Đề Xuất 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Đi Máy Bay: Tất Cả Lưu Ý Và Quy Định Cần Biết # Top 6 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Đi Máy Bay: Tất Cả Lưu Ý Và Quy Định Cần Biết # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Đi Máy Bay: Tất Cả Lưu Ý Và Quy Định Cần Biết mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ mang thai đi máy bay được xem làm một đối tượng hành khách đặc biệt và có những yêu cầu riêng về giấy tờ khi làm thủ tục, tùy từng hãng hàng không. Ngoài ra, dù với đa số trường hợp, việc đi máy bay vẫn đảm bảo an toàn với bà bầu nhưng việc nắm rõ những nguy cơ và chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến bay của phụ nữ mang thai vẫn là điều rất cần thiết. 

Phụ nữ mang thai đi máy bay có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỷ lệ hô hấp ở các mẹ bầu có gia tăng ngắn khi cất cánh và hạ cánh nhưng ổn định trong thời gian còn lại của chuyến bay. 

Tuy nhiên, với những chuyến bay dài, thời gian ngồi cố định lâu cùng độ ẩm thấp trong khoang máy bay kéo dài nhiều giờ liền có thể dẫn đến nguy cơ phù chi dưới và huyết khối tĩnh mạch. Mặc dù vẫn chưa có nhiều bằng chứng y khoa về vấn đề này, nhưng phụ nữ mang thai vẫn cần lưu tâm đề phòng bằng một vài cách như: sử dụng vớ y khoa, tránh mặc đồ bó quá chặt, duy trì vận động thường xuyên, đảm bảo đủ nước cho cơ thể. 

Khi đi máy bay, tiếng ồn, rung và bức xạ có cũng có nguy cơ dẫn tới rủi ro nhưng không đáng kể đối với phụ nữ mang thai. Ngay cả những chuyến bay dài, phơi nhiễm bức xạ cũng không quá 15% giới hạn trên, nên khó vượt quá phơi nhiễm bức xạ cho thai. Tuy nhiên, trước khi lên máy bay, phụ nữ mang thai cần biết và được thông báo về điều này. Ngoài ra, mức bức xạ của máy quét an ninh tại sân bay cũng tương đối an toàn, kể cả với phụ nữ mang thai nên các mẹ không cần quá lo lắng. 

Áp suất cabin máy bay có gây hại tới thai nhi không?

Hiện nay, tất cả các hãng hàng không đều phải đảm bảo áp suất cabin ở mức an toàn cho hành khách và không gây ảnh hưởng gì với phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh. 

Tuy nhiên với một số trường hợp, áp suất không khí trong cabin thấp có thể khiến huyết áp và nhịp tim có thể tăng cao. Tình trạng ốm nghén cũng có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn, nôn mửa nhiều làm cơ thể mất nước. Do đó, việc uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu tránh mất nước khi di chuyển bằng máy bay.

Một số cách đơn giản để mẹ bầu thoải mái hơn trong suốt hành trình bay

-    Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định di chuyển bằng máy bay -    Không nên ăn trước khi bắt đầu hành trình để tránh bị đầy hơi. -    Lựa chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, gần lối đi để di chuyển tiện lợi tới nhà vệ sinh. -    Đảm bảo thắt dây an toàn đúng quy định trong suốt chuyến bay. -    Để tránh cứng và chuột rút do ngồi lâu, các mẹ nên đứng dậy và di chuyển vài phút, hoặc xoay mắt cá chân và cổ tay. -    Uống nhiều nước để tránh mất nước cho cơ thể mẹ bầu.  -    Mang theo một vài vật dụng giúp chuyến bay thoải mái, dễ chịu: gối kê cổ, đồ ăn nhẹ, một số loại thuốc cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. 

Thời gian thai kỳ an toàn để đi máy bay

Phần lớn phụ nữ mang thai có thể di chuyển an toàn bằng máy bay, tuy nhiên, với những trường hợp có biến chứng thai kỳ như cao huyết áp, bong nhau thai hay tiểu đường thai kỳ,  bác sĩ sẽ khuyến cáo bà bầu không nên đi máy bay. 

Khoảng giữa tam cá nguyệt thứ hai (từ 14 – 27 tuần) là thời gian an toàn nhất để bà bầu đi máy bay. Nhiều hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các trường hợp ở những tháng cuối của thai kỳ.

