Đề Xuất 5/2023 # Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm? # Top 5 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm? # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

4.25

1111111111

Rating 4.25 (4 Votes)

Câu hỏi: (Vivan198***@gmail.com) Năm nay cháu 26 tuổi, cháu đang mang thai tuần 36, trước khi mang thai cháu có đôi lần tim đập nhanh, đi khám và đo điện tim ở bệnh viện Mỹ Phước cho kết quả cháu bị cơn tim nhanh kịch phát trên thất. Trong quá trình mang thai cháu có bị lại 1 lần khoảng 1h, sau đó tim trở về trạng thái bình thường, cháu đang rất lo lắng không biết tình trạng của cháu có nguy hiểm không và cháu nên sinh mổ không?

Trả lời:

Biên tập viên sức khỏe Lan Anh

Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay. Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada… và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất. Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website chúng tôi Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219 Email: btvlelananh@gmail.com #timmach#tieuduong#runchantay#soimat

Bà Bầu Khó Thở Tim Đập Nhanh Liệu Có Nguy Hiểm?

Không nên quá lo lắng khi mẹ bầu khó thở tim đập nhanh

Bà bầu khó thở tim đập nhanh có ảnh hưởng gì không?

Trước tiên, điều các mẹ cần làm là phải thật bình tĩnh và chú ý lắng nghe cơ thể của mình, không ngừng quan sát và theo dõi tình trạng hiện tại, cũng cần thả lỏng cơ thể, tạo tinh thần thoải mái để có thể biết chính xác những triệu chứng mình đang mắc phải. Bởi vì, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà bầu bị khó thở tim đập nhanh là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong thai kỳ, điều này còn chứng tỏ cho mẹ thấy là con yêu của mẹ đang phát triển rất tốt và khoẻ mạnh do cơ thể của mẹ đang hoạt động tích cực để cung cấp đầy đủ oxy, máu và dưỡng chất cho bé.

Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu cảm thấy khó thở tim đập nhanh kèm với các triệu chứng khác nữa thì mẹ phải đến ngay bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Cần đến ngay bệnh viện khi khó thở tim đập nhanh kèm các triệu chứng khác

Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở tim đập nhanh

Người bình thường, nhịp tim sẽ vào khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai, nhịp tim sẽ lên đến 100 nhịp/phút do nhu cầu cần cung cấp oxy và máu cho thai nhi. Đồng thời, khi bé yêu lớn dần từng ngày trong bụng mẹ thì cơ thể mẹ càng phải hoạt động tích cực hơn nữa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Ngoài ra, những nguyên nhân như: tâm trạng lo lắng, tử cung lớn dần, hoạt động của tuyến vú khi mô vú mở rộng tạo sữa mẹ, thay đổi nội tiết tố, …cũng khiến mẹ bầu khó thở tim đập nhanh do cơ thể cần bơm máu đến những bộ phận cần thiết trong quá trình mang thai.

Nhịp tim thay đổi theo từng giai đoạn mang thai

3 tháng đầu: do thay đổi nội tiết tố, các hormone progesterone và estrogen tăng cao, nhịp tim sẽ tăng 15 – 20 nhịp/phút để cung cấp máu cho cơ thể và cho bé.

3 tháng giữa và 3 tháng cuối: nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 10 nhịp/phút do nhu cầu bơm máu ngày càng tăng để đảm bảo bé nhận được đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Các bộ phận khác trong cơ thể của bà bầu như tử cung và tuyến vú cũng cần tiếp thêm máu để thích nghi với quá trình tạo sữa và chuyển dạ.

Các Bác sỹ sẽ có phương pháp chẩn đoán thích hợp để xác định chính xác tình trạng bệnh lý

Bà bầu khó thở tim đập nhanh cần đến ngay bệnh viện trong trường hợp nào?

Mặc dù khó thở tim đập nhanh đối với phụ nữ mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu có thêm những triệu chứng sau đây, 2mom khuyên bạn nên đến ngay Bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời:

Khi cảm nhận nhịp tim tăng đột ngột, nhịp tim không đều, trống ngực đánh liên hồi và luôn cảm thấy hồi hộp.

Tình trạng khó thở ngày càng nặng, cơ thể tím tái và yếu ớt.

Thở hổn hển, ngực đau tức khi cố gắng làm việc.

Nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể mà vẫn cảm thấy khó thở

Khi gặp những hiện tượng kể trên, mẹ bầu cần được thăm khám hợp lý. Các Bác sỹ có thể tiến hành đo điện tâm đồ và làm thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng mẹ đang mắc phải và có hướng điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cần nghỉ ngơi và luyện tập yoga để cơ thể được thả lỏng

Trong thai kỳ, điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, mẹ cũng có thể tham gia các lớp tập yoga, tránh làm việc quá căng thẳng hoặc quá sức mình. Hiện tượng khó thở tim đập nhanh ở bà bầu là hoàn toàn bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. Chúc các mẹ bầu của 2mom luôn vui khoẻ!

Sốt Trong Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng như sốt. Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và mức nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sốt.

1. Cách chẩn đoán những nguyên nhân gây sốt khi mang thai

Viêm thận bể thận cấp

Dấu hiệu nhận biết: Sốt cao, rét run, đái khó, đái rắt, đau bụng vùng thắt lưng, ấn đau tại xương sườn

Xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng, xét nghiệm nước tiểu thấy có bạch cầu, hồng cầu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

Siêu âm đài bể thận giãn, niệu quản giãn, thai phát triển bình thường.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh, tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ.

Viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn

Đây là nguyên nhân gây hay gặp gây ra sốt, đau họng, khàn tiếng, chảy nước mũi vàng, ho khan hay ho có đờm.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm giảm tiết dịch.

Viêm phổi

Dấu hiệu: Sốt, thường sốt cao rét run, khó thở nhanh, đau ngực, ho có đờm

Khám: Họng xung huyết đỏ, nghe phổi có ran nổ, ran ẩm.

Chụp phổi có hình mờ thùy phổi (chú ý tấm chì bảo vệ thai nhi).

Cần phát hiện và điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

Sốt do virus

Có thể do nhiều loại virus gây ra như cúm, rubella, quai bị, thủy đậu, virus dengue gây sốt xuất huyết..

Dấu hiệu: Sốt cao 38-40◦ C, viêm long đường hô hấp trên(đau họng, chảy mũi, ho…), đau mỏi toàn thân, dấu hiệu sốt hết sau 1 tuần.

Rubella: Nổi ban ở mặt, tay, toàn thân.

Quai bị: Sưng, nóng, đau tuyến nước bọt mang tai một bên hay cả 2 bên.

Thủy đậu: Nổi mụn nước các kích thước khác nhau.

Điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng: Hạ sốt, nâng cao thể trạng. Thai 3 tháng đầu cần chú ý khả năng ảnh hưởng đến thai, gây dị dạng thai.

Sốt rét

Dấu hiệu: Sốt rét không có biến chứng: Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi có chu kỳ (hàng ngày hay cách ngày), nhức đầu, đau khớp, đau cơ. Có thể lách to

Sốt rét ác tính có biến chứng nặng: Sốt rét kèm thêm thiếu máu, hôn mê, đái ra huyết sắc tố, có thể co giật, vàng da.

Xét nghiệm: Phiến đồ máu ngoại vi tìm ký sinh trùng, test nhanh tìm kháng thể.

Cần được phát hiện và điều trị bằng thuốc sớm, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới mẹ và bé. Sốt rét ác tính có nguy cơ đe dọa tính mạng của sản phụ và nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.

Viêm gan B

Dấu hiệu: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng, gan to; Có thể đau cơ, đau khớp, nổi mề đay, lách to.

Xét nghiệm: Chức năng gan, men gan tăng cao, kháng thể kháng nguyên virus HbsAg, HbeAg, Định lượng phiên bản virus trong máu (PCA).

Viêm gan do virus diễn ra trong giai đoạn chuyển dạ rất nặng vì suy gan cấp, chảy máu do rối loạn đông máu, hôn mê gan do suy gan. Cần phân biệt với: Tiền sản giật nặng, hội chứng HELLP

Điều trị: Sản phụ cần được điều trị tại khoa truyền nhiễm, nghỉ ngơi nâng cao thể trạng và dùng thuốc giảm lượng virus trong máu.

Nhiễm khuẩn thai

Triệu chứng: Sốt, ra khí hư hôi, tử cung căng đau, có thể đau bụng dưới, phản ứng thành bụng, ra máu âm đạo kéo dài, mủ chảy ra từ cổ tử cung, có thể đã sảy thai, thai chết lưu.

