Đề Xuất 6/2023 # Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Và Những Cần Biết # Top 11 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Và Những Thông Tin Cần Biết # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Và Những Cần Biết mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ

1.1. Tiêm phòng trước khi mang thai

Sởi – quai bị – rubella: Đây là bệnh dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non… Vì vậy khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella, tốt nhất nên tiêm trước 3-6 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi mang bầu.

Thủy đậu: Nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não…

Viêm gan B: đây là căn bệnh có khả năng lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.

Cúm: Mẹ mắc cúm trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ khiến con gặp dị tật, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai. Khi mẹ tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc xin phòng cúm có thể tiêm trước khi mang thai hay bất cứ độ tuổi nào của thai kỳ.

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4- 64 tuổi. Đây cũng là vắc xin cần tiêm trước khi mang bầu để phòng ho gà sơ sinh cho con.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu

1.2. Tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai

Trước khi mang thai chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang bầu cần được tiêm vắc xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và bé. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo tổ chức y tế thế giới và CDC còn khuyến cáo: phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27 – 35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc xin này.

2. Lịch tiêm phòng cho bà bầu

2.1. Trước khi mang thai

Mũi tiêm 3 trong 1 ( sởi, quai bị, rubella ): nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B: trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau tiêm

2.2. Trong khi mang bầu

Đối với thai lần đầu: Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên sẽ tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi thứ 2 là mũi tiêm nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Chị em cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi bạn sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai sau: tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván

Các chị em nên đi tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai

3. Địa điểm tiêm phòng cho bà bầu

Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đến trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh, đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh. Là địa chỉ tin cậy và an toàn nhất trong tiêm chủng cho trẻ em và người lớn trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.

4. Một số lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

Với các mũi tiêm phòng đặc biệt là mũi tiêm phòng uốn ván, chị em cần lưu ý vì hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng…

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin

Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ

Nếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc xin phòng cúm có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn

Tiêm phòng đầy đủ cho mẹ bầu, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để chào đón bé yêu

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cung cấp đầy đủ các loại vắc xin tiêm chủng theo các phác đồ cập nhật với các loại vắc xin và lịch tiêm chủng. Tất cả các sinh phẩm, vắc xin tại Trung tâm đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, được sản xuất tại châu Âu, châu Mỹ, Việt Nam; được bảo quản trên dây chuyền lạnh theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm, đồng thời theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.

Những Điều Cần Biết Về Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu

Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, theo đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những hiểm họa rình rập trước tình hình dịch bệnh ngày một tăng cao.

Sởi – Quai bị – Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu thai phụ mắc phải trong thời gian mang thai:

Sởi: Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu…, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi, khiến thai bị suy, đe dọa nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Quai bị: Mặc dù không gây vô sinh như ở nam giới nhưng quai bị lại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai lưu, bệnh đặc biệt nguy hiểm khi mẹ bầu mắc phải trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.

Rubella: Mẹ bầu nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây dị tật thai nhi và sảy thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…).

Sởi – Quai bị – Rubella tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).

* Lịch tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubella được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất là 1- 3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ lây thủy đậu từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm thủy đậu từ mẹ sau khi chào đời từ 24 – 48%, trong số đó có nguy cơ tử vong.

Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Hiện nay, VNVC đang có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu: Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc).

* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.

Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp nặng nhất, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi, bé nhẹ cân hoặc sinh non. Vắc xin ngừa cúm hiện nay có 3 loại: Influvac 0.5ml (Hà Lan), CG Flu 0.5ml (Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (Pháp).

* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao lây lan cho bé. Vì vậy, trước khi mang thai, phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có kháng thể) để bảo vệ cho cả mẹ và con. Có 2 loại vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn bao gồm: Engerix B 1ml (Bỉ) và Euvax B 1ml (Hàn Quốc).

Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:

Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng

Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng

Trong thời gian mang thai, bà bầu được chỉ định tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan. Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm cực kỳ quan trọng. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của chị em tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.

Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ;

Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;

Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau;

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau;

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau;

Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiêm vắc xin cúm, vắc xin ngừa viêm gan B, tuy nhiên, tốt nhất 2 vắc xin này nên được chủ động tiêm ngừa trước khi có thai.

