Cập nhật nội dung chi tiết về Những Khóa Học Về Cách Tập Yoga Cho Bà Bầu mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Yoga là một bộ môn được rất nhiều người lựa chọn tập luyện và mang lại nhiều tác dụng cho người tập. Trong đó những bài tập yoga cho bà bầu cũng được yêu thích và được đánh giá có tác dụng tốt cho những bà mẹ đang mang thai.
Các bài tập yoga bầu được thiết kế riêng dành cho phụ nữ đang mang thai. Những bài tập không chỉ giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh mà còn mang nhiều lợi ích cho thai nhi. Việc tập đúng cách sẽ giúp cho bà bầu dẻo dai, khỏe mạnh, thai nhi phát triển đúng chuẩn.
Những tác dụng của yoga cho bà bầu.
Luyện tập kỹ thuật hô hấp: khi bạn tập luyện yoga sẽ giúp điều chỉnh hơi thở đồng thời cũng làm tăng lượng oxy vào cơ thể tối đa. Biết cách hít thở cũng giúp cho thai phụ có thể hít thở đúng cách trong thời gian vượt cạn. Thời gian sinh cũng rút ngắn hơn so với không tập yoga.
Cải thiện lưu thông máu: lưu thông máu tốt sẽ giúp giảm tình trạng phù và giữ nước. Những bài tập yoga cho bà bầu cũng làm giảm những tình trạng khó chịu lúc mang thai như buồn nôn, chuột rút, đau lưng, nhứt mỏi, phù nề ở chân.
Cơ bắp dẻo dai hơn khi sinh nở: tập luyện Yoga đúng cách sẽ giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Khi bạn đã nắm vững kỹ thuật thở sẽ góp phần kiểm soát tốt các cơn co thắt giúp cho quá trình sinh nở dễ hơn. Các tư thế tập yoga được thiết kế dành cho các bó cơ trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
Giảm tình trạng đau lưng khi mang thai: đây là tình trạng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, sẽ rất khó chịu và bất tiện trong sinh họat hằng ngày. Tập yoga sẽ làm cho cơ thể nâng cao sức nâng đỡ của cột sống lưng, các cơ bắp cũng trở nên chắc chắn. Điều này sẽ giúp cho các mẹ bầu di chuyển nhẹ nhàng hơn, thoải mái tinh thần.
Giúp cho cơ thể khỏe mạnh: trong quá trình mang thai phụ nữ thường có những cảm xúc và những khó chịu. Các hormone trong cơ thể thể tăng cao như estrogen, prolactin, relaxin,… Tập luyện Yoga trong giai đoạn mang thai sẽ giúp cho cơ thể cân bằng. Tập Yoga cũng giảm nguy cơ tích trữ mỡ thừa ở vùng bụng.
Bà bầu nên tập Yoga từ tháng thứ mấy.
Ngay khi bắt đầu mang thai là bạn có thể tập yoga được, trong giai đoạn đầu bạn nên tập những động tác nhẹ nhàng. Thời gian tập từ 3-4 lần/ tuần. Bạn nên lựa chọn thời gian mát mẻ như buổi sáng hay buổi tối.
Ở gian đoạn 3 tháng giữa thai kỳ bạn nên tập các bài để giảm các cơn đau lưng. Rèn luyện cho cột sống và cơ chân được khỏe mạnh hơn để nâng đỡ cơ thể ở 3 tháng cuối kỳ. Trong 3 tháng cuối, bạn nên tập các bài tập hít thở và các bài tập giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Top 3 khóa học yoga cho bà bầu tốt nhất.
1. Khóa học tập yoga bầu cho mẹ khỏe mạnh, con an nhiên.
Được gì khi tham gia khóa học yoga bầu này:
Đây là khóa học được rất nhiều bà bầu đánh giá rất hài lòng và hiệu quả. Với những bài tập trong khóa học sẽ giúp cho bạn có một tinh thần thoải mái. Giúp thai nhi phát triển toàn diện. Giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm lý và phát triển trí tuệ ngay trong bụng mẹ.
