Đề Xuất 3/2023 # Ợ Nóng Và Trào Ngược Khi Mang Thai: Cần Phải Làm Gì? # Top 6 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 3/2023 # Ợ Nóng Và Trào Ngược Khi Mang Thai: Cần Phải Làm Gì? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ợ Nóng Và Trào Ngược Khi Mang Thai: Cần Phải Làm Gì? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Triệu chứng của ợ nóng và trào ngược khi mang thai

Một trong những triệu chứng chính của ợ nóng và trào ngược khi mang thai là cảm giác nóng rát ở giữa ngực. Nguyên nhân là do van kết nối thực quản với dạ dày bị yếu (giảm trương lực cơ) và axit dạ dày cùng dịch vị chảy ngược vào thực quản. Axit dạ dày gây ra cảm giác nóng rát ở ngực. Ngoài ra, các triệu chứng ợ nóng khác bao gồm:• Ợ• Trào lưu thực quản• Đầy hơi• Buồn nôn Những triệu chứng này có xu hướng xảy ra ngay sau khi ăn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng ngay lập tức khi ăn xong.

Vì sao ợ nóng, trào ngược khi mang thai dễ xảy ra?

Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ợ nóng vì một số lý do sau. Khi mang thai, theo tự nhiên, hormone progesterone được tiết ra với lượng lớn để hỗ trợ thai kỳ. Nhưng cũng do Progesterone tăng cao làm cho cơ vòng thực quản giãn ra, tạo điều kiện cho axit trào ngược lên và gây ợ nóng.Ngoài ra, tử cung đang phát triển bắt đầu gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan nội tạng khác trong thai kỳ. Áp lực đó cũng có thể đẩy thức ăn và axit dạ dày trở lại ống dẫn thức ăn.Khó tiêu và ợ nóng sẽ trở nên nặng hơn đối với những phụ nữ đã bị ợ nóng, trào ngược trước khi mang thai.

Phòng ngừa ợ nóng, trào ngược khi mang thai như thế nào?

• Trái cây họ cam quýt, như cam, bưởi và dứa

• Caffeine

• Đồ uống có ga, hoặc soda

• Thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ

•Thức ăn cay

•Cà chua

•Sô cô la

Phụ nữ mang thai cũng nên ăn nhiều những bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn, quá no. Nên giữ tư thế đứng trong ít nhất 20 đến 30 phút sau khi ăn. Điều này giúp ngăn không cho các chất trong dạ dày chảy ngược vào ống dẫn thức ăn. Vào ban đêm, tốt hơn là không ăn trong vòng 3 giờ sau khi đi ngủ. Đặt đầu giường lên hoặc sử dụng thêm gối để giữ cho đầu cao có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng xảy ra vào ban đêm.Tránh hút thuốc lá và uống rượu. Uống một ly sữa có thể giúp giảm triệu chứng. Nên dùng sữa ít béo hoặc không béo.

Điều trị ợ nóng ở phụ nữ mang thai

Nếu thực hiện các cách nêu trên không làm giảm các triệu chứng thì phụ nữ mang thai nên đi khám để được tư vấn và điều trị đúng cách.  Phụ nữ đang mang thai không nên tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc sau đây được đánh giá là an toàn cho thai nhi và giúp giảm triệu chứng cho người bệnh.

• Tums: Còn được gọi là canxi cacbonat. Nó được coi là an toàn trong thai kỳ. Canxi cacbonat trung hòa axit dạ dày. Người bệnh nên chắc chắn đọc hướng dẫn trên chai cho liều an toàn trong thai kỳ.

• Thuốc đối kháng thụ thể H2: Cũng được coi là an toàn trong thai kỳ. Chúng bao gồm famotidine, cimetidine và ranitidine. Đây là những loại thuốc giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày.

• Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) : giảm tiết axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng. PPI phổ biến bao gồm pantoprazole và lansoprazole. Hầu hết các thuốc ức chế bơm proton được coi là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, omeprazole không được khuyến cáo sử dụng.

