Top 5 # Xem Nhiều Nhất Mẹ Bầu Sốt 38 5 Độ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Mẹ Bầu Bị Sốt Dùng Thuốc Hạ Sốt Có Sao Không?

Có một điều mà các mẹ bầu thường hay được cảnh báo là đừng để bị sốt hoặc cảm cúm khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu đã lỡ bị sốt, mẹ bầu có nên dùng thuốc hạ sốt hay không, và nếu dùng thì nên dùng loại thuốc hạ sốt nào?

Đầu tiên, các mẹ bầu cần tìm ra nguyên nhân gây sốt, bởi sự ảnh hưởng đến thai nhi khi bị sốt nặng nhẹ cũng tuỳ thuộc vào nguyên nhân mẹ bầu bị sốt và mức độ sốt nặng hay nhẹ.

Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng kém hơn người bình thường. Vì vậy, nhiều mẹ bầu trong quá trình thai kỳ rất hay mắc các bệnh như sốt, cảm cúm, ho, sổ mũi,…

Nguyên nhân và ảnh hưởng bà bầu bị sốt khi mang thai

Nguyên nhân

Sốt là một triệu trứng phổ biến trên lâm sàng và khó có thể nhận biết. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C.

Theo bác sĩ Đoàn Ngọc Minh, biểu hiện của sốt khi mang thai là nhiệt độ tăng cao hơn so với mức bình thường của cơ thể là 37 độ C. Đây có thể là nguyên nhân do mẹ bầu nhiễm khuẩn virus, kí sinh trùng,… xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, đường máu, tiết niệu,…gây ra.

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng của mẹ bầu bị sốt khi mang thai tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt.

– Mẹ bầu bị sốt ở mức 37,5 độ C

“Mẹ bầu bị sốt cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ C sẽ được xét vào mức nhẹ. Khi đó, có thể không gây ra hoặc ít gây ảnh hưởng đến thai nhi”, bác sĩ Ngọc Minh cho hay.

– Mẹ bầu bị mesốt ở mức trên 38 độ C

Nếu mẹ bầu sốt ở mức độ nặng trên 38 độ C và kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Đặc biệt, sốt trên 38 độ C gây ra một số trường hợp nguy hiểm như dọa sảy thai, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, đẻ non, để lại dị tật cho trẻ,…

Điều trị sốt cho bà bầu

Bác sĩ Ngọc Minh cho hay: “3 tháng đầu mang thai là giai đoạn hình thành các cơ quan trên cơ thể của bé. Do vậy, bà bầu cần hạn chế sử dụng thuốc khi bị sốt hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng khác như nhức đầu, ho, sổ mũi,…Ngoài ra, các mẹ bầu cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi uống thuốc. Tốt nhất, nên có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn về việc dùng thuốc”.

Sốt khi mang thai không chỉ bắt nguồn từ cúm, mẹ bầu có thể bị cúm bởi siêu virus gây cúm lây lan trong thời kỳ mang thai, nhiễm vi khuẩn do viêm gan siêu vi B, viêm màng ối, viêm nhau,… Vì thế, phụ nữ mang thai cần phải kiểm tra xét nghiệm để có phương pháp điều trị phù hợp.

Theo bác sĩ Ngọc Minh, một số loại thuốc điều trị triệu chứng của cúm như Relenza, Taminflu có khả năng gây ra khuyết tật ở trẻ mới sinh. Thuốc chứa thành phần hạ sốt như Ibuprofen, Aspirin có thể khiến mẹ bầu bị ra máu khi mang thai.

Nhiều mẹ bầu khi bị sốt thường sử dụng thảo dược, vị thuốc dân gian để điều trị cúm. Tuy nhiên, những phương pháp chữa bệnh đó có thể gây nên tác dụng phụ không đáng có, nhất là khi chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh.

Những cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

– Mẹ bầu cần được ở trong môi trường thoáng mát.

– Nên cởi bớt y phục và dùng khăn ướt lau mát khắp người giúp tăng thải nhiệt qua da.

– Mở cửa phòng thông thoáng, không khí mát sẽ giúp mẹ bầu hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, cần tránh gió lùa ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ cơ thể bà bầu.

– Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt chứa kháng thể histamine sẽ giúp mẹ bầu dễ thở, hạ sốt nhanh hơn.

– Ăn uống đủ chất và nhiều dinh dưỡng như rau xanh, soup, hoa quả… Hạn chế thức ăn có nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, mẹ bầu nên bổ sung tỏi và thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn để tăng cường hệ miễn dịch.

Theo Web Gia đình

Việc Cần Làm Khi Mẹ Bầu Bị Sốt ?

Sốt khi mang thai là một điều hết sức nguy hiểm, cẩn thận theo dõi, xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời là những gì mẹ bầu cần nên làm khi gặp tình trạng này.