Sau khi hoàn thành khóa học sẽ giúp cho mẹ bầu phòng tránh các bệnh thường thấy như chuột rút, đau lưng, đau vùng xương chậu. Cách massage thư giãn cho phụ nữ mang thai. Tăng cường sức đề kháng, phòng tránh phù nề, làm mềm khớp háng, tăng sự dẽo dai và sức bền khi sinh con.
Ngoài ra với khóa học tập yoga bầu cho mẹ khỏe mạnh, con an nhiên sẽ giúp cho bạn điều chỉnh cảm xúc, giảm căng thẳng. Tránh các tình trạng lo âu, sợ hãi và cô đơn.
Nội dung khóa học yoga bầu:
Phần 1: Những điều cần biết dành cho các mẹ bầu và ông bố.
Phần này gồm có 7 bài học giúp cho những bà mẹ ông bố chuẩn bị có con biết được tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Không gian sống và sinh hoạt như thế nào khi có thai. Một người chồng, người cha tương lại phải như thế nào?
Ngoài ra với phần học này sẽ chỉ cho bạn biết phải vận động như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi trong những tuần đầu tiên mang thai. Một số lưu ý cần thiết khi luyện tập Yoga trong thời gian mang thai.
Phần 2: Các bài tập Yoga cho bà bầu.
Bắt đầu vào bài tập trong phần này là cách luyện sinh khí, luyện thở trước khi tập. Tiếp theo là bài tập về cách giảm mỏi, căng cơ cho cổ – vai – gáy. Các bài tập làm linh hoạt cột sống. Các bài tập tăng cường cơ bắp, cổ tay chân.
Những bài tập làm mềm, mở rộng xương chậu và linh hoạt khớp háng giúp cho việc sinh dễ dàng hơn. Tăng cường sức mạnh đôi chân. Một số bài tập giúp cho giấc ngũ sâu và ngon. Cách luyện tập khi vừa thức dậy để lưu thông khí huyết. Một số bài tập cùng người hỗ trợ.
Phần 3: Các bài tập cân bằng tâm trí và cơ thể.
Trong phần này sẽ chỉ cho bạn cách tập các tư thế mèo thăng bằng và các tư thế đứng. Tổng thời gian học của phần này là 30 phút.
Phần 4: Những bài tập yoga chủ động cho mẹ bầu.
Ở phần này khóa học sẽ hướng dẫn cho bạn cách tập luyện tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam các nguyệt thứ 3. Trong tam cá nguyệt thứ 3 sẽ chỉ cho bạn cách tập luyện để chuẩn bị vượt cạn, lưu thông khí huyết và giảm stress.
Tam cá nguyệt là gì? đây là cách gọi dân gian cho các chu kỳ mang thai. Tam cá nguyệt thứ nhất được gọi là thời kỳ mang thai của 3 tháng đầu tiên. Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn 3 tháng giữa kỳ và tam cá nguyệt thứ 3 là 3 tháng cuối của thai sản chuẩn bị sinh.
Phần 5: Bài tập massage dành cho mẹ bầu.
Ở 3 bài giảng cuối của khóa học là cách tập luyện lưu thông khí huyết toàn cơ thể. Các bài tập giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Phòng tránh các chứng trầm cảm.
Được gì khi tham gia khóa học:
Khóa học không chỉ hương dẫn các bài tập yoga dành cho mẹ bầu mà còn hiểu về Thai giáo. Đây là một phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ. Ngoài ra bạn còn học được các bài tập về phát triển 5 giác quan của thai nhi.
Các bài giảng được giáo viên dạy yoga Luna Thái là một cô gái vàng của Yoga Việt Nam thực hiện. Qua bài học sẽ giúp các mẹ bầu trở nên dẻo dai hơn, không bị đau nhứt trong quá trình mang thai. Cách hít trở để giúp bạn vượt cạn dễ dàng.
