Cập nhật nội dung chi tiết về Sau Sinh Ăn Quả Mít: Lợi Ích Rất Nhiều Nhưng Phải Đúng Cách! mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mít là một loại quả có tính nóng nhưng được nhiều người yêu thích vì vị ngon ngọt của nó. Mẹ sau sinh ăn quả mít chín cây được không, có lợi hay có hại và cách phân biệt, lựa chọn như thế nào cho đúng là những phân vân của các mẹ yêu thích loại trái cây này! Mabio sẽ giúp mẹ giải đáp ngay trong bài viết sau!
Sau sinh ăn quả mít chín có được không?
Theo quan niệm xưa cũ của ông bà ta, mẹ đang cho con bú không nên ăn các thực phẩm cay nóng. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm có tính nóng đều không tốt. Mít nổi tiếng là loại trái cây gây nóng trong người xuất hiện vào mùa hè. Thế nhưng, đây lại là loại quả mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe của mẹ cũng như lợi sữa cho con.
Vì thế, sau sinh ăn quả mít chín cây hoàn toàn không vấn đề gì nhưng phải ăn một cách hợp lý và khoa học. Chúng tôi sẽ nhắc tới phần cuối về những lưu ý khi mẹ sau sinh ăn mít là gì.
Lợi ích phụ nữ sau sinh ăn mít là gì?
Sau sinh ăn quả mít là cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
Mẹ sau sinh cơ thể yếu nên cần bổ sung một hàm lượng dinh dưỡng cao để đảm bảo nguồn năng lượng mỗi ngày để phục hồi cơ thể và đảm bảo lượng sữa đủ và đầy cho con. Mẹ sau sinh ăn quả mít là cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào. Trong 100g thịt của mít cung cấp 95 calo, rất tốt cho mẹ sau sinh đnag có thể lực yếu.
Mẹ ơi con muốn THÊM SỮA! Mẹ GỌI SỮA VỀ cho con đi!
Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.
Ăn mít chín cây: Tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh
Trừ phần vỏ mít có nhiều gai ra thì thịt mít hay xơ của mít đều ăn được và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Mít giàu vitamin C giúp chống oxy hóa. Loại quả này cung cấp khoảng 13,7mg tương đương với 23% RDA (khẩu phần ăn khuyến nghị). Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể phòng chống miễn dịch, nhiễm trùng và các gốc tự do có hại.
Phụ nữ sau sinh ăn quả mít chín giúp bổ sung lượng máu đã mất
Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên thì mít còn chứa nhiều loại chất khoáng như: sắt, canxi, magie, photpho,… Trong đó, sắt chứa 0,40mg giúp quá trình tái tạo máu diễn ra tốt hơn. Vì thế, đây cũng là loại quả mà mẹ sau sinh nên ăn để bù lại lượng máu đã mất và lưu thông máu trong khắp cơ thể. Tuy nhiên, không phải cứ ăn mít là máu sẽ về mà cần phải bổ sung nhiều loại dưỡng chất khác.
Ăn mít tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé
Mít đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, đồng thời cũng tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hóa của mẹ sau khi sinh còn rất yếu. Mít rất giàu chất xơ có tác dụng nhuận tràng nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nhờ có đường đơn như fructose và sucrose – loại đường mà khi chúng ta ăn sẽ làm tăng dự trữ năng lượng và tiếp thêm sinh khí trực tiếp cho cơ thể cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Sau sinh ăn quả mít lợi sữa cho con
Bên cạnh những tác dụng của mít đối với mẹ sau sinh thì nó cũng có lợi ích tuyệt vời cho bé con. Đặc biệt, các bộ phận khác của cây mít như lá mít và trái mít non lợi sữa và chữa tắc tia sữa rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, chế biến món mít non trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp chất lượng và số lượng sữa được cải thiện đáng kể. Nấu mít non với móng giò, ngô non và gạo nếp đun sôi, ninh nhừ. Ăn nóng ngày 2 – 3 lần liên tục trong vài ngày sữa sẽ về ồ ạt.
Theo mẹo dân gian để lại, phụ nữ sau sinh mà tắc tia sữa có thể sử dụng lá mít hơ nóng rồi đắp lên bầu ngực. Nếu con là bé trai thì đắp 7 lá, bé gái thì 9 lá. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách chữa mẹo được ông bà ngày xưa áp dụng. CŨng tùy vào cơ địa của mỗi người mà nó có tác dụng hay không, tác dụng nhanh hay chậm.
Cách giúp mẹ sau sinh phân biệt mít chín cây với mít ngâm hóa chất
Mít đang trong mùa thu hoạch nhưng không phải ai cũng là người bán hàng “có tâm” cho bạn những quả mít chín cây thực sự. Rất nhiều người mang nhãn bán mít chín cây nhưng thực ra là mít ngâm hóa chất. Đối với sức khỏe con người nếu như chọn nhầm loại mít để ăn đã không tốt rồi, phụ nữ sau sinh ăn quả mít ngâm hóa chất nữa thì thật sự ‘lợi bất cập hại”.
