Cập nhật nội dung chi tiết về Sau Sinh Mổ Cần Chú Ý Điều Gì? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chăm sóc phụ nữ sau khi sinh mổ là một việc rất quan trọng vì việc hồi phục sau sinh của sản phụ sinh mổ thường lâu và khó khăn hơn những phụ nữ sinh thường, ngoài ra nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Vì vậy khi chăm mẹ bầu người thân cần chú ý và cẩn trọng từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt và thực phẩm để các mẹ sau sinh mổ có thể nhanh hồi phục hơn.
Không nên ăn quá no sau 6 tiếng khi mổ
Không nên nằm quá nhiều sau 24h sinh
Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường là cần thiết nhưng ngủ lâu quá lại không tốt vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. 24 giờ sau khi mổ thì mẹ nên cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm. Làm cách này sẽ giúp dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.Khi ngồi dậy mẹ cũng cần tập đi nhẹ nhàng. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, giúp tống sản dịch ra ngoài.
Nằm ngửa sau khi mổ sẽ khiến tử dung co thắt
Nằm ngửa thường tạo cho chị em cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy, sản phụ nên nằm nghiêng và kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường có khoảng cách 20-30 độ nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, giúp vết mổ bớt đau và nhanh lành hơn.
Trong tháng đầu không để cơ thể nhiễm lạnh
Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh quá sớm, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…Vậy nên mẹ có thể sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý.Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu. Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
“Yêu” sớm trước 6 – 8 tuần khiến vết mổ dễ rách, lâu khỏi
Trong khi làm “chuyện ấy”, nếu không được kiểm soát, hai vợ chồng có thể sẽ có những hành động quá khích gây đau đớn cho sản phụ đặc biệt là đối với vết thương mổ đẻ. Mẹ đẻ mổ nên kiêng hoàn toàn chuyện ấy trong khoảng 6-8 tuần. Mẹ cũng nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ sản phụ, gây thiếu sữa và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.
Vận động nặng trong 3 tháng đầu khiến mẹ dễ mất sức, ảnh hưởng tới vết mổ
Chị em cần đặc biệt lưu ý rằng sinh mổ là một ca đại phẫu quan trọng, vì vậy vết thương mổ đẻ cũng cần được chăm sóc và giữ gìn kỹ lưỡng. Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng phải được quan tâm hàng đầu. Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng. Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để giúp việc nhà cửa, bế con để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Theo thống kê, tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.Thông thường sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được giữ lại từ ba ngày đến một tuần tại bệnh viện để tiện theo dõi. So với sinh thường, việc chăm sóc và hồi phục sau khi sinh mổ đòi hỏi mẹ phải chú ý hơn nhiều…
Hi vọng rằng những thông tin trên, Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh sẽ giúp các mẹ và gia đình có thêm những kiến thức bổ ích, để có thể hỗ trợ các mẹ sớm phục hồi sau sinh hơn.Trong trường hợp các mẹ có vấn đề khiến các mẹ băn khoăn, lo lắng, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh. Với Chuyên khoa mũi nhọn - Sản Phụ Khoa – Với đội ngũ Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ luôn
Chúc các mẹ luôn khỏe!!!
Biên tập – Sưu tầm
Những Điều Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Sau Sinh Mổ
Mẹ bầu sau sinh mổ nên làm gì?
Nên tắm rửa mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng. Không nên ngâm lâu trong nước (khoảng từ 5-10 phút), tắm bằng nước ấm, ở nơi kín gió, lau khô người sau khi tắm xong, thận trọng với vết mổ. Sau khoảng 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu, nên lau khô tóc nhanh. Vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm để rửa. Giữ đôi bàn chân ấm bằng đi tất.
Sản phụ sau sinh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, khi cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn thì nên ngồi dậy và tập đi để lưu thông khí huyết, tránh bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch. Vận động vừa sức khiến mẹ nhanh hồi phúc và ít đau đớn hơn
Nên dùng gừng và nghệ trong chế biến món ăn để giúp làm ấm cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho niêm mạc ruột.
Nên thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích sự ngon miệng, tránh sự nhàm chán. Không nên ăn các thức ăn lạnh hoặc chưa được chín kỹ.
