Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy có nguy hiểm?
09/04/2020
Tiêu chảy khi mang thai nếu bị nhẹ có thể tự khỏi, bạn chỉ cần bù nước và điện giải. Nếu tình trạng tiêu chảy trở nên nặng, kèm theo đau bụng và đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
1. Tiêu chảy khi mang thai
Nguyên nhân đau bụng, tiêu chảy chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên, thực tế thì đau bụng, tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu.Trong thời gian mang thai, hệ tiêu hóa có phần yếu đi so với trước vì thế sức đề kháng sẽ bị giảm sút và yếu.
Khi ăn hoặc uống phải thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn, cộng thêm sức đề kháng yếu hơn bình thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.
Mặc dù người mẹ đã rất cẩn thận trong vệ sinh ăn uống, nhưng đôi khi vẫn có thể bị tiêu chảy do thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và khả năng hấp thu của cơ thể.
Một số thai phụ bị dị ứng với sữa tươi, đồ lạ, thậm chí là đồ ăn nhiều dầu mỡ, đạm không tiêu hóa được gây tình trạng rối loạn tiêu hóa. Khi đó cơ thể phải tống ra ngoài và thai phụ sẽ gặp tình trạng tiêu chảy khi mang thai.
2. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm?
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1 đến vài ngày tùy thuộc nguyên nhân gây nên.
Khi người mẹ bị tiêu chảy có kèm theo nôn mửa. Đó có thể là tiêu chảy do vi khuẩn tả hoặc Rota virus.
Tiêu chảy kèm theo nôn mửa quá nhiều làm cho cơ thể xuống sức và cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra sốc, mất nước và nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội. Điều đáng lo ngại nhất là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp và ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên khi mắc tiêu chảy sẽ nặng hơn người bình thường và do đó, mức độ tiêu chảy sẽ cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi cũng chịu ảnh hưởng nếu mẹ bị tiêu chảy khi mang thai. Cơ thể mệt mỏi sẽ dẫn đến kém ăn, suy kiệt và lúc đó thai nhi sẽ kém phát triển do không đủ dinh dưỡng.
3. Điều trị tiêu chảy khi mang thai như thế nào?
Nếu bị bệnh, phụ nữ mang thai thường rất lo lắng, không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tiêu chảy khi mang thai có thể được điều trị rất đơn giản và không gây hại cho thai nhi nếu điều trị đúng cách.
Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống chất điện giải để bù nước.
Điều trị tiêu chảy phải tùy theo nguyên nhân. Nếu tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn, ví dụ như do vi khuẩn Salmonella, tụ cầu vàng,… thì bác sĩ có thể xem xét cho mẹ bầu dùng kháng sinh loại an toàn cho thai nhi.
Tuy nhiên, nếu để tiêu chảy tiến triển nặng thì thai phụ nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây nguy hại cho thai nhi.
4. Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai?
Một số biện pháp có thể giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị tiêu chảy khi mang thai:
Uống nhiều nước: vì đau bụng tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas…
Nghỉ ngơi nhiều hơn: tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi.
Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.
Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.
Các thực phẩm nên ăn: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối…. Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Sữa chua: đây là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi tiêu chảy.
Men vi sinh: giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm nguy cơ bị tiêu chảy cũng như giảm thời gian bị tiêu chảy.
Trường hợp tiêu chảy ở bà bầu kéo dài kèm các triệu chứng mệt mỏi khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nguồn: Bệnh Viện Vinmec
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm Không?
Bà bầu bị tiêu chảy là hiện tượng rất hay gặp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra vô số bất tiện. Vậy bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?
5
/
5
(
1184
bình chọn
)
1. Nguyên nhân bị tiêu chảy khi mang thai
Theo các chuyên gia, đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em rất kém, theo đó hệ tiêu hóa cũng yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng “tào tháo đuổi”.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp, ăn thực phẩm lạ hay ăn quá nhiều chất đạm, dầu mỡ nên cơ thể không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
2. Các triệu chứng bà bầu thường gặp
Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Các triệu chứng thường gặp là:
– Đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi đau dữ dội
– Đi ngoài phân lỏng.
– Đi ngoài nhiều lần có thể làm người mẹ bị nôn mửa, kiệt sức, mệt mỏi.
Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và em bé trong bụng.
3. Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai thường nặng hơn bình thường do sức đề kháng kém, bởi vậy, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Những cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Hơn nữa, mẹ bầu mệt mỏi, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ.
Bởi vậy, bị tiêu chảy khi mang bầu cần được điều trị kịp thời tránh trường hợp do cấp cứu muộn, phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh vì có thể khiến mẹ bị sảy thai, hoặc nguy cơ để lại dị tật cho thai nhi.
4. Điều trị tiêu chảy ở bà bầu
Khi gặp tình trạng tiêu chảy, bà bầu thường rất lo lắng, không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp này, thai phụ nên đi khám để được điều trị phù hợp, nhanh khỏi bệnh.
