Top 11 # Xem Nhiều Nhất Mẹ Bầu Siêu Ngầu Lịch Chiếu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Lịch Khám Thai 3 Tháng Cuối Các Mẹ Bầu Nên Xem !

Càng gần ngày sinh mẹ bầu càng có nhiều băn khoăn, hồi hộp. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện thì lịch khám thai 3 tháng cuối vô cùng quan trọng trong tam nguyệt cá thứ 3 này.

Ba tháng cuối thai kỳ là lúc cơ thể và tinh thần của bạn đang chuẩn bị sinh con. Thế nhưng các tai biến sản khoa rất hay xảy ra khi sinh và trong lúc chuyển dạ. Vì thế, nắm được lịch khám thai 3 tháng cuối, sẽ giúp đảm bảo sự an toàn của bạn và em bé sắp ra đời.

Tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần

Tháng cuối thai kỳ được xác định từ tuần 30- tuần 36 trở đi. Câu hỏi “tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần” là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần nhớ như sau:

Tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần

Bước sang tuần tuổi từ 30 -36, mẹ bầu cần khám thai 2 lần/tuần. Sau tuần tuổi này mẹ sẽ đi khám thai 1 lần/tuần cho đến lúc sinh.

Khám thai sẽ giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé như: huyết áp, cân nặng, dấu hiệu phù chân tay hay toàn thân, triệu chứng tiền sản giật. Đo bề cao của tử cung để phát hiện suy dinh dưỡng thai nhi.

Ở tuần tuổi thai thứ 28, chị em cần làm xét nghiệm máu. Nhằm phát hiện rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường thai kỳ.

Xét nghiệm nước tiểu, để xem bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không.

Trong giai đoạn, siêu âm ở tuần thứ 32- 34 rất quan trọng. Mẹ bầu không nên bỏ qua. Siêu âm vào giai đoạn này bác sĩ sẽ xác định vị trí của ngôi thai thuận hay nghịch, vị trí bánh nhau, tình trạng nước ối, đánh giá tốc độ phát triển của bé.

Từ tuần tuổi 28 đến 34 sẽ tiến hành siêu âm Doppler màu để đánh giá sức khỏe của bé trong bụng mẹ.

Mẹ sẽ tiếp tục khám thai mỗi tuần 1 lần cho đến ngày sinh

Tuân thủ lịch khám thai sẽ giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện những trường hợp bất lợi cho việc sinh nở. Vậy khám thai 3 tháng cuối phòng tránh nguy cơ gì?

Ngôi thai ngược – sẽ được phát hiện khi siêu âm thai

Các bác sĩ sản khoa cho biết, siêu âm thai ở tuần 36 các em bé sẽ quay đầu xuống dưới để đi ra dễ dàng hơn. Đây được coi là ngôi thai thuận. Tuy nhiên có khoảng 3-4% trường hợp các em bé vẫn ngôi mông hoặc nằm ngang tử cung. Đó được gọi là ngôi thai ngược khiến các mẹ lo lắng cho việc sinh thường.

Lịch khám thai tháng cuối – phát hiện sinh non

Bên cạnh đó, lịch khám thai tháng cuối, còn phát hiện trẻ sinh non. Các bác sĩ sản khoa cho biết, những em bé ra đời trước tuần 37 được gọi là trẻ sinh non. Trường hợp này có thể xảy ra ở bất kì bà mẹ nào vì nhiều yếu tố.

Nếu ở giai đoạn cuối thai kì, mẹ bầu phát hiện ra những cơn co thắt, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu. Âm đạo ra nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung. Rò rỉ nước ối, đau thắt lưng, đau lưng, tiêu chảy…đây là dấu hiệu báo bạn sắp sinh.

Lịch khám thai 3 tháng cuối giúp phát hiện tiền sản giật

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ và ổn định. Bạn cần nên chú ý lịch khám thai 3 tháng cuối, tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.

Với những trường hợp này, mẹ nên hạn chế hoạt động thể lực và tăng cường nghỉ ngơi. Theo dõi huyết áp của mẹ, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và theo dõi tim thai của bé, thường xuyên đề phòng biến chứng.

Khám thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi

Không những thế, khám thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi như: trọng lượng của thai, tình trạng sức khỏe của bé. Điều này mẹ không thể tự cảm nhận được mà cần được bác sĩ siêu âm chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thêm về chế độ dinh dưỡng để bé cải thiện cân nặng.

Khám thai giúp bác sĩ chẩn đoán ngôi thai , sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ,… từ đó có thể tiên lượng được bạn sẽ sinh dễ hay khó, có nguy cơ gì không?

