặt cái phễu của ống bơm lên trên vùng quầng vú sao cho tạo thành một nắp được đóng chặt bằng áp lực không khí: nó cần phải ép vào các tuyến sữa giống như hai hàm em bé vậy.

2. Hãy giữ cho nắp kín và kéo xylanh ngòai theo hướng ly tâm: sức hút rút được sữa từ bầu vú ra.

3. Đậy nắp chặt và đưa vào tủ lạnh hoặc làm mát và đông lạnh cho đến lúc sử dụng.

Bà Bầu Mấy Tháng Có Sữa Non? Và Nặn Hay Không?

Bầu mấy tháng có sữa non? Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Nên nhớ rằng, dấu hiệu có sữa non khi bầu có thể là nguy hiểm.

Nếu như sau khi sinh, sữa non là điều các mẹ mong về nhất thì trước khi bầu, hiện tượng có sữa non chưa hẳn đã là tốt hoàn toàn. Bởi lẽ, việc rỉ sữa non có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề. Chưa kể, việc nặn sữa non thời điểm này cũng được rất nhiều người áp dụng. Vậy, bầu mấy tháng thì có sữa non?

Sữa non & những giá trị dinh dưỡng mang lại

Nếu như trước đây, sữa non ít được biết đến như một nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ. Thì nay, mọi chuyện đã thay đổi. Internet và khoa học giúp chúng ta biết được nhiều hơn. Từ đó, nguồn sữa non được tận dụng.

– Sữa non như kháng sinh tự nhiên tốt nhất cho trẻ sơ sinh: Các mẹ nên cho con bú sữa mẹ sớm nhất có thể. Trong sữa non không chỉ chứa dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa các tế bào sống là kháng thể kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể tự nhiên để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, sữa non được coi là loại kháng sinh tuyệt đối an toàn cho bé vì không có bất kỳ một tác dụng phụ nào.

– Sữa non giúp cho não bộ của trẻ phát triển tốt với nhóm chất ganglioside. Chất này không chỉ giúp não của trẻ sơ sinh phát triển sớm mà còn giúp bảo vệ hệ thống đường ruột, chống viêm nhiễm đường ruột.

– Sữa non có chứa ít chất béo giúp bé dễ hấp thụ và tiêu hóa. Sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích cơ thể bé tiết ra các phân xu giúp đào thải bilirubin dư thừa. Từ đó ngăn ngừa được các loại bệnh vàng da, mẫn cảm và dị ứng.

Nhưng đó là sữa non tiết ra sau khi đã sinh con. Còn khi tiết sữa non trong thời gian thai kỳ, hãy cẩn trọng.

Bà bầu mấy tháng có sữa non & những dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp thời gian tiết sữa trong thai kỳ và có biểu hiện dấu hiệu như thế nào. Tuy nhiên các mẹ bầu luôn phải cảnh giác với hiện tượng này vì nguy hiểm nhất khi ra sữa non sớm ở mẹ bầu đó là dấu hiệu của thai chết lưu. Khi phát hiện ra sữa non sớm trong thai kỳ khi chưa tới ngày sinh con thì các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và có cách khắc phục kịp thời.

Bầu mấy tháng thì có sữa non? Sữa non được hình thành ở mẹ bầu khi đang mang thai ở tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần) trở đi.

Đâu là dấu hiệu nhận biết có sữa non? Mẹ có thể quan sát thấy là đầu ti có những đốm trắng nhỏ li ti như mụn. Ngực căng cứng và đau. Cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần nữa sẽ tiết ra sữa non.

Khi đang mang bầu lượng sữa non chảy ra nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các mẹ bầu cần tránh nặn hoặc vệ sinh vú không đúng cách sẽ gây kích thích tử cung chuyển dạ sớm, gây sinh non.

Dấu hiệu có sữa non mà mẹ nên đi khám

Như đã nói, sữa non xuất hiện khi mang thai là dấu hiệu khá nguy hiểm. Thậm chí, đó có thể là hiện tượng thai chết lưu. Vậy nên, nếu có những dấu hiệu sau đây, mẹ nên cẩn thận.

