Top 11 # Xem Nhiều Nhất Mẹ Bầu Bị Gò Cứng Bụng Nhiều Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Mẹ Bầu 8 Tháng Bị Gò Cứng Bụng Có Phải Chuyển Dạ?

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8

Mặc dù cách thời khắc chào đời càng gần, nhưng em bé vẫn khiến mẹ ngạc nhiên bởi những thay đổi chóng mặt trong giai đoạn này.

Thai nhi tuần 29

Sang tuần 29, em bé có kích thước tương đương một trái bí với cân nặng 1,15kg cùng chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 38,6cm. Thời điểm này, tóc bé đã mọc lên rất nhiều, phổi dần hoàn thiện chuẩn bị cho việc tự hô hấp khi chào đời. Ở tuần 29, bé bắt đầu có phản ứng mạnh với âm thanh và ánh sáng bằng việc nhào lộn hoặc đạp. Ngoài ra, da bé lúc này đã trở nên mượt mà hơn, phần lông nhung bảo vệ cơ thể dần biến mất.Bé có thể phản ứng với ánh sáng bằng việc nhắm và mở mắt. Mẹ biết không, tủy sống của bé lúc này bắt đầu sản xuất hồng cầu rồi đấy.

Thai nhi tháng thứ 8 đã dần hoàn thiện các bộ phận

Thai nhi tuần 30

Lượng nước ối trong tuần này đã giảm đi đáng kể. Bé nặng khoảng 1,4kg dài 38cm và ít vận động hơn do không gian xung quanh bào thai ngày càng hạn chế. Đầu bé hướng xuống dưới chuẩn bị hạ xuống sâu hơn vào khung xương chậu của mẹ trong các tuần sắp tới. Cơ thể bé đã bắt đầu có chức năng kiểm soát nhiệt độ nhờ sự phát triển nhanh chóng của lớp mỡ dưới da. Não của con bắt đầu có đường rãnh và nếp gấp, chuẩn bị cho ghi nhận kiến thức trong tương lai.

Thai nhi tuần 31

Lúc này thai nhi dài khoảng 41cm và nặng 1,5kg. Sự phát triển của lớp mỡ dưới da khiến bé trở nên đầy đặn hơn. Các bộ phận trong cơ thể ngày càng hoàn thiện, tập thích nghi với thế giới bên ngoài. Phổi của bé tiếp tục trưởng thành, cơ thể thai nhi cũng sản xuất ra 1 chất có hoạt tính bề mặt giúp giữ cho các đường dẫn khí trong phổi ngày càng mở rộng. Bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn thiện cấu trúc bên trong.

Thai nhi tuần thứ 32

Tuần cuối của tháng thứ 8, em bé đã nặng 1,7kg (đạt 2/3 trọng lượng so với thời điểm chào đời) và dài 43cm. Trong tuần này, móng tay và chân của bé đã phát triển. Khung xương của thai nhi lúc này đã cứng cáp hơn rất nhiều, mẹ có thể cảm nhận thông qua những cú đạp của bé.

Bầu 8 tháng bị gò cứng bụng có bất thường?

Nguyên nhân bầu 8 tháng bị gò cứng bụng

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu 8 tháng bị gò bụng

Những cơn gò bụng bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ và mức độ gò sẽ gia tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Ở tháng thứ 8, mẹ có thể cảm nhận những cơn gò rõ hơn do thai nhi lúc này đã có trọng lượng và kích thước xấp xỉ thời gian chào đời. Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong 4 tuần này dẫn đến tử cung giãn nở, gây chèn ép đến các cơ và dây chằng dẫn đến tình trạng bụng bị căng cứng.

Bên cạnh đó, trong tháng thứ 8, các giác quan phát triển, bé phản ứng với âm thanh và ánh sáng thông qua những cú nhào lộn dẫn sự căng cứng ở 1 vị trí trên bụng.

Ngoài ra, mẹ bầu bị mất nước, táo bón, nằm sai tư thế hoặc có thói quen xoa bụng cũng gây ra hiện tượng gò cứng bụng.

Cơn gò cứng bụng khi nào là dấu hiệu chuyển dạ?

