Đề Xuất 5/2023 # Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Mẹ Và Con? # Top 10 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Mẹ Và Con? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Mẹ Và Con? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn gì để tốt cho mẹ và con?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò gì đối với sản phụ sau sinh mổ?

Sau khi sinh chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như giúp vết thương nhanh chóng lành. 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng:

– Giúp vết thương nhanh lành và chóng hồi phục: Vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình liền vết mổ. Protein giúp tái tạo da non làm liền vết mổ. Các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi có vai trò chính trong việc cầm máu,….

– Sữa về nhanh và nhiều: Việc đưa vào cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh về sữa, lợi sữa hơn khiến con yêu được nhận 1 dòng sữa ngon lành, mát thơm hơn. 

– Kiểm soát cân nặng sau sinh mổ: Chế độ dinh dưỡng đúng và khoa học không chỉ giúp mẹ nhanh phục hồi, nhiều sữa cho con mà còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Mẹ nên ăn những thực phẩm vừa lợi sữa lại không ảnh hưởng đến cân nặng: Thịt nạc, rau xanh, các loại rau củ quả….

– Bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao: bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó

– Mẹ nên cung cấp các thực phẩm giàu vitamin như: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, pho mát sẽ đáp ứng được nhu cầu protein của cơ thể. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt cây, đậu phụ và sữa thực vật cũng có chứa axit amin.

– Ngoài ra chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm hình thành sẹo. Để có thêm vitamin E, ăn nhiều mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật như dầu cây rum và dầu đậu tương, rau bina, bông cải xanh…

– Một số món ăn giúp tăng lượng sữa cho mẹ sinh mổ như: cháo thịt bò, cháo móng giò đu đủ xanh,..

– Bổ sung 1,5 – 2 lít/ngày để tránh tình trạng thiếu nước sau sinh. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai để được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Mẹ sinh mổ nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch và phải được nấu chín kỹ

– Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: sữa đậu nành, tinh bột và các thực phẩm dễ lên men như: dưa cải, dưa muối,..

– Không ăn các loại quả chua như khế, me, cóc, xoài… và các loại gia vị như ớt, tiêu…

– Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà…không nên ăn bởi dễ khiến vết mổ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và để lại sẹo.

– Hạn chế ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ và những thức ăn đặc.

– Các thực phẩm chứa chất kích thích: cà phê, thuốc lá, bia, rượu, nước tăng lực, nước ngọt nhân tạo, nước ngọt có gas…

– Những thực phẩm chứa nhiều hàn the, chất bảo quản như miến, bún, phở, bánh ướt… cũng không nên sử dụng.

– Tránh ngồi dậy trong vòng 12h đầu vì nhiều trường hợp sẽ tụt huyết áp (đối với sản phụ được gây mê bằng phương pháp gây tê tủy sống). Ngày thứ 2 nên ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng giúp mẹ đỡ mệt mỏi hơn.

– Cho con bú ngay trong ngày đầu tiên để tránh mất sữa

– Nên tắm qua hoặc lau người nhẹ sau sinh khoảng 3,4 ngày. Tắm dùng nước ấmđể đảm bảo sức khỏe.

– Ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết (khoảng 8 – 9 tiếng mỗi ngày). Tuy nhiên không nên ngủ quá nhiều vì nước ối sẽ tích tụ ở tử cung. Nên vận động nhẹ nhàng để lấy lại chức năng các cơ quan.

– Nằm nghiêng thoải mái sẽ giúp sản phụ giảm cảm giác đau hơn so với nằm ngửa.

– Theo dõi tình trạng tiểu tiện và đại tiện của mẹ bầu. Gọi là bí tiểu nếu quá 12 tiếng sau đẻ chưa đi tiểu được và táo bón nếu quá 3 ngày chưa đi đại tiện. Khi đó cần có sự can thiệp của bác sĩ.

– Tránh lao động nặng trong 2 tháng đầu

– Không nên giao hợp trong thời gian đầu sau đẻ (khoảng 5-6 tuần) vì có thể gây nhiễm khuẩn.