Bác sỹ có thể phát hiện được những thai kỳ nguy cơ cao. Từ đó, yêu cầu sản phụ nhập viện sớm trước ngày dự sinh để theo dõi.

Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp,… Bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành(38 tuần)

Bác sỹ sẽ có lời khuyên cho bạn nên sinh nở ở đâu: nhà hộ sinh gần nhà, bệnh viện gần nhà hay bệnh viện tuyến trên trong trường hợp cần thiết.

Mục đích khám thai 3 tháng cuối

Khám, siêu âm thai là việc làm vô cùng quan trọng. Nói về mục đích khám thai 3 tháng cuối, các bác sĩ chuyên khoa cho biết:

Bà bầu tháng cuối có nên đi khám thường xuyên không?

Theo khuyến cáo của bác sĩ sản phụ khoa thì thai phụ nên đi khám mỗi tuần 1 lần vào tháng cuối của thai kỳ. Hoặc khám bất cứ khi nào khi thấy dấu hiệu lạ như đau, chảy máu…

Lý giải về nguyên nhân bà bầu tháng cuối nên đi khám thường xuyên. Các bác sĩ cho biết, đây là thời điểm mẹ bầu thay đổi về ngoại hình rõ nhất. Bên cạnh đó, tinh thần cũng có nhiều biến đổi dễ nảy sinh cáu gắt.

Không những thế, tháng cuối cùng của thai kỳ bạn sẽ thường xuyên cảm thấy những cơn gò sinh lý. Chúng diễn ra trong khoảng dưới 20 giây. Đây được xem là sự tập dượt cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Tuy nhiên nếu cơn co diễn ra lâu hơn và liên tục thì rất có thể nguyên nhân do bạn mắc 1 căn bệnh nào đó như tiền sản giật. Bạn nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.

siêu âm thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ nên đi siêu âm mấy lần

mục đích khám thai 3 tháng cuối

ba bau thang cuoi co nen di kham thuong xuyen khong

tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần

lịch khám thai 3 tháng đầu

lịch khám thai định kỳ chuẩn

lịch khám thai quan trọng

Vì vậy, việc đi khám thường xuyên sẽ giúp sản phụ tầm soát được những nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa cho sức khỏe của mẹ và bé.

Vừa rồi là những thông tin bổ ích về lịch khám thai 3 tháng cuối; mục đích khám thai 3 tháng cuối; tháng cuối thai kỳ nên siêu âm mấy lần; bà bầu tháng cuối có nên đi khám thường xuyên không,… Hi vọng sẽ giúp ích cho mẹ bầu.

Mẹ Bầu 7 Tháng Có Đi Du Lịch Được Không? Nên Lưu Ý Những Gì?

Theo nhiều quan điểm cho rằng, mang thai vào những tháng cuối thai kỳ mẹ không nên đi du lịch xa bởi có thể gặp nhiều khó khăn và đi lại sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Theo các chuyên gia, thời gian để bà bầu đi du lịch an toàn nhất là 3 tháng giữa thai kỳ ( từ tuần 18 đến tuần 24) để giảm thiểu tối đa những nguy hiểm có thể xảy ra như sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, mang thai tháng thứ 7 ( tức từ tuần thai thứ 25 của thai kỳ), mẹ vẫn có thể đi xa nhưng phải đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu.

Nếu mẹ bầu có sức khoẻ tốt và thai nhi phát triển ổn định thì mẹ vẫn có thể đi xa. Tốt nhất là trong những chuyến đi ấy, hãy đi cùng ông xã và người thân để họ có thể trợ giúp những khi mẹ cần.

Bạn nên chọn những khu resort, khách sạn từ 4 sao hay nơi yên bình, mát mẻ để thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ, tránh nơi phải di chuyển nhiều hay đông người, ồn ào. Bạn cũng nên nghiên cứu kỹ điểm đến, tình hình thời tiết và các dịch bệnh truyền nhiễm ở đó.

Những điều cần chuẩn bị

Đồ ăn nhẹ và nước uống

Nhu cầu ăn và uống của phụ nữ mang thai thường cao hơn người bình thường. Bạn nên tự chuẩn bị cho mình một chút đồ ăn nhẹ trước chuyến đi để đảm bảo mình luôn đủ năng lượng cho mẹ và bé. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thai sản Mỹ, một phụ nữ mang thai cần uống 12 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo nước ối của họ được thay mới và quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra đúng hướng. Nước cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Mang theo giấy tờ khám thai

Điều này là bắt buộc nếu phụ nữ mang bầu đi du lịch bằng máy bay. Du khách sẽ được yêu cầu có giấy tờ khám thai hoặc chứng nhận của bác sĩ là người mẹ đủ sức khỏe để lên chuyến. Ngoài ra, mỗi hãng hàng không có những quy định khác nhau về hành khách mang thai. Bạn nên kiểm tra thông tin trên website của các hãng. Việc mang theo giấy tờ khám thai còn giúp các bác sĩ tại nơi bạn du lịch xử lý nhanh hơn trong trường hợp gặp sự cố bất ngờ. Bảo hiểm sức khỏe cũng sẽ giúp ích cho người mẹ rất nhiều khi cần thanh toán các khoản chi phí khi vào viện.

