Đề Xuất 5/2023 # Thăm Khám Ngay Nếu Có 6 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai # Top 10 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Thăm Khám Ngay Nếu Có 6 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thăm Khám Ngay Nếu Có 6 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày là một hành trình kỳ diệu với rất nhiều cung bậc cảm xúc. Mỗi giai đoạn tương ứng với sự phát triển của thai nhi, các mẹ sẽ có những cảm nhận riêng biêt. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, nắm được từng giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ bầu cần được thăm khám đầy đủ và đúng lịch với Bác sĩ Chuyên khoa.

Tuy nhiên, bên cạnh các mốc thăm khám như Bác sĩ tư vấn, mẹ bầu cũng cần theo dõi sức khỏe của mình hàng ngày, và cần được thăm khám ngay với Bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:

Mẹ bầu bị nôn ói nhiều hơn bình thường

80% phụ nữ bị ốm nghén khi mang bầu nhưng nếu bạn nôn ói quá nhiều thì sẽ dẫn tới thiếu dinh dưỡng và mất nước. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ thai kém phát triển, sinh non.

    Chảy máu âm đạo

    Là dấu hiệu bất thường nếu đi kèm những triệu chứng sau: – Đau quặn bụng dưới cùng một dải máu đặc là nguy cơ sảy thai – Đau âm ỉ bụng dưới, choáng váng, chóng mặt – dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. – Buồn nôn, ói mửa, tử cung to nhanh chóng – dấu hiệu của chửa trứng.

      Âm đạo tiết quá nhiều dịch

      Từ tuần thai thứ 38 trở đi nếu dịch âm đạo tiết nhiều kèm theo các triệu chứng: co thắt, chảy máu. Mẹ bầu cần ngay lập tức tìm sự trợ giúp của bác sĩ để tránh nguy cơ sinh non.

        Ngứa ngáy lòng bàn chân, bàn tay

        Hiện tượng ngứa ngáy là dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng có tên là: ứ mật. Ứ mật thai kỳ là hiện tượng dịch mật (axit mật) không được chuyển xuống đường ruột để tiêu hóa chất béo, vitamin mà bị ứ lại trong gan, sau đó ngấm vào máu và da gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nó làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.

          Thị lực giảm sút

          Khi mang thai nhiều mẹ bầu sẽ có mắt nhìn mờ, quàng gà. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thị lực bị giảm nhanh chóng hoặc thường nhìn thấy những chấm sáng trước tầm nhìn, nổ đom đóm, hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức! Vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một biến chứng rất nguy hiểm.

            Đi tiểu nhiều kèm cảm giác đau buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới

            Đây có thể là dấu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu mẹ bầu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non.

            Biên tập – Sưu tầm

            # 1【Dấu Hiệu】 Thiếu Máu Khi Mang Thai

            20/10/2018 10.638 lượt xem

            Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai nhưng nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng khoa học và khám thai định kỳ thì cũng không quá đáng lo ngại.

            Thiếu máu khi mang thai xảy ra như thế nào?

            Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Đây là hiện tượng khá thường gặp khi mang thai, vì thế nên khi đi khám thai định kỳ, mẹ hay phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần.

            Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

            Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

            Có thể do chế độ mẹ ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.

            Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

            Một số triệu chứng để mẹ nhận biết thiếu máu khi mang thai như sau:

            Da tái xanh, yếu ớt, nhợt nhạt và không khoẻ như bình thường.

            Cơ thể luôn mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.

            Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

            Dễ trở nên khó thở, có cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

            Người bị thiếu máu hay cảm thấy nhức đầu

            Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

            Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai chủ yếu do mẹ bầu bị thiếu sắt, một số trường hợp mắc phải do di truyền.

            Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ cảm thấy mệt mỏi kéo dài, thường xuyên nhức đầu…Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm tăng các nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm…

            Vì thế, mẹ cũng nên bổ sung sắt để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này khi mang thai. Ngoài ra, nếu bệnh do di truyền gây ra thì mẹ cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị đúng.

            Thiếu máu ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

            Thiếu máu khi mang thai ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến trẻ mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị thiếu màu thì có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và chậm phát triển.

            Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm thì bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị phù hợp cho mẹ.

            Ngoài ra, mẹ có thể tự hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống của mình.

            Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì?

            Chế độ ăn của mẹ bầu cũng giúp phần quan trọng trong việc chữa thiếu máu khi mang thai

            Bí đỏ

            Trong bí đỏ có chứa lượng lớn các chất protein, carotene, vitamin, amino a-xít, can-xi, sắt… Vì thế bí đỏ được xem là thực phẩm bổ máu cho bà bầu cần có trong mỗi bữa ăn. Mẹ bầu nên chọn bí đỏ chín vì chúng chứa nhiều canxi, sắt, carotene và kẽm giúp bổ sung nhiều lượng máu cho cơ thể hơn.