Bạn sẽ được học một số bài tập rèn luyện xương chậu và cột sống để giảm bớt tình trạng khó chịu trong quá trình mang thai. Cơ thể của bạn sẽ được tập luyện một cách hợp lý để giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm hạn chế sự tăng cân quá mức.
Một số bài tập kéo căng, thu lại để nâng cao sức nâng đỡ của cơ thể, giảm tình trạng nặng nề khi bầu càng ngày to ra. Luyện tập cách lấy hơi và giữ hơi. Những bài tập sẽ giúp cho bạn giảm stress, bớt lo âu và giúp cho tinh thần luôn sảng khoái.
Nội dung khóa học:Phần 1: Phần giới thiệu tổng quan.
Trong phần này khóa học sẽ nêu một số lưu ý cần thiết khi tập luyện yoga cho mẹ bầu. Cách khởi động làm nóng các khớp tập cho cả thai kỳ. Việc hít thở làm sao cho đúng cách. Thiền tâm cho cả thai kỳ như thế nào.
Phần 2: Cách tập luyện trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ bầu sẽ chỉ được dạy các bài tập nhẹ để điều hòa khí huyết. Giúp cho việc cân bằng nội tiết trong thai kỳ. Làm giảm sự đau mỏi lưng trong thời gian mang thai.
Phần 3: Cách tập luyện trong giai đoạn 3 tháng giữa.
Trong giai đoạn này bạn sẽ được học nhiều bài tập hơn. Trước tiên bạn sẽ được học các bài tập yoga lưu thông máu khắp cơ thể, tăng sự tập trung và giảm stress, phương pháp điều hòa hơi thở.
Kegel là bài tập về vùng đáy sàn khung xương chậu. Sẽ có thêm các bài tập về cách làm giảm đau vai gáy. Các bài bập về căn cơ liên sườn và cách để ngăn ngừa phù nề.
Phần 4: Cách tập luyện yoga cho bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối.
Để chuẩn bị vượt cạn bạn cần phải tập luyện một số bài tập về cách làm giảm đau mỏi cơ thể. Bài tập làm giảm phù nề, các bài tập tăng sức mạnh cho chân và xương chậu. Phương pháp tập yoga mở rộng vùng xương chậu giúp cho bạn dễ dàng sinh con.
Phương pháp hít thở để giảm stress, tăng sức đề kháng, cách giảm đau hong, hít thở cơ hoành. Bài tập về cách thư giãn, phục hồi năng lượng sau khi tập và xoa bóp toàn thân.
Phần 5: Thai giáo.
Thai giáo là phương pháp giáo dục thai nhi. Đây là những bài tập được rất nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn. Trong phần này sẽ chỉ cho bạn cách tập yoga để trẻ phát triển 5 giác quan. Các bài tập thai giáo theo từng thời kỳ của thai nhi.
Các bài tập về nhạc cho thai nhi. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần. Trong thời kỳ mang thay bạn cần ăn gì và không nên ăn gì. Những kiêng kỵ trong thai kỳ. Ngăn ngừa bệnh cho thai nhi và những điều khiến thai nhi sợ nhất.
Được gì khi tham gia khóa học:
Qua bài học các mẹ bầu sẽ hạn chế được các vấn đề gây khó chịu trong quá trình mang thai như kiểm soát tăng cân, đau lưng, mất ngủ, phù nề, rạn da,… Việc tập hợp lý còn giúp cho bạn tràn đầy năng lượng. Giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn.
Bài tập yoga cho bà bầu còn giúp kết nối giữa mẹ và thai nhi chặc chẽ hơn. Giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tránh trình trạng phù nề chân. Giúp cho bạn trong quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Nội dung khóa học:Phần 1: Những điều mẹ cần biết.
Ở bất kỳ khóa học nào dành cho bà bầu cũng có một phần riêng biệt để giới thiệu về những tác dụng của Yoga cho bà bầu. Tâm sinh lý của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi như thể nào. Các kỹ thuật hít thở và dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Đặc biệt trong tất cả các khóa học, trong phần đầu tiên điều có một bài về những lưu ý cần thiết khi tập luyện cho phụ nữ mang thai ở từng giai đoạn của thai kỳ. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình tập luyện cho bà bầu cần phải biết.
