Cập nhật nội dung chi tiết về Tiêm Filler Khi Mang Thai Liệu Có Được Không? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Filler là chất đệm an toàn
Filler có bản chất là HA – một chất làm đầy có sẵn trong cơ thể. HA có độ tương thích rất cao với cơ thể. Vì vậy filler cũng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng cơ thể và đào thải ra khỏi cơ thể theo cơ chế tự nhiên.
Tiêm filler khi mang thai liệu có được không?
Hiện nay, tại những cơ sở uy tín, chưa từng xảy ra trường hợp nguy hiểm nào sau tiêm filler của các mẹ mang thai. Những khách hàng này vấn đi làm, sinh hoạt bình thường ngay sau khi tiêm mà không cần nghỉ dưỡng.
Việc tiêm filler chuẩn, chất lượng được thực hiện bởi các y bác sỹ lành nghề chỉ đưa filler vào tầng biểu bì và trung bì của cơ thể và không tiêm vào đường máu. Chính vì vậy, sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé.
Các mẹ bầu cần tìm gặp những địa chỉ uy tín
Những trường hợp tiêm filler “rởm” bởi những cơ sở không tên tuổi sẽ rất nguy hiểm. Không kể tới các bà mẹ đang mang thai mà những người khỏe mạnh cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khi gặp phải những cơ sở này.
Lời khuyên nào cho các bạn?
Tốt hơn hết, bạn hãy đến những cơ sở uy tín như thẩm mỹ viện Orchard tiêm botox. Tại đây sẽ có đội ngũ bác sỹ vô cùng chuyên nghiệp. Tất cả các khách hàng đến đây đều được kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Đặc biệt với những bà mẹ đang có thai, việc này càng được chú trọng hơn.
Việc tiêm filler vẫn có thể được tiến hành bình thường nếu cơ thể phù hợp
Các bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể, độ tương thích của filler với cơ thể. Nếu có bất kỳ phản ứng nguy hiểm nào, các thiết bị hiện đại sẽ phát hiện ra và điều chỉnh kịp thời, mang đến sự an toàn tối đa cho cả mẹ và bé.
Nếu filler hoàn toàn tương thích thì việc tiêm filler làm đẹp vẫn có thể được tiến hành bình thường.
Như vậy, điều quan trọng nhất đó là phải xác định được điều kiên sức khỏe của cơ thể mình trước khi tiêm thì bạn mới có thể yên tâm tuyệt đối. Và thẩm mỹ viện Orchard tiêm filler sẽ thay bạn làm điều này.
Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Khi Mang Thai Được Không?
Phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, vắc xin này có tiêm được cho người mang thai được không vẫn là vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc.
Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Ở nước ta, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B chiếm đến 10-20% dân số. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan .
Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang con khá phổ biến do tỷ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá cao, chiếm 10-15%. Với những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ, có 50% số trẻ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
Do đó, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B để bảo vệ cho cả mẹ và con không bị lây nhiễm virus HBV. Tốt nhất là nên tiêm trước khi mang thai để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.
Mũi 1: lần đầu đến tiêm
Mũi 2: một tháng sau mũi 1
Mũi 3: sáu tháng sau mũi 1
Nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó
Video đề xuất:
Mang thai có tiêm phòng viêm gan B được không?
Vắc xin phòng viêm gan B vẫn được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai để cơ thể kịp tạo kháng thể phòng bệnh cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến các chị em không kịp chủng ngừa đủ 3 mũi, hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, bà bầu vẫn hoàn toàn có thể tiêm phòng trong khi mang thai.
Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống), được chứng minh là một trong những loại vắc xin an toàn nhất nên không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu.
Các chị em chưa mang thai/đang trong giai đoạn thai kỳ có thể đến Trung tâm tiêm chủng VNVC để hoàn thành các mũi vắc xin phòng viêm gan B. VNVC miễn phí khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm, nhắc lịch tiêm tự động… tạo điều kiện thuận tiện tối đa cho tất cả khách hàng đến tiêm chủng.
Phụ nữ bị viêm gan B trước khi mang thai thì phải làm sao?
Trước khi tiêm phòng vắc xin, các chị em sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để xem mình có đang bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu cơ thể không nhiễm virus (HBsAg âm tính) và chưa có kháng thể phòng bệnh (Anti-HBs âm tính) thì sẽ được chỉ định chủng ngừa bằng vắc xin.
Trong trường hợp phát hiện cơ thể đã bị nhiễm virus (HBsAg dương tính) thì không cần chủng ngừa vì vắc xin lúc này sẽ không có tác dụng. Các chị em nên làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu (như định lượng virus, kiểm tra chức năng gan…) để bác sĩ chẩn đoán nên điều trị hay theo dõi.
Phụ nữ nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và tư vấn dùng thuốc hoặc cách điều trị phù hợp.
Mẹ Bầu Có Nên Tiêm Phòng Uốn Ván Trước Khi Mang Thai Không?
Có nên tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hay không là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm. Việc lên xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trên hành trình mang bầu mẹ có thể mắc phải một số bệnh như cúm, quai bị, thủy đậu và nhất là uốn ván. vv… Do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, các mẹ nên tiêm phòng vacxin trước khi bước vào thai kỳ.