Bổ sung các loại vitamin B, C, K, A để tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi, đồng thời kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Vitamin K giúp cầm máu ở giai đoạn đầu. Ngoài ra các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm…giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết mổ.
Ngủ đủ giấc giúp mẹ sau sinh thấy sảng khoái, bớt cảm giác stress và có nhiều sữa cho con bú. Sau sinh dạ con co thắt khiến mẹ đau đớn, mẹ cần tránh nằm ngửa nên nằm nghiêng sẽ giúp giảm đau, tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
Ngày đầu sau mổ nên uống nước lọc, ăn cháo, súp, canh đến khi có thể xì hơi được mới bắt đầu bổ sung thêm các thực phẩm khác …Từ ngày thứ 2 trở đi, có thể ăn uống bình thường, ăn nhiều đạm và các thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên vẫn nên ăn cháo hoặc súp. Uống nhiều nước giúp bạn có nhiều sữa cho em bé bú.
Sản phụ sau sinh mổ kiêng gì?
Tránh nằm ngửa: Khi nằm ngửa sẽ thấy đau hơn do tử cung co thắt nên nằm nghiêng và kê gối mềm sau lưng, từ từ chuyển động tác giúp ảnh hưởng đến vết mổ ít nhất
Không nên ngủ quá nhiều: Nghỉ ngơi sau sinh là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều, nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung, cần phải ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng để tránh tắc ruột và các mạch máu.
Không nên làm việc sớm: Sản phụ sau sinh mổ cần được nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành, không nên làm việc sớm.
Không để bị lạnh: Sản phụ sau sinh, thận khí bị suy nhược nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế không nên tắm rửa bằng nước lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nước ấm để lau sạch cơ thể, vệ sinh toàn thân. Bởi nếu để lâu ngày không tắm, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và còn có thể lây lan sang cả em bé như viêm miệng, tiêu chảy…
Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành. Bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê,…là những thực phẩm lạnh gây hại cho đường tiêu hóa và răng
Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng…Các thực phẩm tái sống như gỏi, rau sống,..
Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn như cà phê, chè, hạt tiêu,..
Không nên dùng các thực phẩm có vị cay nóng như ớt, tiêu: Trong ớt có thành phần capsaicin tạo cảm cảm giác nóng miệng, lưỡi cổ họng, kích thích dạ dày làm nghiêm trọng thêm tình trạng viêm loét. Khi dùng nhiều tiêu có thể làm nặng tình trạng viêm loét dạ dày, táo bón.
Không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia…vì nó có thể sẽ làm thay đổi mùi vị sữa, có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc bỏ bú.
Không nên quan hệ sớm: Sản phụ sau sinh mổ không nên quan hệ sớm, thường thì nên kiêng từ 6-8 tuần để tử cung có thời gian để phục hồi.
Tránh suy nghĩ nhiều, xúc động mạnh có thể gây hại cho sức khỏe sản phụ, dẫn đến tình trạng thiếu sữa.
Trong giai đoạn lành vết mổ, không nên hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động tránh gây co mạch máu ở ngoại vi, giảm lượng máu đến vết mổ, giảm lượng oxy đến mô. Đối với các sản phụ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bị suy gan…thường thì các vết mổ sẽ rất khó lành.
Mẹ Sau Sinh Có Nên Uống Sữa Tươi Và Cần Chú Ý Gì Khi Uống Sữa Tươi
Cơ thể của các mẹ sau quá trình sinh con còn rất yếu. Vì vậy họ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để có thể bổ sung cho cơ thể. Và để cơ thể có thể mau chóng hồi phục và có sữa cho con bú. Như vậy mẹ sau sinh có nên uống sữa tươi?
Những lợi ích mà sữa tươi mang lại cho mẹ sau sinh
– Bổ sung chất lỏng cho cơ thể: việc tạo sữa mẹ cần đến 20-30% lượng chất lỏng đi vào cơ thể người mẹ mỗi ngày. Vì thế ngoài cung cấp đủ nước lọc, nước trái cây thì sữa tươi cũng là một cách để mẹ bổ sung chất lỏng. Mà không bị quá ngán khi chỉ phải uống một loại đồ uống.