Sốt là một biểu hiện cơ bản của nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, khi mẹ bầu bị sốt thì cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có phương án can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng có khả năng gây ra sốt ở mẹ bầu. Vì trong thời kì mang thai, mẹ bầu có chế độ ăn nhiều và liên tục, nếu không kiểm soát kĩ hoặc ăn uống điều độ sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một số biểu hiện khác kèm theo nếu mẹ bầu bị sốt do ngộ độc thực phẩm như nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy,…

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi mẹ bầu bị sốt mà có xuất hiện thêm các biểu hiện như đau lưng, đau bụng, ớn lạnh, khó thở, cứng cổ,… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh điều trị tại nhà có thể dẫn đến co thắt, mất nước hoặc sinh non rất nguy hiểm.

Giai đoạn đầu của thai kỳ, biểu hiện sốt ở mẹ bầu sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Cá biệt, trường hợp mẹ bầu mà bị sốt cao trên 39,5 độ C thì rất có khả năng tính mạng của em bé đang bị đe doạ, khả năng sảy thai là rất cao.

Một điều mẹ bầu cần lưu ý rằng, khi bị sốt cao thì cần tránh tắm trong bồn nước nóng hoặc tắm hơi, vì sẽ dẫn đến những biến chứng làm dị tật ống thần kinh gây ra tình trạng nứt đốt sống của thai nhi. Tình trạng này xuất hiện khi mẹ bầu đang ở tuần thứ 4 – 14 của thai kỳ, nhưng kể từ giai đoạn thứ 2 và thứ 3 trở đi, sốt cao không gây ra tổn hại gì cho thai nhi, chỉ trừ trường hợp mẹ bầu bị sốt do tử cung bị nhiễm trùng.

Giai đoạn đầu của thai kỳ luôn là thời điểm nhạy cảm, khi những hoạt động chuyển hoá protein của giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Trong khi đó, sự chuyển hoá và sắp xếp của protein quyết định phần lớn đến sự phát triển của thai nhi. Cho nên, nhiệt độ cơ thể mà tăng quá cao, sẽ làm các protein bị đẩy sai khỏi lộ trình phát triển, dẫn đến tình trạng sảy thai ở mẹ bầu.

Khi xuất hiện biểu hiện sốt, mẹ bầu cần theo dõi và đo nhiệt độ liên tục, thêm vào đó là áp dụng nhiều biện pháp hạ sốt tại chỗ để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Một số giải pháp hạ sốt an toàn mà mẹ bầu nên áp dụng như sau:

– Mẹ bầu nên mặc ít quần áo hay mặc quần áo thoáng mát, hút ẩm tốt, dễ chịu, thoải mái. Dùng khăn ấm vắt khô để giúp cơ thể hạ nhiệt và tăng cường thải nhiệt qua da ở các vị trí như cổ, nách, ngực, bẹn,…

– Sử dụng chăn mỏng để đắp, không sử dụng chăn quá dày vì sẽ ngăn cản quá trình toả nhiệt của cơ thể, làm cho nhiệt độ cơ thể ngày càng tăng cao.

– Dùng nhiệt kế điện tử để kiểm tra thân nhiệt mẹ bầu liên tục, giữ mức nhiệt độ của cơ thể trong mức từ 38 độ C đến nhỏ hơn dưới 39 độ C.

– Giữ vệ sinh không gian xung quanh nhà luôn sạch sẽ, trong lành, mở cửa sổ để cho không khí tràn vào giúp mẹ bầu thoải mái hơn.

– Đảm bảo từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước trong quá trình mẹ bầu bị sốt cao.

– Ăn nhiều soup, canh,… được hầm từ các loại xương heo, gà, bò để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của cả mẹ bầu và thai nhi.

– Hạn chế ăn trứng và dùng mật ong, bởi khi bị sốt lượng protein quá lớn trong trứng sẽ gây rối loạn chuyển hoá, trong khi mật ong vốn tính nhiệt sẽ làm cho nhiệt độ của cơ thể tăng cao.

Rate this post

Giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu bị sốt, Nguyên nhân gây sốt ở mẹ bầu, Sốt khi mang thai, Sốt ở mẹ bầu nguy hiểm thế nào ?, Việc cần làm khi mẹ bầu bị sốt

Nguyên Nhân Mẹ Bầu 38 Tuần Khó Ngủ Và Cách Cải Thiện Giấc Ngủ

Mất ngủ là tình trạng không ảnh hưởng nhiều đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu bầu 38 tuần khó ngủ, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, cơ thể bất an. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ tốt cho cả mẹ và bé?

Khi càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp các triệu chứng sau:

Đi tiểu thường xuyên

Thai nhi càng lớn sẽ chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu liên tục. Tuy nhiên, các mẹ không nên hạn chế uống nước. Nước là chất rất quan trọng để tạo ra nước ối trong tử cung.

