Top 8 # Xem Nhiều Nhất Mẹ Bầu 6 Tháng Bị Đau Hông Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Europeday2013.com

8 Cách Giảm Đau Hông Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu

8 cách giảm đau hông hiệu quả cho mẹ bầu

Tình trạng đau hông thường khó chịu nhất vào những tháng cuối của thai kỳ. Với một số người, đau hông chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng với một số người khác, đau hông có thể gây cản trở các hoạt động thường ngày và gây gián đoạn giấc ngủ. Các mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy đau ở lưng hoặc ở bên hông và tình trạng này sẽ diễn biến nặng hơn khi đang đứng hoặc khi phải nâng vật nặng.

Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do các dây chằng giữ khớp cùng chậu (là khớp tiếp nối giữa cột sống và xương chậu) bị giãn.

Cơ thể bạn trong quá trình mang thai sẽ tiết ra relaxin – một loại hormone gây giãn, mềm các cơ và khớp. Việc tiết ra relaxin với một lượng lớn là để chuẩn bị cho cơ thể bước vào quá trình sinh nở. Relaxin cũng sẽ làm mềm khớp xương chậu, tạo điều kiện để em bé có thể dễ dàng đi qua đường dẫn sinh khi bạn chuyển dạ. Tuy nhiên, hormone relaxin cũng sẽ làm tăng tình trạng nhạy cảm với chấn thương và có thể dẫn đến tình trạng đau hông.

Đau thần kinh tọa

Có hai dây thần kinh tọa trong cơ thể. Cả 2 dây thần kinh đều bắt nguồn từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Khi bạn mang thai, tử cung sẽ gây ra áp lực lên 2 dây thần kinh này, dẫn đến tình trạng tê bì, đau và cảm giác ngứa râm ran ở hông, đùi và mông. Càng gần ngày sinh, em bé sẽ thay đổi tư thế ở trong bụng mẹ và bạn sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn.

Mặc dù đau thần kinh tọa là một dấu hiệu phổ biến khi mang thai, bạn vẫn nên thông báo cho bác sỹ nếu bạn bị đau thần kinh tọa do các nguyên nhân nghiêm trọng khác.

Đau dây chằng vòng

Được đặc trưng bởi tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng. Cơn đau sẽ tăng lên khi em bé có bất cứ sự thay đổi nào về vị trí ở trong bụng.

Loãng xương thoáng qua

Đây là một nguyên nhân khác gây đau hông, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Loãng xương thoáng qua gây ra sự mất xương tạm thời ở phần trên xương đùi. Do vậy, dẫn đến sự hình thành của các cơn đau hông bất ngờ và sẽ diễn biến nặng hơn khi đi bộ hoặc khi thực hiện các hoạt động thể chất.

Chụp cộng hưởng từ MRI thường sẽ cần thiết để chẩn đoán tình trạng loãng xương thoáng qua. Quá trình hồi phục thường sẽ kéo dài trong 6 tuần, nhưng đôi khi tình trạng này cũng có thể dẫn đến việc gãy xương hông.

Tăng cân

Tăng nhiều cân trong quá trình mang thai cũng có thể sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu, gây xê dịch các xương và do vậy gây đau.

Sai tư thế

Sai tư thế có thể dẫn đến đau hông, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và  tháng cuối thai kỳ, khi cơ thể không thể ở trong trạng thái cân bằng hoàn hảo vì cân nặng của em bé.

Các nguyên nhân khác gây đau hông trong khi mang thai

Phụ nữ thừa cân và có tiền sử mắc các vấn đề về hông có thể sẽ bị đau khi nằm nghiêng về 1 bên. Mặc dù việc nằm nghiêng về 1 bên là bắt buộc khi bạn đang ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng việc này có thể sẽ gây ra tình trạng đau hông do làm tăng áp lực lên hông.

Sự thay đổi trọng tâm của cơ thể trong khi mang thai do áp lực lên hông và vùng chậu cũng có thể gây đau hông. Nhưng tình trạng này có thể sẽ được giảm nhẹ bằng việc thay đổi tư thế.

Điều trị đau hông khi mang thai

Sử dụng một chiếc gối

Sử dụng một chiếc gối nâng đỡ toàn cơ thể dành cho bà bầu có thể sẽ có ích với bạn. Gối sẽ giúp điều chỉnh tư thế và hỗ trợ cho vùng bụng, chân và lưng của bạn.