-Tăng cường dưỡng chất cho cơ thể: Theo nghiên cứu thì mỗi loại sữa khác nhau đều cho thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nhưng sữa tươi đứng thứ nhất so với các loại sữa khác về việc cung cấp các dưỡng chất như chất béo, chất đạm, đường, canxi. Ngoài ra thì xét về lượng calo cung cấp, sữa tươi cũng đứng thứ nhất. Nên nó có khả năng cho các mẹ một nguồn năng lượng dồi dào để chăm sóc cho bé được tốt hơn.
Mẹ sau sinh có nên uống sữa tươi không?
Vậy mẹ sau sinh có được uống sữa tươi không và câu trả lời tất nhiên là có rồi. Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo để giúp cho cơ thể mẹ lấy lại sức sau khi vừa sinh xong. Sữa dễ hấp thu và thơm ngon, vì thế các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống sữa tươi đều đặn mỗi ngày. Nhất là bà mẹ vừa mới sinh con xong và cần cho con bú.
Các mẹ đang mang thai và sau khi sinh xong cần bổ sung lượng canxi rất cao. Do vậy trong giai đoạn này mẹ cần tăng cường thêm khoảng 200mg đến 300mg canxi mỗi ngày. Do rất nhiều các mẹ khi mang thai đều khó bổ sung các chất dinh dưỡng do thai nghén hoặc khó ăn uống. Vì thế, việc uống thêm sữa tươi là điều rất cần thiết để tăng cường dinh dưỡng cho các mẹ.
Trong sữa tươi có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, các bà mẹ cho con bú không nên bỏ qua trong khẩu phần ăn của mình. Đặc biệt uống sữa tươi còn giúp các mẹ tiết nhiều sữa hơn cho trẻ.
Vậy các mẹ sau khi sinh bao lâu thì được uống sữa tươi? Theo bác sĩ, đối với mẹ sinh thường uống sữa trước khi cho con bú khoảng 20 phút giúp xuống sữa nhiều hơn. Còn đối với sinh mổ thì mẹ phải mất một ngày mới được uống sữa.
Lưu ý khi mẹ sau sinh uống sữa tươi
Vì các mẹ mới sinh con xong nên sức khỏe còn khá yếu. Nên các mẹ phải ăn uống một cách đầy đủ và phải đúng cách. Khi mẹ sau sinh có nên uống sữa tươi cũng vậy. Các mẹ không thể uống sữa tươi một cách tùy tiện được. Và đây là những điều mẹ cần lưu ý khi các mẹ sử dụng sữa tươi.
– Các mẹ không nên uống sữa tươi trong lúc bụng đang đói. Vì nó sẽ dễ khiến bạn bị đi ngoài và dẫn đến bé bú mẹ cũng bị ảnh hưởng theo. Các mẹ nên uống sữa sau khi ăn, nhất là trong thời gian ăn sáng là tốt nhất.
– Không uống sữa tươi để trong tủ lạnh mà phải hâm nóng bằng cách ngâm hộp sữa vào nước nóng trước khi uống. Ngâm nóng như vậy thì các mẹ sẽ không bị lạnh bụng dẫn đến đi ngoài.
– Sữa tươi giàu dưỡng chất, nhưng các mẹ không nên uống quá 3 hộp 1ngày. Ngoài ra các mẹ bắt buộc phải bổ sung thực đơn của mình bằng các món khác như: cơm, thịt cá trứng, rau quả. Nếu cảm thấy cơm khó nuốt quá thì bước đầu có thể nấu cháo để ăn sau đó mới ăn món khác.
Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Chú Ý
Nắm được những dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp cho mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn để chào đón bé yêu ra đời. Với những chị em lần đầu mang thai chắc còn khá bỡ ngỡ và lo lắng khi sắp đến ngày chuyển dạ. Đừng lo lắng, sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp những dấu hiệu sắp sinh để chị em có thể chủ động chào đón bé yêu ra đời.