Đau bụng dưới

Thai nhi ngày càng lớn khiến mẹ di chuyển khó khăn, các cơn gò khiến mẹ bầu đau bụng dưới âm ĩ và rất khó chịu.

Phù chân

Lượng chất lỏng tích tụ trong cơ thể nhiều, di chuyển khó khăn khiến chân bị phù nề đặc biệt là mắt cá chân. Nếu gặp tình trạng này, các mẹ nên xoa bóp chân thường xuyên. Mẹ cũng có thể thả lỏng chân và mang vớ y khoa để hạn chế việc giãn tĩnh mạch.

Khó ngủ

Oxytocin điều tiết khiến mẹ bầu tỉnh táo. Sức nặng của bụng khiến mẹ khó có thể ngủ được và còn nhiều nguyên nhân khác.

Nguyên nhân mẹ bầu 38 tuần khó ngủ Thai nhi lớn

Thai nhi lớn, bụng bầu vượt mặt khiến cho các mẹ nằm rất khó khăn. Khó để có thể tìm được một tư thế để mẹ có thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái sẽ dễ ngủ hơn.

Tránh tư thế nằm ngửa để hạn chế khó thở. Mẹ bầu có thể dùng thêm gối ôm để kê chân.

Tâm trạng lo lắng, căng thẳng

Những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ càng lo lắng và căng thẳng nhiều hơn vì sắp sinh con. Mẹ bầu thường lo lắng và suy nghĩ vu vơ. Ở những tuần cuối thai kỳ, các mẹ nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái nhất để có thể dễ sinh. Nếu có những muộn phiền hay suy nghĩ gì các mẹ hãy tâm sự với người thân.

Vấn để về tiêu hóa

Thai nhi lớn chèn ép lên dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó hơn. Các mẹ có thể bị trào ngược dạ dày. Thức ăn không tiêu dẫn đến tình trạng khó ngủ. Trước khi đi ngủ, mẹ nên vận động để tiêu hóa thức ăn. Uống một cốc sữa ấm cũng là gợi ý lý tưởng để mẹ có thể dễ ngủ hơn.

Bí quyết khắc phục tình trạng mẹ bầu 38 tuần khó ngủ

Nằm ngủ đúng tư thế. Mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải và dùng gối ôm để kê chân và tựa lưng cho mẹ bầu.

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. Ăn xong không nên nằm ngay mà hãy vận động để thức ăn có thể tiêu hóa.

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Mẹ bầu nên đi bộ để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Đi bộ là loại vận động rất tốt cho thai ký giúp mẹ sinh con dễ hơn.

Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là kẽm, canxi, vitamin và các khoáng chất khác.

Tập yoga với các bài tập nhẹ nhàng để giảm tình trạng đau lưng, chuột rút và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Không mặc quần áo bó, ôm sát cơ thể.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và yêu đời thì con sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh, bụ bẫm và đáng yêu.

Thích Viết lách, Du lịch, làm đẹp và nhảy

Cảnh Báo: Bị Sốt Khi Mang Thai, Mẹ Bầu Không Nên Chủ Quan

Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt:

Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong số các loại virus thường gây sốt thì sốt do nhiễm Rubella được coi là nguy hiểm nhất vì có thể gây dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, mẹ có thể sẽ phải đình chỉ thai nghén.

Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng và ốm nghén nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật có thể các triệu chứng sẽ nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu sốt nhẹ thì có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu để sốt cao trên 39,5 độ có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Khi thân nhiệt mẹ tăng cao đột ngột làm cho thai nhi không kịp thích ứng dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

Mẹ bầu sốt khi mang thai phải dùng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hoặc nhiễm khuẩn nước ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết sẽ phải đình chỉ thai nghén, mẹ có nguy cơ phải cắt tử cung.

Một số lưu ý chăm sóc mẹ bầu khi bị sốt

Dù mẹ bầu bị sốt ở giai đoạn nào trong thai kỳ đi chăng nữa thì việc nhanh chóng hạ thân nhiệt là điều cần làm đầu tiên. Các bác sỹ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc hạ sốt thông thường có thể gây tác dụng phụ với sức khỏe của mẹ và trẻ, thậm chí có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu nên hết sức chú ý chăm sóc cơ thể khi bị ốm.

Khi bị sốt, mẹ bầu nên dùng khăn ấm lau khắp người để giúp tăng thải nhiệt qua da. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi thân nhiệt giảm xuống bình thường (~ 38 độ C).

Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ có thể mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Tránh tuyệt đối không mở cửa có gió lùa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu.

Không cần ủ ấm quá nhiều nhưng cũng không nên ăn mặc quá phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, mẹ sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Do đó, mẹ nên mặc vừa phải phù hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

Không phải tất cả những trường hợp mẹ bầu bị sốt đều ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận bồi bổ sức khoẻ và tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp.

Mẹ cần biết