Reviewed by Debra Rose Wilson, PhD, MSN, RN, IBCLC, AHN-BC, CHT

Bà Bầu Bị Ợ Nóng Phải Làm Sao? Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết

Ợ nóng còn gọi là chứng khó tiêu acid hay trào ngược acid. Đó là cảm giác nóng rát lan từ vùng dưới xương ức đến hông. Ợ nóng xuất hiện khi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, họng hoặc khoang miệng, để lại vị đắng và chua. Một số bà bầu bị ợ nóng còn có cảm giác đau và nóng rát vùng trung tâm ngực. Bên cạnh đó, bà bầu bị ợ nóng còn bị đầy hơi, khó tiêu, ho khan vào buổi sáng,…

Trên thế giới, cứ 10 phụ nữ mang thai lại có khoảng 8 người mắc chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng khi mang thai xuất hiện dày đặc ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất ợ nóng ở lần mang thai sau thường cao hơn lần mang thai trước. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhưng có thói quen hút thuốc lá chủ động hoặc hút thuốc lá bị động có nguy cơ cao bị ợ nóng.

Nguyên nhân bà bầu bị ợ nóng

Bà bầu bị ợ nóng do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, kích thước tử cung tăng và một số nguyên nhân khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về 2 nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ợ nóng.

Hormone thai kỳ – Progesterone có vai trò kiểm soát sự co cơ tử cung và nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang thai, Progesterone tăng lên để cơ tử cung giãn ra và thai nhi phát triển bình thường. Điều này khiến cho cơ vòng dưới thực quản giãn theo, acid dạ dày trào ngược gây nóng rát cổ. Progesterone còn làm giảm nhu động dạ dày, theo đó, quá trình tiêu hóa bị chậm lại.

Chứng ợ nóng ở bà bầu còn do kích thước tử cung tăng. Khối lượng của em bé và kích thước tử cung tăng làm cho các cơ quan trong bụng người mẹ bị chèn ép, trong đó có dạ dày. Em bé càng lớn thì dạ dày bị chèn ép càng nhiều. Áp lực lên dạ dày tăng khiến dịch vị trào lên thực quản nhiều hơn bình thường.

Cách trị ợ nóng khi mang thai thường kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc. Không dùng thuốc hay chính là điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt mang đến kết quả khả quan, lâu dài.

Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý khi sử dụng thuốc, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì, đây là giai đoạn hình thành các cơ quan như hệ thống thần kinh trung ương, tim, tay, chân,… Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này có thể gây dị tật thai nhi. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trị chứng ợ nóng khi mang thai. Một số loại thuốc giảm triệu chứng ợ nóng cho bà bầu và an toàn cho thai nhi thường được bác sĩ chỉ định là:

Thuốc đối kháng thụ thể H2 : Thuốc kháng thụ thể H2 bao gồm Cimetidine, Famotidine, Ranitidine, được sử dụng cho trường hợp bị ợ nóng khi mang thai bởi nó khá an toàn. Thuốc có tác dụng giảm lượng acid dịch vị và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Thuốc ức chế bơm proton – PPIs : Thuốc Pantoprazole, Lansoprazole là những loại thuốc ức chế bơm proton an toàn với bà bầu bị ợ nóng. Những loại thuốc này giúp giảm tiết acid dịch vị và trị chứng ợ nóng hiệu quả.

Canxi Carbonate – Tums : Thường được sử dụng cho bà bầu bị ợ nóng. Canxi Carbonate có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm ợ nóng, ợ chua và phòng ngừa hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Để kiểm soát và ngăn ngừa chứng ợ nóng, bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý:

Tránh xa đồ ăn cay, nóng hay có vị chua như kim chi, dưa muối, cam, quýt, me, xoài xanh, sấu,…

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn giàu mỡ, đường vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa: khoai tây/khoai lang chiên, bánh ngọt, socola,…

Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê, không hút thuốc lá,…

Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, tránh gây áp lực cho dạ dày

Bà bầu bị ợ nóng cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ngồi thẳng khi ăn để tránh tình trạng ợ nóng, ợ chua

Bà bầu không nên ăn quá no hoặc mặc đồ bó sát khi đi ngủ

Nhai kẹo cao su sau khi ăn kích thích tăng tiết nước bọt để trung hòa acid dịch vị

