Top 9 # Xem Nhiều Nhất Mẹ Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

Bà Bầu Bị Cảm Cúm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Bà bầu bị cảm cúm uống thuốc gì? Đang mang thai mà bị cảm cúm có được uống thuốc không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ bởi lo sợ việc sử dụng thuốc không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu thường dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn người bình thường. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chữa trị cho họ lại gặp nhiều khó khăn. Lý do là bởi việc sử dụng thuốc Tây để điều trị sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bà mẹ và em bé. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai khi mắc cảm cúm chỉ nên sử dụng các bài thuốc an toàn, lành tính được bài chế từ dược liệu tự nhiên.

Bà bầu cần làm gì khi bị cảm cúm?

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của cảm cúm, bà bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh vì có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thay vào đó, hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ điều trị để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh của mình.

Trường hợp bệnh mới chớm, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị cảm cúm dân gian như xông hơi, các bài thuốc phổ biến như chanh tươi và mật ong, nước gừng, tỏi,… kết hợp với việc giữ ấm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để các triệu chứng giảm nhanh.

Các biện pháp chữa cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc

Để sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu do bị cảm cúm, mẹ bầu bị cảm cúm nên “nằm lòng” một số công thức điều trị hữu hiệu từ dân gian sau:

Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh chữa cảm cúm cho các bà bầu

1. Tỏi

Chữa cảm cúm bằng tỏi là phương pháp được sử dụng khá nhiều vì dễ thực hiện cũng như việc tìm kiếm nguyên liệu không quá khó khăn. Người bệnh chỉ cần giã nhỏ tỏi và uống với nước sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy mùi hăng của tỏi khiến các bà bầu có cảm giác khó chịu khi uống, nhưng với hiệu quả mà nó đem lại, chắc chắn sẽ khiến các chị em cảm thấy hài lòng.

Ngoài ra, có một mẹo nhỏ giúp các bà bầu có thể ăn tỏi một cách dễ dàng hơn. Chính là trong các món ăn phải dùng đến tỏi như rau xào có thể cho nhiều tỏi hơn bình thường. Ăn dấm tỏi vào mỗi sáng cũng sẽ giúp phòng tránh cúm hiệu quả.

2. Xông mũi

Khi bị nghẹt mũi do cảm cúm, xông mũi là một cách giúp các bà bầu có thể dễ dàng tránh được tình trạng này. Sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc trà xanh cho vào nước xông, sau đó lấy khăn trùm kín đầu và nước, cố gắng hít thật sâu hơi nước đang bốc lên sẽ giúp thông mũi hiệu quả.

3. Ăn cháo

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bá bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo cần có nhiều hành tươi và tía tô. Sau khi ăn xong cơ thể sẽ thoát ra nhiều mồ hôi, giúp giải cảm hiệu quả. Hơn nữa, cháo là một món ăn có dinh dưỡng cao, không chỉ sử dụng trong điều trị cảm cúm, nó còn có thể làm thành món ăn hàng ngày.

4. Chanh tươi kết hợp với mật ong

Chữa cảm cúm bằng mật ong kết hợp với chanh tươi là một phương pháp khá hiệu quả

Khi có triệu chứng ho và ngứa rát vùng họng, các bà bầu hãy chuẩn bị 2 quả chanh và 2 thìa mật ong, cắt chanh thành nhiều lát nhỏ và trộn đều với mật ong hoặc có thể pha cả 2 cùng với nước ấm. Sử dụng phương pháp này sẽ làm giảm ngay hiện tượng ho do cảm cúm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bà Bầu Bị Cảm Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cảm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà mẹ. Tại Việt Nam, thời tiết rất thuận lợi cho các loại virus cúm phát triển và lan nhanh, nhất là những lúc giao mùa. Đặc biệt, với tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, một trận đại dịch toàn cầu do Coronavirus gây ra đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người thì những biểu hiện như sốt, ho dù cảm cúm hay cảm lạnh thông thường cũng khiến không ít người phải hoang mang, lo sợ.