Bầu mấy tháng có sữa non? Thời điểm tiết sữa non quá sớm

Tiết sữa non từ tháng thứ 6 trở đi là bình thường ở thai phụ. Nhưng nếu mẹ thấy dấu hiệu tiết sữa non sớm hơn (tức là từ tháng thứ 5 trở về) thì bạn nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Nhiều thai phụ hoảng hốt, hoang mang vì phát hiện ra chút máu có lẫn trong sữa non. Đây là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy vậy, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng đau thì bạn nên đi khám ngay.

Bà bầu mấy tháng có sữa non? Và nặn hay không?

Các bác sỹ sản khoa đều khuyên các chị em phụ nữ khi mang thai không nên nặn sữa non. Dù sữa non là tốt. Song, nặn sữa non rất nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi. Khi nặn sữa, đầu vú bị kích thích tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây chuyển dạ sinh non.

Thậm chí có trường hợp còn xuất hiện cơn co tử cung dồn dập. Từ đó, gây xuất huyết tử cung. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người nhau tiền đạo, bánh nhau thấp. Vì thế, các bác sĩ đều khuyên chị em không nên nặn sữa non. Ngay cả quan hệ tình dục cũng hết sức nhẹ nhàng và tránh kích thích mạnh.

Bầu mấy tháng thì có sữa non? Câu trả lời là tầm 6, 7 tháng, mẹ đã có thể rỉ một chút sữa non rồi. Nếu có những dấu hiệu nguy hiểm nói trên, hãy cẩn trọng và nên đi khám bác sĩ. Đừng chủ quan. Bởi có sữa non, con có thể đang gặp nguy hiểm.

Tôi từng tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Với niềm đam mê với công việc marketing và viết lách cũng như nghiên cứu về các mảng sống khỏe, sắc đẹp, tin tức, tâm linh hiện tôi đang là quản trị và biên tập cho trang tin chúng tôi Mong rằng, nguồn thông tin mà tôi thu thập được từ các website uy tín sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích.

Mẹ Bầu Cạo Gió Khi Cảm Lạnh Dễ Bị Tai Biến

Nhiều người thường hay cạo gió để chữa các triệu chứng cảm, trúng gió vì nó đơn giản, thuận tiện và đem lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, tuyệt đối kiêng kỵ cạo gió cho bà bầu và trẻ em.

Khi dùng lực mạnh để cạo ra gió sẽ làm vỡ các mạch máu và gây xuất huyết dưới da, không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nhiều người thường hay cạo gió để chữa các triệu chứng cảm, trúng gió vì nó đơn giản, thuận tiện và đem lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, tuyệt đối kiêng kỵ cạo gió cho bà bầu và trẻ em.

Theo quan niệm của Đông y, cảm lạnh là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió… hay gặp khi trời lạnh. Khi đó, không khí lạnh sẽ “thâm nhập” vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây đau đầu, sổ mũi, ho, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ.

Nhiều trường hợp “trúng gió” nặng sẽ dẫn đến méo miệng, bị vẹo cổ cấp, thậm chí có thể gây nên đột quỵ, tai biến mạch máu não…

Thực tế cho thấy đối tượng bị “trúng gió” nhiều nhất là ở lứa tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, ở lứa tuổi thanh niên cũng không nên chủ quan, nhất là những người có thể trạng yếu, ít tập luyện, phụ nữ mang thai…

Những người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch là đối tượng có tần suất “trúng gió” nhiều hơn người khỏe mạnh bình thường.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên lạm dụng việc cạo gió để chữa cảm lạnh vì có thể gây nên tai biến. Đặc biệt, tuyệt đối không được cạo gió cho bà bầu và trẻ em

Do vậy, trong dân gian thường hay dùng phương pháp cạo gió (thường cạo gió dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết lưng) để “đẩy gió” ra bên ngoài.

ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) cho biết, cạo gió theo đông y là nhằm làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, có thể dùng được. Tuy nhiên, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Bác sỹ Hạnh khuyến cáo, thay vì cạo gió, các bà bầu nên chọn việc làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu và massage nhẹ bởi lẽ khi dùng lực mạnh để cạo ra gió sẽ làm vỡ các mạch máu và gây xuất huyết dưới da, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu có thể dùng cao dán (salonpas..) để có tác dụng tại chỗ, đau đâu dán đó. Việc này không sẽ không gây ảnh hưởng gì đến em bé.