Để đảm bảo sự an toàn cho phụ nữ mang thai khi đi máy máy bay, hầu hết các hãng hàng không thương mại trên thế giới chỉ cho phép vận chuyển hành khách mang thái dưới 36 tuần. Tại Việt Nam, quy định cụ thể như sau: •    Dưới 32 tuần:  phụ nữ mang thai được chấp nhận vận chuyển như hành khách thông thường. •    Từ 32 – 36 tuần: hành khách được yêu cầu giấy xác nhận sức khỏe trước chuyến bay. •    Trên 36 tuần/ dự kiến sinh trong vòng 7 ngày/phụ nữ sau sinh 7 ngày: hãng hàng không từ chối vận chuyển

Quy định với phụ nữ mang thai của các hãng hàng không

Quy định với phụ nữ mang thai của Vietjet Air

Hành khách là phụ nữ mang thai muốn di chuyển bằng máy bay của hãng phải thông báo cho Hãng chuyên chở tại sân bay và đáp ứng các điều kiện:  -    Phụ nữ có thai đến đủ 27 tuần: Hãng có quyền yêu cầu hành khách cung cấp giấy tờ khám thai để xác định số tuần thai và ký  “Giấy thỏa thuận trách nhiệm”   -    Khách có thai trên 27 tuần đến 32 tuần: cần xuất trình được sổ/giấy khám thai thỏa mãn các điều kiện:  • Có xác nhận của các bác sĩ chuyên khoa. • Lần khám gần nhất so với ngày khởi hành thực tế không quá 07 ngày. • Tình trạng sức khỏe của khách và thai nhi tốt hoặc bình thường. Đối với tình trạng bất thường khách được yêu cầu hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ sức khỏe thực hiện hành trình. -    Phụ nữ có thai trên 32 tuần: Hãng từ chối vận chuyển. -    Đối với tình trạng sức khỏe của hành khách không bình thường; có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; mang song thai trở lên; hoặc thai nhi phát triển không bình thường được yêu cầu hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ sức khỏe thực hiện hành trình theo hướng dẫn của hãng.

Quy định với phụ nữ  mang thai của Vietnam Airlines

Về thời gian mang thai, hãng có quy định như sau: -    Phụ nữ mang thai dưới 32 tuần: Vận chuyển như hành khách thông thường. -    Phụ nữ mang thai từ 32 đến 36 tuần: Xác nhận sức khỏe trước chuyến bay bằng Mẫu thông tin y tế do hãng cung cấp, ngoài ra cần có 1 mẫu thông tin y tế do bác sĩ ghi (bác sĩ thuộc cơ sở y tế được chấp nhận khám sức khỏe bởi HKVN). -    Phụ nữ mang thai trên 36 tuần, hoặc sự kiến sinh trong vòng 07 ngày, hoặc sau sinh 07 ngày: Từ chối vận chuyển để đảm bảo sức khỏe cho hành khách. 

Một số trường hợp đặc biệt được yêu cầu xác nhận sức khỏe trước chuyến bay, bao gồm:  – Không xác định rõ  thời gian sinh nở hay thời gian mang thai; hoặc – Đã từng sinh đôi, sinh ba, đa thai…; hoặc – Có nguy cơ gặp trục trặc trong khi sinh; hoặc – Có thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Phụ nữ mang thai cần lập các giấy tờ xác nhận sức khỏe trước thời gian dự định bay trong vòng 07 ngày. Hồ sơ vẫn được chấp nhận cho chặng bay tiếp theo trong trường hợp hành khách không phát sinh vấn đề sức khỏe suốt hành trình, đáp ứng điều kiện mang thái dưới 36 tuần tính tới ngày khởi hành. 

Quy định với phụ nữ  mang thai của Bamboo Airways

Hãng hàng không này chấp nhận bay đối với phụ nữ mang thai dưới 32 tuần tuổi, đáp ứng các quy định sau:  -    Phụ nữ mang thai dưới 27 tuần tuổi: được chấp nhận vận chuyển như bình thường, nhưng cần chuẩn bị các giấy tờ sau: + Sổ khám thai định kỳ + Phiếu siêu âm có xác định tuần tuổi thai nhi + Ký giấy miễn trừ trách nhiệm -    Phụ nữ mang thai từ 28 đến 32 tuần tuổi: được phép vận chuyển với yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết:  + Sổ khám thai định kỳ + Giấy xác nhận đủ sức khỏe để bay và đảm bảo tình trạng mẹ & bé bình thường của bác sỹ (không quá 07 ngày so với ngày khởi hành)  + Phiếu siêu âm có xác nhân ngày dự sinh và tuần tuổi của thai + Ký giấy miễn trừ trách nhiệm -    Các trường hợp hãng không chấp nhận vận chuyển: Phụ nữ mang thai từ 32 tuần trở lên, phụ nữ sau sinh 07 ngày