Để lại thông tin để được chuyên gia dinh dưỡng TƯ VẤN MIỄN PHÍ gọi sữa về nhiều hơn cho con
Mẹ sau sinh ăn mít phải biết phân biệt “THẬT” và “GIẢ”
Về vỏ và gai
: Mít chín cây thường vỏ mềm, mắt tròn, gai không nhọn và thưa khi chín cây. Ngược lại, mít ngâm hóa chất sẽ có gai nhọn, mắt nhỏ và dày.
Về mủ mít:
Với mít chín tự nhiên khi bổ ra thường ít mủ, mít bơm hóa chất sẽ nhiều mủ, loãng và chảy ra.
Về múi mít
: Mít thật sẽ là loại mít có những múi vàng óng, cùi dày tùy loại, xơ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, ăn bùi và ngọt đậm. Mít chín ép thì múi không vàng óng mà nhạt, ăn cảm giác sượng, không ngọt bùi, đậm đà như mít thật.
Về hương thơm
: Mít nếu bị ép chín sẽ ít mùi hoặc không có mùi, nhưng với mít chín cây thì sẽ có mùi thơm nức ngay kể đi từ xa cũng có thể ngửi thấy.
Giúp mẹ sau sinh chọn quả mít “chuẩn” chín cây
Theo như kinh nghiệm kể trên, chọn mít chín hay mít chín cây có thể dễ dàng nhận ra chỉ bằng vẻ ngoài của nó. Vậy chọn mít chuẩn vị ngon và chín cây thì cần lưu ý những gì?
Mít đúng mùa vào tháng 6 – tháng 8 nên mẹ muốn ăn mít thì nên chọn ăn mít chín cây đúng màu mới tốt cho sức khỏe và mang lại những lợi ích kể trên.
Nhận diện mít ngon qua hình dáng: Nếu như mít ngon sẽ là những quả tròn đầy, gai và mắt mít thưa. Những quả bị vẹo hay lỗi lõm đó là do bị sâu hoặc nhiều xơ.
Nhận diện mít ngon qua âm thanh: Mít chín cây khi vỗ hoặc gõ ở vỏ mít phát ra âm thanh bình bịch thì đó là mít chín, ngon.
Xem độ mềm của mít: Mẹ sau sinh chọn mít chín nên chọn quả có vỏ mềm.
Mẹ sau sinh ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Không phải mít có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé mà có thể ăn như thế nào cũng được, ăn mít sau sinh đúng cách sẽ giúp mẹ tránh được những nguy hiểm khôn lường. Đó Các lưu ý sau chắc chắn mẹ
Không phải ai cũng có thể ăn mít, một số đối tượng sau không nên ăn mít như người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, có sức khỏe yếu,…. vì lượng đường có trong mít hấp thu nhanh dễ dẫn đến đường huyết tăng, nóng gan, ảnh hưởng sức khỏe.
Các mẹ sau sinh ăn mít chỉ nên ăn sau khi ăn cơm 1, 2 tiếng, không nên ăn khi bụng đói vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu,.
Nên ăn mít cùng với các loại hoa quả chín khác để cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Sau sinh ăn quả mít chín với số lượng ít và có sự giãn cách chia đều, không nên ăn một lúc quá nhiều hay ăn quá nhiều lần trong tuần vì có thể dẫn đến nóng trong người gây khó chịu, ảnh hưởng tới sữa cho bé.
Mẹ sau sinh ăn quả mít nên nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
Ai bị nóng trong, dễ nổi mụn nhọt, ăn ít mít và uống đủ lượng nước và rau xanh cần thiết mỗi ngày.
Mẹ sau sinh ăn quả mít hay ăn gì cũng cần phải lưu ý tới cách ăn, hàm lượng ăn sao cho không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt với chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nuôi con phát triển toàn diện và sớm hồi phục sau khi sinh!
Nguồn: Mabio.vn
Sau Sinh Ăn Quả Ổi Đúng Cách: Đẹp Dáng, Đẹp Da, Lợi Tiêu Hóa
Đa phần chúng ta đều cho rằng sau sinh ăn quả ổi sẽ làm tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, quả ổi luôn đứng đầu danh sách các thực phẩm bà mẹ cần kiêng sau sinh. Sự thật về loại quả này như thế nào? Liệu có phải chúng ta đã “nghi oan” cho quả ổi hay không?
Dinh dưỡng không ngờ trong quả ổi
Theo Đông y, ổi có vị ngọt và chát, tính bình. Trong dân gian, ổi vẫn thường đươc dùng để chữa bệnh ỉa chảy, cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm.
