Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Cần Biết Mang Thai 3 Tháng Cuối mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuần thứ 28+29: mí mắt thai nhi mở một phần , có khả năng đá và duỗi người Mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vào thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Tuần thứ 29 thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.Tuần thứ 30+31: tóc của thai nhi mọc lên và tăng cân nhanh Mắt của thai nhi có thể mở to. Tóc của thai nhi cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này. Tủy xương của thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu. Tại tuần thứ 30 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g. Tuần thứ 31 thai nhi đa phần đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu và tăng cân nhanh
Tuần thứ 32+33: thai nhi tập thở và cảm nhận được ánh sáng Tuần thứ 32 móng chân của thai nhi đã có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua bắt đầu rụng đi và thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g. Tuần thứ 33 của thai kỳ đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương của thai nhi chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của thai nhi vẫn mềm và dễ uốn.Tuần thứ 34+35: móng tay thai nhi mọc dài ra Móng tay của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 2100 g. Tuần thứ 35 da của thai nhi trở nên mịn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt ba tháng cuối mẹ có thể yên tâm.Tuần thứ 36+37: thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối và bắt đầu quay xuống dưới Tuần thứ 38 chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng. Móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân. Gần như toàn bộ lớp lông tơ đã rụng hết khỏi người thai nhi và có cân nặng khoảng 2900 g. Tuần thứ 39 lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa. Với thai nhi nam, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống dưới vào trong bìu. Mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi chào đời.Tuần thứ 40: thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến Tuần thứ 40 là thời điểm hết thời gian mang thai ba tháng cuối, thai nhi có chiều dài khoảng 480 mm, cân nặng khoảng 3400 g, tuy nhiên mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là tương đối, không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.Tuần thứ 41 và 42 Khi bước vào tam cá nguyên thứ ba, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não. Giai đoạn này, bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn nhỏ. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. Mỗi ngày, bà bầu phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối
Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
Đi tiêm ngừa uốn ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là đã gần chuyển dạ.
Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Đồng thời, nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đi massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tháng Thứ 8
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8
Khi bạn mang thai trong gia đoạn tháng thứ 8 thì hệ thần kinh trung ương và phổ của thai nhi đã hoàn chỉnh và trường thành. Thận của thai nhi lúc này cũng đả phát triển khá đầy đủ, gan cũng đãbắt đầu có thể sản xuất chất thải. Hầu hết những phát triển về thể chất của thai như gần nhưa đã hoàn chỉnh và chỉ vài tuần tiếp theo thai nhi của bạn chỉ để dành để tăng cân đều đều và chờ đến ngày để ra đời.
Trong khoảng thời gian tháng thứ 8 này, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề sinh non. Vì những thai nhi được sinh vào thời này nếu không gặp vấn đề bất thường gì khác, đều khỏe mạnh. Có thể thai nhi sẽ phải nằm trong lòng ấp một thời gian. Tuy nhiên, về sau, bé vẫn phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ đủ tháng khác thôi.
Những thau đổi về cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 8
Những cơn đau: Những cơn co thắt thường xuyên, những cú đạp của thai nhi cũng sẽ khiến bạn bị đau nhói. Thời gian này bạn sẽ thấycảm thấy thai nhi hiếu động hơn, đạp bụng mẹ rất nhiều và mạnh đến mức có thể thấy hình bàn chân của bé trên bụng đấy! Điều này chứng tỏ thai nhi của bạn đang rất khỏe mạnh.
Thường xuyên “ẩm ướt”: Đến tháng này, thai nhi đã bắt đầu quay đầu xuống dưới và tạo áp lực lên bàng quang khiến cho mẹ suốt ngày muốn đi tiểu. Hơn nữa, các bà bầu phải uống nhiều nước hơn nên gần như lúc nào cũng cảm thấy rất “căng”, và chỉ cần mẹ thay đổi tư thế, hắt hơi, ho, cười to một chút cũng khiến sự “rò rỉ” xảy ra. Đó là lý do mẹ thấy mình luôn luôn bị “ẩm ướt”. Thậm chí giấc ngủ của mẹ cũng bị ảnh hưởng nhiều do thường xuyên phải dậy đi vệ sinh.
Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?