– Đảm bảo vệ sinh cho phụ nữ sau sinh là vô cùng quan trọng để tránh nhiễm khuẩn. Lau đầu vú bằng gạc mềm thấm nước ấm cả trước và sau khi cho con bú.

Phụ Nữ Sau Khi Sinh Nên Và Không Nên Ăn Hoa Quả Gì? Sinh Mổ Chú Ý

Phụ nữ sau khi sinh nên ăn hoa quả gì và không nên ăn những loại quả nào là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc. Bởi các loại trái cây giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp chất xơ, vitamin cho mẹ bầu. Nhưng ăn thế nào cho đúng cách, sinh mổ cần chú ý gì hơn không? Bài viết này Mebeaz xin giải đáp vấn đề và giới thiệu những loại hoa quả tốt nhất dành cho chị em.

Giải đáp: Phụ nữ sau khi sinh bao lâu mới được ăn hoa quả? Sinh mổ cần chú ý gì?

Ngoài ra, trái cây còn giúp hỗ trợ co bóp tử cung, đẩy sản dịch ra ngoài. Đối với các mẹ sinh mổ, cơ thể mất nhiều máu, do đó nên ăn hoa quả gì sau khi sinh mổ để ngoài đảm bảo hồi phục sức khỏe còn phải chú ý để vết sẹo mổ mau lành, bổ sung lượng máu đã mất.

Phụ nữ sinh mổ khác với sinh thường ở chỗ trong vòng 6 giờ đầu tiên không nên cho sản phụ ăn gì. Những giờ sau đó cho tới 2 – 3 ngày thì chỉ nên ăn cháo loãng, thực phẩm mềm.

Vợ bạn sinh được 1 tuần rồi nên những điều đó bạn đã trải qua. Vậy bạn chỉ cần cho vợ ăn trái cây hợp lý, không ăn quá nhiều, bổ sung các loại hoa quả sạch giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Thông thường, chỉ sau 3 – 4 ngày là các mẹ có thể ăn được các loại trái cây rồi. Tuy nhiên, các loại hoa quả dành cho phụ nữ sau khi sinh mổ hay sinh thường cần phải đảm bảo sạch, không chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu. Cần phải tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng trước khi sử dụng.

Vậy phụ nữ sau khi sinh nên ăn hoa quả gì?

Đối với câu hỏi này của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số nhóm trái cây phân theo lợi ích như sau:

Nhóm trái cây cung cấp chất sắt

Nhóm trái cây cung cấp vitamin C, canx i: Cam, đu đủ, lựu, dâu tây, cà chua, dưa hấu, bưởi, việt quất,…

Lựa chọn những loại trái cây cung cấp vitamin C sẽ giúp các mẹ sau khi sinh tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự đàn hồi của thành mạch máu từ đó ngăn ngừa chứng băng huyết sau sinh. Ngoài ra, đối với các mẹ sinh mổ giúp nhanh chóng phục hồi vết thương, nhiễm trùng vết mổ.

Nhóm trái cây giúp sữa mẹ về nhiều

Bổ sung canxi từ hoa quả giúp xương và răng của mẹ và bé chắc khỏe hơn. Bất kể là sinh thường hay sau khi sinh mổ nên ăn những loại hoa quả gì cũng cần lưu ý chứa vitamin C hay canxi đều tốt cho sức khỏe, nhưng không nên quá lạm dụng, cần bổ sung đúng cách, có nghĩa là không nên ăn quá nhiều cùng một lúc.

Các loại quả như: sung, mơ, dâu tây, táo, vú sữa, chuối… Chứa nhiều sắt. Đặc biệt chuối chứa nhiều kali rất tốt cho sức khỏe sản phụ.

Sau khi sinh, bị mất máu nhiều, phụ nữ cần được bổ sung sắt để đảm bảo bù đắp lại lượng đã tiêu hao. Ngoài ra, thông qua việc bú sữa mẹ, trẻ sẽ được hấp thụ. Bổ sung sắt theo cách này giúp mẹ không bị táo bón, nhanh chóng phục hồi thể lực.