Theo các nghiên cứu khoa học, ổi là loại quả giàu dinh dưỡng. 100g quả ổi chín cung cấp khoảng 38 Kcal, 6g chất xơ, 10mg canxi, 62mg canxi và rất nhiều thành phần khác.
Sau sinh ăn quả ổi và vô vàn lợi ích
Đa số các mẹ đều cho rằng sau sinh ăn quả ổi là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Nếu biết cách tận dụng loại quả này, mẹ có thể nhận được vô vàn lợi ích.
– 100g quả ổi cung cấp khoảng 62 mg vitamin C, cao hơn cả dứa (24mg/100g), dâu tây (60mg/100g) và cam (40mg/100g). Hàm lượng vitamin C cao này hỗ trợ rất nhiều cho sức đề kháng, da, tóc và móng của cả hai mẹ con. Đặc biệt, vitamin C còn hỗ trợ người mẹ trong việc làm lành các vết thương sau sinh.
– Ổi chứa rất ít năng lượng nhưng lại giàu chất xơ. Vì vậy sau sinh ăn quả ổi sẽ giúp người mẹ giảm táo bón chứ không phải là ổi gây táo bón như mọi người vẫn lầm tưởng. Lượng chất xơ này cũng giúp mẹ hạn chế những bữa ăn vặt không cần thiết và giảm cân sau sinh.
– Ổi có tính kiềm tự nhiên, giúp kháng khuẩn, tẩy uế đường ruột sau sinh.
– Lượng sắt trong quả ổi không quá nhiều, nhưng nó cũng giúp ích đáng kể trong việc tái sản xuất tế bào máu, bù đắp lượng máu thiếu hụt sau khi sinh con.
– Quả ổi chứa nhiều vitamin nhóm B. Sau sinh ăn quả ổi, bà mẹ có thể cảm thấy thoải mái, thư giãn và phòng tránh được chứng trầm cảm.
– Ổi có tác dụng làm giảm lượng đường gluco trong máu, rất tốt cho những mẹ bị tiểu đường thai kỳ và tiểu đường sau sinh.
– Với những mẹ bị cảm lạnh, uống một ly nước ép ổi có thể cải thiện tình hình nhanh chóng.
Sau sinh ăn ổi thế nào mới ĐÚNG CÁCH?
Nhiều trường hợp thực tế cho thấy sau khi ăn ổi, bà mẹ bị táo bón nặng, đó là do mẹ đã ăn loại quả này sai cách.
Các sai lầm thường gặp khi ăn ổi là:
– Ăn ổi còn xanh hoặc ăn cả vỏ: Ổi xanh chứa rất nhiều tanin, nó tạo nên vị chát khó chịu và khả năng làm se ruột. Chính yếu tố này đã khiến đường ruột của mẹ gặp vấn đề và kết quả là táo bón.
– Ăn cả hạt ổi: Hạt ổi, ngay cả ổi đã chín rất cứng. Nếu ăn phải, dạ dày sẽ không tiêu hóa được, đường ruột cũng không xử lý được, kết quả là phân trở nên rắn chắc và người mẹ cũng bị táo bón nặng hơn.
Vậy sau sinh ăn quả ổi thế nào mới là ĐÚNG CÁCH?
– Ăn ổi đúng mùa: Mặc dù ổi ra quả quanh năm nhưng tầm tháng 6 đến hết mùa thu mới là chính vụ của loại quả này. Lúc đó, ổi thường ra quả rất to, mỡ màng, thịt mềm và ngọt. Ổi trái mùa thì khá cứng và dễ có nhiều bọ khi chín mềm.
– Chỉ nên ăn phần cùi ổi, loại bỏ phần hạt và vỏ khó tiêu, như vậy mẹ cũng không lo bị táo bón.
– Sau sinh không nên ăn quá nhiều ổi, lý tưởng nhất là 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 100g.
– Không ăn ổi khi đói vì tính axit trong ổi sẽ làm hại dạ dày. Nên ăn ổi sau khi ăn cơm khoảng 1 giờ đồng hồ.
– Trường hợp bị dị ứng với ổi không phổ biến, nhưng nếu mẹ hoặc em bé có dấu hiệu lạ sau khi ăn ổi thì không nên tiếp tục ăn loại quả này nữa.
Nguồn: Mabio.vn
Sau Sinh Ăn Ổi Được Không Và Lợi Ích Khi Bà Đẻ Ăn Ổi?
Phụ nữ sau sinh ăn ổi được không?
Ổi là một loại trái cây thân thuộc với người dân Việt Nam. Trong quả ổi có chứa rất nhiều chất xơ, axit folic, potassium, đồng và mangan, vitamin A và C…tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, ổi không được khuyến khích với những người “yếu bụng”, ăn khi đói có thể gây đầy bụng, khó chịu.