Khi bà bầu mang thai tháng thứ 8 cần phải cung cấp đủ dưỡng chất và tăng cân 1 cách đều đặn. Các chuyên gia về dinh dưỡng bà bầu khuyên rằng phụ nữ mang thai tháng thứ 8 không nên ăn nhiều trong mỗi bữa ăn. Mà nên chia thành nhiều bữa.
Thai càng lớn khiến tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bạn bị hụt hơi và ợ nóng. Táo bón cũng là một trong những nỗi khó chịu không tên làm phiền bạn trong giai đoạn này. Mẹ có thể hạn chế bằng cách tăng cường thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
Trong quá trình mang thai cũng như trong giai đoạn mang thai tháng thứ 8 bà bầu cần uống thật nhiều nước để giúp thai phụ có đủ lượng nước ối cần thiết, và còn giúp ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi thai phụ sinh nở. Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa.
Bà bầu nên ăn những thực phẩm thanh đạm, do trong thai kỳ thứ 8 này dạ dày bà bầu thường bị áp chế nên mỗi lần ăn có mức độ và chia làm nhiều bữa nhỏ. Ăn ít các món chính và bổ sung các món phụ như: rau,củ, hoa quả các chế phẩm sữa. Ngoài ra, mẹ vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của mình. Tăng cường thực phẩm chứa sắt, canxi, axit folic…
Cần lập luyện gì khi mang thai tháng thứ 8?
Chỉ còn một tháng nữa thôi thin hi trong bụng bạn sẽ được thấy thế giới xung quanh nên những bài tập cần sự vận động nhiền không còn phù hợp với bạn vào lúc này nữa. Mà thay vào đó bạn chỉ nên tập những bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp bạn có thể thoải mái và thư giãn để có một thai kỳ tròn vẹn. Đồng thời tập những bài yoga nhẹ nhàng còn giúp các sinh nở dễ dàng hơn. Trước buổi tập khoảng 1 giờ, bạn nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.
Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 8
Làm mới mái tóc: Để tiện lợi cho việc sinh nở và ở cử được gọn gang và sạch sẽ các mẹ nên nghĩ đến việc thử tạo cho mình một phong các mới bằng việc cắt tóc ngắn. Tuy nhiên nếu bạn vẫn quyết định giữ cho mình mái tóc dài óng mượt thì có thể biết tấu để gọn gang hơn như búi tóc hay cột đuôi gà đề trông trẻ trung và có thể ăn gian được hiều cao.
Mồ hôi: Bạn sẽ cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hơi hơn trong tháng thứ 8 này. Một số mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế việc tiết mồ hôi: ống nhiều nước, tránh làm việc hoặc luyện tập trong môi trường nhiệt độ cao, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, không uống đồ uống nóng và thức ăn cay, luôn mang theo quạt cầm tay, dùng phấn rôm để hạn chế cảm giác nhờn rít.
Vào giai đoạn cuối này thì nhu cầu sinh lý của các bà mẹ cũng giảm dần, nếu có quan hệ, các bạn nên chú đế hạn chế để dương vật cũng như tinh dịch vào tử cung, vì trong tinh dịch có nhiều prostaglandin làm tử cung bị co thắt dẫn đến việc sinh non. Tuy nhiên, khả năng này rất ít xảy ra.
Thai nhi được bảo về an toàn trong buồng tử cung nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc, vì thế khi quan hệ có đưa vào sau cũng không thể chạm đến được thai nhi. Do đó, việc bà bầu mang thai tháng thứ 8 có thể quan hệ bình thường.
Vào giai đoạn cuối này, là giai đoạn mà thiên nhần bé nhỏ kia chuẩn bị chào đời, vì thế mà bụng các bà bầu càng to, nặng nề hơn trước. Vì vậy, mà việc quan hệ cũng trở nên khó khăn hơn giữa các cặp vợ chồng, các ông chồng nên cẩn thận trong việc quan hệ cho đúng cách, để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất.
Người chồng nên tạo những tư thế quan hệ an toàn, thoải mái cho bà bầu, tránh việc quan hệ khiến bụng bà bầu bị đè nặng, hoặc bị đụng mạnh. Vì thế, hãy tạo những tư thế như: tư thế ngồi, tư thế nằm song song, vợ cưỡi ngựa…những tư thế này sẽ giúp vợ và chồng kiểm soát được độ an toàn.