Cơn gò kèm theo đau lưng, tiết dịch âm đạo là dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu

Thông thường các cơn gò cứng bụng không kéo dài và tự động biến mất nếu mẹ nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh tư thế. Những cơn gò này là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, mẹ không cần quá quan tâm.

Tuy nhiên, nếu cơn gò cứng bụng xuất hiện 6 lần trong vòng 1 tiếng đồng hồ với mức độ gò càng lâu kèm theo đau lưng dưới, tiết dịch âm đạo thì mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện. Đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ chuẩn bị hành trình vượt cạn sớm hơn dự kiến.

Nếu mẹ có tiền sử sinh non, cũng nên lưu ý những dấu hiệu gò cứng bụng khi bước vào tháng 8 của thai kỳ.

Cách xử lý khi bị gò bụng sinh lý

Mẹ cần bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn để tránh hiện tượng gò bụng do táo bón

Với những cơn gò sinh lý trong tháng thứ 8, mẹ bầu có nhiều biện pháp khác nhau để giảm tình trạng khó chịu khi bụng căng cứng.

Nếu mẹ bị căng cứng bụng do cảm xúc hoặc do thai nhi cử động, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp với nghe nhạc để điều hòa cảm xúc, cơn gò sẽ nhanh chóng biến mất

Nếu gò cứng bụng do mẹ bầu bị táo bón, bổ sung thêm chất xơ, tăng cường ăn hoa quả là điều thai phụ cần làm.

Ngoài ra, mẹ bầu cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa việc căng cứng bụng do thiếu nước.

Có thể nói, bầu 8 tháng bị gò cứng bụng không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi vì đã gần đến thời điểm chuẩn bị sinh. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai khi thấy những cơn gò bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi ngay. 2Mom chúc các bầu mạnh khỏe và sớm mẹ tròn con vuông

Một Số Tips Giảm Khó Chịu Khi Mẹ Bầu Bị Gò Cứng Bụng

Hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng trải qua trong thai kỳ là cơn gò bụng. Với những thai phụ lần đầu mang thai sẽ có chút lo sợ và bỡ ngỡ. Bài viết này sẽ cung cấp một vài thông tin giúp mẹ phân biệt các cơn gò bụng và một số cách để mẹ bầu bị gò cứng bụng cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi xuất hiện những cơn gò bụng mẹ đừng quá lo lắng

Cơn gò cứng bụng là gì?

Bạn sẽ cảm nhận được tử cung đang co thắt trong một thời gian ngắn và không liên tục đó chính là cơn cứng gò bụng. Hiện tượng này thường xuất hiện từ cuối quý 2 đến khoảng quý 3 của kỳ thai, tuy nhiên có vài trường hợp sẽ sớm hơn khi chị em mang thai từ tháng thứ 3 trở đi. Đặc biệt tháng cuối thai kì sẽ có những cơn đau dồn dập và kéo dài khác xa với cảm giác chỉ đau bất chợt trong 30- 60. Vì vậy, đây chính là lí do các mẹ phải trang bị kiến thức kỹ càng để phân biệt được đâu chính xác là lúc mình nên đến gặp bác sĩ cho quá trình chuẩn bị sinh.

Dấu hiệu nhận biết cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ

Cơn gò sinh lý

Trong khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, biểu hiện mẹ bầu bị gò cứng bụng sẽ xuất hiện bất chợt trong ngày. Những cơn gò này như quá trình luyện tập co giãn tử cung tạo sự săn chắc và tăng lưu lượng máu dẫn đến thai nhi. Ngoài ra nó còn có tác dụng, giúp em bé dần dần được đưa vào đúng vị trí thích hợp cho quá trình chuyển dạ sau này.

Bầu bị gò cứng bụng là biển hiện bình thường trong thai kỳ Các dấu hiệu giúp nhận biết nhanh cơn gò sinh lý:

Xuất hiện bất chợt, kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 30-60 giây, không tạo thành cơn.

Sẽ biến mất nếu thay đổi tư thế hiện tại, nghỉ ngơi, thư giãn.

Cơn co thắt chủ yếu tập trung tại vùng bụng dưới, không liên tục cũng không mạnh dần lên.