Chính vì đặc điểm này mà nhiều phụ nữ sau sinh băn khoăn có ăn ổi được không. Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có một kết luận chính xác nào cho việc bà đẻ không nên ăn ổi. Chỉ là, hiện nay có nhiều thuốc bảo quản hoa quả nên để đảm bảo an toàn, bà đẻ cần ăn những quả ổi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi ăn.
Bà đẻ dễ dàng bị chứng táo bón khi ăn xong nếu như ăn uống không khoa học. Việc ăn ổi cũng không ngoại lệ, ăn nhiều cũng dễ táo bón. Do ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng nên các chuyên gia khuyên bà đẻ khi ăn cần gọt sạch vỏ, bỏ hạt hoặc ép nước ổi uống mỗi ngày là được. Điều này vừa giúp cơ thể bà đẻ hấp thu dinh dưỡng tốt cho sự hồi phục sức khỏe sau sinh mà còn không bị táo bón.
Một vài nghiên cứu cũng cho thấy, nếu mỗi ngày bà đẻ ăn một quả ổi thì chất lượng sữa cho con bú cũng rất tốt. Trẻ về lâu về dài sẽ thông minh và khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt và hạn chế được các bệnh thường gặp.
Đặc biệt hơn là khi bà đẻ uống một lượng phù hợp nước ép ổi mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ cho việc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, nạp đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và làm tăng độ đàn hồi cho làn da.
Những lợi ích mà ổi mang lại cho phụ nữ sau sinh
Ăn ổi có lợi cho phụ nữ sau sinh hạ huyết áp
Trong ổi có chứa chất hypoglycemic và giàu chất xơ giúp phụ nữ sau sinh hạ huyết áp và cholesterol trong máu, đặc biệt có lợi với những người có nguy cơ mắc bệnh tim và cao huyết áp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Sau khi vượt cạn, cơ thể yếu ớt của mẹ là cơ hội cho các bệnh sau sinh tấn công. Nếu bạn ăn ổi, lượng vitamin C dồi dào cao gấp 4 lần lượng vitamin C có trong cam, hỗ trợ rất tốt các mẹ trong việc tăng cường sức đề kháng, nhờ đó mà mẹ có một hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Sau sinh ăn ổi được không? Được vì ăn ổi giúp trị cảm
Nước ép ổi có lợi trong việc trị cảm bởi ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt có tác dụng làm sạch hệ hô hấp nhờ đó mà ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi vô cùng hiệu quả.
Chống lão hóa da cho phái đẹp
Do có chứa hàm lượng vitamin C lớn, vitamin A và chất chống oxy hoá như lycopene và carotene nên nếu ăn ổi mỗi ngày sẽ rất tốt trong việc giúp bảo vệ làn sau sinh khỏi các nếp nhăn và mang đến cho bạn một làn da mịn màng hơn.
Ăn ổi chính là một trong những cách làm đẹp da tự nhiên, không những giúp đẩy lùi lão hóa da mà còn là nước uống giảm cân sau sinh an toàn.
Để tận dụng được tối đa các lợi ích trên, mỗi ngày bạn ăn từ 1-2 quả ổi. Hãy biết cách ăn uống khoa học, tận dụng lợi ích của quả này một cách triệt để để bạn có một sức khỏe tốt và nuôi con an toàn, khỏe mạnh.
Sau sinh ăn ổi giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn
Bất cứ người mẹ nào sau sinh cũng đều “ám ảnh” với thân hình quá khổ hiện tại của mình. Nhưng không ăn đủ chất thì không có đủ sữa cho con bú. Ổi là một trong các loại trái cây giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả.
Mỗi trái ổi chỉ cẹ hứa khoảng 37 calo và cung cấp 12% lượng chất xơ cho cơ thể khuyến nghị một ngày. Do đó, ổi giúp mẹ no lâu và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó mà mẹ có thể kiểm soát được cân nặng của mình.
Ăn ổi sau sinh như thế nào mới đúng cách?
Ăn ổi đúng cách trước hết phải ăn vào đúng mùa, mặc dù ổi có quanh năm nhưng vụ mùa chính là tầm tháng 6 đến hết mùa thu. Thời điểm này, quả ổi thường rất to, mềm, ngon và ngọt còn ổi trái mùa thường cứng hơn và không ngon bằng.
Bà đẻ ăn ổi chỉ nên ăn cùi chứ không ăn hạt bởi sẽ gây khó tiêu, không ăn hạt cũng giảm táo bón sau sinh.
Không ăn ổi khi đói vì tính axit trong ổi sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày và cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi lần chỉ ăn 100g và ăn sau khi ăn cơm khoảng 1h đồng hồ.
