Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Mắc Quai Bị: Có Thể Nguy Hiểm Cả Mẹ Lẫn Con Nếu Phòng Tránh Không Đúng Cách # Top 13 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Mắc Quai Bị: Có Thể Nguy Hiểm Cả Mẹ Lẫn Con Nếu Phòng Tránh Không Đúng Cách # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Mắc Quai Bị: Có Thể Nguy Hiểm Cả Mẹ Lẫn Con Nếu Phòng Tránh Không Đúng Cách mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ mang thai mắc quai bị: Có thể nguy hiểm cả mẹ lẫn con nếu phòng tránh không đúng cách

Bà bầu mắc bệnh vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

Hốt hoảng khi mang thai mắc quai bị

Những tháng cuối thai kỳ, chị Trần Thị Thoa (ở Hưng Yên) phát hiện mình bị quai bị. Trước đó một tuần, chị thấy đau và sưng ở vùng gần mang tai, kèm theo sốt và ho. Nghe mọi người nói mắc quai bị khi đang mang thai có nguy cơ phải bỏ thai, chị đã rất hốt hoảng bởi đây cũng là đứa con đầu lòng của anh chị. Ngay lập tức chị đi viện khám, các bác sỹ kết luận chị mắc bệnh quai bị.

Vui mừng khi có thai chưa lâu, chị Đỗ Thị Hiền (ở Phú Xuyên, Hà Nội) lại vô cùng hoang mang khi mắc quai bị. Sau khi tiếp xúc với một người họ hàng bị quai bị, mấy ngày sau chị có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau đó, tuyến mang tai bên phải sưng to dần. Vùng sưng nhanh chóng lan đến má, dưới hàm kèm theo cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng. Gia đình vội đưa chị vào viện, các bác sỹ thăm khám và cho làm các xét nghiệm rồi kết luận chị mắc quai bị. Vì chị đang ở những tháng đầu thai kỳ, bác sỹ cảnh báo chị có nguy cơ sẩy thai do bệnh này. Nghe vậy, vợ chồng chị đã rất lo lắng. Để theo dõi sát sao, chị đã nằm viện và tiến hành hội chẩn sản khoa để kịp thời phát hiện bất thường nếu có.

ThS.BS Nguyễn Danh Đức, chuyên Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho biết, thời điểm này cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân vào viện khám do bị quai bị. Nhiều trường hợp phát hiện và điều trị muộn vì không nghĩ mình mắc bệnh quai bị mà nhầm lẫn cho rằng bị viêm tuyến nước bọt, mọc “răng khôn”. Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng việc không được phát hiện và điều trị kịp thời, quai bị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là có thể gây vô sinh.

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hướng lớn đến thai nhi. Những thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng; 3 tháng cuối thai kỳ dễ sinh non hoặc thai chết lưu.

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường kém hơn so với người bình thường, nên khi mắc bệnh quai bị, các triệu chứng thường phát triển nhanh hơn người bình thường. Sau khi mắc virus, thai phụ có triệu chứng ban đầu là sốt cao từ 39 – 40 độ, nhức đầu, cơ thể trở nên mệt mỏi, đau cổ họng, amidan bị sưng to. Đặc biệt, khó nhai nuốt thức ăn, một hoặc hai bên má (tuyến mang tai) sưng to rồi bắt đầu lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới.

Cách phòng tránh quai bị khi mang thai

ThS.BS Nguyễn Danh Đức cho biết, khi có những triệu chứng sốt kèm sưng viêm quai hàm, mẹ bầu cần đi khám ngay để xác định xem chính xác có bị quai bị hay không. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu như sốt, ho và sưng hàm. Để an toàn cho cả mẹ và con, sau khi triệu chứng thuyên giảm, mẹ nên đi khám định kỳ vào các tuần thai 12, 22, 32… để tầm soát bệnh và các biến chứng có thể của bệnh để lại.