Phần 2: Bài tập Yoga cho mẹ bầu.
Trong phần này đầu tiên sẽ có bài tập về một số động tác kết nối giữa ba mẹ và bé, bạn có thể học thử mà không mất phí. Các bài tập về giảm mỏi vai, gáy, tê tay. Các động tác tập luyện sức mạnh đôi tay, duy trì độ linh hoạt của cột sống.
Bài tập để giúp cho khớp háng linh hoạt hơn làm giảm đau thần kinh tọa và phần lưng dưới. Giúp cho mẹ giữ thăng bằng và tăng sức mạnh cho đôi chân trong thời gian mang bầu. Luyện tập cơ bụng, hỗ trợ quá trình sinh và lấy lại vóc dáng sau khi sinh được hướng dẫn trong bài số 13 của phần này.
Một số bài tập khác giúp mẹ bầu cân bằng tâm trí, giảm căng thẳng. Giúp cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu hơn. Những động tác thúc đẩy các hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng khả năng thải độc cơ thể.
Phần 3: Thiền và chuẩn bị tâm lý sinh con.
Trong phần cuối cùng bạn sẽ được tập các động tác Kegel, đây là bài tập về vùng xương chậu giúp các chị em thu nhỏ cô bé sau khi sinh. Lấy lại sự săn chắc cho các cơ ở vùng âm đạo. Đây là bài tập đặc biệt dành cho bà bầu sau khi sinh.
Các bài tập giảm bớt cơn đau khi chuyển dạ, giúp cho quá trình vượt cạn dễ dàng. Cách ngồi thiền thư giãn, cải thiện giấc ngủ và giảm stress.
Đây là những khóa học tại nhà rất dễ dàng cho cá bà bầu tập luyện. Mức chi phí rất thấp và có thể xem lại nhiều lần, các ông chồng có thể mua tặng vợ khóa học này để giúp một phần nào trong quá trình mang thai.
Một điều lưu ý cực kỳ quan trong: trong mỗi khóa học điều có một bài riêng về những lưu ý khi tập luyện, các mẹ bầu cần phải theo dõi kỹ bài giảng này trước khi tập luyện cho từng giai đoạn phù hợp.
Hy vọng qua bài viết về những khóa học tập yoga cho bà bầu sẽ giúp cho bạn lựa chọn một khóa học phù hợp.
Bà Bầu Có Nên Tập Yoga Không? Các Lưu Ý Cho Bà Bầu Khi Tập Yoga
1. Những lợi ích yoga mang lại cho bà bầu
a. Lợi ích yoga mang lại cho các mẹ bầu
– Giúp giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả
– Là phương pháp hữu hiệu giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa và lưu thông máu.
– Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao, giảm tỷ lệ sinh non.
– Giảm lão hóa và lấy lại nhan sắc.
– Giúp các mẹ bầu ngủ ngon hơn và sâu hơn.
– Kiểm soát cân nặng cho chị em, đốt mỡ thừa giúp cơ thể bà bầu nhẹ nhàng hơn.
– Mở khớp háng và xương chậu giúp bà bầu đỡ đau hơn khi sinh con.
– Duy trì nước ối vừa đủ cho thai nhi.
– Hạn chế tình trạng chuột rút, đau nhức vào tam nguyệt cá thứ 3.
– Giảm tình trạng đi tiểu nhiều.
– Giúp các mẹ bầu thoải mái hơn, giải tỏa được căng thẳng mất bình tĩnh.
– Tăng giao tiếp giữa mẹ bầu và thai nhi.
Đặc biệt là với các bà bầu, tập yoga sẽ cải thiện tối đa sức khỏe của bà bầu đồng thời kích thích sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra với những bà bầu đam mê bóng đá, sau những giờ tập luyện yoga, có thể nghỉ ngơi thư giãn bằng cách truy cập vào Tinbongvn để theo dõi những tin tức nhan dinh tbn vô cùng hấp dẫn.