Các mẹ cần nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai cũng lịch như tiêm ngừa một số loại bệnh khác như: cúm, tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan…….. để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Tiêm phòng vaccine là việc làm rất quan trọng với mẹ bầu, cần sự chú ý ở cả giai đoạn trước và trong khi mang thai. Việc tiêm phòng vaccine khi mang thai cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc… phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm ngừa đầy đủ mũi vaccine được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Những vaccine phụ nữ cần tiêm trước khi có em bé là: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B nhằm tránh rủi ro cho thai kỳ. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.
Với bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối mang thai, nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu/sinh non.
Bệnh thủy đậu có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vaccine thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất một tháng.
Bệnh cúm khá phổ biến nhưng ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên với tình trạng sức khoẻ khá nhạy cảm của các bà bầu, bệnh cảm cúm có thể diễn tiến nặng, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mẹ hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai.
Tiêm phòng trong thời gian mang thai
Khi mang thai, bà bầu được khuyến cáo tiêm ngừa vaccine uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vaccine khác như cúm (bất hoạt), viêm gan B (ở người chưa tiêm vaccine, tiêm chưa đủ phác đồ).
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con. Nếu mẹ không tiêm vaccine dẫn đến con không may bị uốn ván, nguy cơ trẻ bị tử vong lên đến 95%.
Vaccine uốn ván giúp phòng các bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh. Nếu bà bầu mang thai lần đầu và chưa được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ cần tiêm 2 mũi vaccin phòng bệnh này. Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu một tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu một tháng.
Để đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, bà bầu nên tìm hiểu trung tâm tiêm chủng có nguồn vaccine dồi dào, ổn định, cho phép đặt giữ vaccine… Hiện nay, một số trung tâm tiêm chủng có áp dụng gói vaccine dành cho bà bầu và nhắc lịch tiêm miễn phí rất tiện lợi, giúp các mẹ tránh được việc quên lịch/bỏ sót các mũi tiêm cần thiết khi mang thai.
Một trong những thành tựu to lớn của nền y học hiện đại là tìm ra các loại vắc xin ngăn ngừa uốn ván. Hiện nay, trên thế giới có 2 loại vắc xin phòng bệnh: 1 là vắc xin đơn thuần, 2 là vắc xin phối hợp phòng các bệnh như bạch hầu, ho gà.
Cần tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai cho phụ nữ
Vắc xin uốn ván TT: tiêm 5 lần đối với các chị em trong giai đoạn sinh để (tính từ thời điểm dậy thì).
Vắc xin Tetavax: Tiêm 2 liều cách nhau từ 4-6 tuần. Sau 6 tháng tiếp tục tiêm liều thứ 3
Những quy định về tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai cho mẹ bầu
Nếu thai phụ chưa từng được tiêm phòng uốn ván thì thời gian tiêm mũi đầu cách mũi thứ 2 khoảng 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 15 ngày.
Trường hợp thai phụ đã tiêm uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới tiêm 1 mũi thì hẹn tiêm mũi còn lại vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Đối với các chị em khi còn nhỏ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván thì sẽ tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Với những chị em đã tiêm đủ 5 mũi thì không cần phải tiêm bổ sung.
Việc tiêm phòng uốn ván nên được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín như trạm ý tế phường, trung tâm dự phòng hoăc các bệnh viện phụ sản. Ngoài ra, các chị em không nên tự tiêm hoặc đến các cơ sở thiếu uy tín, không có quyền hạn và chức năng tiêm vắc xin.
Quan Hệ Khi Mang Thai Có Xuất Vào Trong Được Không?
Trong quan niệm dân gian, quan hệ xuất vào trong khi đang mang thai là không tốt vì tinh trùng có thể làm bẩn bào thai khiến con sinh ra không khỏe mạnh hoặc tử cung có thể co bóp mạnh ra máu gây sảy thai, sinh non. Nhưng khoa học đã chứng minh ngược lại, chỉ cần quan hệ đúng cách thì việc xuất tinh vào trong trong lúc mang thai không ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi.
Đối với thai nhi
Thai nhi khi ở trong bụng mẹ đã được bảo vệ bằng túi ói rất vững chắc, đồng thời còn được ngăn cách bằng bức tường tử cung. Khi mang thai, cổ tử cung được đóng kín và khóa lại bằng một nút nhầy nên khi quan hệ có xuất tinh vào bên trong âm đạo thì tinh trùng cũng không vào được tử cung. Tinh dịch có thể được chứa trong “túi” của nút nhầy hoặc bị tiêu diệt bởi môi trường axit trong âm đạo, không thể nào vào sâu trong thai nhi được nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Đối với thai phụ
Trong lúc mang thai, lượng máu trong cơ thể dồn về vùng ngực và xương chậu nhiều hơn sinh ra cảm giác ham muốn tình dục ở nữ giới. Việc xuất tinh vào bên trong giúp vợ hưng phấn, đạt khoái cảm hơn trong mỗi cuộc “yêu”. Các cơn co bóp khi đạt khoái cảm sẽ khác với các cơn co bóp khi sinh nên mẹ bầu không nên quá lo lắng.