Ngủ nghiêng 1 bên

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh, bạn nên ngủ nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và chân lại. Ở tư thế này, bạn vẫn có thể sử dụng gối để kê dưới bụng và phần trên của chân để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu việc ngủ nghiêng làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn, hãy đặt một chiếc chăn hoặc gối ở phía dưới thắt lưng của bạn và nằm ngủ ở tư thế ngửa. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực đặt lên hông của bạn.

Chườm nóng

Nếu các biện pháp ở trên không hiệu quả, hãy tắm bồn nước nóng hoặc chườm nóng lên vùng hông. Với sự cho phép và tư vấn của bác sỹ, bạn có thể massage với dầu ấm để làm giảm tình trạng đau hông. Việc massage cần được thực hiện hết sức nhẹ nhà và nước tắm bồn nên là nước ấm (không phải nước nóng).

Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể

Đứng cả ngày có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi hặc ngồi nghỉ nhiều nhất có thể trong suốt cả ngày. Hãy cố gắng nghỉ ở trong tư thế khiến bạn thoải mái và dễ chịu nhất. Nằm và ngồi với chân nâng cao một chút và có sự hỗ trợ ở phần lưng có thể sẽ giúp bạn giảm được tình trạng đau hông.

Massage trước khi sinh

Hãy lên kế hoạch massage trước khi sinh để làm giảm tình trạng đau người khi mang thai. Massage trước khi sinh không chỉ giúp thư giãn các cơ và giảm căng thẳng mà còn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy đến gặp các bác sỹ, kỹ thuật viên đã được đào tạo bởi họ biết chính xác các điểm bị sưng thường ở đâu.

Tập yoga và pilate

Cả yoga và pilate đều có thể giúp hông và lưng giảm đau trong khi mang thai. Bạn có thể tham gia các lớp yoga, pilate tại khu vực sinh sống. Giáo viên hướng dẫn sẽ biết tư thế nào có thể giúp kéo giãn và làm giảm đau hông, xương chậu cho bạn.

Luyện tập dưới nước

Khi ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần giảm thời gian đứng, đi bộ vì việc này sẽ làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn. Khi bạn được khuyên là nên luyện tập, bạn có thể lựa chọn bơi lội. Bơi lội sẽ giúp làm giảm áp lực ở hông và các khớp. Khi bạn bơi, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nhẹ hơn và có thể làm giảm áp lực từ hông và khớp.

Thông tin thêm trong bài viết: Nguy cơ của việc đi giày cao gót khi mang thai

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Tổng hợp từ Momjunction

Bà Bầu Bị Đau Bụng Lâm Râm Tháng Thứ 6

Bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6, thời điểm thai nhi chuẩn bị hoàn thiện. Giai đoạn này nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường mẹ nên đi khám ngay. Vậy bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 có nguy hiểm hay không?

Bà bầu 6 tháng thai nhi phát triển như thế nào?

Giai đoạn tháng thứ 6, thai nhi đã có sự thay đổi và hoàn thiện nhất định rồi. Lúc này cân nặng của bé khoảng 1-1,2kg, và dài khoảng 40 cm rồi.

Lúc này bé đã định vị được vị trí của mình và đầu gần hướng xuống dưới. bé bắt đầu khám phá và cử động nhẹ trong bụng mẹ rồi.

Tại sao bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6?

bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 là bình thường

Theo các chuyên gia mẹ bầu thường có cảm giác đau bụng lâm râm nhẹ là do thai nhi đang lớn dần, mẹ bầu chưa thích nghi được ngay nên có cảm giác khó chịu. Một phần do thai nhi chưa quay đầu và sẽ coj quậy nên gây cảm giác khó chịu và đau bụng lâm râm khi bé đạp.

Nếu cơn đau kéo dài và quặn từng cơn kèm theo đó là chảy máu âm đạo mẹ bầu nên đi khám hay, hoặc có thể mẹ đang gặp các tình trạng sau

Thai chết lưu hay dấu hiệu của sảy thai

Tuy là đã mang thai tháng thứ 6 nhưng mẹ bầu vẫn có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu khá cao.

Biểu hiện như: đau bụng dữ dội kèm theo các tình trạng: đau lưng, xuất huyết âm đạo nên đi khám ngay.

Một trong những biểu hiện nguy hiểm khi mang thai khi mẹ đang mang thai tháng thứ 6 hoặc đã bược sang tháng thứ 7. Tiền sản dịch gây ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu, thận, gan và nhau thai cực kì nguy hiểm.

Biểu hiện như: đau bụng, đau đầu hay buồn nôn mẹ bầu khi gặp biểu hiện như vậy nên đi khám ngay. Bài Viết Liên Quan: Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không? Bà bầu bị đau bụng trên bên phải có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Bầu 6 tháng bị đau bụng lâm râm nên làm gì?