Xử trí: Kháng sinh càng sớm càng tốt. Lấy thai và rau ra khỏi tử cung bằng thuốc hay bằng dụng cụ.

Nhiễm khuẩn ối

Triệu chứng: Thường gặp trong ối vỡ non, vỡ sớm xử trí không đúng, đôi khi trong chuyển dạ kéo dài. Sốt là triệu chứng thường gặp, sốt cao, rét run, dịch âm đạo hôi, đau bụng, tim thai nhanh. Tử cung căng đau, nước ối có mùi hôi.

Cấy dịch ối có vi khuẩn, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính cao, xét nghiệm CRP (+).

Xử trí: Kháng sinh liều cao, phối hợp theo kháng sinh đồ. Xử trí thai tùy theo chỉ định sản khoa, có khi cần mổ lấy thai, trong trường hợp nặng có thể phải cắt tử cung.

2. Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt và mức độ sốt.

Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số loại virus có thể gây ra: Gây sảy thai, thai chết lưu, có thể gây dị tật bẩm sinh. Trong các loại này virus hay gây sốt, thì sốt do nhiễm Rubella được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ xảy ra lên đến 90%, có thể phải đình chỉ thai nghén.

Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và thai nhi. Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào đều có thể gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ và bé…

Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức đề kháng nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật, có thể các triệu chứng nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể gây nguy hiểm đến em bé. Thân nhiệt tăng cao đột ngột làm cho thai thai nhi không thích ứng được dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.

Mẹ bầu sốt khi mang thai cần phải sử dụng thuốc điều trị một số nguyên nhân gây bệnh có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn thai hay nhiễm khuẩn ối thì rất nguy hiểm vì hầu hết là phải loại bỏ thai nhi. Mẹ còn nguy cơ phải cắt tử cung.

Sốt khi mang bầu có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi. Để phòng tránh một số nguyên nhân gây sốt phụ nữ mang thai nên thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai, đặc biệt là rubella vì có thể gây dị tật thai khi mắc trong 3 tháng đầu. Nếu có triệu chứng sốt cần đặt hẹn thăm khám ngay với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn và chỉ định can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Phù Chân Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

Bị phù chân khi mang thai do trọng lượng tăng: Giai đoạn mang thai, sức nặng cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-12 kg (mang đơn thai) và 15-20 kg (mang song thai) gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Dây chằng trong cơ thể thai phụ cũng thường lỏng và dãn nhiều hơn, dễ bị tác động sinh ra các biểu hiện tư nhức, phù chân. Thời điểm này cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% so với thông thường, khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù. Ngoài ra còn có ba yếu tố gây phù chân ở phụ nữ mang thai, cụ thể:

Do máu chảy về tim bị tác động: Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu, sẽ khiến lượng máu khó chảy về tim, làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn.

Phù chân khi mang thai do tác động từ bên ngoài: Một số ảnh hưởng khác cũng khiến lượng máu chảy về tim bị tác động, có thể kể đến: Mặc đồ chật, Thai lớn hoặc mang song thai trở lên, Vận động mạnh làm tăng áp lực lên ổ bụng, Ho nhiều, Táo bón, Ngồi lâu, Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến làm giãn tĩnh mạch.

Hoạt động bơm máu cơ vùng chân: Những thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… cũng là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai: Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.

Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Trên cơ bản phù chân là hiện tương thường gặp và hầu hết người phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không vì thế mà tình trạng này sẽ không gây ảnh hường tới sức khỏe. Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.

Nguy hiểm hơn tình trạng sưng phù cũng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp cao… sinh ra tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Đây là một hội chứng của việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy triệu chứng chỉ có khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.

Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn lời khuyên chăm sóc cơ thể thích hợp.

Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Bà bầu bị phù chân nên làm gì?

Những lưu ý sau về cách chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai:

Dinh dưỡng: mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh. Mẹ cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.

Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu, vận động liên tục để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông.. Những tư thế ngồi sai cách như ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.

Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn. Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn. Trước khi đi ngủ hàng đem có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài ra các bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Đảm bảo cung cấp nguồn đạm an toàn vào cơ thể, bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, tôm, trứng sữa… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai. Bà bầu bị phù chân khi mang thai là một trình trạng thường thấy tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trong quá trình mang thai, các mẹ nên được khám thai định kỳ theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, để từ đó có được những điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt, phù hợp với tình trạng của mỗi thai phụ.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tim Đập Nhanh Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!