Vậy quan hệ khi mang thai có xuất vào trong được không? Câu trả lời là có, miễn cơ thể người chồng không có mầm bệnh và tần suất xuất cho vào trong ít thì sẽ không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo các cặp đôi nên mang bao cao su khi quan hệ để bảo vệ tốt nhất cho sự an toàn của 2 mẹ con.
5 nguyên tắc cần lưu ý khi quan hệ trong lúc mang thai
1. Hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu của thai kì
3 tháng đầu thai kì là giai đoạn thai nhi hình thành hoàn chỉnh, lúc này độ bám của thai nhi vào thành tử cung chưa chắc nên phải hạn chế quan hệ để tránh những kích thích mạnh có thể dẫn đến sảy thai hoặc dọa sảy thai.
Khi quan hệ trong 3 tháng đầu thai kì cần hết sức nhẹ nhàng, tránh những hành động thô bạo. Việc quan hệ phải tùy thuộc vào ý muốn của người mẹ, thời gian quan hệ không được quá lâu để tránh xung huyết, ảnh hưởng đến bào thai.
2. Chọn tư thế quan hệ thích hợp
Chọn tư thế quan hệ tình dục thích hợp rất quan trọng đối bà đầu trong những tháng thai kì. Thông thường, ở 3 tháng đầu thai kì có thể quan hệ được nhiều tư thế khác nhau, kể cả tư thế truyền thống. Tuy nhiên, càng về sau khi thai nhi phát triển càng lớn, các cặp vợ chồng phải thay đổi tư thế quan hệ khác thoải mái và phù hợp hơn, tránh tư thế nam nằm trên nữ nằm dưới sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, gây thiếu oxy cho bé.
Một số tư thế “yêu” như quan hệ từ phía sau, kiểu úp thìa hoặc kiểu mặt đối mặt sẽ giúp bà bầu vừa dễ chịu vừa đạt cực khoái trong lúc quan hệ.
3. Quan hệ nhẹ nhàng
Quan hệ trong lúc mang thai là điều không ai cấm cản, tuy nhiên “ân ái” trong những ngày này phải hết sức nhẹ nhàng, tốt nhất là nam giới nên chủ động. Đặc biệt, hạn chế những hành động kích thích phụ như kích thích vùng nhũ hoa hay kích thích vùng cổ có thể dẫn đến hưng phấn quá mức làm cổ tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
Không phải cứ “yêu” mạnh bạo là thăng hoa, đôi khi nhẹ nhàng lại khiến bạn thốt lên sung sướng đấy. Nhiều mẹ bầu tâm sự rằng, họ thích cảm giác đối phương chiều chuộng và từ từ với họ hơn là dồn dập. Những cử chỉ ân ái, những lời tỉ tê chính là vũ khí giúp họ đắm chìm trong mỗi cuộc yêu.
4. Đảm bảo vệ sinh khi quan hệ
Đảm bảo vệ sinh khi quan hệ tình dục đóng vai trò quan trọng cho sự an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Việc “yêu” không “sạch” tìm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm lây lan qua đường tình dục và bào thai cũng dễ bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Các bác sĩ phụ sản khuyến cáo, khi “ân ái” vào những ngày mang thai phải đảm bảo cơ quan sinh dục luôn được sạch sẽ, vệ sinh âm đạo trước và sau khi yêu như một cách để bảo vệ mẹ và bé. Ngoài ra, việc đeo bao su khi quan hệ luôn được khuyến khích, đây được xem là biện pháp an toàn nhất cho quá trình mang thai của phụ nữ.
5. Kiểm tra y tế khi có dấu hiệu bất thường
Trong quá trình quan hệ, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, chóng mặt, xuất huyết âm đạo,… phải liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Những trường hợp cần kiêng quan hệ khi mang thai
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, trong thời mang thai mà bị viêm âm đạo thì tốt nhất phụ nữ không nên quan hệ. Việc cố tình “ân ái” khi bị viêm âm đạo sẽ dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng âm đạo, ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Mang thai đôi trở lên
Nhau thai bám thấp
Túi ói bị vỡ, rò rỉ chất lỏng
Có dấu hiệu bị suy tử cung
Những người có nguy cơ sinh non
Người có tiền sử sảy thai hoặc dọa sảy thai
Người bị huyết áp cao
Những người có thể trạng yếu hoặc thiếu dinh dưỡng
Chảy máu âm đạo, xuất huyết âm đạo hoặc chuột rút không rõ nguyên nhân
Vợ hoặc chồng mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh học,…
Thông qua bài viết này chắc hẳn mọi người đã có lời giải đáp cho câu hỏi “quan hệ khi mang thai có xuất vào trong được không?” rồi đúng không? Ngoài vấn đề này, các cặp vợ chồng cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe thai sản, hãy giữ cho tâm trạng thoải mái nhất để con yêu luôn mạnh khỏe, mẹ bầu luôn vui!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiêm Filler Khi Mang Thai Liệu Có Được Không? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!