            Bông cải xanh

            Mẹ bầu thường được khuyến khích ăn bông cải xanh trong thời kỳ mang thai để bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giúp bổ máu bởi giá trị dinh dưỡng giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

            Chuối

            Việc mẹ ăn một trái chuối vào mỗi buổi sáng cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, ăn chuối còn làm giảm triệu chứng táo bón cực kì hiệu quả.

            Thịt bò

            Thịt bò gần như đứng đầu trong những thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu. Hơn nữa, thịt bò cũng rất dễ chế biến thành nhiều món đa dạng nên mẹ nhớ bổ sung vào trong thực đơn của mình.

            Cá hồi

            Cá hồi do chứa nhiều hàm lượng omega – 3 nên là thực phẩm bổ máu được nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn.

            Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp nhưng nếu được phát hiện sớm cũng không quá đáng lo ngại. Vì thế, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

            Phương Pháp Trị Cảm Cúm Khi Mang Thai Hiệu Quả Ngay

            Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhiều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đã dùng thuốc trị cảm cúm liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và rất nhiều câu hỏi khác mà các mẹ mang thai tập đầu vô cùng lo lắng. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu kĩ để đề phòng trường hợp mắc cúm. Và đặc biệt mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

            Cảm cúm lây truyền như thế nào?

            Cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác, qua không khí hoặc qua đường hô hấp một cách trực tiếp qua dịch tiết như ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, nhất là khi bàn tay có dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt vô tình tạo điều kiện cho virus tấn công vào cơ thể.

            Các mẹ bầu có sức đề kháng giảm cùng với việc cơ thể mệt mỏi do ốm nghén, do sự thay đổi của nội tiết nên dễ bị cảm cúm hơn khi mang thai.

            Mẹ bầu bị cảm cúm nguy hiểm cho thai nhi

            Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, bệnh cảm cúm luôn tiềm ẩn những nguy hiểm đối với các mẹ bầu, đặc biệt là cảm cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu bị cảm cúm trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh về tim hay các giác quan rất cao, theo các số liệu đã điều tra của các cơ quan y tế uy tín thì con số này cao hơn gấp 2 lần so với những bà mẹ mang thai bình thường.

            Đối với những mẹ bị cảm cúm ở 3 tháng cuối thai kỳ, khả năng sinh non sẽ cao hơn những người khác. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng, nếu như chỉ mắc cảm lạnh thông thường thì có thể sử dụng các phương pháp chữa dân gian để tốt hơn cho bé.

            Sử dụng tỏi

            Tỏi là gia vị không thể thiếu trong gian bếp, nhưng cũng là một bài thuốc trị cảm cúm hiệu quả. Không chỉ chứa thành phần kháng sinh Allicin, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh, tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu. Sử dụng tỏi để chữa cảm cúm khi mang thai là cách mà nhiều mẹ hay dùng, cách làm cũng khá đơn giản, mẹ dùng 1 củ tỏi đem giã nhuyễn, ép lấy nước sau đó hòa vào trong ly nước lọc và uống. Việc ăn tỏi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, cung cấp các dưỡng chất như mangan, vitamin B1, B6, C, selen,chất xơ, canxi, đồng, kali, photpho, sắt,… Để có thể ngăn ngừa, phòng tránh cảm cúm tốt nhất, mẹ nên bổ sung khoảng 4 tép tỏi vào bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên với hai tháng cuối thai kỳ mẹ không nên ăn quá nhiều tỏi và nên hỏi bác sĩ trước khi bổ sung vào bữa ăn của mình.

            Mẹ thực hiện theo cách sau: Chuẩn bị các nguyên liệu liệt kê ở trên mỗi thứ một nắm nhỏ, sau đó đem đun trên nồi nước lớn, mẹ dùng nồi này để xông hơi khoảng 5-10 phút. Tuy nhiên, cách xông hơi đối với bà bầu đặc biệt cần lưu ý: mẹ không xông toàn thân mà chỉ xông phần đầu, dùng khăn chùm lên đầu để xông mũi thì sẽ không làm cơ thể tăng nhiệt quá nhanh và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu muốn xông hơi giải cảm chỉ được phép xông ở nhiệt độ an toàn dưới 37 độ C, trong khi xông phải kiểm soát được nhiệt độ hoặc có người giám sát khi xông để đảm bảo an toàn.

            Các phương pháp phòng tránh bị cảm cúm khi mang thai

            Để hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, mẹ bầu nên tập thói quen:

            Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch

            Ngủ đủ giấc

            Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, uống nhiều nước

            Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm

            Súc miệng bằng nước muối loãng

            Nên bổ sung những loại trái cây giàu Vitamin C, uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Nên cho chút mật ong và gừng hoặc chanh để làm sạch vùng họng, mẹ nên hạn chế ra ngoài khi trời nắng hoặc mưa.

            Khi ngủ, mẹ bầu nên đề phòng ngạt mũi bằng cách không nằm thẳng với luồng gió thổi vào mặt, hãy lấy chiếc khăn mỏng đặt lên cổ để phòng đau họng.

