Thông thường, khoai lang được phân loại theo màu, ít phân theo giống vì nhiều loại và phức tạp. Cụ thể, dựa trên màu sắc, chúng ta có thể phân khoai lang thành những loại sau:
Khoai lang tím: Đây là loại có nhiều tác dụng tới sức khỏe đồng thời được ưa chuộng nhất. Trong khoai lang tím thì có 2 loại nhỏ là khoai lang tím Nhật trồng nhiều ở Vĩnh Long và khoai lang tím Úc. Khoai lang tím Nhật có giá thành rẻ hơn so với khoai lang tím Úc. Thịt khoai màu tím hoặc màu tím than đậm.
Khoai lang vàng: Thịt khoai mài vàng hoặc màu cam, chứa hàm lượng tinh bột thấp, lượng đường cao nên có vị ngọt, thích hợp để nướng. Nổi bật là loại khoai lang Nhật ruột vàng nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản đã được luộc chín sẵn, bày bán phổ biến ở các siêu thị. Rẻ hơn nhưng ngon không kém là khoai Lệ Cần trồng nhiều ở Gia Lai.
Khoai lang trắng: Khoai lang trắng chứa nhiều tinh bột, ít đường, ít ngọt, tương đối rẻ, thường làm nguyên liệu khi nấu rượu hoặc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Khoai lang mật: Khoai lang mật có màu sắc gần giống khoai lang vàng nhưng khi chế biến, khoai mật mềm nhũn chứ không khô và bở như khoai vàng. Khoai lang mật thường được trồng nhiều ở Gia Viễn – Ninh Bình, Đà Lạt…
Về mặt dinh dưỡng, trung bình 100 gram khoai lang luộc chứa khoảng 86 calo với 1,6 gram protein, 20,1 gram carb, 4,2 gram đường, 3 gram chất xơ, 0,1 gram chất béo, 30 mg canxi, 0,61 mg sắt, 25 mg Magie, 47 mg phốt pho, 337 mg Kali, 55 mg Natri, 0,3 mg kẽm, 0,15 mg đồng, 0,26 mg Magan. Một củ khoai lang luộc 300 gram thì sẽ cung cấp cho cơ thể 258 calo còn với một củ khoai lang luộc 400 gram thì sẽ cung cấp cho cơ thể 344 calo. Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại khoai lang mà bạn ăn.
Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin B1, B2, B3, B4, B5, B6, folate, choline… Nhờ vậy mà mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Phòng ngừa thiết vitamin A
Giảm căng thẳng
Điều hòa đường huyết, quản lý bệnh đái tháo đường
Giảm thiệt hại oxy hóa và nguy cơ ung thư
Thúc đẩy hoạt động chống viêm
Tăng cường trí nhớ
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tốt cho da và tóc
Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Tăng khả năng sinh sản
Lưu ý: Do chứa hàm lượng cao oxalate nên những người mắc bệnh sỏi thân cần hạn chế ăn khoai lang nếu không muốn bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Ăn khoai lang luộc có béo không?
Nhiều người còn ăn khoai lang luộc khi cần giảm cân. Sở dĩ là vì khoai lang chứa hàm lượng chất xơ cao mà chất xơ này lại là loại chất xơ có thể lên men và hòa tan, vừa giúp cơ thể no nhanh hơn, no lâu hơn vừa làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, để giảm cân bằng khoai lang mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần chú ý:
Không thay hoàn toàn cơm bằng khoai lang: Thay 1 phần cơm gạo bằng khoai lang luộc sẽ giúp cơ thể giảm bớt lượng calo hấp thụ mà không gây xáo trộn thói quen ăn uống.
Ăn khoai lang vừa mới đào lên: Khoai lang để lâu dễ héo, chảy nhựa, nước trong khoai lang sẽ tham gia vào phản ứng thủy phân tinh bột làm tăng hàm lượng đường trong khoai.
Không ăn khoai lang khi quá đói.
Có thể thay khoai lang luộc vào bữa sáng thay bún, phở, mì gói, bánh mì, bánh bao…
Trước bữa trưa 30 phút có thể ăn 1 – 2 củ khoai lang luộc để hạn chế khẩu phần ăn trong bữa chính.
Không ăn khoai lang vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ 2 tiếng vì dễ gây đầy bụng, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa đồng thời tích trữ năng lượng trong cơ thể khiến việc giảm cân trở nên vô ích.
Không ăn trong nhiều ngày liền.
Hồng Anh tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền với chứng chỉ báo chí, báo ảnh, bằng lý luận cao cấp, chứng chỉ giảng viên đường lối…., Trên 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe nói chung và sức khỏe mẹ bầu nói riêng