Ngoài ra, nếu không quan hệ bạn có thể yêu bằng miệng, âu yếm nhau để thể hiện người vợ lúc nào cũng được chồng quan tâm, chăm sóc, tình cảm vợ chồng nồng ấm hơn. Tuy nhiên, các ông chồng không được thổi khí vào âm đạo người vợ, vì việc không khí vào âm đạo sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi.
Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?
Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục.
Phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối, đó là cách chăm sóc cho thai nhi khỏe mạnh. Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng.
Mẹ bầu bị căng thẳng sẽ không tốt cho thai nhi chút nào.
Hãy cố gắng để tinh thần luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Cảm xúc của bạn như thế nào thì thai nhi cũng vậy.
Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
Khi gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần. Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.
Cần chú ý âm đạo bị chảy máu
Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này.
Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.
Môi trường sinh sống ồn ào
Khi thai nhi 6 tháng đã nghe được âm thanh từ bên ngoài, nếu mẹ sống ở nơi quá ồn ào dễ làm cho thai nhi mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi sinh ra.
Âm thanh ồn ào cũng làm cho cơ thể bà bầu bất an, tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ không nghỉ ngơi tốt, thai nhi là người chịu hại trực tiếp nhất.
Không ngồi một chỗ quá lâu
Dù bạn ở cơ quan hay ở nhà thì cũng nên tránh ngồi một chỗ quá lâu. Việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các bà bầu bị đau lưng, tạo áp lực lên bụng.
Mẹ bầu nên nhớ thường xuyên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng sẽ tốt cho thai nhi hơn.
Những nơi ồn ào sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Bất cứu điều gì bạn nghe, nói đều có ảnh hưởng đến trẻ.
Tránh những chuyến đi dài ngày
Khi đang mang thai tháng thứ 8, có thể bà bầu sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào. Những dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện từ từ.
Để tránh những tình huống không lường trước, bà bầu nên tránh các chuyến đi dài ngày.
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối bạn nên đi khám thai thường xuyên, khoảng mỗi tuần 1 lần. Tầm quan trọng của khám thai định kỳ có ý nghĩa như sau:
Siêu âm: Đánh giá sự phát triển của bào thai, phát hiện kịp thời bất thường của thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau
Thử nước tiểu: Giúp kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
Đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ có các nguy cơ cao như tiểu đường, tiền sản giật, dọa sinh non, chuyển dạ sinh non.
Bác sĩ khuyến cáo, ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi sản phụ thấy các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo… cần phải nhập viện ngay.
Viêm Họng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Và Những Điều Cần Lưu Ý
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ vô cùng lo lắng bởi đây chỉ mới là giai đoạn đầu trong quá trình hình thành bào thai. Tuy nhiên nếu điều trị đúng cách, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tốt mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào khác cho thai nhi.
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu do đâu
Viêm họng là bệnh lý ho hấp phổ biến có thể xuất hiện trên bất cứ đối tượng nào, từ người già, trẻ nhỏ, người trưởng thành hay cả phụ nữ mang thai. Đặc biệt bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là đối tượng vô cùng nhạy cảm do sự thay đổi hormone đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi nên có sức đề kháng suy yếu và rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.
Có rất nhiều các tác nhân viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm
Sự thai đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt vào các thời điểm chuyển xuân hay đông rất dễ khiến những người có hệ miễn dịch lỏng lẻo như phụ nữ mang thai dễ bị cảm, sốt
Trào ngược acid dạ dày thực quản có thể xuất hiện từ trước đó hoặc do áp lực tại ổ bụng tăng lên, thói quen ăn uống thất thường khiến các aicd dịch vị kích thích vào niêm mạc cổ họng gây sưng viêm, ho liên tục
Căng cơ họng
Nhiễm trùng do nấm chiếm tới 70% nguyên nhân gây bệnh, thường là do bà bầu hít phải các tác nhân bên ngoài môi trường
Nhiễm trùng do vi khuẩn như phế cầu khuẩn, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu
Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, mạt rệp là kích ứng các phản ứng phóng thích histamine gây viêm họng
Nhiễm virus thường chiếm từ 60- 80% tác nhân gây bệnh
Bệnh hen suyễn
Triệu chứng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Cũng giống như các triệu chứng viêm họng thông thường, bà bầu mắc bệnh cũng thường xuyên gặp những cơn ho liên tiếp kéo dài khiến cơ thể rã rời. Đặc biệt với bà bầu các dấu hiệu có xu hướng trầm trọng hơn khiến toàn thân mệt mỏi, thiếu sức sống, chỉ muốn nằm một chỗ.