Đu đủ xanh, sung, vú sữa, táo, chuối tiêu, táo tàu… Là những loại hoa quả giúp kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.

Món canh đu đủ xanh hầm chân giò từ lâu được biết đến với tác dụng tăng cường sữa mẹ. Ngoài ra, với những loại trái cây khác như táo không chỉ giúp tăng cường sữa mẹ mà còn hỗ trợ các mẹ giảm cân, về dáng hiệu quả khi đang cho con bú.

Nhóm trái cây giàu năng lượng: Nếu bạn vẫn đang băn khoăn rằng phụ nữ sau khi sinh nên ăn hoa quả gì giúp tăng cường năng lượng, phục hồi thể lực thì nên chọn những loại quả như: Chuối, bơ, táo, sung, ổi, dừa,…

Khi hoạt động của ruột non còn yếu, những loại trái cây dễ tiêu và giàu năng lượng này hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.

Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn hoa quả gì?

Một số loại hoa quả chị em ăn nhiều sẽ độc, nóng, chất lượng sữa mẹ kém đi. Vậy những loại hoa quả bà bầu sau khi sinh không nên ăn là gì?

– Những loại quả ăn vào bị nóng: Nhãn, vải, mãng cầu, xoài là những loại quả ăn nhiều làm sữa mẹ bị nóng, con bú vào ít tăng cân hơn.

– Những loại quả quá chua: Chanh, me, dâu da, cam chua, khế… Sau khi sinh là lúc hàm răng chị em rất nhạy cảm. Ăn nhiều quả chua sẽ làm ảnh hưởng tới hàm răng sau này của mẹ bầu.

– Những loại quả khô cứng: Những loại quả khô cứng như ổi xanh cũng ảnh hưởng tới ham răng của chị em.

Mẹ bầu sau khi sinh ăn hoa quả nên chú ý vấn đề gì?

– Cần phải chọn lựa hoa quả sạch trước khi ăn.

– Không nên ăn hoa quả để lạnh dễ đau bụng và cảm lạnh.

– Không ăn cam quýt chung với sữa, không nên ăn chung dưa hấu hay dưa chuột với những loại trái cây khác.

Mách Mẹ: Ăn Gì Để Có Nhiều Sữa Cho Con Bú Sau Sinh Thường Và Sinh Mổ

Quan niệm phải ăn mới có nhiều sữa cho con bú khiến nhiều mẹ gặp rắc rối với cân nặng. Vậy, ăn gì để vừa nhiều sữa vừa không bị tăng cân? Trong bài này Mabio sẽ mách cho mẹ các nhóm thức ăn giúp mẹ nhiều sữa, không lo tăng cân và phục hồi viết thương nhanh chóng, nhất là với mẹ sinh mổ.

Sau khi sinh con, nếu chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp sẽ làm các vết thương khó lành, sữa lâu về hoặc về rất ít, không đủ để cho con bú. Do đó, hầu hết các mẹ đều tìm hiểu về các loại thức ăn nhiều sữa cho con bú, nhưng sự nhiễu loạn thông tin lại càng làm các mẹ hoang mang hơn.

MABIO – Bé khỏe mẹ xinh. Có Viên uống lợi sữa Mabio mẹ không cần phải nghĩ ăn gì nhiều sữa, cũng không sợ béo.

Ăn gì để có nhiều sữa cho con bú sau sinh?

Ngoài những trường hợp đặc biệt như các mẹ sinh mổ thì mẹ sau sinh có thể ăn bất cứ thứ gì sau sinh. Nhưng để có nhiều sữa cho con mẹ nên ăn đủ các chất từ thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh.

– Móng giò hầm: Chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ phục hồi nhanh hơn và kích sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ chỉ cần ăn ở mức vừa phải, đừng ép bản thân ăn đến mức chán ngán.

– Đồ nếp: Bao gồm xôi, các loại bánh nếp, bánh chưng giàu tinh bột, kích thích tuyến sữa hoạt động tích cực hơn.

