Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Khi Mang Thai Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không? # Top 11 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Phụ Nữ Khi Mang Thai Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phụ Nữ Khi Mang Thai Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ khi mang thai có tiêm phòng viêm gan B được không?

Phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, nếu đã mang thai thì có tiêm được không là băn khoăn của nhiều mẹ.

Tại sao phụ nữ cần tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai?

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Ở nước ta, tỉ lệ người nhiễm viêm gan B chiếm đến 10-20% dân số. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan .

Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang con khá phổ biến do tỷ lệ thai phụ ở Việt Nam mắc viêm gan siêu vi B khá cao, chiếm 10-15%. Với những trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ, có 50% số trẻ bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

Do đó, phụ nữ nên chủ động tiêm vắc xin phòng viêm gan B để bảo vệ cho cả mẹ và con không bị lây nhiễm virus HBV. Tốt nhất là nên tiêm trước khi mang thai để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.

Mẹ được tiêm đủ liều và đúng lịch vắc xin phòng viêm gan B, con sinh ra sẽ được bảo vệ

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn thường theo phác đồ:

Mũi 1: lần đầu đến tiêm

Mũi 2: một tháng sau mũi 1

Mũi 3: sáu tháng sau mũi 1

Nên tiêm nhắc lại 1 mũi sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm trước đó

Mang thai có tiêm phòng viêm gan B được không?

Vắc xin phòng viêm gan B vẫn được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai để cơ thể kịp tạo kháng thể phòng bệnh cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến các chị em không kịp chủng ngừa đủ 3 mũi, hoặc chưa được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B trước khi mang thai, bà bầu vẫn hoàn toàn có thể tiêm phòng trong khi mang thai.

Qua các nghiên cứu, vắc xin phòng viêm gan B là vắc xin bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống), được chứng minh là một trong những loại vắc xin an toàn nhất nên không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu.

 

Có Nên Tiêm Phòng Viêm Gan B Trước Khi Mang Bầu?

Viêm gan B là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, cho đến nay chúng ta đã có vaccine phòng bệnh viêm gan B cho bệnh nhân, đối với những bệnh nhân chuẩn bị làm mẹ thì việc tiêm phòng viêm gan B mang ý nghĩa hết sức quan trọng.

TẠI SAO CẦN TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B TRƯỚC KHI MANG BẦU?

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì bệnh viêm gan B là một bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm sang cho bệnh nhân lành bệnh thông qua nhiều con đường khác nhau, khi bị bệnh viêm gan B các virus viêm gan B làm cho hệ miễn dịch của cơ thể kém đi, khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, gầy yếu.

Đối với những bệnh nhân chuẩn bị mang bầu thì việc tiêm phòng viêm gan B rất quan trọng đối với bệnh nhân, đây là cách phòng tránh bệnh cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu phụ nữ chuẩn bị mang thai chưa từng bị lây nhiễm viêm gan B thì để đề phòng bệnh viêm gan B trong quá trình mang thai và sau khi mang thai, đồng thời tránh sự xâm hại của bệnh viêm gan B sang trẻ thì có thể tiêm phòng viêm gan B ngay từ trước khi mang thai. Vì tiêm phòng viêm gan B sẽ tạo cơ chế kháng bệnh ở bề mặt sẽ có tác dụng phòng chống bệnh.

Các bác sĩ chuyên khoa gan cũng khuyên : Những phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiến hành tiêm trước 9 tháng, như vậy tỷ lệ miễn dịch có thể đạt trên 95%, thời gian miễn dịch có thể kéo dài 5 – 9 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân trước khi có ý định tiêm phòng viêm gan B cần được tiến hành kiểm tra máu xem trong cơ thể đã có kháng thể viêm gan B hay chưa thì việc tiêm vaccine mới mang lại hiệu quả cao nhất.

LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B

Viêm gan B là một bệnh dễ lây nhiễm, do đó, sau khi được tiêm phòng viêm gan B thì bệnh nhân cũng nên tự tìm hiểu những kiến thức về bệnh viêm gan B để có cách phòng bệnh viêm gan B không cho bệnh lây nhiễm sang cho bản thân góp phần hướng tới xã hội lành mạnh.

Sau khi tiêm phòng viêm gan B thì chúng ta cũng nên đến các trung tâm y tế chuyên gan để được khám sức khỏe định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe đề phòng những trở ngại mà bệnh có thể phát sinh, đây cũng là cách mà bệnh nhân khống chế không để bệnh lây nhiễm sang cơ thể.

Trước khi kết hôn bệnh nhân cũng nên đưa chồng mình đến các trung tâm y tế để được khám sức khỏe, nếu mắc bệnh viêm gan B thì nên tiến hành điều trị bệnh kịp thời tránh bệnh lây nhiễm sang cho bệnh nhân khác cũng như phòng ngừa biến chứng mà bệnh có thể gây ra.

Một Số Điều Cần Biết Đối Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc với máu, các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.

1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Viêm gan B có thể lây qua quá trình sinh nở do bệnh lây qua máu.

2. Ảnh hưởng của viêm gan B mạn tính trên thai kỳ

3. Ảnh hưởng của thai kỳ trên bệnh gan

Những thay đổi miễn dịch, chuyển hóa và huyết động xảy ra trong khi mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh gan nền. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan có thể khó khăn trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính. Bệnh nhân xơ gan tiến triển ít khi có thai, vì những bệnh nhân này thường giảm khả năng sinh sản do chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Phụ nữ xơ gan giai đoạn đầu dễ có thai hơn. Điều quan trọng là phải xác định và theo dõi những bệnh nhân này, vì họ có nguy cơ đáng kể bị các biến chứng chu sinh và kết cục xấu cho mẹ và thai nhi, bao gồm: tăng huyết áp thai kỳ, nhau bong non, chảy máu do phình tĩnh mạch, xơ gan mất bù, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng trong tử cung, sinh non và thai chết lưu. Nhiễm viêm gan B trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.

4. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?

Đối với các phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ. Cần liên hệ ngay với bác sỹ chuyên khoa trước khi có thai, khi có thai, sau khi sinh nở để được tư vấn và điều trị./.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Sinh Con An Toàn Từ Phụ Nữ Mắc Viêm Gan B.

– Viêm gan B không gây ảnh hưởng gì cho thai phụ trong quá trình mang thai chỉ khi chuyển dạ hoặc bị sẩy thai, người mẹ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.

– Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60- 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguy cơ lây nhiễm sau sinh bé

– Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%- 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

– HbsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi trẻ bú thường cắn đầu vú mẹ và làm trầy xước da nên phải điều trị ngay những chỗ trầy xước. Ngoài ra còn điều trị sớm tưa miệng và các chứng đau miệng của trẻ.

Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc

– Trước khi có ý định mang thai nên đi kiểm tra viêm gan B, nếu phụ nữ chưa bị lây nhiễm nên tiêm vắc- xin phòng viêm gan B.

– Nếu đã bị lây nhiễm và xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Trong suốt qua trình mang thai phải thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ bất ổn để nhanh chóng có sự điều chỉnh.

– Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg (+) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vắc-xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

– Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế.

– Tiếp sau đó, tiêm vắc-xin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.

tuy có thể lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tối đa được. Phụ nữ viêm gan B vẫn có thể sinh con an toàn mà không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Phụ nữ giai đoạn mang thai cần đi khám định kỳ kiểm tra sự hoạt động của virus để điều trị nếu như đã bị nhiễm viêm gan B. Trẻ sinh ra từ thai phụ mắc viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu phòng viêm gan B và vắc- xin phòng viêm gan B trong 24h đầu để phòng bệnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phụ Nữ Khi Mang Thai Có Tiêm Phòng Viêm Gan B Được Không? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!