Đề Xuất 5/2023 # Những Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Khi Mang Thai # Top 10 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Những Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Khi Mang Thai # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Khi Mang Thai mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xét nghiệm máu khi mang thai không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

1/ Phát hiện hội chứng Down

Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

2/ Xác định nhóm máu

Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

3/ Kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

4/ Phát hiện bất thường hồng cầu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.

5/ Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

6/ Phát hiện CMV (Cytomegalo virus)

7/ Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

8/ Phát hiện bệnh giang mai

Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

9/ Tìm kháng thể HIV

Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

MarryBaby

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Có Cần Phải Nhịn Ăn Hay Không?

Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn không?

Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu đối với bà bầu

Xét nghiệm máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Việc xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp

Phát hiện thai nhi có mắc hội chứng Down hay không.

Xác định nhóm máu: để đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị.

Kiểm tra hàm lượng sắt: để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu, vì mẹ bầu cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu.

Phát hiện bất thường hồng cầu: các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi.

Chẩn đoán viêm gan B: xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch, em bé cũng cần tiêm một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Phát hiện bệnh giang mai: khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Trường hợp em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao.

Tìm kháng thể HIV: nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, mẹ bầu và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị nhiễm virus HIV.

Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu

– Xét nghiệm đo độ mờ da gáy: độ mờ gáy thai thường được thực hiện trong tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ).

– Xét nghiệm Triple Test: xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Triple Test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, vì xét nghiệm này cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol, dựa vào 3 chỉ số này có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.

– Siêu âm 3-4 chiều: một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí hiệu quả.

– Xét nghiệm đường huyết: mỗi lần khám thai, mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm nước tiểu để xét nghiệm đường huyết, mẹ lưu ý tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Kết quả như sau:

Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai.

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản.

Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn?

Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Khi xét nghiệm máu, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

– Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng, các mẹ lưu ý phải nhịn ăn, không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Vì các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

– Những người làm xét nghiệm cũng cần lưu ý tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,… vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Mách Danh Sách Những Xét Nghiệm Trong Thai Kỳ Cần Thiết Trước Khi Sinh

Xét nghiệm trong thai kỳ là điều cần thiết để mẹ bầu kiểm tra. Phát hiện những nguy cơ và xử lý kịp thời những bất thường có thể xảy ra. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thời kỳ thai nghén.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng và bắt buộc mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi sinh. Có 3 chỉ số quan trọng được tìm thấy trong kết quả xét nghiệm máu. Đó là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của mẹ bầu.

Hemoglobin là một loại protein trong máu nhằm cung cấp oxy cho các tế bào. Còn hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Khi lượng hemoglobin và hematacrit thấp là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang thiếu máu và sắt. Ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi nên cần bổ sung lượng sắt gấp đôi để mang oxy vào hồng cầu.

Bên cạnh kiểm tra các thành phần của tế bào máu. Xét nghiệm máu còn phát hiện được các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Như HIV/AIDS, Herpes, Viêm gan B, C, Giang mai… từ mẹ bầu.

Trong quá trình sinh nở, một số mẹ bầu sẽ cần được truyền máu. Do đó, việc xét nghiệm để biết nhóm máu của mẹ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nhóm máu còn có thể kiểm tra được yếu tố RH trong máu. Bởi nếu nhóm máu của em bé khi sinh ra. Và nhóm máu của mẹ không tương thích thì đây là một trường hợp rất nguy hiểm.

Do đó, nếu biết được điều này sớm, các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu có hướng xử trí phù hợp. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đây được cho là xét nghiệm khá phổ biến, thậm chí có thể được chỉ định lặp đi lặp lại rất nhiều trong thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ đưa ra chỉ số đường huyết trong máu. Đánh giá được việc mẹ bầu có đang hoặc có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì hay không.

Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng và cần thiết với trường hợp mẹ bầu. Từng có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh nói trên. Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.

XÉT NGHIỆM CÁC BỆNH LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Nếu mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu , HIV. Thì rất có khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm test các bệnh này là không thể bỏ qua.