– Trà gừng: Đun sôi gừng và trà trong nước. Để nguội, lọc lấy nước và uống.
– Pha thêm mật ong vào nước, uống hàng ngày.
Bên cạnh đó, bà bầu cần chú ý trong việc ăn uống. Tránh ăn những thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.
5. Phòng tránh tiêu chảy như thế nào?
Để tránh tình trạng tiêu chảy trong thời gian mang bầu, chị em cần đặc biệt đến chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày: – Ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống, thịt sống…
– Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn uống ở hàng quán
– Tránh ăn thức ăn ôi thiu, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi mới, có xuất xứ rõ ràng.
– Mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm cay, ngọt, đồ tanh
– Tránh món ăn nhiều gia vị
– Không uống nước ngọt có ga và các chất kích thích
6. Lời khuyên của chuyên gia
Theo chuyên gia, nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 2 – 3 ngày, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế, để bác sĩ tiến hành khám sức khỏe, xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.
– Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Mẹ không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không được kê đơn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
– Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Hãy bù lại nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có hiện tượng nước tiểu có màu vàng sẫm, cảm buồn nôn, đau đầu, miệng khô, đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu…
Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, bởi vậy mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị để khỏi bệnh sớm.
XEM THÊM:
Phụ Nữ Mang Thai Bị Phù Chân, Xuống Máu Chân Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Bà Bầu Không Bị Phù Chân?
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị phù chân. Vây phù chân ở bà bầu hay xuống máu chân có nguy hiểm không? Làm sao để bà bầu không bị phù chân
Phụ nữ mang thai sẽ trải qua nhiều thay đổi biến động trên cơ thể. Trong đó bà bầu bị phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp, nhất là với phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ. Phù nề bàn chân không chỉ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, khó khăn trong đi đứng sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật nguy hiểm mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.
Vì sao bà bầu bị phù chân?
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
Bà bầu bị phù chân là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ mang thai bị suy tĩnh mạch dẫn đến chân bị nặng, sưng phù còn nếu bị giãn tĩnh mạch có thể khiến cho lượng máu và nồng độ hormone tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường. Có 3 nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu bị phù chân như sau:
Việc lưu thông máu về tim bị cản trở: Càng về những tháng cuối thai kì, kích cỡ thai nhi càng lớn, làm tăng áp lực lên ổ bụng đồng thời gây ra lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ, cản trở việc máu chảy về tim mà bị dồn xuống chân mẹ gây sưng phù.
Nội tiết tố bị rối loạn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai bị phù chân. Sự rối lọa nội tiết tố làm thành tĩnh mạch bị giãn, gây cản trở tuần hoàn máu, máu khó chảy về tim mà bị ứ đọng ở chân khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như: phù nề bàn chân, chân nặng, ngứa ran, bị chuột rút…
Bào thai có nước ối quá nhiều hay mẹ mang đa thai cũng là nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị phù chân.
Phù chân khi mang thai khi nào gây nguy hiểm?
Bà bầu bị phù chân có sao không?
Mẹ bầu bị phù chân là hiện tượng bình thường và hầu như không gây nguy hại gì và sẽ biến mất sau sinh em bé nên mẹ không phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng bàn tay hay khuôn mặt mẹ bỗng bị sưng phù và kéo dài nhiều hơn một ngày. Hay nếu mẹ bị phù chân ở mức độ quá nặng, được xếp vào tình trạng bệnh lý chỉ khi mẹ bầu bị phù chân kèm theo đó là các triệu chứng tăng huyết áp, tăng cân quá nhanh, xuất hiện đạm trong nước tiểu thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc tiền sản giật vô cùng nguy hiểm thì mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ ngay để được xác định tình trạng chính xác.
Bà bầu bị phù chân nên làm gì
Khi đã biết được nguyên nhân tại áo bà bầu bị phù chân thì chúng ta sẽ có được các giải pháp phòng ngừa làm sao để bà bầu không mắc phải hiện tượng đó. Một trong những biện pháp đơn giản nhất mẹ bầu có thể thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh, làm suy giảm các triệu chứng của phù nề chân. Cụ thể:
Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ mà nên dành thời gian cho chân được thư giãn nghỉ ngơi
Tránh ngồi vắt chân – nguyên nhân cản trở lưu thông máu
Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, tránh mặc đồ quá chật, không nên đi giày cao cổ, giày cao gót
Tránh ở nơi quá nóng, nhiệt độ cao
Kiểm soát cân nặng đúng chuẩn, tránh tăng cân quá mức.
Tập thể dục đều đặn, vận động thể chất nhẹ nhàng, matxa chân.
Ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước, không ăn món cay hay quá mặn – làm giãn tĩnh mạch. Bổ sung thực phẩm giàu protein, trái cây giàu vitamin, kẽm, kali, canxi…
Nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu,
Gác chân lên gối khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn, có thể sử dụng gối ôm dành riêng mẹ bầu giúp mẹ thoải mái hơn, ngủ ngon hơn.