Những dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần chú ý
☑️ Gần đến ngày sinh bụng tụt xuống
Trước khi sinh 1 vài tuần, em bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới khung chậu, đầu xoay ngược xuống để tiện cho quá trình chào đời. Với những chị em lần đầu sinh con sẽ cảm nhận rõ được bụng dịch chuyển xuống phía dưới, còn với chị em đã sinh con lần thứ 2 trở lên thì không cảm nhận rõ được dấu hiệu này. Khung xương chậu chịu áp lực nặng hơn nên người mẹ sẽ cảm thấy khó khăn khi đi lại.
☑️ Sắp sinh khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn ☑️ Ngừng tăng cân là triệu chứng sắp đẻ ☑️ Mẹ bầu sắp sinh sẽ thấy cơ thể mệt mỏi hơn
Do em bé dịch chuyển xuống và đầu quay xuống phía dưới, chèn ép lên bàng quang nên mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn.
☑️ Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn ☑️ Tử cung bắt đầu mở là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh ☑️ Co thắt tử cung báo hiệu hiện tượng chuyển dạ
Sau thời gian bé phát triển, cơ thể người mẹ tăng cân liên tục thì khi sắp đến ngày sinh, cân nặng của mẹ sẽ trững lại, không tăng cân nữa, đôi khi là sẽ sụt 1 vài cân. Điều này là do lượng nước ối trong cơ thể giảm xuống để chuẩn bị cho quá trình sinh nở chứ không phải em bé giảm cân nên các mẹ không cần lo lắng.
Khi mang thai, dây chằng giữa các khớp xương sẽ giãn ra và trở lên mềm hơn để thuận tiện cho sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở. Càng gần đến ngày sinh thì mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ hơn.
Khi em bé sắp chào đời, cổ tử cung của người mẹ sẽ giãn mở ra và mỏng đi. Điều này có thể nhận thấy khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ, các bác sĩ có thể biết được độ giãn và mỏng đi của tử cung thông qua việc khám âm đạo. Khi nào cổ tử cung mở 10 cm thì đó là dấu hiệu sắp sinh em bé.
Các cơn co thắt tử cung có xuất hiện trong xuất thai kỳ nhưng không thường xuyên. Khi nào các cơn co thắt liên tục, khiến cho bạn khó chịu, dù có thay đổi tư thế nhưng không giảm thì mới là dấu hiệu chuyển dạ.
Khi nào nên đi bệnh viện?
Những cơn co thắt liên tục có thể sẽ khiến cơ thể người mẹ run rẩy, đây là phản ứng của cơ thể để giảm căng thẳng nên bạn không cần lo lắng.
Khi sắp sinh bạn sẽ thấy dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn, có màu trong suốt hoặc hồng, kèm theo một ít máu. Đây là dấu hiệu em bé sắp chào đời, chỉ một vài ngày tới bạn sẽ được gặp bé yêu của mình.
Nhiều người lầm tưởng rằng vỡ nước ối là em bé sẽ chào đời ngay sau đó nên vội vã, cuống cuồng đi bệnh viện. Nhưng thực tế rất ít thai phụ sinh con ngay sau khi có hiện tượng vỡ nước ối, đa số mọi người phải mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.
Sau sinh bao lâu có thì quan hệ được?
Sau đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Cốc nguyệt san là gì? Có nên sử dụng cốc nguyệt san?
Khi thấy dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên làm gì?
Cơ thế người phụ nữ mang thai khá nhạy cảm nên khi xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh, người mẹ càng thấy lo lắng cũng như khó chịu hơn.
Các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu không nên lo lắng quá mức mà hãy để tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể thực hiện các biện pháp để làm giảm những triệu chứng khó chịu khi sắp sinh như massage nhẹ nhàng, thư giãn với nước ấm hay trò chuyện với em bé.
Mẹ bầu có thể chuẩn bị đồ đi sinh như giấy tờ, đồ cho em bé, vật dụng cá nhân… để có thể sẵn sàng đi để bất cứ lúc nào.
Khi thấy những cơn đau thắt tử cung liên tục, thấy vỡ nước ối hoặc ra máu báo thai…thì mẹ bầu nên gọi người thân đưa đi bệnh viện để chờ sinh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sau Sinh Mổ Cần Chú Ý Điều Gì? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!