Trên thực tế, không ít chị em khi mang thai mắc quai bị đã vội vàng nghĩ đến chuyện phá bỏ thai vì lo ngại con sinh ra bị dị tật. Bị quai bị không có chỉ định phải đình chỉ thai nghén. Dù vậy, những bà bầu mắc bệnh quai bị, nhất là ở trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thận trọng, theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh quai bị, thai phụ cũng cần thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không. Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh để phát hiện những nguy cơ không tốt với thai nhi. Nếu được theo dõi điều trị tốt, bà bầu vẫn sinh con khỏe mạnh như bình thường, chị em không nên quá lo lắng.

Phụ Nữ Mang Thai Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm?

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy có nguy hiểm?

09/04/2020

Tiêu chảy khi mang thai nếu bị nhẹ có thể tự khỏi, bạn chỉ cần bù nước và điện giải. Nếu tình trạng tiêu chảy trở nên nặng, kèm theo đau bụng và đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

1. Tiêu chảy khi mang thai

Nguyên nhân đau bụng, tiêu chảy chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.

Tuy nhiên, thực tế thì đau bụng, tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu.Trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa có phần yếu đi so với trước vì thế sức đề kháng sẽ bị giảm sút và yếu.

Khi ăn hoặc uống phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn, cộng thêm sức đề kháng yếu hơn bình thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.

Mặc dù người mẹ đã rất cẩn thận trong vệ sinh ăn uống, nhưng đôi khi vẫn có thể bị tiêu chảy do thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và khả năng hấp thu của cơ thể.

Một số thai phụ bị dị ứng với sữa tươi, đồ lạ, thậm chí là đồ ăn nhiều dầu mỡ, đạm không tiêu hóa được gây tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi đó cơ thể phải tống ra ngoài và thai phụ sẽ gặp tình trạng tiêu chảy khi mang thai.

2. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?

Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1 đến vài ngày tùy thuộc nguyên nhân gây nên.

Khi người mẹ bị tiêu chảy có kèm theo nôn mửa. Đó có thể là tiêu chảy do vi khuẩn tả hoặc Rota virus.

Tiêu chảy kèm theo nôn mửa quá nhiều làm cho cơ thể xuống sức và cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra sốc, mất nước và nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội. Điều đáng lo ngại nhất là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp và ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên khi mắc tiêu chảy sẽ nặng hơn người bình thường và do đó, mức độ tiêu chảy sẽ cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi cũng chịu ảnh hưởng nếu mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Cơ thể mệt mỏi sẽ dẫn đến kém ăn, suy kiệt và lúc đó thai nhi sẽ kém phát triển do không đủ dinh dưỡng.

3. Điều trị tiêu chảy khi mang thai như thế nào?

Nếu bị bệnh, phụ nữ mang thai thường rất lo lắng, không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tiêu chảy khi mang thai có thể được điều trị rất đơn giản và không gây hại cho thai nhi nếu điều trị đúng cách.

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống chất điện giải để bù nước.

Điều trị tiêu chảy phải tùy theo nguyên nhân. Nếu tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn, ví dụ như do vi khuẩn Salmonella, tụ cầu vàng,… thì bác sĩ có thể xem xét cho mẹ bầu dùng kháng sinh loại an toàn cho thai nhi.

Tuy nhiên, nếu để tiêu chảy tiến triển nặng thì thai phụ nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây nguy hại cho thai nhi.

4. Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai?

Một số biện pháp có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy khi mang thai:

Uống nhiều nước: vì đau bụng tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas…

Nghỉ ngơi nhiều hơn: tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi.

Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.

Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.

Các thực phẩm nên ăn: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối…. Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Sữa chua: đây là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi tiêu chảy.

Men vi sinh: giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm nguy cơ bị tiêu chảy cũng như giảm thời gian bị tiêu chảy.