Phương tiện du lịch

Phụ nữ mang thai nên lựa chọn những phương tiện di chuyển tốn ít thời gian và có không gian rộng rãi. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi di chuyển trên quãng đường dài. Nếu di chuyển bằng máy bay, du khách nên lựa chọn hàng ghế gần lối đi và nhà vệ sinh. Nếu thời gian di chuyển từ 4 tiếng trở lên, thỉnh thoảng bạn hãy vận động nhẹ nhàng trên máy bay.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 7

Đối với mẹ bầu đi bằng xe hơi

– Phải đảm bảo rằng mẹ đã thắt dây an toàn. Hãy làm kể cả khi mẹ không hề cảm thấy thoải mái vì việc này sẽ giảm độ rủi ro nếu không may gặp phải bất kỳ tai nạn nào.

– Mẹ nhớ phải thắt dây an toàn đúng cách và không được để dây đè trên bụng bầu.

– Nên vô hiệu hoá túi khí trên xe, nhưng nếu không được thì mẹ bầu nên ngồi cách xa nó khoảng 25cm.

– Nếu mẹ phải lái xe thì không nên để tay lái sát với bụng bầu.

– Các mẹ nên dừng xe và đi lại khoảng 5 phút mỗi giờ để giúp máu huyết lưu thông dễ dàng và giúp mẹ thấy thoải mái hơn.

Nếu mẹ bầu đi máy bay

– Nhiều hãng hàng không sẽ không cho phép mẹ bầu bay hoặc sẽ yêu cầu giấy chứng nhận y tế từ bác sĩ chứng nhận rằng bạn được phép đi và mẹ phải cam kết trước khi lên máy bay. Các mẹ nên lưu ý điều này để chuẩn bị đủ giấy tờ nói trên trước khi đặt vé.

– Ghế ngồi nên được trang bị an toàn tuyệt đối, mẹ nhớ thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để không gây rủi ro cho mẹ và thai nhi.

– Khi bay, mẹ nên lưu ý dành ra một chỗ để đi lại quanh cabin ít nhất 20 – 30 phút một lần. Nếu bạn có những chuyến bay dài, nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.

– Nên uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, sữa trong suốt chuyến bay vì độ ẩm thấp trong cabin có thể làm bạn dễ mất nước.

– Nếu mẹ bầu đang có vấn đề về sức khoẻ hoặc với thai nhi thì cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đặt vé. Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ không nên đi xa.

Đối với mẹ bầu đi tàu hoả

Việc đi tàu hoả cũng sẽ có một số quy tắc cấm với thai phụ. Mẹ bầu nên kiểm tra chắc chắn thông tin trước khi đặt mua vé. Với những chuyến đi dài, bà bầu cũng nên ăn nhẹ, uống nước và co duỗi chân tay…

Đi du lịch nước ngoài

Trước khi đặt vé đến một địa điểm nào, các mẹ cũng nên tìm hiểu thông tin về nơi đó. Tránh đến những nơi có ổ dịch hay bệnh truyền nhiễm. Nên mang theo nước đóng chai để uống nếu mẹ lo ngại về nguồn nước ở nơi định đi đến.

Một số lưu ý khác:

Không nên thử các trò chơi mạo hiểm trên biển trong khi mang thai. Bạn có thể ngủ, đọc sách hoặc đi bộ trên bãi biển. Tuy nhiên, bạn không nên tham gia các trò chơi như lặn biển, lướt ván hoặc các môn thể thao mạo hiểm khác.

Chọn một địa điểm mà không cần phải di chuyển quá lâu. Hãy chọn những bãi biển gần nhà để bạn có một chuyến du lịch thoải mái chứ không phải một chuyến đi quá mệt mỏi và kiệt sức.

Không nên thử các trò chơi mạo hiểm trên biển trong khi mang thai. Bạn có thể ngủ, đọc sách hoặc đi bộ trên bãi biển. Tuy nhiên, bạn không nên tham gia các trò chơi như lặn biển, lướt ván hoặc các môn thể thao mạo hiểm khác.

Hãy đi chung với người thân hoặc bạn bè để có người chăm sóc bạn. Đi một mình trong thời gian này có thể không phải là một ý tưởng hay.