Chỉ nên ăn ổi sau bữa ăn tối khoảng 30 phút và không nên ăn vào tối muộn vì sẽ gây khó tiêu.
Với các mẹ bị đau dạ dày, khi ăn ổi nên sắt nhỏ ra thành từng miếng để ăn dần chứ không nên ăn miếng to. Ổi miếng to và ứng sẽ khiến dạ dày của mẹ phải hoạt động quá nhiều khi phải mất nhiều công sức để nghiền nát thức ăn.
Những trường hợp ăn ổi bị dị ứng không phổ biến, nhưng nếu phát hiện có dấu hiệu lạ và bất thường thì không nên ăn nữa.
18 Loại Rau Có Nhiều Sữa Các Mẹ Sau Sinh Bắt Buộc Phải Ăn
Đây là 18 loại rau cực tốt cho mẹ sau sinh đang cho con bú mà em đã ăn để sữa có đủ chất, mát, đặc […]
Đây là 18 loại rau cực tốt cho mẹ sau sinh đang cho con bú mà em đã ăn để sữa có đủ chất, mát, đặc thơm, bé bú no căng bụng, lại còn khỏe đường ruột cho cả mẹ lẫn con. Ngoài ra 18 loại rau này còn có tác dụng giảm cân, làm đẹp da cho các mẹ sau sinh. Phụ nữ sau sinh ăn gì để có nhiều sữa cho con bú
1. Rau ngót Canh rau ngót được coi là món canh “truyền thống” của các bà đẻ. Rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C và canxi… Không chỉ giúp mẹ tăng lượng sữa, rau ngót còn giúp co thắt dạ con đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh và chống các chứng viêm nhiễm có thể xảy ra. Rau ngót không chỉ là thức ăn lợi sữa hữu dụng, bổ sung chất dinh dưỡng sau sinh cho mẹ mà khi xét về đông y hay y học
Cách nấu canh rau ngót với thịt bằm
Nguyên liệu:
200gr thịt bằm
200gr tôm nhỏ
400gr rau ngót xanh
1 ít gia vị nêm nếm
Cách chế biến:
Rau ngót tướt lá, bỏ cọng, vò nát vừa phải. Tôm làm sạch, dùng cối giã nát vừa phải, sau đó bắt nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào cho nóng rồi cho phần tôm đã được giã vào, chấy sơ tôm để chút nước canh có màu gạch của tôm.
Sau đó cho thêm nước vào nồi đã chấy tôm, đợi nước sôi, cho thịt bằm vào, nêm nếm vừa ăn, sau đó cho ít tiêu xay nhuyễn vào để nước canh có độ cay the của tiêu. Khi nước sôi lên, cho rau ngót vào, dùng giá đảo đều rồi tắt bếp.
Phụ nữ sau sinh nên đọc bài này: 90% phụ nữ sau sinh đều mắc bệnh phụ khoa? nguyên nhân do đâu
2. Rau đay Cũng như rau lang, dân gian thường khuyên bà đẻ không nên ăn rau đay vì tính hàn, nhớt dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn với lượng vừa phải thì rau đay lại là loại rau rất tốt. Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200gr rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần từ 200-250gr sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa mẹ và lượng chất béo trong sữa.
Cách chế biến món canh rau đay với tôm
Nguyên liệu:
1 bó rau đay: nhặt lá, ngâm muối, rửa sạch đem thái sợi
100g tôm tươi hoặc tôm khô hoặc cả 2 tùy theo sở thích: đem rửa sạch
Hành ngò
Gia vị: hạt nêm, tiêu, muối, dâu ăn
Chế biến
Tôm khô ngâm nước nóng khoảng 10- 15 phút rồi giã nhỏ.
Tôm tươi lột vỏ, và đập hơi dập và còn nguyên và ướp gia vị.
Bắt nồi lên bếp, cho hành lá vào phi thơm, cho tôm vào xào, cho nước nóng vào nấu sôi, nêm gia vị cho vừa
ăn và sau cùng cho rau vào nấu sôi trở lại. Nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
3. Rau mồng tơi Với những mẹ bị ít sữa thì rau mồng tơi là một gợi ý tuyệt vời. Trong rau mồng tơi có chứa vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt rất tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.
Cách chế biến món canh mùng tơi cho mẹ sau sinh
Nguyên liệu:
Rau mồng tơi: 1 bó
Tôm tươi: 300g
Hành lá
Dầu ăn
Muối
Cách chế biến
Tôm tươi bóc vỏ, giã dập. Rau mồng tơi nhặt riêng lá và ngọn. Hành rửa sạch cắt nhỏ. Sau đó phi hành cho thơm rồi cho tôm vào xào. Đổ nước vào đun sôi trên lửa lớn, vớt váng bọt sau đó thả rau mồng tơi vào và cuối cùng nêm gia vị vừa ăn.