Trường hợp tiêu chảy ở bà bầu kéo dài kèm các triệu chứng mệt mỏi khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Nguồn: Bệnh Viện Vinmec

Bệnh Quai Bị Với Phụ Nữ Có Thai

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Bà bầu bị quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn tới thai nhi

Virut quai bị là virut có tính hòa tan tế bào, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Sau khi phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng tránh bệnh quai bị trong thai kỳ

Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Những điều nên làm khi bị quai bị trong thai kỳ

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc bệnh quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu bạn bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh quai bị. Sau khi bạn đã khỏi bệnh, bạn cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyên hợp lý của bác sĩ về tình trạng của bạn.

chúng tôi

Cúm B Có Nguy Hiểm Cho Bà Bầu Không, Biểu Hiện, Cách Phòng Tránh

Do phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu và kém hơn mức thông thường cho nên dễ mắc bệnh cúm B hơn. Tuy nhiên, cúm B có nguy hiểm cho bà bầu không thì không phải ai cùng nắm rõ thông tin này.

1. Cúm B có nguy hiểm cho bà bầu không?

Tuy cúm B được xác định là cúm lành tính. Nhưng cúm B có nguy hiểm không thì mẹ bầu cần tìm hiểu. Đối với mẹ bầu, đang trong giai đoạn mang thai cho nên bệnh nếu bị nhiễm có thể có những diễn tiến khác. Những biến chứng được cảnh báo cho mẹ bầu khi mắc bệnh cúm B là: suy hô hấp nặng; nguy hiểm cho thai nhi với những đe dọa như sinh non, sảy thai; chuyển sang bệnh cúm ác tính, …

Mẹ bầu khi bị cúm nếu tình hình diễn tiến không được kiểm soát có thể dẫn đến những nguy cơ nguy hiểm như: viêm tai giữa, nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc… Đây là những biến chứng được cảnh báo cho mẹ bầu khi bị nhiễm bệnh cúm B.

Như vậy đối với cúm B nói riêng và các bệnh cúm thông thường mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi để tránh những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng vì những biến chứng này là những biến chứng không phổ biến. Khi có dấu hiệu bệnh, mẹ bầu hãy tăng cường dinh dưỡng bằng 10 thực phẩm giải cảm nhanh chóng khi mang thai để phòng chống bệnh.

Do phụ nữ mang thai có đặc thù thể trạng yếu, hệ miễn dịch kém nên biến chứng của cúm B nguy hiểm hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả người mẹ và cả thai nhi. Đây là điều mẹ cần lưu ý trong suốt quá trình mang thai.

Cúm B khi mẹ mắc phải vừa có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ vừa có những ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với thai nhi, khi mẹ bị cúm B thì sẽ có những nguy cơ như dị tật thai nhi bao gồm như đục thuỷ tinh thể, sứt môi, sinh non hoặc thai chết lưu…

Mẹ bầu khi mắc bệnh cảm cúm sẽ có những biểu hiện có thể quan sát được trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn cần chú ý tìm hiểu những biểu hiện rõ ràng khi mẹ bầu mắc bệnh cúm sau đây: ho khan kéo dài khiến tình trạng bệnh của mẹ khó chịu dẫn đến đau họng khó ăn uống, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi; bị sốt khi mang thai, sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt tuy nhiên sốt khá phổ biến, do đó, mẹ cần có nhiệt kế y tế kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên; viêm họng do ho hoặc do bị nhiễm khuẩn nên mẹ cần vệ sinh thật kỹ vùng họng; ớn lạnh tuy không phổ biến nhiều nhưng có khá nhiều mẹ có biểu hiện này, cơ thể khi ớn lạnh rất mệt mỏi không có nhiều năng lượng để hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Đau cơ nghiêm trọng hoặc đau cơ thể là tình trạng mà nhiều mẹ bầu mắc phải, lúc này mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, tay chân rã rời. Tình trạng đau đầu là tình trạng phổ biến khi mẹ bị nhiễm bệnh cúm. Biểu hiện nghẹt mũi và chảy nước mũi cũng khiến mẹ khó chịu không kém.

Tổng hợp những dấu hiệu của bệnh là khiến tinh thần và sức khỏe của mẹ luôn trong tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng. Tình trạng này có thể kéo dài. Những biểu hiện này xảy ra kéo dài từ 1 -2 tuần. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý là biểu hiện thường xảy ra nhanh chóng.