Bài viết này đã cập nhật những quy định và ưu ý cần thiết cho phụ nữ mang thai đi máy bay được thuận lợi và an toàn nhất. Trong đó, lưu ý đặc biệt quan trọng là mẹ bầu cần có tư vấn của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định di chuyển bay để đảm bảo cho cả mẹ và bé, cũng như có một lộ trình bay trọn vẹn nhất.

Bà Mẹ Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Đi Máy Bay Không? Cần Lưu Ý Gì?

Chuyên gia cho cháu hỏi, đang mang thai 3 tháng đầu có nên đi máy bay không? Cháu phải vào Sài Gòn công tác gấp 1 tuần nhưng bầu bí thế này chồng không cho đi, sợ nguy hiểm nọ kia, rồi ảnh hưởng tới em bé. Mà việc gấp không đi thì không được. Cháu không biết phải làm sao nữa? Trả lời

Bạn Hoài An thân mến! Lo lắng của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những người đang ở trong tam cá nguyệt thứ 1, thai nhi mới được hình thành, cần hết sức cẩn thận trong việc ăn uống, đi lại, kiêng cữ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vậy đang mang thai 3 tháng đầu có nên đi máy bay không?

Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Mang thai 3 tháng đầu có nên đi máy bay không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ một nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đi máy bay sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, hay các vấn đề về sức khỏe khác.

BS Lê Huy Tuấn – Chuyên khoa Sản, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cũng khẳng định: Không phải khi có thai là phụ nữ không được đi máy bay. Khi so sánh các phương tiện giao thông thì máy bay là phương tiện tương đối an toàn (hạn chế được tình trạng xóc hay va chạm khi di chuyển). Nếu sức khỏe cho phép, phụ nữ mang thai vẫn có thể đi máy bay.

Tuy nhiên, những trường hợp bà mẹ mang thai 3 tháng đầu mà bị ốm nghén nhiều, mệt mỏi, nôn mửa thường xuyên thì cần cân nhắc việc có nên di chuyển bằng máy bay hay không vì khi đi máy bay, các triệu chứng ốm nghén sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khiến thai phụ khó chịu hơn.

Tóm lại, đối với câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên đi máy bay không? Câu trả lời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Nếu cảm thấy lo lắng, không biết mình có nên đi hay không thì bà mẹ tốt nhất hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra và nhận lời khuyên tốt nhất, yên tâm nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

Bà mẹ mang thai 3 tháng đầu đi máy bay cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?

Như đã nói ở trên thì không có quy định cấm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không được đi máy bay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thai phụ vẫn phải chú ý những điều sau:

Trước khi đi máy bay:

– Kiểm tra tình trạng sức khỏe để xác nhận bản thân có đủ điều kiện để đi không. Nếu được sự cho phép của bác sĩ, bà mẹ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể đi máy bay.

– Tìm hiểu quy định của các hãng hàng không. Hiện nay, có khá nhiều hãng hàng không từ chối việc chở bà bầu vì lý do an toàn, đặc biệt là những người đang ở giai đoạn cuối thai kỳ. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị giấy cho phép của bác sĩ để xuất trình khi cần thiết, giúp cho việc làm thủ tục trở nên nhanh gọn hơn.

– Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đi máy bay tốt nhất nên chọn chỗ ngồi ở phần thân máy bay để giảm thiểu dao động rung lắc. Đồng thời, chọn ghế ngồi cạnh lối ra vào để dễ dàng đi lại hoặc đi vệ sinh, tránh va chạm hoặc những vị trí di chuyển khó khăn. Chọn khoang không hút thuốc và dành cho bầu.

– Uống nhiều nước khi đi máy bay để bớt cảm thấy khó chịu.

– Để giúp đầu óc minh mẫn và tỉnh táo hơn, các mẹ có thể tập vài động tác nhẹ nhàng tại chỗ. Đặc biệt là với chuyến bay dài, mất nhiều thời gian, cứ 1 tiếng, mẹ nên đi lại vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng tê, mỏi chân tay.