Bà bầu nên nâng cao phần thân trên (khoảng 15cm) bằng nệm, gối nhỏ hoặc nằm nghiêng sang trái khi ngủ

Nên uống từng ngụm nhỏ nước lọc khi có dấu hiệu ợ nóng

Bà bầu bị ợ nóng, khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau tức ngực

Nghẹn, khó nuốt

Nôn mửa, có thể nôn ra máu

mệt mỏi thường xuyên, thậm chí không ăn uống được gì

Tăng cân chậm và không đủ

Phân lẫn máu hoặc có màu đen, mùi hôi

Bị Ho, Cảm Lạnh Và Cảm Cúm Khi Mang Thai Mẹ Bầu Phải Làm Gì?

Mẹ bầu có thể điều trị cảm cúm như thế nào?

Cảm cúm có thể làm cho bạn bị kiệt sức khi mang thai, vì vậy hãy để cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bị cúm, bạn sẽ mắc một số triệu chứng sau đây: Sốt, đau đầu, ớn lạnh, ho, sổ mũi…Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng cúm, hãy đi khám bác sĩ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi thật thoải mái và tránh xa công việc cho đến khi hoàn toàn bình phục. Bạn cũng có thể thử các phương pháp điều trị sau:

Dùng paracetamol sẽ giúp bạn hạ sốt và làm dịu các cơn đau. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn về liều lượng trên hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ nếu không chắc chắn cần uống bao nhiêu

Hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy không khỏe. Bạn đừng đắp chăn làm cho cơ thể quá nóng và đổ mồ hôi.

Mặc dù bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn thứ gì khi bị ốm, nhưng tốt hơn là bạn nên cố ăn thứ gì đó bổ dưỡng. Hãy ăn trái cây, bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc uống sữa nóng.

Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm lạnh thông thường. Còn cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và bé yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh. Vaccine này không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu (Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC).

Các virus gây cảm lạnh hay cúm có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng taykhi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sauđó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

Vì chứng cảm lạnh và cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Để tránh bị nhiễm virus gây cảm lạnh hay cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng.

Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm và cảm lạnh.

Các cách trị cảm cúm cho bà bầu theo dân gian

Uống lá kinh giới, tía tô

Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa sốt nóng, trị cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cảm cúm bà bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi bệnh một cách an toàn.

Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Những vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm.

Xông mặt bằng lá thuốc

Ngoài việc uống lá kinh giới, tía tô, bà bầu nên kết hợp thêm với cách trị cảm cúm khác là xông mặt bằng lá thuốc, sẽ giúp mẹ thoái mái hơn và bệnh cũng nhanh khỏi. Bạn có thể sử dụng một vài loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Khi xông, chọn khoảng 5 – 7 loại, mỗi loại khoảng 50g – 100g, rửa sạch cho vào nồi lớn đổ ngập nước, đậy vung cho kín.

Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó mở hé nắp nồi cho hơi nóng thoát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, sau đó lấy khăn lau cho khô mặt. Xông hơi xong chị em hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối.

Ăn cháo trứng nóng

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô. Lưu ý rằng cháo trứng phải ăn khi còn nóng để cơ thể toát ra mồ hôi, điều đó sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn là cách trị cảm cúm an toàn cho mẹ và bé.

Sử dụng tỏi

Tỏi là gia vị gần như không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình, nó còn được sử dụng trong cách trị cảm cúm của dân gian rất hiệu quả.

Khi bị cảm cúm, bạn hãy giã nát một vài tép tỏi, hòa vào cốc nước rồi uống trực tiếp sẽ khỏi bệnh rất nhanh. Mặc dù khó uống do mùi vị của tỏi cay nồng, nhưng sau nó sẽ mang lại cảm giác rất dễ chịu sau đó.

Đau Lưng Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Phải Biết

Đau lưng là một trong những điều than phiền nhiều nhất của phụ nữ mang thai. Vùng thường bị đau nhiều nhất là thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường, đau lưng sẽ tăng lên từ tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài sau khi sinh. Có thể nói, triệu chứng đau lưng của các mẹ bầu không đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nó cũng cần được chú ý và chăm sóc nhằm xua tan những cảm giác khó chịu cho mẹ bầu.