– Các bài tập yoga giúp máu lưu thông tốt hơn và cơ thể mẹ bầu hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. từ đò, bé dinh ra đủ cân nặng, khỏe mạnh và thông minh hơn.
– Kích thích, phát triển sự phát triển não bộ của bé ngay trong bụng mẹ.
– Mẹ bầu điều khi tốt sẽ giúp lượng oxy lưu thông qua nhau thai tới thai nhi được tốt hơn.
– Tránh được những tổn hại cho thai nhi khi bà bầu có tâm lý thoải mái.
Có rất nhiều lợi ích yoga mang lại cho các mẹ bầu. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn dễ dẫn tới tổn hại nhất. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý thời gian có thể tập yoga.
Thời gian tốt nhất mà các mẹ bầu nên tập yoga là tuần thứ 14 của thai kỳ trở lên. Không lên tập quá sớm dễ dây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Ba tháng đầu, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, chưa ổn định, dễ gây động thai dẫn tới sảy thai. Vì vậy, các mẹ bầu nên chờ ít nhất 14 tuần kể từ khi mang thai rồi đi tập yoga.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để có thể biết rõ thời gian có thể tập yoga. Tùy vào tình trạng sức khỏe, các mẹ bầu có thể tập yoga vào những thời điểm khác nhau.
Để thu được những lợi ích và hiệu quả tốt nhất khi tập luyện yoga, các mẹ cầu cần lưu ý những điều sau đây:
– Nên tập luyện với các lớp học yoga cho phụ nữ mang thai. Hãy nói rõ cho huấn luyện viên biết bạn đang mang thai ở tuần thứ mấy.
– Tránh tập những bài tập tác động vào cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng.
– Nên tập ở những nơi thoáng. Tránh tập trong phòng kín, quá nóng dễ làm mẹ bầu ốm.
– Cơ thể các mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về trọng lượng kể từ tam nguyệt cá thứ 2. Do đó, để tránh mất thăng bằng khi tập luyện, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm đất.
– Tránh tập những động tác khó.
– Không nên ăn quá no khi tập luyện.
– Nên nghe theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên để có thể tập chính xác và an toàn nhất.
Tập ở phòng tập: Mẹ bầu chỉ cần tập 3 buổi/tuần. Mỗi buổi tập 60 phút là đủ.
Tập ở nhà: Tập 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên bạn nên tập theo những động tác đã được huấn luyện viên hướng dẫn.
Thời gian tập yoga tốt nhất là buổi sáng sớm, khoảng 6h sáng và lúc chiều tối khoảng 18h.
5. Những tư thế yoga an toàn cho bà bầu
– Tư thế cánh bướm, con mèo/con bò
– Ngồi gập và trườn người về phía trước, với những thay đổi như mô tả ở trên.
– Nghiêng một bên
– Thế chiếc ghế, với sự hỗ trợ của ghế.
– Thế tam giác: Chân dang ngang, một tay chạm mũi chân, tay kia giơ thẳng lên cao với sự hỗ trợ của ghế.
– Cong lưng
– Giữ thăng bằng trên một chân, trừ khi bạn lấy điểm tựa nhờ ghế hoặc tường.
– Thế con lạc đà
– Trồng cây chuối bằng tay
– Trồng cây chuối bằng đầu
– Thế cánh cung
Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Và Những Bài Tập Tốt Nhất
Lợi ích của yoga cho bà bầu 3 tháng cuối
Động tác yoga cho mẹ bầu cuối thai kỳ thường nhẹ nhàng và dễ thực hiện. Chủ yếu tập trung cho vùng cột sống và xương chậu giảm đau nhức cột sống lưng. Đồng thời kích thích xương chậu nở nang chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.
Bên cạnh đó việc hít thở đều đặn đúng cách giúp cho cơn chuyển dạ thuận lợi hơn. Cơn đau được giảm nhanh chóng và mau phục hồi. Đồng thời giúp tinh thần mẹ bầu phấn chấn, giảm lo âu khi sắp phải bước vào giai đoạn khó khăn.