– Bà mẹ mang thai 3 tháng đầu đi máy bay cũng cần chú ý không với cao hay tự tay xách hành lý lên khoang. Tốt nhất hãy nhờ nhân viên hoặc người đi cùng giúp đỡ.

– Khi thắt dây an toàn, mẹ không nên để dây quá chặt, cần để dây an toàn ở vị trí dưới bụng, gần phần xương chậu. Nếu khó khăn cũng có thể nhờ các tiếp viên hướng dẫn..

– Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường hoặc khó chịu, cần báo cho nhân viên để nhận sự giúp đỡ và xử trí kịp thời.

Nguồn: chúng tôi

Phụ Nữ Mắc Thalassemia: Những Điều Cần Biết Trước Khi Mang Thai

Bài viết được thực hiện bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Yi Hyeon Gyu – Trưởng Đơn nguyên Huyết học và Trị liệu tế bào – Đơn nguyên Huyết học và Trị liệu tế bào – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thalassemia (hay tan máu bẩm sinh) là một nhóm các bệnh di truyền làm giảm lượng hemoglobin bình thường trong hồng cầu. Một loại protein có tên là Hemoglobin được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu, đưa oxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Việc giảm hemoglobin trong máu dẫn đến thiếu máu.

Có hai loại Thalassemia là Alpha Thalassaemia và Beta Thalassemia, tùy thuộc vào chuỗi protein của phân tử hemoglobin bị mất trong hồng cầu. Ngoài ra, bệnh này cũng được chia làm 3 nhóm tùy vào mức độ của nó là: thể nhẹ, thể vừa và thể nặng.

Phụ nữ bị Thalassemia máu có tỷ lệ bị vô sinh cao bởi thường phải truyền máu. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị bệnh vẫn có thể có thai. Trong trường hợp người phụ nữ bị Thalassemia và muốn mang thai thì hãy cân nhắc một số vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Lưu ý ở bà mẹ mắc Thalassemia

Trong khi mang thai nên theo dõi chặt chẽ các rối loạn của mẹ và tình trạng của bé. Huyết sắc tố Hb nên được duy trì trên 10g/dL để cho phép thai nhi phát triển bình thường. Thải sắt không được khuyến khích; tuy nhiên, có thể hợp lý khi xem xét lại liệu pháp thải sắt bằng Desferrioxamine vào khoảng tháng thứ 6 thai kỳ khi lợi ích tiềm năng vượt xa nguy cơ thai nhi.

Phụ nữ mắc bệnh Thalassemia mà trước đây chưa từng được truyền máu hoặc chỉ được điều trị truyền máu tối thiểu, có nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng trong khi mang thai. Vì mang thai làm tăng nguy cơ huyết khối gấp 3 – 4 lần và bệnh Thalassemia cũng là một tình trạng tăng đông, nên khuyến cáo là phải bảo đảm sự an toàn cho những phụ nữ có nguy cơ cao (như những người không thường xuyên được truyền máu, những người bị cắt lách trong khi mang thai và giai đoạn sau sinh).

Triệu chứng của bệnh Thalassemia có thể trở nên trầm trọng hơn nếu thai phụ bị căng thẳng của việc mang thai. Tim và gan của người phụ nữ dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ mang thai, đồng thời hệ thống nội tiết giúp tiết ra các hooc môn trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Mỗi hệ thống này phải được theo dõi chặt chẽ trước và trong suốt thai kỳ.

Trong khi mang thai, cơ thể của người mẹ cần sản xuất máu nhiều hơn để đáp ứng thêm nhu cầu của thai nhi. Đây là lý do phụ nữ bị bệnh Thalassemia khi mang thai rất dễ bị thiếu máu, đặt áp lực tạo máu nhiều hơn đến tim để có thể đẩy máu đến tất cả các mô của cơ thể. Phụ nữ bị Thalassemia cần phải kiểm tra chức năng tim trước khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, họ có thể cần truyền máu thường xuyên để giảm bớt căng thẳng lên tim.

Bệnh đái tháo đường type 1 cũng là một trong những bệnh mẹ bầu bị Thalassemia dễ mắc. Sự căng thẳng của việc mang thai có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này. Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát tốt trước và trong suốt thai kỳ.