4. Đu đủ xanh Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những thực phẩm thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ, đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng. Nếu mẹ không muốn ăn chân giò có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá lóc.
Cách chế biến món canh đu đủ xanh với giò
Nguyên liệu cần có:
Móng giò : 1 cái (4 người ăn)
Đu đủ xanh : 700g
Rau mùi, hành củ, hành lá, cà chua
Gia vị : bột canh, bột ngọt, hạt tiêu
Cách làm:
Móng giò rửa sạch chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi, cho thêm 1 ít nước luộc sôi thì đổ ra rửa lại. Sau đó, ướp gia vị.
Đu đủ nạo vỏ rửa sạch, cắt khúc. Nên xát 1 ít muối vào cho bớt nhựa. Rửa sạch và ướp gia vị cho ngấm
Rau mùi, hành lá rửa sạch thái nhỏ để trang trí.
Ướp móng giò với gia vị khoảng 30 phút. Phi thơm hành khô rồi cho móng giò vào đảo qua. Xong đem hầm nhừ. Khi nhừ thì cho đu đủ vào. Khi đu đủ chín vừa miệng thì cho thêm cà chua và gia vị. Tắt bếp, cho rau mùi và hành vào. Múc ra bát, cho thêm ít hạt tiêu (với phụ sản thì không cho tiêu) . Ăn nóng hoặc muội.
5. Hoa chuối Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng hoa chuối hột, hoặc hoa chuối sứ như một loại rau bình thường. Theo đông y, hoa chuối cũng giúp lợi sữa. Hơn nữa, ăn hoa chuối khá an toàn vì không phải lo có thuốc trừ sâu hay các chất kích thích như trong rau xanh.
Cách làm món hoa chuối hầm chân giò Nguyên liệu cần chuẩn bị
Móng giò: 1 cái (500gr)
Hoa chuối: 1 cái
Hành khô, tỏi, me
Hành hoa, mùi tàu, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào, bột canh, mắm, muối, mẻ.
Chế biến
Móng giò mua về cạo và rửa sạch sẽ, chặt thành những miếng vừa ăn. Đun sôi nước với tẹo muối rồi cho móng giò vào chần sơ, sau vớt ra rửa lại lần nữa cho sạch. Ướp móng giò với một chút hạt nêm, bột canh, dầu hào, hạt tiêu.
Hoa chuối đem bóc bỏ bớt lớp vỏ già bên ngoài, sau đó thái mỏng theo khoanh tròn rồi nhấn chìm xuống chậu nước có vắt thêm ít chanh để hoa chuối không bị thâm. Bạn cũng có thể ngâm hoa chuối vào nước muối pha lẫn với mẻ, cách này làm hoa chuối vừa trắng lại vừa mềm hơn khi ăn. Cuối cùng vớt ra rửa lại với nước vài lần cho đỡ mặn.
Hành và mùi tàu nhặt bỏ rễ và lá úa, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô, tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Phi thơm hành và tỏi, cho móng giò vào xào qua cùng chút nước mắm, sau đó đổ lượng nước vừa ăn vào, đun sôi. Khi nước sôi thì cho me vào rồi hạ bớt lửa. Ninh móng giò cho đến khi móng giò gần nhừ thì vớt me ra dằm nát, lọc bỏ bã lấy nước me. Cho nước lọc me trở lại nồi rồi cho tiếp hoa chuối vào.
Nêm thêm chút hạt nêm, bột canh cho vừa miệng. Đun tiếp cho đến khi hoa chuối chín mềm thì rắc hành hoa, mùi tàu thái nhỏ vào. Lưu ý: Bạn có thể thêm hạt sen vào nếu thích.
6. Quả sung Món ăn tưởng chừng lạ lẫm với nhiều người này có rất nhiều tác dụng tốt với các mẹ sau sinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, các mẹ có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo… đều được.
Móng giò heo hầm với quả sung:
Móng giò heo 1-2 cái (mỗi cái tầm 200g) khoảng trên dưới 10 quả sung.
Sung bạn bỏ cuống và rửa thật sạch sau đó mỗi quả bổ làm đôi.
Móng giò heo (chân giò heo) mang rửa sạch cạo sạch lông lá chặt miếng vừa ăn, rửa sạch chặt khúc vừa ăn bỏ vào trong nồi và ninh kỹ (nhớ vớt bọt khi sôi) sau đó cho gia vị vừa đủ, chế nước thêm nếu bị cạn hoặc thấy cần.
Cuối cùng bỏ quả sung tiếp tục hầm cho đến khi sung chín mềm nhừ.