Thực hiện bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ thư giãn, máu huyết lưu thông. Tăng cường sức khỏe, hạn chế tăng cân quá mức trong thai kỳ. Từ các cử động nhịp nhàng của yoga giúp cung cấp chất dinh dưỡng và máu nuôi bào thai. Để bé khỏe mạnh và hoạt bát hơn khi chào đời.
Các bài tập yoga cho mẹ bầu sắp vượt cạn
Tư thế này giúp cho phần hông được mở rộng, dễ dàng chuyển dạ khi sinh. Giảm đau nhức phần xương chậu và lo âu và mệt mỏi của cơ thể.
– Ngồi trên thảm giữ lưng thẳng, chân khoanh lại và kéo gót chân một cách nhẹ nhàng về phần xương mu. Chạm 2 lòng bàn chân vào nhau. Có thể kê một tấm thảm mỏng lên chân cho mẹ bầu bớt khó chịu.
– Ấn đầu gối xuống sàn và hít vào, đầu gối không cần thiết phải chạm sàn.
– Thở ra và nhẹ nhàng gập người về trước, trở lại tư thế ban đầu.
– Khi tập giữ cho tinh thần thoải mái, không căng thẳng. Thực hiện lặp lại các động tác.
Tư thế đứa trẻ sẽ cứu cánh giúp mẹ thoát khỏi cơn đau lưng hành hạ. Bên cạnh đó tư thế này còn giảm chứng phù nề và hay nôn ói của các mẹ ở kỳ tam cá nguyệt cuối.
– Ngồi trên gót chân một cách thoải mái.
– Hít vào và gập người về trước sao cho trán và mũi chạm sàn nhà.
– Ngực hạ xuống càng sát đầu gối càng tốt. Hai tay vươn ra phía trước.
– Giữ tư thế này trong 5 nhịp thở và hít thở đều.
– Sau đó ngồi dậy và lặp lại động tác.
– Quỳ xuống thảm kết hợp chống hai tay xuống sàn sao cho tay và đùi song song với nhau.
– Ngón tay mở rộng hết mức, các ngón chân cũng được mở rộng.
– Bắt chước như một con mèo bằng cách ngẩng đầu lên trên, xương cột sống hõm xuống.
– Nhẹ nhàng hít vào và thở ra, sau đó lặp lại các động tác.
– Khoanh 2 chân lại với nhau, thả lỏng cơ thể.
– Hướng mặt về phía trước, lưng giữ thẳng. Đặt 2 bàn tay lên trên đùi sau đó nhắm mắt lại.
– Thực hiện tư thế ngồi thiền rất quan trọng trong nhịp thở. Mẹ bầu nên sử dụng mũi để hít vào thật sâu và dùng miệng thở ra.
– Thư giãn cơ thể, giữ nguyên tư thế khoảng 20 phút.
– Đứng thẳng người, mở rộng khoảng cách 2 chân bằng vai.
– Chắp hai tay phía trước mặt, mắt nhìn theo tay.
– Hạ trọng tâm cơ thể xuống cho đến khi khuỷu tay chạm vào đầu gối chân giống tư thế ngồi xổm.
– Giữ nguyên tư thế trong 60-90 giây và quay lại tư thế ban đầu.
– Lặp lại động tác trong khoảng 5 lần.
Lưu ý: Mẹ bầu nên xoay mũi chân 2 bên trong khi thực hiện tư thế ngồi xổm.
– Nằm ngửa người xuống sàn nhà, hai chân co lại vào úp lòng bàn tay vào nhau.
– Mở rộng 2 đầu gối sang phía 2 bên và thư giãn.
– Khi bắt đầu bạn giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút. Những lần tập sau, mẹ bầu tăng lên từ 5 đến 10 phút để đạt hiệu quả tốt hơn.
– Trở lại tư thế ban đầu một cách từ từ bằng cách khép đùi lại. Đồng thời người nghiêng sang một bên và ngồi dậy.