– Hải sản: Giàu canxi, gọi sữa về nhiều và thơm ngon hơn (ăn hải sản không làm sữa có mùi tanh). Trường hợp mẹ bị dị ứng hải sản thì không được sử dụng nhóm thực phẩm này.

– Tất cả các loại hoa quả: Chúng đều giàu vitamin và dưỡng chất, sẽ giúp mẹ có được một làn da mềm mịn và những dòng sữa sóng sánh hơn.

Một số loại thức ăn vừa giúp mẹ nhiều sữa mà lại không tăng cân

– Chè vằng: Sử dụng 1g cao chè vằng pha với 1 – 2 lít nước nóng mỗi ngày sẽ giúp mẹ vừa nhiều sữa cho con bú, vừa thon gọn vóc dáng, đặc biệt là đốt cháy mỡ thừa vùng bụng sau sinh.

– Các loại trái cây ít ngọt: Cam quýt, bưởi, quả sung là những loại quả hợp nhất với mục đích giảm cân của mẹ sau sinh.

– Rau xanh: Tất cả các loại rau, đặc biệt là rau xanh đậm đều gọi sữa về nhiều nhưng không làm mẹ tăng cân. Vì vậy mẹ hãy cố gắng ăn thật nhiều rau sau khi sinh bé, tuy nhiên không được dùng rau thay thế cơm, thịt.

– Củ khoai lang: Khoai lang nên được hấp hoặc luộc cho thực đơn giảm cân cho mẹ. Trong khoai lang chứa hàm lượng tinh bột đảm bảo mẹ có nhiều sữa cho con bú, không chứa chất béo và cholesterol nên khi ăn vào sẽ không sợ tăng cân. Tốt nhất là mẹ nên ăn khoai lang vào buổi trưa, thay cho 1 bát cơm.

– Rong biển: Rong biển tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ thải độc, làm giảm cholesterol đồng thời ngăn chặn hấp thu chất béo. Nếu mẹ vừa muốn nhiều sữa vừa muốn giảm cân, hãy biến tấu thực đơn với các món từ rong biển.

Chú ý:

Mẹ muốn NHIỀU SỮA nhưng KHÔNG MUỐN TĂNG CÂN?

Mẹ có muốn GỌI SỮA VỀ cho con bú NO NÊ? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.

Ăn cơm có nhiều sữa không, tại sao mẹ phải ăn cơm?

Câu trả lời là CÓ. Mẹ còn đang cho con bú không nên bỏ cơm ra khỏi thực đơn vì trong cơm giàu tinh bột, lượng tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng, phục vụ cho hoạt động của tuyến sữa. Kể cả khi mẹ áp dụng các chế độ ăn kiêng sau sinh, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ 1 bát cơm cho 1 bữa mỗi ngày.

Mẹ sinh mổ nên ăn gì để có nhiều sữa?

Sau 6 – 8 giờ sau sinh mổ, người mẹ nên được ăn chay bằng các món canh rau (canh rau ngót, canh rau lang)  hoặc cháo để tránh khó tiêu. Khi ăn, chỉ nên ăn từng bữa nhỏ, tránh ăn no sẽ làm vết thương căng ra rất đau và đường ruột không tiêu hóa kịp.

Khi đã qua quãng thời gian này, mẹ có thể thay đổi thực đơn với các loại thức ăn nhiều sữa cho con bú an toàn với mẹ sinh mổ như sau:

– Nước lọc và sữa: Cả nước lọc và sữa đều cung cấp nước cho cơ thể người mẹ sau sinh mổ, giúp mẹ phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu. Riêng sữa, ngoài tác dụng này thì nó còn giúp sữa mẹ về nhiều hơn, sánh hơn và thơm hơn. Một người mẹ sau sinh mổ nên uống ít nhất 1 ly sữa ấm và 2 lít nước lọc mỗi ngày.

– Các loại thịt nạc, bao gồm thịt lợn, bò, gà, dê: Tất cả các loại thịt này đều giàu dưỡng chất, đặc biệt là protein và canxi giúp mẹ phục hồi các vết thương. Sử dụng thịt nạc chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng cũng là cách gọi sữa về rất hiệu quả.