7. Mướp Theo đông y, mướp lành tính, có khả năng giúp khí huyết lưu thông tốt, làm dịu các cơn đau do co thắt tử cung sau sinh. Mẹ có thể dùng mướp để xào hay luộc, nấu canh đều được.
1 trái mướp nhỏ (khoảng 100g) có thể mang đến cho mẹ bầu 95gr nước, 0,9gr protit, 0,1gr lipit, 3gr glucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen và rất nhiều vitamin B, C… Đây thực sự là 1 nguồn dinh dưỡng quý giá cho mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh.
8. Cà chua Cà chua chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe. Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ.
Thanh nhiệt với sinh tố cà chua
Nguyên liệu
1 hộp sữa chua, 1 quả cà chua, 1 cốc sữa tươi, 1 ít đá xay
Cách làm
Cà chua rửa sạch, cắt lát, bỏ hột, sau đó cho tất cả cà chua, sữa chua, đá vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó đổ vào ly và dùng.
Cách làm Cà chua dồn thịt chiên Nguyên liệu: 4 quả cà chua, 200gr thịt bằm hoặc chả cá, 1 ít hạt nêm, hành ngò
Cách làm
Cà chua rửa sạch, bổ đôi 3 quả cà, bỏ hột sau đó úp lên rổ cho ráo nước. Thịt bằm (chả cá) ướp với gia vị vừa ăn, sau 10 phút gia vị thấm thì dùng chiếc thìa nhỏ nhồi vào nửa quả cà chua sao cho thịt vun đầy lên quả cà là được.
Quả cà còn lại sắt nhỏ để làm ít nước sốt.
Bắt chảo dầu lên, đợi cho dầu nóng, cho cà vào chiên, lưu ý không cần dùng quá nhiều dầu để chiên vì trong khi chiên, cà chua sẽ ra nước, làm mất đi vị dầu, do đó khi chiên nên để bề mặt có thịt xuống chiên trước, sau đó mới trở mặt khác.
9. Củ sen Củ sen chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột, tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, thanh nhiệt. Củ sen góp phần loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hoá, tăng sự thèm ăn, tiết sữa…
Cách chế biến món sườn kho củ sen
Nguyên liệu: 300gr sườn non, 1/2 củ sen vừa ăn, 1 muỗng canh tương đậu đen, hành khô, giấm, muối, đường, tiêu, ớt bột hoặc ớt màu, nước mắm
Thực hiện: Sườn non chặt khúc vừa ăn, rửa sạch, cho sườn vào nồi chần sơ qua nước sôi, rửa sơ lại với nước lạnh. Ướp sườn với hành khô băm nhuyễn, một thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ đường, trộn đều để khoảng 30 phút.
Củ sen gọt vỏ, dùng đũa đẩy hết phần bùn trong ruột củ sen, rửa lại cho thật sạch bùn, thái khoanh tròn. Pha một ít muối, giấm vào âu, thêm nước lọc, cho củ sen vào ngâm khoảng 15 phút để cho củ sen được trắng, sau đó rửa củ sen lại cho thật sạch.
Cho sườn vào nồi, thêm củ sen và tương đậu đen, dùng đũa đảo đều, ướp thêm 30 phút.
Đặt nồi lên bếp, đun lửa nhỏ khoảng 10 phút thì đổ vào nồi một ít nước lọc, thêm ớt bột. Đợi sườn non đã mềm, tắt bếp. Ăn nóng với cơm.
10. Bông bí
Theo Đông y hoa bí có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm các triệu chứng đau bụng, trị mất ngủ, giúp da hồng hào. Còn khoa học chứng minh rằng trong hoa bí có chứa nhiều các khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ sau sinh có thể kể đến như: Phốt pho, sắt, vitamin A, C giúp mẹ sau sinh ăn ngon miệng, bổi bổ sức khỏe và tăng nguồn sữa.
11. Rau diếp
Rau diếp cũng được xếp vào danh sách những loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh. Vì trong rau diếp có chứa các khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi không chỉ tốt cho xương và răng mà còn phòng tránh thiếu máu.
12. Rau má
Ít ai biết rằng rau má mọc dại quanh bờ ao lại có nhiều công dụng cho sức khỏe của mẹ sau sinh đến vậy. Đông y dùng rau má để làm bài thuốc thông tiểu, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó da dẻ sẽ hồng hào hơn. Canh rau má thịt nạc không chỉ bổ dưỡng, thanh mát mà còn lợi sữa cho mẹ nữa đấy.
13. Rong biển Rong biển giàu i-ốt và sắt. I-ốt là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine và sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Bà mẹ mới sinh ăn rong biển sẽ tăng hàm lượng sữa và chất lượng sữa cũng tốt khi cho con bú.