Bị cảm khi mang thai luôn khiến mẹ bầu lo lắng

Đối với phụ nữ mang thai, dù cảm lạnh thông thường hay chỉ một trận cúm nhẹ nếu mẹ chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không có dấu hiệu sốt hoặc ho nhiều cảm lạnh ở mức độ nhẹ hầu như không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở mức độ nặng sẽ gây ra những biến chứng như sinh non, sinh thiếu tháng, thể trạng em bé kém.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị virus cúm xâm nhập vào cơ thể không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu bị cúm còn có thể gây ra những biến chứng ở thai nhi như: hở hàm ếch, hở van tim bẩm sinh và có khả năng rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Khi mẹ bầu có dấu hiệu của cảm cúm, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà ngay lập tức nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Bị cảm khi mang thai nên uống thuốc gì?

Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, mẹ cần phải thận trọng trong mọi tình huống bởi đây là “bước đệm”, là tiền đề quyết định tầm vóc và trí tuệ của bé sau này. Có 2 mốc mẹ cần đặc biệt chú ý đó là kỳ tam cá nguyệt đầu tiên và kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Giai đoạn này có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Nếu mẹ không cẩn thận trước những tác nhân gây nguy hiểm dù là vô tình như: khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích… thì rất dễ mất bé hoặc em bé sẽ không phát triển bình thường.

Bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì

Quan trọng nhất là thai phụ không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp bị cảm khi mang thai không thể chữa khỏi bằng phương pháp dân gian hoặc dược liệu thiên nhiên bắt buộc phải dùng kháng sinh thì mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Hiện nay, vẫn có một số loại kháng sinh dùng điều trị cảm cúm cho mẹ bầu như:

Acetaminophen: Là loại thuốc hạ sốt an toàn cho bà bầu thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ, được sử dụng rất phổ biến và có thể mua dễ dàng mà không cần đến đơn thuốc bác sĩ.

Chlorpheniramin: FDA Hoa Kỳ xếp Chlorpheniramin là thuốc loại B, kháng histamin, tức có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và sẽ không gây hại đến thai nhi nếu dùng trong thời gian ngắn và liều lượng nhất định.

Pseudoepherin: Theo tư vấn bs Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh cho hay, Pseudoephedrin được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Pseudoephedrin được dùng điều trị nghẹt mũi cho phụ nữ mang thai khi đã qua 3 tháng đầu.

Lưu ý: Dù bị cảm lạnh nặng hay nhẹ hay bị cúm mẹ bầu cũng không nên tự ý dùng thuốc điều trị mà nên tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất về cách điều trị khi bà bầu bị cảm nên uống thuốc gì đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bởi mỗi loại thuốc có tác dụng và liều lượng khác nhau để phù hợp với từng cơ địa của mẹ bầu.

Những loại thuốc chống chỉ định trong thai kỳ

Ngoài những loại kháng sinh mẹ bầu uống được khi bị cảm, cũng có rất nhiều loại thuốc trị cảm cúm không dùng được cho phụ nữ mang thai mà mẹ cần lưu ý:

Một số loại kháng sinh chống chỉ định với bà bầu

Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: Thuốc diệt virus đều có nguy cơ gây dị tật thai nhi cao.

Aspirin: Thuốc có khả năng gây xuất huyết ở mẹ bầu.

Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu thực nghiệm với phụ nữ có thai nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi, nên tốt nhất mẹ bầu không nên thử.

Guaifenesin: Một thành phần có trong thuốc trị cảm cúm và cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ mang thai.

Như vậy, việc dùng thuốc cảm cho bà bầu tốt nhất phải theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa cảm cúm từ dân gian và ưu tiên dùng các “kháng sinh tự nhiên” để trị bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Mẹ Bầu Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao

Các mẹ bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

Mẹ bầu rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vì vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn.

Các mẹ bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

Dùng tỏi trị cảm cúm

Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở mẹ bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Uống lá kinh giới, tía tô

Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cúm mẹ bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi. Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Hai vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu chữa khỏi cảm cúm nhanh nhất.

Sử dụng nước chanh

Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Ăn cháo trứng nóng

Nếu bị cảm cúm nhẹ, mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi mang thai.

Sử dụng muối ăn

Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

14 VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI MANG THAI 15 DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN MANG THAI

Mẹ Bầu Cảm Cúm Nên Ăn Gì? Tốt Cho Sức Khỏe Đẩy Lùi Cúm

1. Mẹ bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm, do vi rút cúm gây ra, thường là vi rút cúm A, cúm B. Với người thông thường, bệnh cảm cúm là bệnh phổ biến, gặp ở bất cứ mùa nào trong năm, tuy nhiên với mẹ bầu không hề đơn giản.