Nên tắm nước nóng, ngâm chân nước ấm thu giãn trước khi đi ngủ.
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Khi bị phù chân sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề khó chịu và ngại di chuyển. Tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng chính việc ngồi nhiều 1 chỗ hay lười vận động là nguyên nhân làm cho tình trạng phù nề chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, khi mẹ bầu bị phù chân thì mẹ nên đi bộ như bình thường khoảng 30-60 phút mỗi ngày vào buổi sáng hay cuối buổi chiều, tối trước khi đi ngủ. Điểu này không chỉ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn dễ chịu hơn mà còn giúp cho mẹ sinh em bé dễ dàng hơn đó.
Hóa Giải Nỗi Lo Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?
Từ khi có bầu, tôi thường xuyên bị tiêu chảy. Có ngày đi ngoài tới 3-4 lần, phân lỏng, thậm chí toàn nước. Dù đã thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm kích thích cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ nhưng vẫn không thuyên giảm. Vậy tôi xin hỏi bà bầu bị tiêu chảy do đâu? Có nguy hiểm không? Làm thế nào để đối phó? ( Vũ Trang – Thanh Hóa).
1. Bà bầu bị tiêu chảy do đâu?
Mẹ bầu bị tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa phổ biến. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là đau bụng, đi ngoài phân lỏng, tần suất hơn 3 lần/ngày. Tiêu chảy có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:
1.1. Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiêu chảy ở bà bầu. Khi biết được mình mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi. Chính sự thay đổi đột ngột này khiến cho mẹ bầu bị đau bụng, đi ngoài.
Ngoài ra, bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm, dầu mỡ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu không kịp hấp thụ mà phải tống ra ngoài gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến cho đường ruột bị nhiễm khuẩn cũng gây ra tình trạng tiêu chảy.
1.2. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể bà bầu có sự biến động mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sự mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến co bóp nhu động ruột. Khi nhu động ruột co bóp mạnh sẽ dẫn đến tiêu chảy và ngược lại.
1.3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như: thuốc sắt, thuốc kháng axit, kháng sinh… dùng để xử lý bệnh nền cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin trước khi sinh không đúng cách cũng gây ra tình trạng đi ngoài.
1.4. Do các bệnh lý về đường ruột
Những bà bầu bị mắc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn… sẽ xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, phân lỏng…
2. Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1 – 8 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thông thường, trường hợp bị tiêu chảy nhẹ do chế độ ăn uống hoặc tác dụng phụ của thuốc, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày. Mẹ bầu không cần lo lắng.
Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy kèm triệu chứng nôn mửa, sốt cao do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng thì mẹ bầu cần lưu ý và có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu không cẩn thận, mẹ bầu có thể mất nước, suy nhược cơ thể.
Do đó, khi bị tiêu chảy kèm các triệu chứng khác như: nôn mửa, sốt cao, đau bụng quanh rốn… mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. 3 cách “đối phó” tình trạng tiêu chảy ở mẹ bầu
3.1. Bổ sung nước và chất điện giải
Bà bầu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Lúc này, bổ sung nước uống đầy đủ là nhiệm vụ hàng đầu, có thể nước lọc, nước ép hoa quả và uống Oresol để cân bằng chất điện giải.
3.2. Chú ý chế độ ăn uống
Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống như gỏi cá, rau sống;
Ăn uống đảm bảo vệ sinh, tránh đồ ăn hàng quán, vỉa hè;
Kiêng đồ ăn cay nóng, ngọt, đồ tanh;
Bổ sung thực phẩm chứa pectin như: chuối, cà rốt…
Ăn sữa chua không đường chứa probiotics, một loại vi sinh vật có lợi giúp diệt khuẩn, kích thích tiêu hóa , ổn định niêm mạc ruột, ngăn ngừa tiêu chảy.
3.3. Áp dụng bài thuốc dân gian
Để cải thiện tình trạng tiêu chảy, bà bầu có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ “cây nhà lá vườn” . Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên gây ra.
Lá búp ổi: Lấy 1 nắm lá búp ổi nhai với chút muối hạt, nuốt cả nước lẫn bã. Ăn liên tục trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Trà gừng: 100g gừng tươi, 5g chè khô cho vào ấm đun với 800ml nước. Đun cho tới khi còn 2/3 lượng nước, cho 15ml dấm vào trộn, chia thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Chị Vũ Trang và các mẹ bầu lưu ý, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày không hết, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám, xác định rõ nguyên nhân.
Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không mua bất kỳ loại thuốc nào nếu không được bác sĩ kê đơn.
Hãy uống đủ nước, bổ sung chất điện giải, khoáng chất để bù lại lượng nước đã mất.
Đi khám ngay khi có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt cao…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Mang Thai Bị Tiêu Chảy Có Nguy Hiểm? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!