Trong trường hợp bị cảm nặng, nên đưa bà bầu tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo ông Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được sử dụng từ lâu đời và có những tác dụng nhất định trong việc chữa các chứng cảm phong hàn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp chữa bệnh này vì nếu lạm dụng và tiến hành không đúng cách sẽ để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.

“Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị tim, cao huyết áp, bà bầu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào”, ông Hướng nhấn mạnh.

Một số lưu ý khi cạo gió:

– Nên cạo gió trong phòng, tránh gió lùa

– Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu.

– Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.

– Không nên cạo vùng cơ cổ.

– Sau khi cạo gió xong nên giữ ấm cơ thể, tốt nhất ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.

– Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh , nhức mỏi tay chân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang,… thì nên đến cơ sở y tế khám để có một chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp.

NHỮNG KIÊNG KỴ BÀ BẦU CẦN LƯU Ý KHI SẮP SINH 7 MẸO HAY HẾT ỐM NGHÉN KHI MANG THAI

Cách Nặn Hút Sữa Non Sau Khi Sinh: Mẹ Đã Làm Đúng Chưa?

Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng, nặn hút sữa non trước khi sinh có thể làm kích thích, co thắt tử cung dẫn tới các vấn đề sảy thai, sinh non.

Hiện nay, một số luồng ý kiến cho rằng việc nặn hút sữa non và tận dụng cho con sử dụng trong những ngày đầu tiên là rất tốt. Do vậy, không ít bà mẹ đã tìm cách hút và trữ sữa non trước khi sinh để em bé ra đời có thể dùng.

Vậy có nên nặn hút sữa non trước khi sinh không?

Trước hết, có thể khẳng định là việc vắt sữa non trước khi sinh không ảnh hưởng tới số lượng và thời gian tiết sữa non sau khi sinh. Đồng thời trong một số trường hợp nếu nặn sữa non trước sinh đúng cách sẽ không ảnh hưởng gì tới em bé.

Mặc dù vậy, vẫn cần phải cảnh báo các mẹ về độ “rủi ro” của việc vắt sữa non khi em bé chưa ra đời là khá cao. Theo chia sẻ của chúng tôi Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh): vắt sữa non để dành cho con bú là không cần thiết. Lý do là vì động tác kích thích bằng tay sẽ tăng tiết hormone oxytocin kéo theo nguy cơ sinh non.

Hiện nay, các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo các mẹ không nên vắt sữa non trước sinh mà chỉ nên cho em bé bú trực tiếp ngay sau khi sinh. Ý nghĩa của hành động này không chỉ là tận dụng nguồn sữa non mà còn kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu của trẻ.

Trong trường hợp, nếu quá “tôn sùng” sữa non. Mẹ có thể thực hiện vắt từ tuần thứ 37 nhưng nên nhớ là chỉ dùng tay nhẹ nhàng chứ không được dùng máy hút. Đồng thời, tạm ngưng massage nặn sữa nếu như có cơn gò tử cung hoặc dừng lại hẳn nếu như xuất hiện quá 3 lần gò tử cung trong 1 giờ.

Sau khi sinh nặn hút sữa non thế nào là đúng cách?

– Trước khi vắt hoặc hút sữa non sau khi sinh mẹ nên uống một ly sữa hoặc nước ấm.

– Mẹ dùng khăn ấm rửa sạch bầu ngực.

– Dùng hai tay để massage ngực theo chiều kim đồng hồ.

– Các thao tác vắt sữa non bằng tay là: đặt tay lên ngực, dùng ngón tay ấn giữ rồi sau đó vắt sữa. Cụ thể:

Ngón tay cái mẹ đặt phía trên còn ngón trỏ đặt dưới quầng vú, sao cho cách đầu ti khoảng 3 – 4 cm.

Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da và theo chiều về phía ngực.

Ép 2 ngón tay trỏ và ngón cái về phía đầu ti và nhẹ nhàng vắt sữa ra.

Các mẹ thân mến! ở mỗi người mẹ việc tiết sữa ra là bản năng nhưng cách nặn hút sữa non sau khi sinh lại thuộc về kỹ năng. Hy vọng, với những gì chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin, kiến thức trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc thành công!