            Mẹ lưu ý khi mang thai chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ, vì có nhiều loại thuốc cảm cúm có thể dùng cho người bình thường, nhưng đối với mẹ bầu nếu sử dụng có thể dẫn tới sảy thai, dị tật thai,…

            Mẹ cần biết

            Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, khám thai định kỳ, đầy đủ, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt, điều độ trong sinh hoạt là cách trị cảm cúm khi mang thai tốt nhất. Ngoài ra, khi bị bệnh mẹ nên tới các cơ sở y tế uy tín khám để có phương pháp điều trị tốt nhất.

            Dấu Hiệu Đau Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Lưu Ý

            Cập nhật vào 25/07

            Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng dưới là điều dễ gặp phải. Thế nhưng khi đau bụng dưới kèm những dấu hiệu sau thì mẹ bầu cần phải lưu tâm.

            1. Những dấu hiệu đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu cần chú ý

            Với những người mới mang thai lần đầu thì việc đau bụng dưới trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu sẽ khiến bạn lo lắng. Nhưng thực tế đây là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn thai mới làm tổ, những cơn đau cũng là dấu hiệu cho thấy tử cung của bạn đang bị rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do thai nghén gây ram nghĩa là tử cung đang bị áp lực lớn trong giai đoạn này.

            Đau bụng dưới khi mang thai giai đoạn 3 tháng đầu

            Cũng có thể tình trạng xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây rối loạn về bài tiết, tiêu hóa…và gây ra những cơn đau. Những cơn đau này thường không nguy hiểm và không làm thai phụ quá khó chịu.

            Thế nhưng nếu mẹ bầu thấy đau bụng xuất hiện cùng các dấu hiệu sau thì nên cẩn trọng:

            Có xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo (Chỉ khoảng 20% phụ nữ bị chảy máu trong 12 tuần đầu của thai kỳ theo WebMD).

            Đau bụng quằn quại

            Đau bụng kèm theo co giật

            Đau bụng kèm theo có sốt và có các dấu hiệu bất thường tại ổ bụng.

            Các triệu chứng mang thai trở nên bất thường.

            Bạn cần phải đến gặp ngay bác sĩ hoặc các trung tâm y tế gần nhất để được làm các xét nghiệm cần thiết và chuẩn đoán kịp thời.

            Góc chia sẻ: Nếu góc văn phòng của bạn cần một mẫu tủ hồ sơ lớn, có khả năng chứa được nhiều tài liệu, bạn có thể tham khảo ngay mẫu Tủ SV1960-3BK – tủ gỗ công nghiệp Melamine 3 buồng được cung cấp bởi Noithathoaphat.pro.

            2. Đề phòng với cơn đau bụng ở 3 tháng đầu thai kỳ

            Mang thai 3 tháng đầu thai bị đau bụng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khỏe của bà bầu. Cơn đau này có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bà bầu đang gặp, cụ thể:

            Dọa bị sảy thai sớm

            Khi mẹ bầu bị đau bụng, đau lưng, ra những mảng huyết dày sẫm màu rất có thể đây là những cảnh báo dọa sảy thai sớm. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai thật.

            Cẩn trọng khi thấy đau bụng dưới xuất hiện cùng ra huyết kéo dài Thai làm tổ ngoài tử cung

            Thường xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng này thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lần cho mẹ bầu. Các cơn đau bụng dồn dập, quặn thắt, xuất huyết âm đạo bất thường có màu sẫm và loãng là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

            Hội chứng tiền sản giật

            Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu cho các cơ quan khác nhau trong cơ thể người mẹ bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.

            Đau bụng khi mang thai kèm khối u

            Phụ nữ có tiền sử mắc khối u buồng trứng, u xơ tử cung khi có thai thường xuất hiện chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung, dẫn đến cơn đau quặn một phần bụng dưới. Cơn đau có thể dữ dội hay tự giảm dần.

            Bị nhiễm trùng đường tiểu

            Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, có máu hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.

            Đau bụng kèm đau, rát khi đi tiểu là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu Bị ký sinh trùng đường ruột khi mang thai

            Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa, khi mang thai nếu mắc bệnh này mẹ bầu sẽ bị đau ê ẩm phần bụng quanh rốn. Nếu giun đã chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ càng làm cho bụng đau dữ dội hơn.

            Khi mang thai, mẹ nên uống một số loại sữa để đảm bảo cho sức khỏe. Tìm hiểu ngay về các loại sữa phù hợp trong bài viết Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì tốt.

            Viêm ruột thừa khi mang thai

            Hiện tượng này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy rất ít nhưng không phải không có, mẹ bầu cần lưu ý bởi nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Biểu hiện bị đau ruột thừa là người mẹ có cảm giác bị đau thắt 1/3 vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài.

            Bạn đang đọc nội dung bài viết Thăm Khám Ngay Nếu Có 6 Dấu Hiệu Bất Thường Khi Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!