Nguyên liệu: – 70g rong biển khô, 6 con tôm to, 1 con mực – Xà lách: 1 cây nhỏ. Có thể chọn xà lách có màu xanh hoặc tím, 1 quả dưa chuột – 1 bát vừng trắng đã được rang chín. – Gia vị: đường, muối, tiêu, giấm Cách làm: – Dưa chuột đem rửa sạch sau đó xắt lát và trộn cùng với giấm và đường. Cho dưa chuột đã trộn vào trong tủ lạnh để món ăn được giòn và ngon.- Tôm luộc chín, bóc vỏ. Rạch một đường nhỏ trên thân tôm, lấy đi phần sống lưng.- Mực làm sạch đem hấp chín và thái ra thành miếng dài, nhỏ.- Rong biển làm sạch và tước ra thành sợi nhỏ, đem trộn cùng với tôm, dưa leo, mực và gia vị cho đủ ăn.
14. Giá đỗ Giá đỗ cũng chứa một lượng lớn vitamin C giúp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào, làm đẹp da và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế khi giảm cân bằng giá đỗ, các bà mẹ không phải lo lắng da sẽ nhăn nheo, thiếu nước hoặc tái sạm. Vitamin C trong giá cũng giúp chống oxy hóa, kiềm chế sự hình thành melanin và ngăn chặn các sắc tố da. Bên cạnh đó, giá đỗ cũng chứa rất nhiều vitamin A giúp ngăn chặn việc sản xuất tàn nhang, nám da và làm trắng da. Để mẹ có một làn da mịn màng và trắng sáng.
Giá đỗ đậu nành chứa rất nhiều protein, vitamin C, cellulose – nguyên liệu chính cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu nhiều sau sinh và giảm bệnh táo bón cho các mẹ sau sinh.
15. Rau thì là Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một nghiên cứu, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, luộc, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước.
Tăng tiết sữa cho sản phụ: Để tăng tiết sữa cho sản phụ, bạn có thể nấu canh thìa là hoặc hãm hạt thìa là với nước sôi để cho sản phụ uống, như thế sẽ lượng sữa của sản phụ sẽ được tăng lên.
Chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1–2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc.
Tinh dầu thì là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.
Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
Hơi thở hôi: Hạt thì là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 – 7 hạt thì là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.
16. Lá rau lang Dân gian thường cho rằng, mẹ sau sinh ăn rau lang dễ bị lạnh bụng, sôi bụng khiến em bé cũng gặp vấn đề về tiêu hoá. Thực ra, với vị ngọt thơm, không độc, tính mát, luộc hoặc xào rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.
17. Các loại đậu Các loại đậu xanh, đâu đen, đậu nành đều có tính mát, lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể thay đổi bữa ăn bằng món chè đậu hoặc đậu hầm với gạo nếp, xương…
18. Các loại trái cây tươi Trong những trái cây chín luôn có chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ mới sinh. Những loại trái cây chín mọng chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp đầy đủ carbohydrate, giúp bạn duy trì năng lượng.
Và mẹ sau sinh cũng nên nhớ lấy 4 việc khi ăn trái cây là:
Không ăn trái cây chưa rửa: Trái cây chưa rửa có thể chứa ký sinh trùng, hóa chất, chất bảo vệ thực vật rất có hại cho sức khỏe.
Không ăn trái cây mới lấy ra từ tủ lạnh: Trái cây lạnh sẽ khiến mẹ bị đau bụng, tiêu chảy, lạnh bụng. Tất nhiên là điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn sữa bé bú nữa.
Hạn chế ăn quá nhiều trái cây có tính nóng như táo mèo, nhãn, vải thiều… sẽ khiến bé bị nóng, dễ gây táo bón.
Tránh ăn những loại trái cây quá chua hoặc có tính hàn như chanh, dưa chuột, me…
Mẹ cũng đừng nên ăn những loại trái cây quá cứng như táo, mía, cốc, ổi… vì sẽ dễ gây yếu răng, hại dạ dày.
Với những gợi ý kể trên, mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tìm hiểu “phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì”. Tích cực ăn rau củ quả giúp mẹ duy trì được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và bé cưng cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ đó! Tất cả những loại rau kể trên đều giúp bổ sung dưỡng chất, lợi sữa, dưỡng da, giảm cân lấy lại vóc dáng cho các mẹ sau sinh.
Trường hợp nặng hơn chúng ta nên dùng sản phẩm phụ khoa nữ oa, đây là sản phẩm điều trị viêm nhiễm phụ khoa, viêm lộ tuyết rất tốt được các bác sĩ y tế khuyên dùng, đã có giấy chứng nhận của Bộ Y Tế, Viện Passter,…
.(linhnhistore.com tổng hợp từ nhiều nguồn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sau Sinh Ăn Quả Mít: Lợi Ích Rất Nhiều Nhưng Phải Đúng Cách! trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!