Cơn gò chuyển dạ

Lúc này bụng bầu sẽ tụt xuống thấp do đầu em bé đã di chuyển sâu vào phần khung xương chậu của mẹ. Vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy một nút nhầy được thải ra ( nút này được tích luỹ ở cổ tử cung trong suốt thai kỳ) vì cổ tử cung đã giãn nở rộng ra để chuẩn bị quá trình sinh nở. Mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn đau bắt đầu dồn dập liên tục và mạnh hơn.

Dấu hiệu nhận biết cơn gò chuyển dạ:

Tần suất xuất hiện cơn đau khoảng 10 phút/lần

Đau thành cơn và đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng

Một số trường hợp thấy đau quặng tại hai bên sườn

Vỡ ối hoặc ra máu

Những cách giúp quên đi cơn đau gò bụng

Đi bộ hoặc thay đổi vị trí: tạo sự linh hoạt và dẻo dai.

Massage thư giãn luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Thời gian này cơ thể mẹ sẽ hoàn toàn được nghỉ ngơi và tận hưởng.

Thiền: biện pháp an toàn nhất cho bà bầu. Cơ thể lúc này sẽ rũ bỏ hết mọi suy nghĩ căng thẳng và đánh thức mọi giác quan của mẹ. Bỏ hết lại những âu lo của thường nhật mẹ hãy tập trung hít thở và cảm nhận từ từ cơn gò cứng bụng sẽ đi mất.

Uống nhiều nước mỗi ngày , ăn uống nhẹ, hoặc ngủ một chút.

Nghe nhạc: từ trước đến nay âm nhạc luôn có một tác dụng thần kì nào đó giúp xoa dịu mọi thứ. Cơ thể sẽ dễ dàng tìm lại niềm vui trong bài hát, giúp giải toả căng thẳng cho mẹ. Ngoài ra, nó còn làm cải thiện phản xạ và kích thích phát triển thính giác cho thai nhi.

Bầu 22 Tuần Bị Gò Cứng Bụng: Phân Biệt Gò Sinh Lý Và Gò Sinh Non

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Bước sang tuần thai thứ 22, bé đã và đang phát triển nhanh chóng cũng như dần hoàn thiện tất cả các cơ quan chức năng bên trong cơ thể của mình. Lúc này, trọng lượng thai nhi vào 22 tuần tuổi sẽ là 430g và có kích thước khoảng 26,7cm (tính từ đầu đến chân), tương đương với kích cỡ của quả bí đỏ cỡ nhỏ.

Em bé 22 tuần tuổi đã chính thức có được hình dáng của một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ, bé đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan, bộ phận cần thiết và trong 3 tháng cuối thai kỳ bé sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa để chuẩn bị chào đời. Lúc này, tay chân bé đã cứng cáp hơn nên các động tác đấm, vặn mình, xoay người đều dùng lực nên mẹ hoàn toàn cảm nhận được bé yêu đang chuyển động ngay trong bụng mình.

Thính giác của bé trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết, bé đã có thể nghe thấy rõ những âm thanh phía bên ngoài bụng mẹ

Ngũ quan của thai nhi 22 tuần tuổi bắt đầu hoàn thiện. Làn da của bé có sự thay đổi so với những tuần thai trước, không còn trong suốt nữa do chất béo trong cơ thể bé đang tụ lại dưới lớp da để hình thành lớp mỡ.

Giới tính của thai nhi vào 22 tuần tuổi đã có thể xác định một cách rõ ràng. Tuy tinh hoàn và buồng trứng của thai nhi đã hình thành vào thời điểm mang thai 3 tháng đầu nhưng do cơ quan sinh dục bên ngoài còn khó quan sát do thai nhi đang còn nhỏ nên phải đến tuần thai thứ 22 mới có thể xác định được thật chính xác.

Vì sao những cơn gò bụng lại xuất hiện?

Trong những tháng của thai kỳ, tình trạng xuất hiện các cơn gò bụng sinh lý là điều không thể tránh khỏi. Những lí do sau đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng gò bụng mà các mẹ bầu nên chú ý.

Do tử cung cần phải giãn nở to ra để chứa em bé nên xuất hiện những cơn co thắt.

Áp lực lớn lên tử cung, tử cung bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng do sự phát triển của thai nhi.

Bé lớn dần, khung xương phát triển và dài ra nên khi bé xoay người sẽ dẫn đến những cơn gò bụng.