Axit folic là một yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong những tuần đầu của thai kỳ bình thường nhưng đối với phụ nữ bị Thalassemia thì nhu cầu chất này càng cao hơn. Ngoài việc giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ đang phát triển, axit folic sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một loại thiếu máu đặc biệt gọi là thiếu máu megaloblastic. Các chất dinh dưỡng và chất bổ sung có thể cần thiết theo quyết định của bác sĩ.

Bệnh tan máu bẩm sinh có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở hay không? Tình trạng tan máu bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cách xương phát triển làm cho việc sinh nở thông qua ngả âm đạo trở nên khó khăn. Trường hợp mẹ có biến dạng khung chậu thì khó có thể sinh thường được.

Những đánh giá trước mang thai của phụ nữ mắc Thalassemia:

Người chồng/bạn trai: Tình trạng Thalassemia; Công thức máu; Tinh dịch đồ.

Khả năng sinh sản: Chu kỳ kinh nguyệt; Xét nghiệm nội tiết tố (bao gồm AMH); Siêu âm vùng xương chậu, tử cung.

Quá tải sắt: Điện di huyết thanh (Serum ferritin); Chụp MRI Tim; Chụp MRI gan.

Chức năng tim: Đánh giá chức năng tim mạch; Điện tâm đồ (cả khi nghỉ ngơi và tập thể dục); Siêu âm tim.

Chức năng gan: Xét nghiệm sinh hóa gan; Siêu âm gan và túi mật; Đánh giá vấn đề xơ gan.

Chức năng nội tiết: Xét nghiệm chức năng tuyến giáp; Xét nghiệm chuyển hóa Glucose; Mức độ vitamin D, HEXA.

Nhiễm: TORCH; HIV, HBV, HCV; Bệnh giang mai.

Thrombophilia: Tiền sử cá nhân/gia đình bị thrombophilia

2. Lưu ý ở con

Con đường di truyền của bệnh Thalassemia diễn ra những trường hợp như sau:

Chỉ có bố hoặc mẹ mang gen bệnh: 50% con sinh ra sẽ mang gen bệnh, 50% bình thường.

Bố và mẹ cùng mang gen bệnh: 25% con sinh ra bình thường, 50% con mang gen bệnh nhưng không biểu hiện và 25% con bị bệnh.

Bố hoặc mẹ bị mắc bệnh, người còn lại chỉ mang gen bệnh mà không biểu hiện: 100% con sinh ra mang gen bệnh, trong đó xác suất bệnh biểu hiện ra bên ngoài là 50%.

Cả hai bố mẹ cùng bị bệnh Thalassemia: 100% con sinh ra đều bị bệnh.

Chính vì vậy, trước khi mang bầu, cả hai vợ chồng nên chủ động đi xét nghiệm tầm soát bệnh và hỏi ý kiến chuyên gia để có sự lựa chọn hợp lý nhất.

Nếu vợ và chồng đã được chẩn đoán có đặc điểm tan máu bẩm sinh tiềm ẩn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện biện pháp xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá xem liệu thai có bị di truyền chứng bệnh này hay không. Các hình thức kiểm tra xét nghiệm bao gồm:

Sinh thiết gai nhau (CVS): Lấy một mẫu nhỏ của nhau thai để xét nghiệm DNA vào khoảng từ tuần thứ 11 đến 14 của thai kỳ.

Chọc dò nước ối được thực hiện sau 15 tuần mang thai.

Lấy mẫu máu thai nhi thông qua dây rốn khi mẹ bầu mang thai từ 18 – 21 tuần.

Việc thai nhi bị ảnh hưởng bởi thiếu máu chuỗi alpha mức độ nặng nên sẽ có cơ hội sống sót rất thấp. Do đó, một số bố mẹ thường sẽ cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ. Điều này là do em bé có thể không thể phát triển như các bé bình thường dù phải trải qua khá nhiều phương pháp điều trị.

Ảnh hưởng của người mẹ mắc bệnh tan máu bẩm sinh đối với thai nhi

Cho dù bạn bị bệnh tan máu bẩm sinh hay chỉ là người mang mầm bệnh, em bé sẽ có thể tránh khỏi tác động của căn bệnh này nếu mẹ bầu uống 5mg axit folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Điều này là do bệnh có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

Việc uống axit folic đều đặn cũng giúp máu trở nên khỏe mạnh. Bệnh tan máu bẩm sinh có thể dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một vài xét nghiệm để xem mẹ bầu có nên bổ sung sắt hay không.