Nhìn chung những triệu chứng phổ biến của bà bầu bị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu bao gồm
Cổ họng đau rát, ngứa ngáy
Khó nuốt, ăn không ngon, không muốn ăn uống
Đau đầu, chóng mặt
Thường xuyên ho kéo dài, có thể kèm theo tức ngực
Sốt nhẹ hoặc không
Có cảm giác ớn lạnh, rét gai khắp người, cơ thể đau nhức
Có thể ho khan hoặc ho có đờm
Khàn tiếng, đặc biệt vào sáng sớm khi mới thức dậy
Nếu bệnh tiến triển trầm trọng có thể khiến sốt cao, tức ngực, ù tai
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo do mang thai như buồn nôn, đau bụng, khó thở…
Mang thai vốn đã khiến bà bầu rất mệt mỏi nay kèm thêm tình trạng viêm họng khiến sức khỏe của mẹ càng suy giảm nhiều hơn. Mẹ bầu chỉ muốn nằm một chỗ, không có cảm giác thèm ăn và không muốn làm việc nào khác.
Thực tế các triệu chứng bệnh viêm họng luôn rất rõ ràng mà ai cũng có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên có thể do người bệnh chưa nhận thức được việc mang thai, chủ quan trong điều trị hay điều trị sai cách mới có thể gây ra các ảnh hưởng khác.
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bất cứ sự bất thường nào từ mẹ trong mọi giai đoạn mang thai đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, tất nhiên bệnh viêm họng cũng không phải ngoại lệ. Dù viêm họng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của con mà chỉ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon, xanh xao tuy nhiên cũng không nên chủ quan.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm họng lên thai nhi chính là nằm ở quá trình điều trị. Hầu hết khi mang thai việc dùng thuốc không được khuyến khích do có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu. Ví dụ dùng thuốc hạ sốt giảm đau có thể làm tăng nguy cơ quái thai hay dị tật bẩm sinh, thuốc ho dễ làm sảy thai, kháng sinh rất dễ gây dị tật bẩm sinh.
Đồng thời tình trạng ho còn có thể gây áp lực lớn lên vùng bụng và tử cung và gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của thai nhi. Bởi thế mẹ bầu không nên chủ quan trước những vấn đề bất thường của sức khỏe để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhất của thai nhi.
Tuy nhiên hầu hết bệnh viêm họng ở bà bầu nếu được kiểm soát từ sớm sẽ có thể giải quyết bệnh nhanh chóng mà không gây ra các tác động xấu nào khác.
Hướng điều trị viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu bị viêm họng trong 3 tháng đầu nên dùng thuốc gì?
Như đã nói, mặc dù việc dùng thuốc Tây thường hạn chế với bà bầu vì vừa gây ra tác dụng phụ vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng vẫn cần sử dụng trong một số trường hợp. Phụ nữ mang thai trước khi dùng bất cứ loại thuốc này cũng cần đảm bảo tuyệt đối có sự chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý dùng hay lạm dụng thuốc để tránh tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Một số loại thuốc có thể dùng được cho bà bầu bị viêm họng bao gồm
Thuốc giảm đau hạ sốt: hầu hết được dùng khi mẹ bầu có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ, chủ yếu dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau họng
Thuốc giảm ho: Dùng khi mẹ có dấu hiệu ho kéo dài, thường dùng Dextromethorphan do ít tác dụng dụng phụ
Viên ngậm họng: thường dùng để giảm các triệu chứng ngứa rát, sưng viêm họng. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc ngậm viêm họng có chứa thành phần Guaifenesin, menthol.. hay các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược
Một số thuốc khác: Có thể chỉ định một số nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày hay hen suyễn trong trường hợp cần thiết..
Chú ý tuyệt đối không dùng Aspirin giảm đau hạ sốt, hay các loại kẹo ngậm chứa alcohol vì có thể làm tăng nguy cơ sinh non các dị tật bẩm sinh khác.