Cơn gò giúp đẩy em bé vào đúng vị trí sinh, chuẩn bị cho sự chào đời.

Thường xuất hiện khi thai phụ mệt mỏi, phải làm việc căng thẳng hay vất vả, mất nước hay đi đứng quá nhiều.

Mẹ bầu bị táo bón do thai kỳ. Vì thế, thai phụ nên cân nhắc chế độ ăn, sử dụng những thực phẩm phù hợp, giàu chất xơ tránh cho hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng gây ảnh hưởng đến tử cung.

Tâm lý của người mẹ: những cảm xúc của mẹ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của thai nhi và gây ra hiện tượng gò cứng bụng. Đây cũng có thể hiểu như các bé chia sẻ tâm trạng cùng mẹ. Vì thế nên mẹ bầu nên giữ tinh thần và trạng thái lạc quan, vui vẻ để bé phát triển một các tốt nhất.

Rạn da xuất hiện khi bụng mẹ bầu lớn lên, tăng cân nhanh chóng và làn da chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.

Phân biệt cơn gò sinh lý với cơn gò tử cung sinh non

1. Cơn gò sinh lý

Cơn gò sinh lý tuy có thể khiến mẹ bầu hơi khó chịu nhưng lại không gây nguy hiểm cho mẹ và bé Dấu hiệu cơn gò bụng sinh lý:

Khi đặt tay lên bụng sẽ thấy tử cung thắt lại và dần dãn ra

Mẹ bầu sẽ có cảm giác căng tức vùng bụng dưới

Không tăng cường độ theo thời gian, không làm thay đổi cổ tử cung

Khoảng cách xuất hiện giữa các cơn không gần nhau

Thường kéo dài dưới 1 phút

Diễn ra từ 1 đến 2 lần một giờ hoặc vài lần một ngày

Cơn gò không gây đau đớn nhưng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.

Nó thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục

Những cơn gò sinh lý thường xuất hiện khi người mẹ mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều và sẽ biến mất khi mẹ nghỉ ngơi hay thư giãn.

2. Cơn gò sinh non

Cơn gò sinh non là gì?

Cơn gò sinh lý bình thường chỉ kéo dài khoảng 30 giây. Nếu mẹ bầu xuất hiện cơn gò kéo dài 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ thì đây có thể là dấu hiệu của cơn gò sinh non. Nếu cơn gò sinh non thường xuyên xuất hiện trước 37 tuần, đây có thể là dấu hiệu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Dấu hiệu cơn gò sinh non

Khác với những dấu hiệu nhẹ nhàng, không gây nguy hiểm của cơn gò sinh lý, cơn gò sinh non sẽ khiến người mẹ cảm thấy khá khó chịu và đau đớn.

Xảy ra đều đặn theo chu kỳ

Một cơn gò sẽ xuất hiện khoảng 10 đến 20 phút

Phần bụng sẽ có cảm giác cứng và thắt chặt lại

Đau lưng âm ỉ

Đau bụng, bụng căng cứng

Khung chậu co thắt

Trong bụng có cảm giác áp lực

Bụng và chân bị chuột rút

Dù mẹ có thay đổi tư thế cũng không khiến cơn gò biến mất

Cơn gò sinh non có thể gây nguy hiểm cho mẹ

Để giảm sự khó chịu khi gò bụng, mẹ bầu nên:

Uống nhiều nước

Thay đổi sang tư thế khác

Nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên vùng xương chậu và các động mạch.

Nghỉ ngơi và thư giãn

Chườm ấm bằng một chiếc khăn mềm giặt ấm rồi chườm lên bụng

Mẹ có thể tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn

Tập yoga: yoga là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu vì nó giảm tần số xuất hiện của các cơn gò và các cơn gò khi xuất hiện cũng trở nên nhẹ nhàng hơn

Những Điều Cần Biết Về Hiện Tượng Bầu 5 Tháng Bị Gò Cứng Bụng

Vì sao bầu 5 tháng bị gò cứng bụng?

Thai 5 tháng gò cứng bụng là hiện tượng sinh lý thông thường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mẹ bị gò cứng bụng ở tháng thứ 5 của thai kỳ:

Thai nhi phát triển nhanh chóng cả về cân nặng và kích thước (nặng khoảng 240-260g, chiều dài 15-16cm). Thai lớn khiến tử cung co giãn tạo áp lực cho khoang bụng của mẹ gây ra hiện tượng cứng bụng.