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu thường tiểu nhiều hơn so với trước. Bởi vậy xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Xét nghiệm này nhằm giúp mẹ bầu phát hiện ra các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ. Thông qua các chỉ số dư glucose trong nước tiểu.

Tiểu đường là bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên điều chỉnh được bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu sẽ tầm soát các nguy cơ đặc thù trong thai kỳ. Như nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguy cơ tiền sản giật, các nguy cơ về thận hay thiếu hụt carbonhydrate…

Xét nghiệm Streptococus B (liên cầu nhóm B, viết tắt GBS) được thực hiện giữa tuần 33 – 35 của thai kỳ. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tìm thấy trong âm đạo. Hoặc trực tràng của phụ nữ mang thai vì vậy đây là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần tiến hành.

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo. Các mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ trước khi được xét nghiệm GBS (ví dụ phụ nữ có chuyển dạ non bắt đầu trước khi hoàn thành 37 tuần thai). Được điều trị bằng kháng sinh IV cho đến khi tình trạng nhiễm GBS được xác định.

XÉT NGHIỆM TOXOPLASMA (TOXOPLASMOSIS)

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải đương đầu với khá nhiều mối đe dọa. Từ nhiều loại bệnh nguy hiểm đến bé, trong đó có nhiễm Toxoplasmosis. Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Hầu hết không phát triển các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh có thể lây truyền cho bào thai, có một tỉ lệ nhỏ dẫn đến sẩy thai hoặc thai lưu.

Bởi vậy trong lần khám đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu được kiểm tra kháng thể Toxoplasmosis. Để xác định và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST VÀ TRIPLE TEST

Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có độ an toàn và tin cậy cao. Để thực hiện xét nghiệm Double Test và Triple Test chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ bầu. Thông qua đó sẽ giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down. Nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thai không có não bộ.

Xét nghiệm Double Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 12 – 15. Còn Triple Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 16 – 18.

Xét nghiệm này được thực hiện khá đơn giản. Không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

XÉT NGHIỆM CMV

CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do virus Cytomegalo gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai. Trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV từ mẹ có thể gặp phải những biến chứng rất nặng nề. Như bệnh sọ nhỏ, điếc, gan và lá lách to, vàng da, trí tuệ chậm phát triển…

Do đó, xét nghiệm CMV là một trong những xét nghiệm rất cần thiết trong thai kỳ. Giúp xác định xem mẹ bầu có dấu hiệu. Và triệu chứng bị nhiễm virus này hay nhiễm trùng bào thai hay không.

Những xét nghiệm kể trên là những xét nghiệm rất quan trọng trong thai kỳ mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp của mẹ bầu mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm một số chỉ định khác. Trong quá trình mang thai.

Bản chất của việc chọc dò ối là một thủ thuật có xâm lấn.

Chọc dò ối là thủ thuật chẩn đoán trước sinh có xâm lấn. Các bác sĩ với sự giúp đỡ của các thiết bị siêu âm chuyên dụng sẽ tìm vị trí chính xác, an toàn. Để đưa đầu kim nhỏ rỗng ruột qua thành bụng, xuyên qua thành tử cung lấy mẫu nước ối. Mẫu nước ối này sẽ được đem tới các phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích và xét nghiệm ADN nhằm sàng lọc các căn bệnh di truyền.

Chọc dò ối phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Không phải mẹ bầu nào cũng nên thực hiện xét nghiệm này. Do có một số nguy cơ nhất định nên bạn chỉ nên thực hiện chọc ối nếu có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Đa số, các mẹ bầu cao tuổi, mẹ bầu từng sảy thai nhiều lần. Có tiền sử sinh con hoặc gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh… Sẽ được khuyên thực hiện phương pháp này.

Mang Thai Bà Bầu Uống Mật Ong Có Tốt Không Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Mật ong có vị ngọt tự nhiên, được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh và cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình quan trọng, chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Chính vì vậy, không ít mẹ bầu băn khoăn liệu uống mật ong khi mang thai có tốt. Có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng mật ong liệu có phù hợp với phụ nữ mang thai?