– Nhóm rau xanh, điển hình nhất là rau lang, rau ngót: Có tác dụng cung cấp vitamin và chất xơ giúp mẹ tiêu hóa dễ hơn, hạn chế tình trạng táo bón – ác mộng của các mẹ sau sinh mổ.

– Cháo: Trong những ngày mới sinh, mẹ không nên ăn cơm ngay mà nên ăn cho để tiêu hóa dễ hơn. Mẹ có thể nấu cháo cùng với rau, nước hầm xương và thịt để đỡ ngán.

– Quả sung: Nhiều mẹ lầm tưởng sung gây táo bón vì có vị chát, nhưng thực chất nó lại có tác dụng nhuận tràng, lại vừa kích sữa về nhiều hơn.

Những món ăn mẹ sinh mổ không nên ăn

Mẹ sinh mổ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Sau đó, mẹ mất 1 tuần để vết mổ khô lại, 2 – 3 tuần để tạo thành sẹo và 3 tháng để vết mổ lành hẳn (cho dù lúc này mẹ vẫn có thể ngứa hoặc đau quanh vết mổ đến tận 9 tháng). Trong khi đó với các mẹ sinh thường, sẽ chỉ mất 1 tháng để vết khâu ở tầng sinh môn lành lại và phục hồi cảm giác bình thường. Do đó, trong suốt vài tháng sau sinh, ngoài việc quan tâm ăn gì để nhiều sữa, người mẹ còn phải chú ý đến những thức ăn nhiều sữa – nhưng không được ăn.

Nhóm này bao gồm đồ nếp, rau muống và thịt chó.

– Đồ nếp: Đặc biệt các món xôi là thức ăn nhiều sữa được các mẹ yêu thích, tuy nhiên nó lại chống chỉ định với mẹ sinh mổ vì đồ nếp tính nóng, khi ăn vào sẽ làm vết mổ bị sưng, mưng mủ, khó lành. Thậm chí sau khi lành lại, vết thương này còn để lại sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.

– Rau muống: Tính mát, nhuận tràng tốt cho phụ nữ sinh thường, nhưng sinh mổ thì không. Nguyên nhân vì rau muống sẽ làm đầy vết thương của mẹ một cách quá đáng, gây ra sẹo lồi.

– Thịt chó: Cũng rất giàu chất đạm, nhưng lại có tính nóng, làm chậm quá trình tái tạo da.

Các nguồn tin khác cho rằng phụ nữ sau sinh mổ nên không nên ăn thịt gà, thịt bò, trứng gà nhưng việc này không thật sự cần thiết.

Chúc mẹ khỏe, bé bú no nê!

Mẹ có muốn GỌI SỮA VỀ cho con bú NO NÊ? Để lại thông tin để được gọi tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé CẦN bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, Mabio an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mabio được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, quy trình chặt chẽ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Santex nhà máy đạt chuẩn GMP. Sản phẩm được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Ăn Khoai Lang Được Không?

1. Lợi ích mà khoai lang mang lại cho sức khỏe

Trong Đông y khoai lang có nhiều tên gọi khác như: cam thử, phiên thử. Loại củ này có tính bình, vị ngọt. Có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị ngoài ra còn giúp tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

Khoai lang còn được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều nên dùng nhiều khoai lang trước kì kinh. Đối với nam giới còn giúp di tinh, ở trẻ em thì cam tích, lỵ.

Củ và rau khoai lang còn là vị thuốc phòng điều trị bệnh đã được các lương y lẫn người dân dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”, tức là nhân sâm từ phương nam. Khoai lang vàng đỏ chứa rất nhiều vi chất, thường được khuyên dùng.

2. Sinh mổ ăn khoai lang được không?

Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể, vitamin C, B1, và nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi,… đặc biệt rất có lợi cho phụ nữ mang thai và bà bầu sau khi sinh mổ. Không chỉ thế, việc sử dụng khoai lang trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp cho các mẹ bầu sau khi sinh mổ lấy lại vóc dáng chuẩn khi đã sinh con.