1. Đau lưng trong thời gian mang thai là gì?

Đau lưng khi mang thai thường là cảm giác đau nhức, kéo dài và có thể là cảm giác cứng đơ khớp ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới, vùng hông. Thỉnh thoảng, cơn đau có thể lan xuống vùng mông và chân.

Theo một thống kê cho thấy, 50 – 70% phụ nữ mang thai trải qua cảm giác đau lưng. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau lưng thì hãy nhớ là bạn không hề cô đơn.

2. Khi mang thai, đau lưng bắt đầu và kết thúc khi nào?

Thật không may, đau lưng có thể bắt đầu khá sớm khi bạn mang thai. Một vài phụ nữ có thể đã thấy đau lưng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều bắt đầu đau lưng xung quanh tuần thứ 18, giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ hai. Triệu chứng đau lưng có thể kéo dài hoặc đôi khi trở nên nặng hơn khi tam cá nguyệt thứ hai tiến triển. Đặc biệt, nó có thể trầm trọng hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, cho đến khi bạn sinh con (thỉnh thoảng được thay thế bằng đau lưng sau sinh!).

3. Nguyên nhân của đau lưng khi mang thai là gì?

3.1. Tăng cân

Trong thời gian mang thai, cân nặng của mẹ bầu thường tăng từ 11 đến 15 kg. Cột sống cần phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ sự tăng cân này. Điều này có thể gây đau lưng dưới. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi và tử cung cũng đặt nhiều áp lực lên mạch máu và thần kinh ở khung chậu và vùng lưng. Vì vậy, nó cũng có thể gây những cảm giác khó chịu ở vùng lưng, vùng chậu.

3.2. Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn. Điều này dẫn đến trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức hoặc gây nên sự căng cơ.

3.3. Thay đổi hormone

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể của bạn sẽ sản xuất một loại hormone có tên là relaxin. Relaxin là loại hormone cho phép các dây chằng vùng chậu trở nên thư giãn, các khớp vùng chậu trở nên lỏng lẻo để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Các dây chằng hỗ trợ cột sống cũng có thể trở nên lỏng lẻo, dẫn đến mất vững và đau cột sống.

3.4. Sự tách cơ

Cơ thẳng bụng là cơ ở vị trí giữa bụng, chạy dọc từ các sụn sườn, mỏm xương ức đến khớp mu. Khi tử cung lớn dần lên, cơ thẳng bụng có thể bị tách dọc theo đường giữa trung tâm cơ thể. Sự tách này có thể làm đau lưng trở nên tồi tệ hơn.

3.5. Căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng có thể gây nên sự căng cơ vùng lưng, dẫn đến việc mẹ cảm thấy đau lưng hoặc co thắt cơ vùng lưng. Bạn cũng có thể thấy rằng triệu chứng đau lưng sẽ tăng lên trong thời kỳ căng thẳng của thai kỳ.

4. Đau lưng khi mang thai có giống như đau thần kinh tọa hay không?

Điều này cũng có thể. Nếu cơn đau có tính chất là đau nhói, đau như điện giật, bắt đầu từ vùng lưng hoặc vùng mông, sau đó lan xuống chân của bạn, thì đó có thể là đau thần kinh tọa. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị hợp lý.

5. Những cách đơn giản giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng

Thật may mắn là, trừ khi bạn bị đau lưng mãn tính trước khi mang thai, các cơn đau sẽ giảm dần trước khi bạn sinh con.

Có nhiều cách giúp mẹ bầu vượt qua triệu chứng đau lưng một cách dễ dàng.

5.1. Cải thiện tư thế. Cố gắng duy trì tư thế tốt

Do trọng tâm cơ thể thay đổi khi mang thai, tư thế của mẹ bầu thường ngả về phía sau. Điều này gây căng cơ vùng thắt lưng. Vì vậy, hãy nhớ những nguyên tắc sau để có một tư thế tốt:

Đứng thẳng.

Mở rộng lồng ngực.

Giữ hai vai thẳng hàng, kéo về phía sau, thư giãn.

Khi đứng, hai chân mở rộng bằng vai, tạo cảm giác thoải mái, giữ thăng bằng tốt. Không nên đứng lâu một chỗ.