Trong giai đoạn 13 tuần đầu của thai kỳ, mẹ bị cảm cúm, có dấu hiệu sốt cao, virus cúm có độc tính cao thì có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nhiều loại vi rút cúm gây dị tật thai nhi bẩm sinh: hở hàm ếch, tim bẩm sinh,…. Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương, nếu mẹ bị cảm cúm trong 5 tháng đầu có thể dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ.

2. Mẹ bầu cảm cúm nên ăn gì?

Bên cạnh việc uống thuốc đầy đủ theo đúng liều lượng, yêu cầu của bác sĩ, mẹ bầu cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý, hỗ trợ việc điều trị cảm cúm rất tốt.

Ngoài cách cho vào cháo, với phụ nữ đang có mang thai mà cảm sốt, không nền dùng kháng sinh, tốt nhất là dùng tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm, đổ 2 chén sắc còn 1 chén để nguội uống, tiếp đó ăn 1 chén cháo nóng có đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy đều.

– Trái cây giàu vitamin C

Các loại trái cây có múi như chanh, bưởi, cam, quýt rất giàu vitamin C giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Chúng sẽ giúp diệt vi khuẩn có hại, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh cảm cúm và tạo môi trường kiềm bên trong cơ thể khiến virus không thể phát triển. Bên cạnh đó, vỏ cam quýt còn chữa ho rất tốt.

– Bổ sung thêm tỏi trong bữa ăn hàng ngày

Trong tỏi có chứa các chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm nhiễm và các vi khuẩn, vi rút gây cảm cúm. Nếu mẹ có thể ăn tỏi sống sẽ giúp hấp thu các tinh chất kháng sinh này tốt nhất, tuy nhiên cách này khó thực hiện bởi tỏi cay, khó ăn. Nếu không muốn ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể chế biến bổ sung thành gia vị trong các món ăn như xào, nấu.

Ngoài cách chế biến thành gia vị món ăn, mẹ có thẻ pha trà gừng tươi, có thể thêm một chút mật ong và 1 lát chanh tươi sẽ giúp giải cảm rất tốt.

– Sử dụng thêm dầu dừa

Dầu dừa được biết là thần dược trong ngành làm đẹp, vì nó giúp dưỡng ẩm rất tốt. Tuy nhiên dầu dừa còn có tác dụng rất hiệu quả trong chống vi rút, kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả. Dầu dừa có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như cho vào salad hoặc chế biến món ăn thay dầu thông thường. Theo nghiên cứu, trong dầu dừa có dưỡng chất giúp phá hủy lớp phủ lipid xung quanh vi rút, tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt.

3. Khi bị cảm cúm, mẹ bầu nên làm gì?

Khi bị cúm, mẹ bầu cần lưu ý đến nhiều vấn đề từ ăn uống, sinh hoạt cho đến việc dùng thuốc.

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Việc chữa trị cảm cúm cho người bình thường rất đơn giản khi chỉ cần cho người bệnh uống đúng và đủ thuốc. Tuy nhiên với mẹ bầu việc sử dụng thuốc cần chú ý rất nhiều. Có rất nhiều loại thuốc không được sử dụng cho bà bầu, để lại tác dụng phụ cho thai nhi nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua ăn uống

Khi bị cảm cúm, cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt rất nhiều dưỡng chất, sức đề kháng suy yếu. Mẹ cần chú ý chế độ phù hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua ăn uống.

– Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị cúm, mẹ bầu thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc nhằm lấy lại tinh thần và sức lực. Nếu không ngủ đủ giấc mẹ sẽ càng mệt mỏi hơn và bệnh cũng có thể lâu khỏi hơn.

– Tắm nước ấm

Khi bị cúm mẹ không nên tắm nước lạnh vì nó có thể khiến tình trạng cúm thêm nặng hơn. Thay vào đó, hãy tắm nước ấm vì nó tốt cho cơ thể yếu ớt của mẹ. Tắm nước ấm cũng giúp tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp mẹ nhanh khỏi bệnh hơn.