Áp lực công việc, cuộc sống khiến mẹ bầu căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến cảm xúc của em bé. Đây cũng là nguyên nhân khiến thai nhi gồng cứng bụng

Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu gần gũi, thân mật với chồng cũng sẽ cảm thấy bụng căng cứng lên.

Mẹ bầu có chế độ ăn thiếu chất xơ, dẫn đến nhu động ruột phải hoạt động quá sức tạo cảm giác căng chướng ở bụng.

Những cơn gò ở giai đoạn này không ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Hiện tượng gò thường bất chợt xuất hiện và đột ngột biến mất hoặc dịu dần nếu mẹ massage bụng, thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm, thư giãn hay tắm nước ấm. Trong trường hợp, mẹ bị căng cứng bụng do táo bón, mẹ nên xây dựng 1 chế độ ăn uống cân bằng tinh bột – đạm – chất xơ – chất béo. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp thuyên giảm tình trạng gò bụng mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.

Khi nào gò cứng bụng trở nên nguy hiểm với mẹ bầu?

Gò bụng kèm theo đau hoặc rỉ dịch là dấu hiệu nguy hiểm

Trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3 của thai kỳ, gò cứng bụng được coi là hiện tượng sinh lý bình thường là sự chuẩn bị của tử cung đối với hành trình vượt cạn. Không những thế những cơn gò xuất hiện luyện cho mẹ sức bền bỉ và khả năng chịu đựng trong lúc sinh nở.

Nếu cơn gò cứng bụng chỉ kéo dài 30 giây đến dưới 2 phút và không gây đau đớn, mẹ bầu có thể yên tâm đây chỉ là Braxton Hicks (gò sinh lý).

Nếu cơn gò kèm theo rỉ nước ối hoặc ra chất nhầy hồng âm đạo, đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non. Bầu cần đến bệnh viện sản ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.

Mẹ nên làm gì khi bị gò cứng bụng

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gò bụng, mẹ sẽ có những biện pháp giảm gò phù hợp.

Gò bụng do táo bón

Chế độ ăn cân bằng dưỡng chất giúp mẹ không bị táo bón thai kỳ

Trường hợp gò bụng do táo bón mẹ cần bổ sung ngay prebiotic và probiotic để tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa đồng thời làm thúc đẩy quá trình lên men tại ruột già.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày mẹ bầu nên bổ sung rau xanh và trái cây giúp tăng lượng chất xơ. Ngoài ra, mẹ nên đảm bảo uống đủ 2,5 -3 lít nước mỗi ngày để giúp làm mềm phân, dễ đi ngoài hơn.

Táo bón không chỉ dẫn đến căng cứng bụng mà còn khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng và trẻ sau khi sinh bị suy giảm sức đề kháng. Không những thế, lực rặn để đào thải chất rắn ra khỏi cơ thể có thể gây sảy thai và đẻ non.

Gò bụng do tâm lý căng thẳng

Căng thẳng thường xuất hiện ở những mẹ bầu mang thai lần đầu và nghiêm trọng từ giữa tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu bị căng thẳng tâm lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi cảm thấy áp lực tâm lý, mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn bằng cách xem phim, nghe nhạc, đọc truyện hài hước hoặc tâm sự với người thân.

Trong trường hợp không thể cải thiện cảm xúc, mẹ cần đi gặp bác sỹ tâm lý để có những phương pháp điều tiết tâm trạng khoa học.

Gò do sự phát triển của thai nhi

Tập yoga mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu bi gò cứng bụng

Với nguyên nhân này, mẹ cần phải tăng sức bền của cơ thể thông qua luyện tập thể dục. Mẹ có thể lựa chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, bơi lội.

Theo các nghiên cứu cho thấy, 3 phương pháp rèn luyện kể trên đặc biệt yoga mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu bị gò bụng. Yoga giúp giảm stress, hạn chế lo lắng, lưu thông máu trở nên tốt hơn, kiểm soát cân nặng đồng thời mẹ sẽ lấy hơi tốt hơn trong quá trình sinh nở.