Video đề xuất:

VNVC luôn có đủ vắc xin cho bà bầu

Là hệ thống tiêm chủng cao cấp tại Việt Nam, VNVC luôn nỗ lực cung cấp đầy đủ các loại vắc xin dành cho bà bầu với dịch vụ tận tình, chu đáo. Các bà bầu sẽ không còn lo lắng về tình trạng hết vắc xin hoặc chờ đợi xếp hàng dài để đăng ký. Tại VNVC, bà bầu sẽ được thụ hưởng những dịch vụ tiện nghi bao gồm phòng chờ thoáng mát, rộng rãi, máy lạnh 4 chiều mát mẻ, wifi, nước uống miễn phí, đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tình sẵn sàng hỗ trợ mẹ bầu trong mọi hoàn cảnh.

Ngoài ra, VNVC còn cung cấp Gói vắc xin dành cho phụ nữ chuẩn bị trước mang thai với các loại vắc xin được nhập khẩu từ nước ngoài của các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng trên thế giới, đảm bảo quyền lợi cho mẹ bầu ngay cả trong thời điểm vắc xin khan hiếm.

Thanh Hằng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà Bầu Bị Đau Nhức Xương Khớp Và Những Thông Tin Cần Biết

1. Các triệu chứng đau nhức xương khớp khi mang thai

Bị đau khớp khi mang bầu sẽ có những biểu hiện sau:

– Đau lưng dưới và có cảm giác cơ thể nặng nề, nhức mỏi hơn, trọng lượng đè nặng khiến tư thế đi của bạn bắt đầu thay đổi.

– Đau ở hông và xương chậu ở những tháng cuối.

– Đau khớp ở chân do dây thần kinh bị kích thích ở mông và lưng thường bắt đầu lan mạnh xuống chân.

– Đau cổ và đau vai do sự giãn dây chằng tử cung, thay đổi tư thế và thay đổi hoóc môn.

– Đau rãnh cổ tay, ống cổ tay bị tê, đau, ngứa ở cổ tay hoặc ngón tay.

Nhiều bà bầu phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp

2. Nguyên nhân bà bầu bị đau nhức xương khớp

– Nguyên nhân do trong quá trình mang thai một lượng lớn canxi của người mẹ được chuyển sang thai để thai phát triển hệ xương ở trẻ, dẫn tới mức độ canxi của người mẹ giảm. Đặc biệt, nếu bà bầu có chế độ ăn không đủ canxi hay những người bị các bệnh về đường tiêu hóa làm giảm hấp thu canxi. Nhiều trường hợp không được chẩn đoán và điều trị đúng đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và con.

– Nguyên nhân thứ 2 là do thai nhi ngày càng tăng trọng lượng và mẹ cũng tăng cân nên gây chèn ép hệ thống cơ xương của bà bầu. Bên cạnh đó, việc nột tiết tố tăng giảm có thể là nguyên nhân gây đau khớp. Đến những tháng cuối, thai nhi lớn nhanh khiến cơ thể mẹ kéo ra phía trước và xuống dưới. Do vậy, đa phần các bà bầu có xu hướng mỏi khớp lưng, gần xương chậu, đau khớp háng, khiến việc đi lại khó khăn hơn.

– Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức xương khớp ở bà bầu. Bởi trong quá trình mang thai, các kích thích tố được giải phóng để thư giãn các dây chằng ở xương chậu. Làm nới lỏng các khớp và các dây chằng nối với xương chậu và cột sống khiến cho các bà bầu bị đau nhức xương khớp khi đứng, ngồi 1 chỗ quá lâu hoặc thấy đau khi di chuyển.

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp khi mang thai

Các cơn đau khớp sẽ kết thúc cho tới khi nào em bé được sinh ra. Trong suốt quá trình mang thai, nếu bạn bị đau khớp khi mang bầu chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều phiền toái. Các cơn đau kéo dài làm giảm sự linh hoạt của cơ thể. Do đó, các bà mẹ nên có biện pháp phòng tránh và trị đau nhức xương khớp tốt căn bệnh này.