Việc dùng thuốc hầu như chỉ được dùng trong thời gian ngắn, bà bầu không nên lạm dụng hoặc sử dụng lại đơn thuốc trước đó nếu bệnh có dấu hiệu tái phát. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình dùng thuốc cần liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ giải đáp.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý là cách đơn giản, an toàn nhưng vô cùng hiệu quả để giảm nhanh những triệu chứng ngứa rát, sưng viêm vòm họng. Đồng thời tính sát trùng của dung dịch này khá mạnh nên còn giúp loại bỏ được một số dị nguyên, vi khuẩn, virus gây bệnh để đẩy lùi tình trạng viêm họng nhanh chóng hiệu quả hơn mà không cần dùng đến các loại thuốc.
Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc hoặc tự pha muối với nước ấm để súc miệng ngày 2- 3 lần. Với những người bị ho cơ đờm dùng nước muối sinh lý súc miệng cũng hỗ trợ loại bỏ đờm nhầy rất hiệu quả để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng các bài thuốc trị viêm họng từ thảo dược
Từ xưa dân gian đã có rất nhiều bài thuốc đơn giản sử dụng các loại thảo dược quen thuộc xung quanh để trị viêm họng mà không cần dùng đến các loại thuốc. Mẹ bầu cũng có thể áp dụng ngay những cách này để giảm các triệu chứng đau rát họng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Tuy nhiên chú ý không phải thảo dược nào cũng có thể dùng được cho phụ nữ có thai. Ví dụ dù đu đủ và tỏi có thể dùng nhiều trong các bài thuốc trị viêm họng nhưng chất papain trong đu đủ có thể tăng nguy cơ sinh non trong khi tỏi có thể gây tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy mẹ bầu cần chọn lọc tìm hiểu kỹ các bài thuốc khi tự điều trị viêm họng tại nhà.
Một số bài thuốc an toàn phù hợp với mẹ bầu có thể tham khảo sau đây
Trà gừng mật ong: Dùng nửa củ gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng rồi hãm với 1 ly nước sôi trong 1,0- 15 phút. Cho thêm 1- 2 thìa mật ong, nếu thích có thể cho thêm vài lát chanh vàng để bổ sung thêm vitamin C. Dùng uống mỗi sáng sẽ làm dịu cổ họng và giảm các triệu chứng viêm họng rất tốt. Tuy nhiên không nên dùng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
Tắc hấp mật ong: Dùng 3- 5 quả tắc rửa sạch, thái lát mỏng hoặc thái đôi cho vào mát, rưới mật ong lên trên rồi đem hấp cách thủy. Mẹ bầu cũng có thể hấp cùng nồi cơm khi nấu cơm để tiết kiệm thời gian. Dùng hết cả quất và mật ong trong ngày, nên dùng khi còn ấm.
Lá tía tô: nếu mẹ bị sốt, người rét run có thể nấu ngay một bát cháo trắng, thêm 1 nắm tía tô vào ăn cùng sẽ hạ nhiệt nhanh chóng. Ngoài ra nấu lá tóa tô lấy nước uống hằng ngày cũng giảm các triệu chứng sưng viêm cổ họng rất hiệu quả.
Củ cải trắng: Bà bầu có thể hầm hay luộc củ cải ăn hoặc ngày. Nếu có nhiều thời gian hơn có thể xay ép củ cải lấy nước uống trong ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng giảm đáng kể.
Chú ý khi dùng các thảo dược này mẹ nên chọn nguồn gốc nguyên liệu đảm bảo, nên ngâm thêm nước muối trước khi chế biến để loại bỏ các tạp chất nếu có. Hiệu quả các bài thuốc này còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và cách chế biến, tuy nhiện nhìn chung đều đem lại kết quả cải thiện tình trạng viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu khá tốt.
Tắm nước ấm
Mẹ bầu tốt nhất nên ưu tiên tắm nước ấm trong cả khi ban ngày trời ấm. Nước ấm sẽ giúp cơ thể được thư giãn dễ chịu hơn, giảm nhẹ tình trạng mệt mỏi khi mang thai và bị viêm họng. Đặc biệt nếu bị sốt thì tắm nước ấm và thay đồ khô ráo sau đó cũng giúp hạn chế một số ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi.
Xộng hơi với thảo dược
Xông hơi cũng là một biện pháp đơn giản nhưng vừa giúp trị ho giải cảm rất tốt. Mẹ có thể dùng 1 tô sôi để xông hơi mũi họng. Cách này sẽ giúp làm thông thoáng đường thở, diệt khuẩn, nhất là khi mẹ bị ho có đờm. Xông hơi sẽ loại bỏ các dịch đờm ra ngoài để không cho các ổ vi khuẩn có chỗ trú ẩn.