Đặc biệt, không phải dấu hiệu nào cũng xảy ra đồng thời mà có thể có trường hợp chỉ xảy ra một vài biểu hiện do cơ thể của mỗi mẹ là khác nhau. Mẹ nên dựa vào những thông tin này để đánh giá cúm B có nguy hiểm cho bà bầu không.

Chủ động phòng tránh cảm cúm thai kỳ luôn là vấn đề được các bác sĩ ưu tiên khuyến cáo dành cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần chủ động phòng tránh bệnh cảm cúm B ở bà bầu bằng những cách phổ biến sau đây:

Hiện nay việc tiêm ngừa cúm là cách phòng chống bệnh hiệu quả. Đối với mẹ bầu việc tiêm ngừa cúm đầy đủ sẽ đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh. Khi tiêm ngừa là mẹ đã bảo vệ bản thân và thai nhi. Phương pháp tiêm ngừa là biện pháp an toàn và hiệu quả.

Bạn hoàn toàn an tâm về độ an toàn của vắc – xin phòng chống cúm với mẹ bầu và thai nhi. Mẹ nên tiêm ngừa cúm trước và trong khi mang thai. Thời gian lý tưởng để tiêm ngừa cúm là tháng 10 và vào mùa dịch cúm. Hoặc mẹ có thể tăng cường tiêm chích ngừa vào mùa đông, mùa lạnh để phòng chống bệnh cúm B hiệu quả.

Nhưng mẹ cần lưu ý, việc tiêm ngừa vào thời điểm nào cũng như với liều lượng phù hợp cần tuân theo hướng dẫn của y bác sĩ và chuyên viên y tế để được bảo đảm. Mẹ cũng không quên lựa chọn nơi tiêm ngừa uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.

4.2. Áp dụng các thói quen lành mạnh bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ khiến mẹ và thai nhi thoải mái hơn rất nhiều. Vì vậy, ngay từ đầu, bản thân mẹ nên hình thành thói quen lành mạnh để chủ động phòng chống bảo vệ sức khoẻ. Mẹ bầu cần biết các loại thực phẩm tăng cường vitamin C để tăng đề kháng bệnh.

Những thói quen tốt mẹ bầu nên thực hiện là tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai, chế độ dinh dưỡng hàng ngày phù hợp đảm bảo lựa chọn thực phẩm sạch, được kiểm duyệt an toàn khắt khe, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giữ ấm cơ thể vào thời điểm giao mùa hay mùa đông lạnh giá, chủ động ngăn cách tiếp xúc nguồn bệnh tại những nơi công cộng bằng cách đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là những lần tiếp xúc với vật thể truyền bệnh thường ngày như: cầu thang, tay nắm cửa,… vệ sinh đường hô hấp bao gồm cổ họng, mũi; chủ động tập thể dục tăng cường sức khỏe, theo lời khuyên của các chuyên gia mẹ bầu nên đăng ký khóa học yoga mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ thể không chỉ giúp tinh thần mẹ bầu tốt lên mà còn dễ vượt cạn hơn về sau…

Có nhiều cách để mẹ làm điều này. Trong đó, lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói thăm khám định kỳ để được các bác sĩ giỏi kiểm tra tư vấn tận tình sẽ giúp sức khỏe mẹ bé luôn nằm trong sự theo dõi tốt nhất, đồng thời giúp mẹ có được những kiến thức thai giáo hữu ích cho mình.

Kết hợp với việc mẹ bầu tăng cường bổ sung dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm đầy dinh dưỡng được khuyến cáo sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất giúp mẹ yên tâm trong suốt thai kỳ. Những thực phẩm tươi, rau củ quả tươi nên được ưu tiên sử dụng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Mang Thai Mắc Quai Bị: Có Thể Nguy Hiểm Cả Mẹ Lẫn Con Nếu Phòng Tránh Không Đúng Cách trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!