3. Phải làm gì khi bà bầu bị đau nhức xương khớp

– Thông thường, việc bà bầu dùng thuốc trong quá trình mang thai là không nên do có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhất định có thể sử dụng được thuốc. Vì vậy, khi bị đau khớp khi mang bầu, các bạn nên đi khám bác sĩ bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau khi cần. Các bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa được sự cho phép của bác sĩ vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.

– Bên cạnh đó, việc thường xuyên vận động, xoa bóp, tập luyện các bài tập tiền sản cũng giúp cho các bà bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập khoa học, đúng cách.

– Trường những hợp mang thai đến những tháng cuối bị đau khớp mà không phải do viêm, bà bầu cần hạn chế tập thể dục quá sức và những bài vận động mạnh. Các mẹ chỉ cần nằm và tập trên giường bằng cách nhấc rồi co duỗi chân tại chỗ. Nên tập khoảng 30 phút cứ thấy mệt là dừng, nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục. Tác dụng của bài tập này giúp duy trì sức mạnh của cơ hông đồng thời giúp việc chuyển dạ thuận lợi hơn.

– Cần nằm nghỉ đúng tư thế khi ngủ để bớt đau lưng. Các bác sĩ khuyên bà bầu nên kê một cái gối mỏng mềm đặt thoải xuống dọc theo sống lưng để đỡ lấy thai nhi. Tư thế theo kiểu nửa nằm nửa ngồi này sẽ giúp trọng lượng của thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu, do đó giảm tình trạng đau khớp.

Cần có tư thế vận động đúng khi mang thai để hạn chế đau nhức xương khớp

– Để tránh đau khớp ở bà bầu, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C, photpho và canxi có trong trong rau màu xanh đậm và hoa quả chín có màu vàng, đỏ… các loại thực phẩm dinh dưỡng như cá hồi, thịt đỏ, sữa, cua, tôm, đậu đỗ… giúp tăng cường sự hình thành xương của thai nhi và phòng chống thiếu máu.

Bà bầu bị đau nhức xương khớp cần phải tuân thủ quá trình sinh hoạt nghỉ ngơi ăn uống, tránh làm việc quá sức, đi lại nhiều. Để đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe, tốt nhất ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường về xương khớp thì bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị kịp thời và phù hợp nhất.

Phương Hoa (Tổng hợp).

Những Mũi Tiêm Phòng Cần Thiết Khi Mang Thai Cho Mẹ Bầu

Những mũi tiêm phòng trước khi mang thai mẹ bầu đừng bỏ qua

Khi vợ chồng bạn đã lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị các vấn đề như: tài chính, tâm lý, công việc… thì người phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm để đảm bảo cho 9 tháng mang thai khỏe mạnh thì bé yêu chào đời mới được đảm bảo về thể chất và tinh thần. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm ngừa đầy đủ bằng cách tiêm phòng khi mang thai. Việc tiêm các vaccine đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm và các biến chứng thai kì nguy hiểm như , dọa sảy thai,…

Những vaccine phụ nữ cần tiêm phòng khi mang thai trước khi có em bé là: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm hayviêm gan B để tránh rủi ro cho thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.

Những loại vaccines được khuyến cáo tiêm phòng khi mang thai

Phụ nữ mang thai khi mắc cúm có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm, như viêm phổi, suy hô hấp… Bởi vậy việc tiêm phòng khi mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng.

Riêng với thai nhi nến mẹ bầu bị cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con rất dễ bị dị tật. Chủng ngừa cúm theo mùa được các chuyên gia khuyên rằng cho tất cả phụ nữ đang hoặc sẽ có thai trong mùa cúm.

Đây là những bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì thuốc chủng ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap) được các chuyên gia khuyến cáo cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần mang thai, và cần phải được tiêm càng sớm càng tốt vào giai đoạn giữa tuần thứ 27 và tuần 36 khi mang thai, để giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh như: ho gà, uốn ván rốn và bạch hầu.

Mẹ bầu cần khám thai đều đặn để được tư vấn tiêm phòng

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Và Những Cần Biết trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!