Mật ong là hỗn hợp của một số loại đường và các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm, magie, các loại vitamin… Tuy nhiên, trong mật ong thường xuyên có sự hiện hiện của các nội bào tử không hoạt động botulinum. Bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tu ổi, do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, chưa đủ khả năng “xử lý”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng, sợ bào tử clostridium botulinum có thể cũng sẽ gây hại cho thai kỳ của mình.

Thực tế, theo các chuyên gia, uống mật ong khi mang thai khó có thể ảnh hưởng được tới thai nhi, do các bào tử này đã bị “vô hiệu hóa” bởi hệ thống tiêu hóa “trưởng thành” của mẹ. Không những không gây hại, bà bầu uống mật ong còn dành được khá nhiều lợi ích.

– “Thần dược” cho da: Chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, mật ong có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, đẩy nhanh quá trình “thay áo” mới cho da mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng mật ong như một lớp kem dưỡng, giúp da mịn màng hơn.

– “Tường thành” bảo vệ cơ thể: Mật ong có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Uống mật ong có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai và ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp, thiếu máu… Ngoài ra, mật ong cũng giúp mẹ nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa những triệu chứng cảm cúm thông thường.

– Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Chứa nhiều chất dinh dưỡng, mật ong được xếp vào hàng “siêu phẩm” có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não.

Một điều lưu ý khi mẹ bầu uống mật ong là không nên uống quá nhiều. Với thành phần là fructose, mật ong có thể gây ít nhiều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu bạn quá lạm dụng.

2/ Uống mật ong đúng cách

Tác dụng của mật ong với bà bầu?

Mật ong giàu đường fructose và glucose cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các chị em phụ nữ có thể kết hợp gừng, cam, nghệ với mật. Nó giúp các mẹ bầu: #1. Tăng cường hệ thống miễn dịch Tính chất kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nó giống như 1 loại thuốc tự nhiên trung hòa axit trong dạ dày

#2. Làm giảm chứng mất ngủ Mật ong gần như thôi miên được người dùng, giúp khắc phục chứng mất ngủ. Uống sữa trộn với một thìa mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ không bị quấy rầy.

#3. Làm giảm cảm lạnh và ho Các đặc tính kháng virus của mật ong ức chế hoạt động của virus trong cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh. Mật ong là thuốc ức chế ho hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả này chỉ truyền miệng giữa người dùng mật với nhau. Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó.

#4. Mật ong làm giảm đau họng Các đặc tính chống viêm của mật ong làm dịu kích thích cổ họng. Bằng cách thêm vào ly mật ong ít gừng hoặc chanh và nhấm nháp nó để giảm đau họng.

#5. Chữa bệnh loét Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ mật ong thường xuyên làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, gây ra loét.

#6. Cải thiện sức khỏe da đầu Bản chất kháng khuẩn của mật ong không chỉ làm dịu đau cổ họng mà còn hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ gàu và da đầu ngứa. Cho mật ong vào nước ấm và thoa lên da đầu để điều trị các tình trạng tóc như vậy.

Tác hại của mật ong với phụ nữ mang thai?

Làm tăng độ nhạy với insulin: Lúc này mật ong làm tăng lượng đường trong máu không an toàn trong thai kỳ. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Lượng đường trong mật ong cao gây ra sâu răng và xói mòn răng. Tăng cân: Lượng calories phong phú trong mật ong làm tăng trọng lượng cơ thể bạn. Bà bầu sử dụng bao nhiêu mật ong là an toàn? Ba đến năm muỗng canh (180 đến 200 calo) mật ong mỗi ngày là an toàn. Vì một muỗng canh chứa khoảng 60 calo. Lượng calo từ các loại đường đơn không được vượt quá 10% tổng nhu cầu calo trong thai kỳ (khoảng 1800 đến 2400 calo mỗi ngày)

Những lưu ý khi dùng mật ong?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Khi Mang Thai trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!