Nếu đo là tình trạng đau bụng lâm râm bình thường và nhẹ mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, khi bị đau nên ngồi xuống nghỉ 1 chút.

Không thay đổi tư thế đột ngột, nằm hoặc đứng ngồi đột ngột

Đối với những trường hợp mẹ bị đau bụng nhẹ, mẹ hãy ngồi xuống ghế hoặc giường có điểm tựa để thư giãn. Ngoài ra, khi vừa nằm xuống thư giãn mẹ hãy nghiêng người và dậy từ từ, lấy tay làm điểm tựa. Việc làm này sẽ giúp mẹ giảm áp lực cơ bụng dưới hiệu quả.

Đối với những mẹ làm trong môi trường văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều thì nên đi lại, vận động cơ thể để máu được lưu thông tốt hơn. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng các mẹ nên uống nhiều nước để tránh bị mệt mỏi.

Tốt nhất khi mang bầu ở tháng thứ 6 của thai kỳ nếu bụng đau lâm râm mẹ nên đi khám bác sĩ là tốt nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Mẹ Bầu Bị Đau Lưng 3 Tháng Đầu. Phải Làm Sao?

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng nhiều mẹ bầu đang gặp phải. Vậy, bầu bị đau lưng phải làm thế nào để cải thiện tình trạng này mà không ảnh hưởng đến thai nhi?

Các kiểu đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Trong quá trình mang thai thì các mẹ sẽ gặp rất nhiều kiểu đau mỏng vùng lưng và cơ thể vì sự thay đổi theo từng tuần tháng khi thai nhi đang lớn dần lên.

Đau lưng kèm theo đau thắt lưng: cảm giác đau ở những đốt xương sống ngang thắt lưng. Là do từ trước khi mẹ mang thai từng trải qua bị đau ở phần eo và có xu hướng mạnh hơn vào cuối thai kỳ.

Đau xương chậu: triệu chứng đau vùng đệm ở mặt sau xương chậu. Đây là kiểu đau phổ biến hơn ở mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Thông thường các mẹ sẽ cảm thấy đau sâu bên trong mông, ở một hoặc cả hai mông và mặt sau đùi. Cơn đau xuất hiện khi đi bộ, leo cầu thang, trở mình đột ngột và lăn mình trên giường,…

Làm gì khi mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu?

Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng gây ra nhiều khó khăn cho mẹ bầu ở giai đoạn này. Cùng với đó là triệu chứng bị ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi. Khi đó các mẹ nên áp dụng những cách dưới đây để giảm thiểu tình trạng đau lưng nhé:

– Mẹ bầu bị đau lưng hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên.

– Áp dụng các mẹo dân gian như dùng lá ngải cứu: lấy một nắm lá ngải cứu tươi sau đó đem đi rửa sạch và trộn đều với muối hạt. Tiếp theo, cho chúng lên chảo rang thật nóng trong khoảng 5 phút. Bọc lá bằng khăn vải để chườm vào chỗ bị lưng đau sẽ giảm đau mỏi hiệu quả và và rất an toàn.

Lưu ý chữa đau lưng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Không sử dụng thuốc giảm đau hay những loại thuốc chống mệt mỏi khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên thường xuyên luyện tập những bài thể dục nhẹ như: đi bộ, thể dục tay không, bơi lội,… giúp cho cơ thể được khỏe mạnh và xương khớp được dẻo dai hơn. Đồng thời, hỗ trợ rất tốt các mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

Nếu bị đau lưng ở tháng thứ 2 của thai kỳ, khi đứng mẹ cần phải giữ lưng thẳng để có thể tránh mỏi lưng. Khi ngồi hãy ngồi thẳng theo với lưng ghế và có thể đặt gối nhỏ ở phía sau thắt lưng.

Hãy thay thế các đôi dép cao gót bằng những đội giày thấp để đi lại vừa chân và thoải mái.

Chú ý đến cân nặng của mình, không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành từng bữa.

Nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ và thay đổi tư thế sao cho thật thoải mái sẽ giúp cho các bạn cảm thấy được dễ chịu hơn. Hãy đặt một chiếc gối mềm ở giữa hai đầu gối và một chiếc gối mỏng ở dưới phần thắt lưng, phần eo để có được giấc ngủ ngon hơn vừa ít xảy ra triệu chứng bà bầu đau lưng 3 tháng đầu.

Trường hợp cơn đau lưng dữ dội và âm ỉ kéo dài không dứt hay đau lưng bị lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngày để có thể kiểm tra và thăm khám.