Tư thế nữ thần được biến thể từ tư thế ngồi xổm. Bài tập này rất tốt cho mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối. Giúp mẹ dễ dàng vượt cạn và tinh thần thoải mái hơn.
– Đứng thẳng người, 2 tay đưa lên đỉnh đầu, lòng bàn tay hường vào bên trong.
– Hai chân duỗi thẳng và xoay các ngón chân hướng sang 2 bên, mắt hướng về phía trước.
– Hạ trọng tâm cơ thể xuống thấp và gập đầu gối lại sao cho phần đùi song song với mặt sàn. Đồng lúc đó khuỷu tay cũng cần gập lại và thở ra. Trong lúc chuyển động cần điều chỉnh hơi thể nhẹ nhàng.
– Đứng lên và hít một hơi thật sâu, lặp lại các động tác.
Tư này này giúp tăng cường sức mạnh, củng cố cơ mông, gân cốt và sức mạnh vùng core. Đặc biệt bài tập phù hợp trong mọi giai đoạn của thai kỳ hỗ trợ sinh đẻ.
Bài tập giúp kéo giãn cơ đùi, vùng bụng, ngực, đầu và vai trong 3 tháng cuối.
Cải thiện sức khỏe sinh sản, mở khung xương chậu chính là lợi ích mà tư thế này đem lại. Cải thiện lưu thông máu và điều hòa khí huyết rất tốt cho mẹ bầu.
– Bạn nên nhờ huấn luyện viên yoga hướng dẫn nếu trước đó bạn chưa từng tập bộ môn này.
– Nên khởi động khoảng 5 phút trước khi bước vào thực hiện bài tập. Khởi động giúp các cơ thư giãn, từ đó hạn chế các nguy cơ chuột rút. Đồng thời nên hít thở nhẹ nhàng khi thực hiện xong bài tập.
– Các mẹ bầu nên tập yoga khoảng từ 45-60 phút. Ngoài ra nên ăn chút gì đó trước khi tập để không bị tụt đường huyết.
Qua bài phân tích trên chắc bạn đã hiểu được tầm quan trọng của yoga cho bà bầu 3 tháng cuối. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không luyện tập ngay các bài tập yoga mà chúng tôi vừa hướng dẫn ở trên. Chúc các mẹ có một hành trình vượt cạn suôn sẻ và bình an.
7 Bài Tập Yoga Tốt Cho Bà Bầu 6
Yoga rất tốt cho bà mẹ mang thai vì nó giúp bạn học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là đối mặt với việc làm mẹ. Xin giới thiệu 7 bài tập yoga đơn giản dành cho các bà bầu từ 6 – 9 tháng.
Yoga rất tốt cho bà mẹ mang thai vì nó giúp bạn học được cách thở sâu và thư giãn, rất hữu ích khi bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở và sau đó là đối mặt với việc làm mẹ. Xin giới thiệu 7 bài tập yoga đơn giản dành cho các bà bầu từ 6 – 9 tháng.
Ngồi lên gót chân, quỳ gối xuống sàn, ngón cái chân phải đặt lên ngón cái chân trái. Cúi cho cằm chạm cổ, hóp bụng thở ra. Nâng cằm. Ngả cổ ra sau, nâng bụng hít vào. Thực hiện từ ba đến năm lần. Xoay cổ sang phải, hóp bụng thở ra. Xoay cổ sang trái, nâng bụng hít vào. Thực hiện từ ba đến năm lần. Tiếp tục đặt hai tay lên vai, xoay đều từ trước ra sau và ngược lại, hít thở tự do.
Kéo giãn cơ vai, giúp loại bỏ căng thẳng, lo lắng trong thời gian mang thai, đồng thời có tác dụng làm linh hoạt các khớp xương chậu, giúp thời gian chuyển dạ sau này dễ dàng hơn.