Vì thế, việc mẹ bầu sau sinh mổ ăn khoai lang là hoàn toàn được khuyến khích nên dùng hằng ngày. Vì khoai lang mang lại một số công dụng tuyệt vời sau đây.

3. Công dụng của khoai lang đối với mẹ sau sinh mổ

Không chỉ trong thời kỳ mang thai mà sau khi sinh mổ nguy cơ bị bệnh tiểu đường của các mẹ là rất cao. Vì thế mà sử dụng khoai lang đều đặn hằng ngày trong các bữa ăn, có thể giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh tiểu đường ở các mẹ bầu.

Trong khoai lang có chứa beta caroten giúp cân bằng lượng đường trong máu. Không chỉ thế, khoai lang còn là nguồn cung cấp chất xơ phong phú giúp giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu. Giúp cơ thể mẹ bầu hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu nữa .

Trong quá trình mang thai, các chị em thường ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng nên sau khi sinh thì việc mẹ bầu bị thừa cân khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Trong khoai lang hoàn toàn không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn, chất béo tích tụ trong cơ thể.

Ăn 100g khoai lang, tương đương với giá trị dinh dưỡng của nửa bát cơm gạo trắng hoặc 2 lát bánh mì nướng. Ăn khoai lang giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng vì khoai lang nhanh mang lại cảm giác no, khiến mẹ bầu không thấy thường xuyên bị đói.

Còn khi các bà bầu đã bị cảm sốt thì có thể sử dụng khoai lang trắng đã được phơi khô, kết hợp với gừng tươi, sắc uống hoặc nấu cháo khoai lang ăn. Cùng với đó là việc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, làm mát cơ thể để hạ nhiệt.

Nhiều người trong quá trình mang thai bị táo bón. Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt.

Củ khoai lang chứa nhiều xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác, trên cả khoai tây.

Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các bà bầu. Đau xương mỏi khớp là cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gối và hông.

Việc thai nhi tăng trọng lượng và mẹ tăng cân gây chèn ép hệ thống cơ xương hay việc một số nội tiết tố tăng giảm có thể là nguyên nhân gây đau khớp. Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.

Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.

Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.

Bên cạnh những tác dụng trên, khoai lang còn có một công dụng tuyệt vời nữa, đó chính là giúp ngăn ngừa sự tắc tuyến sữa sau sinh. Phụ nữ sau khi sinh thường bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa khiến hai bầu vú đau nhức, khó chịu.

4. Những lưu ý khi ăn khoai lang sau sinh mổ

Mẹ sinh mổ nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng do loại khoai này chứa rất nhiều khoáng chất. Còn trong trường hợp để giải cảm và chữa táo bón thì nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng sẽ tốt hơn.

Nên ăn khoai lang với các thực phẩm khác có chứa đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa của khoai lang đối với cơ thể mẹ trẻ.

Trong khoai lang có chất đường nên mẹ cũng tránh ăn nhiều hơn một lần, vì nếu ăn nhiều trong khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua và sinh hơi trướng bụng. Điều này gây khó chịu đối với mẹ .

Trong vỏ khoai lang có chứa nhiều vitamin và khoáng chất do đó mẹ nên ăn luôn phần vỏ, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Mẹ bầu cần lưu ý bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Tránh chuột, bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần kể từ khi mua về.

Khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc nên mẹ cần chú ý loại bỏ những củ khoai này.

Hi vọng, với những gì chúng tôi mang đến cho bạn trong bài viết bà bầu sau sinh mổ ăn được khoai lang không, sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức, nhằm có một sức khỏe tốt sau khi đã trải qua giai đoạn vượt cạn đầy khó khăn. Các chuyên gia luôn khuyên, các mẹ cho dù là sau sinh thường hay sinh mổ, cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình một ít khoai lang để ngăn ngừa một số biến chứng sau sinh. Chúc các mẹ và cả gia đình luôn hạnh phúc và có thật nhiều sức khỏe.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Mẹ Và Con? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!