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải và có người bị đau nhẹ nhưng cũng có người sẽ bị đau nặng. Vì thế, khi cảm thấy đau lưng thì nên thay đổi lối sống hằng ngày cùng chế độ ăn uống và thể dục thể thao hợp lý để có một thai kì khỏe mạnh.

Mẹ Bầu Bị Đau Lưng Có Nên Dùng Thuốc Giảm Đau?

Phụ nữ đang mang thai có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Mẹ bầu bị đau lưng áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống có hiệu quả không?

Chữa đau lưng cho mẹ bầu bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu mới tốt?

Bên cạnh những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi và sưng chân, hầu hết phụ nữ đều bị đau lưng tại một số thời điểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe đặc thù trong giai đoạn này, mẹ bầu bị đau lưng sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi tìm kiếm phương pháp điều trị.

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, cứ ba phụ nữ sẽ có hai người phải đối mặt với chứng đau lưng trong thời kỳ mang thai. Các cơn đau có thể phát sinh ở mọi vị trí trên lưng. Trong đó, đau thắt lưng chiếm phần lớn trường hợp.

Tình trạng mẹ bầu bị đau lưng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau chủ yếu là do cơ thể thay đổi trong thời gian mang thai. Để giải quyết vấn đề trên, không ít phụ nữ mang thai chọn cách uống thuốc giảm đau.

Phụ nữ đang mang thai có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Cảm giác đau nhức, đặc biệt là ở lưng, có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vô cùng, gây ảnh hưởng không nhỏ cả về thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Đồng thời, hệ lụy đôi khi còn có tác động đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai cần lưu ý rằng tương tự nhiều loại thuốc điều trị khác, thuốc giảm đau cũng có nguy cơ gây hại cho thai nhi, ví dụ như dị tật bẩm sinh. Mặc dù mẹ bầu có thể dùng thuốc dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ, nhưng thực tế rủi ro trên vẫn còn đó.

Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn cho con chưa chào đời, thay vì uống thuốc, phụ nữ mang thai nên cân nhắc lựa chọn biện pháp chữa đau lưng an toàn hơn, chẳng hạn như Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Mẹ bầu bị đau lưng áp dụng liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống có hiệu quả không?

Giãn dây chằng cột sống ở vùng thắt lưng, cơ bụng suy yếu hay trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước là những vấn đề thường gặp ở phụ nữ đang mang thai. Các yếu tố trên đều có thể làm gia tăng áp lực lên nhóm cơ lưng, khớp cũng như dây chằng. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dẫn đến sự xuất hiện của cơn đau nhức trên lưng.

Mặt khác, ống thần kinh cũng có nguy cơ bị thu hẹp bởi tình trạng uốn cong cột sống thắt lưng khi bụng của phụ nữ mang thai trở nên lớn dần. Điều này khiến cho các dây thần kinh cột sống bị chèn ép nặng nề, gây ra đau lưng.

Thực tế, liệu pháp trên không chỉ giúp giảm đau lưng mà còn có thể xoa dịu nhiều vấn đề đau nhức khó tả do mang thai gây nên khác, chẳng hạn như đau mỏi vai gáy. Bằng cách nhẹ nhàng nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch, phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống có thể chấm dứt hoàn toàn các cơn đau mẹ bầu phải chịu đựng mà không cần nhờ đến thuốc.

Đặc biệt, hướng điều trị này còn giúp thuyên giảm nguy cơ sinh khó, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi sinh.

Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đứng đầu trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống ở Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều người bệnh, bao gồm cả phụ nữ mang thai, tin tưởng lựa chọn nơi này để tiếp nhận điều trị đau lưng nói riêng và bệnh cơ xương khớp cấp hay mãn tính nói chung.

Với đội ngũ bác sĩ 100% được đào tạo bài bản về Thần kinh Cột sống ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản… cùng cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, phòng khám ACC có thể giúp mẹ bầu khắc phục triệt để chứng đau lưng do mang thai, từ đó cải thiện vấn đề thể chất cũng như tâm trạng của mẹ bầu.

Hầu hết tình trạng đau lưng ở phụ nữ mang thai đều đến từ sự thay đổi cấu trúc bên trong cơ thể mẹ bầu để phù hợp với sự hiện diện của thai nhi. Do đó, để giải quyết vấn đề đau nhức này, mẹ bầu nên tìm đến các chuyên gia về cơ xương khớp hàng đầu, uy tín, chẳng hạn như phòng khám ACC, để được tư vấn cũng như điều trị hiệu quả và an toàn.