Tư thế quỳ, hai đầu gối rộng bằng vai. Hai tay chống về phía trước, ngang bằng vai. Hóp bụng, cuộn cằm vào sát cổ, hóp bụng thở ra. Từ từ hõm lưng, nâng ngực, nâng cằm, nâng bụng hít vào (thực hiện liên tục năm lần). Duỗi chân phải, đưa thẳng về phía sau, đưa tay trái về trước. Tay, chân, cột sống lưng, cột sống cổ song song với sàn nhà. Hít thở chậm rãi khoảng năm lần. Trở về vị trí ban đầu. Bắt đầu lại từ động tác cuộn cằm, sau đó đổi bên.
Có tác dụng giãn xương chậu, giúp tăng sức mạnh cho vùng cơ quanh hông, loại bỏ sự đau nhức do căng cơ và dây chằng, giảm phù chân khi mang thai.
Tư thế quỳ, duỗi mu bàn chân về sau, hai gối hơi mở. Bước chân phải về phía trước, chống hai tay trên gối, đẩy hông về phái trước, nâng ngực và cằm lên, hít vào. Từ từ thở ra, trở về tư thế quỳ thẳng. Đưa hai tay lên cao, hít vào, người hơi ưỡn ra phía sau, trở về tư thế ban đầu. Ngồi lên gót chân, ngón cái chân phải đặt lên ngón cái chân trái, hít thở tự do. Khi hết mệt bắt đầu với bên ngược lại.
Ngồi tự do, hai tay đặt trên đầu gối. Chồm người về phía trước, hít vào, nghiêng người qua trái. Tiếp tục đẩy người về phía sau, thở ra, nghiêng người qua trái. Đẩy người về phía trước, bắt đầu lại từ đầu. Thực hiện khoảng năm lần. Cũng có thể đứng để thực hiện động tác này.
Ngồi chân phải co, chân trái duỗi một góc 45 độ, nghiêng eo về bên trái. Ngón cái của tay trái đặt lên mu bàn chân trái, các ngón còn lại nắm lấy lòng bàn chân (nếu không nắm đến, có thể dùng một chiếc khăn nhỏ, quấn quanh bàn chân và dùng tay nắm hai đầu khăn). Ngực đẩy về trước, cột sống lưng và cột sống cổ thẳng, tay phải thả lỏng phía trước ngực, mắt nhìn theo tay. Hít vào, kéo dài tay phải về bên phải, tay đưa hơi cao, mắt nhìn theo tay. Thở ra, thả lỏng tay về vị trí cũ.
Từ tuần thứ 24 trở đi, động tác này sẽ giúp em bé vào đúng vị trí khi sinh nở. Tuy nhiên, động tác này chỉ thích hợp với những bà bầu có sức khỏe tốt.
Đứng thẳng, quay mặt vào tường, hai chân chếch 45 độ, hai gót chạm vào nhau, hai tay đặt lên tường. Hít vào, kiễng gót. Thở ra, dùng hai tay bám vào tường, mở gối, từ từ hạ người xuống hết mức có thể, giữ lưng thật thẳng. Đứng lên chậm và bắt đầu lại từ đầu (tập khoảng ba đến năm lần).
Nằm nghiêng bên trái, chân hơi co, đầu gối lên tay. Từ từ lăn sang tư thế nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân sát đất. Trượt dần phần mông về phía dưới cho đến khi mũi chân chạm vào tường. Duỗi chân lên tường, hai tay đặt nhẹ lên bụng, thả lỏng toàn thân. Giữ tư thế trên tùy theo ý muốn. Tiếp tục xoay bàn chân cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau, mở gối, thả hai chân nhẹ nhàng xuống và dừng ở vị trí nào cảm thấy thoải mái nhất, thả lỏng toàn thân.
tập xong các động tác, bà bầu có thể thả lỏng bằng cách nằm nghiêng về bên trái, gối đầu lên gối mềm. Đặt một chiếc gối khác giữa hai đùi, hai tay ôm một chiếc khăn lông lớn hoặc mền cuộn tròn. Thả lỏng toàn thân, hít thở đều khoảng năm phút.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Khóa Học Về Cách Tập Yoga Cho Bà Bầu trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!