Trẻ mắc bệnh Thalassemia khi sinh ra sẽ sớm phát triển các triệu chứng của bệnh như tím tái, nhức đầu, mệt mỏi, thở dốc, vàng da,… Những bé này có thể kén ăn hoặc nôn mửa sau khi ăn. Có thể điều trị bệnh Thalassemia bằng một số loại thuốc hoặc nếu thể nặng thì cần truyền máu thường xuyên.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai với các dịch vụ trong đó có Chương trình sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh. Là một trong những đơn vị đầu ngành về khám, tư vấn và can thiệp hỗ trợ sinh sản, tầm soát bệnh Thalassemia cho các cặp vợ chồng chuẩn bị bước vào cuộc sống hôn nhân, hoặc những cặp vợ chồng đã kết hôn nhưng chưa biết mình có mang gen bệnh hay không.

Mặc dù tan máu bẩm sinh là bệnh được chẩn đoán và điều trị không quá phức tạp, nhưng đây là căn bệnh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chi phí cho điều trị rất tốn kém, vì vậy để sinh ra em bé khỏe mạnh trong cuộc sống hiện đại, tầm soát gen bệnh trước khi kết hôn là vô cùng quan trọng.

Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

Viêm Dạ Dày Ở Phụ Nữ Có Thai Và Những Điều Cần Biết

Viêm dạ dày ở phụ nữ có thai và những điều cần biết

Khi có thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với một số rắc rối không nhỏ trong cơ thể do sự thay đổi sinh lý, nội tiết. Trong đó có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Dấu hiệu viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai

Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng:

Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với ốm nghén trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu chủ quan. Tuy nhiên, buồn nôn cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.

Nóng rát dạ dày:

Thông thường mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

Đau dạ dày:

Tuần thứ 7 với thứ 8, dạ dày bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn đâu thường biểu hiện ngay ở vùng hõm dưới xương ức và trên rốn (hay còn gọi là vùng thượng vị). Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía bên trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.

Phân lẫn máu:

Trong trường hợp chảy máu dạ dày thì đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này ít khi xuất hiện, nhưng nếu thấy dấu hiệu như vậy thì mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chướng bụng:

Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

Chán ăn:

Người bị đau dạ dày thường thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thai nhi nhẹ cân.

Nguyên nhân gây loét dạ dày khi mang thai

Viêm dạ dày xảy ra do mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm dạ dày xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).

Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai như:

Khi thai nhi phát triển lớn chèn ép dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.

Trong 3 tháng đầu tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng.

Stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có tha

3. Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày khi mang thai

Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp thường không được bác sĩ khuyến khích cho phụ nữ có thai. Chỉ được nội soi khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và cân nhắc giữa lợi ích điều trị và tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra khác như test thở c13 mới, test phân để tìm máu ẩn…

Đối với phụ nữ có thai cần thận trọng trong điều trị viêm dạ dày bằng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa các triệu chứng như viêm loét dạ dày – tá tràng:

– Nôn, buồn nôn: Không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Tuy thuốc không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

– Thuốc giảm đau: Hiện nay, tuy chưa có dữ liệu đủ xác đáng và có giá trị để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc với thai của nhóm trimebutine khi sử dụng trong thai kỳ. Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng không dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.

– Thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý. Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày.

Về mặt lâm sàng, theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do vậy có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu cần.

– Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết. Khi bắt buộc phải dùng thuốc nên dùng liều thấp vừa đủ chữa bệnh không nên nôn nóng muốn khỏi ngay, không dùng liều cao.

4. Ngăn ngừa viêm dạ dày khi mang thai

Thực phẩm giàu chất béo

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh

Sôcôla

Nước ép cam quýt

Caffeine

Cây bạc hà

Thuốc

Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh viêm dạ dày, thì nên tránh dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDS, vì chúng có hại cho thai nhi..

Tránh uống các loại đồ uống có cồn

Không hút thuốc lá

Khi bà bầu có triệu chứng của viêm loét dạ dày, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám kịp thời.

GS.TS.BS Đào Văn Long hiện đang công tác tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long, là một trong số các bác sĩ tiêu hóa đầu ngành trong cả nước. Bác sĩ có trên 35 năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như: Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội… Đặt lịch ngay để được GS tư vấn và điều trị.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

– Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. – Nhắn tin Zalo: 0986954448 – Fanpage:  https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Mang Thai Đi Máy Bay: Tất Cả Lưu Ý Và Quy Định Cần Biết trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!