Khi ngồi, nên lựa chọn ghế có tựa để hỗ trợ lưng của bạn, hoặc đặt một chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Dùng dụng cụ để chân giúp nâng cao bàn chân bạn một chút. Đặt đầu gối ngang bằng với phần đặt mông. Không nên vắt chéo chân hoặc ngồi với một hoặc hai chân co vào người. Bạn cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Cứ khoảng 1 giờ bạn nên đứng dậy đi lại, vừa thư giãn cơ, vừa giúp máu lưu thông tốt.

Khi ngủ, nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai đầu gối có thể làm giảm căng thẳng cho vùng lưng của bạn.

5.2. Tập thể dục

Việc tập thể dục thường xuyên làm mạnh cơ và gia tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Điều này có thể làm giảm bớt sự căng thẳng lên cột sống. Những bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai là đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu của bạn có thể khuyến cáo những bài tập để làm mạnh cơ lưng và cơ bụng của bạn.

5.3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng lưng có thể có ích. Nếu bác sĩ đồng ý, hãy bắt đầu chườm lạnh lên vùng đau trong vòng 20 phút. Thực hiện vài lần trong ngày. Lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên da. Hãy dùng túi chuyên dụng hoặc một chiếc khăn ẩm để bọc đá lại. Sau vài ngày, bạn hãy đổi sang chườm nóng. Sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên da. Cẩn thận không áp nhiệt vào bụng của bạn trong khi mang thai.

5.4. Theo dõi quá trình tăng cân của bạn

Hãy luôn theo dõi cân nặng của mình trong suốt thai kỳ. Tăng cân quá nhiều, quá nhanh có thể làm tăng gánh nặng cho vùng lưng của bạn.

5.5. Tránh nâng vật nặng

Nếu bạn phải nâng vật nặng, hãy thực hiện điều đó một cách từ từ. Cần có một tư thế tốt khi nâng vật nặng: mở rộng hai chân, uốn cong đầu gối chứ không phải vùng thắt lưng; ngồi xuống và nâng bằng tay và chân, không phải nâng bằng lưng của bạn. Tốt hơn nữa, hãy yêu cầu người khác giúp đỡ.

5.6. Mang giày phù hợp

Các chuyên gia khuyến cáo nên mang giày đế thấp, có hỗ trợ cung bàn chân, đem lại cảm giác thoải mái, thăng bằng tốt khi đi lại. Bạn cũng có thể cân nhắc một số loại giày chuyên dụng được thiết kế để hỗ trợ cho cơ.

5.7. Tránh các tư thế với cao

Không nên với tay tới những đồ vật hay kệ hàng trên cao, quá tầm.

5.8. Luôn nghĩ về những điều vui vẻ

Sự bình tĩnh, thư giãn sẽ giúp vùng lưng của bạn thư giãn. Bạn cũng có thể thử tập yoga trước sinh. Nó giúp bạn thư giãn cả tâm trí và cả vùng lưng của mình.

5.9. Massage

Mẹ bầu có thể massage giúp thư giãn đầu óc cũng như thư giãn cơ. Hãy đảm bảo việc massage được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu, người biết bạn mang thai và được đào tạo về lĩnh vực này.

5.10. Tư vấn

5.11. Thuốc

Mẹ bầu vẫn có thể dùng một số thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc một số thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng những thuốc này.

5.12. Châm cứu

Châm cứu là một hình thức y học bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong đó, một chiếc kim mảnh được đưa vào da của bạn tại một số vị trí nhất định. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, châm cứu có thể hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, hãy đảm bảo được sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn muốn thử phương pháp này.

6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đau lưng thường không phải là một lý do để gọi cho bác sĩ của bạn. Nhưng bạn nên gọi cho bác sĩ ngay nếu trải qua bất cứ triệu chứng nào sau đây:

Đau lưng trầm trọng.

Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc cơn đau bắt đầu đột ngột.

Đau thắt từng cơn.

Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc cảm giác châm chích, như kiến bò ở chân.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ợ Nóng Và Trào Ngược Khi Mang Thai: Cần Phải Làm Gì? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!