Mẹ bầu có thể thêm bài giọt tinh dầu tràm trà, tinh dầu sả vào bát nước xông để tăng thêm tác dụng. Hoặc nếu có thời gian hơn mẹ cũng có nấu nước xông với các thảo dược như sả, gừng, lá tía tô, lá bạc hà cũng sẽ đem đến những kết quả vô cùng tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm họng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh nhanh chóng, mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn. Có nền tảng sức khỏe ổn định chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để đầy lùi bệnh cũng như phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát quay trở lại.
Theo đó mẹ bầu nên chú ý đến các vấn đề sau
Ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa để hạn chế các kích ứng lên cổ họng cũng như các cơ quan nội tạng khi sức đề kháng đang bị suy yếu
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ làm giảm các kích ứng ở cổ họng đồng thời tăng cường đảo thải các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh nước lọc có thể kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ để bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng
Các loại gia vị như tiêu, gừng, tỏi, hành, nghệ có đặc tính chống viêm kháng khuẩn khá mạnh sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm họng. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều
Bổ sung đầy đủ các loại rau củ, rau xanh, trái cây trong chế độ ăn uống mỗi ngày
Ưu tiên ăn đồ nóng, tránh ăn các thực phẩm lạnh, thực phẩm để qua ngày hâm lại
Tránh xa những món nước đá
Tránh xa các đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều mỡ, nước uống có gas. có thể làm kích ứng các phản ứng viêm của cổ họng trầm trọng hơn.
Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức khiến sức đề kháng suy yếu hơn
Không tắm bằng nước lạnh
Nếu có dấu hiệu bị sốt, đổ mồ hôi nhiều cần nhanh chóng lau khô người, thay quần áo để phòng tránh nguy cơ nhiễm lạnh
Theo dõi kỹ nhiệt độ của cơ thể và gặp bác sĩ ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường.
Phòng tránh nguy cơ viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Các yếu tố gây bệnh viêm họng hầu như đều xuất hiện trong tự nhiên nên rất khó để kiểm soát được nguyên nhân. Do đó không chỉ bà bầu mà bất cứ ai cũng cần đề cao tinh thần phòng bệnh bằng những phương pháp đơn giản sau đây
Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa, những ngày trời lạnh
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng tránh nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp loại bỏ các dị nguyên và tăng tính sát khuẩn cổ họng
Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống nước ấm
Có chế độ dinh dưỡng khoa học theo từng giai đoạn
Tránh xa những nơi ô nhiễm, hóa chất, bụi bẩn đặc biệt là khói thuốc lá
Tập thể dục thể thao phù hợp với từng giai đoạn. Với phụ nữ mang thai, đi bộ chậm hay yoga là những bộ môn vô cùng phù hợp
Hạn chế tiếp xúc hay dùng chung đồ với những người mắc bệnh trước đó để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm
Thực hiện khám thai định kỳ và tiêm phòng theo đúng tiến độ.
Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu nếu nhanh chóng kiểm soát đúng cách sẽ không gây ra nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bà thai nhi. Tốt nhất ngay khi phát hiện các triệu chứng sức khỏe bất thường mẹ bầu nên sớm thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị nhanh chóng kịp thời nhất.
Những Điều Cần Biết Về Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai
Trong quá trình mang thai mẹ bầu có sức đề kháng yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của thai phụ đều có thể bị nhiễm khuẩn. Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai… Bởi vậy, các mẹ bầu cần được chuẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất ngề nghiệp và lối sống không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện. Chính vì thế dễ bị lâu nhiễm bệnh lý từ bộ phần này qua bộ phận kia. Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bàng quang của thai phụ khi bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Với phụ nữ mang thai thì bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ.
2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai:
Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu có những triệu chứng không rõ ràng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu. Một số triệu chứng đó là:
Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Đau xương chậu, đau lưng và bụng.
Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén.
Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi.
Viêm đường tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ: – Thể nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo và không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện. Có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. – Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn lúc này đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,… – Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi…Cơ thể thai phụ lúc này bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.
3. Cách phòng trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai là cách tốt nhất để phát hiện viêm đường tiết niệu. Với lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.– Cách phòng bệnh:
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận…. Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Cần Biết Mang Thai 3 Tháng Cuối trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!