Đề Xuất 5/2023 # Nhiều Rủi Ro Đối Với Sức Khỏe Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sinh Ra Trong Đại Dịch Covid # Top 14 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Nhiều Rủi Ro Đối Với Sức Khỏe Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sinh Ra Trong Đại Dịch Covid # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhiều Rủi Ro Đối Với Sức Khỏe Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sinh Ra Trong Đại Dịch Covid mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

NEW YORK – HÀ NỘI, 8 tháng 5 năm 2020 – Trước Ngày của Mẹ, UNICEF hôm nay ước tính khoảng 116 triệu trẻ em sẽ được sinh ra trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Dự tính những trẻ em này sẽ được sinh ra trong vòng 40 tuần sau khi COVID-19 được công bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 – đại dịch hiện đang khiến cho hệ thống y tế và chuỗi cung ứng vật tư y tế bị quá tải trên toàn thế giới.

Những người phụ nữ mới làm mẹ và trẻ sơ sinh sẽ phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt, UNICEF cho biết, các giải pháp kiểm soát dịch bệnh trên toàn thế giới như phong tỏa và giới nghiêm; trung tâm y tế quá tải với các nỗ lực ứng phó; thiếu nguồn cung ứng và trang thiết bị; và thiếu người đỡ đẻ có kỹ năng như các nhân viên y tế, bao gồm nữ hộ sinh, đã được huy động để hỗ trợ điều trị các bệnh nhân COVID-19.

“Trước đây, hàng triệu bà mẹ đã bắt đầu hành trình nuôi con và làm mẹ trong một thế giới kiểu cũ. Giờ đây, các bà mẹ phải chuẩn bị tinh thần đón đứa con của mình chào đời trong một thế giới đã thay đổi – một thế giới mà các bà mẹ mang thai sợ đến trung tâm y tế vì lo lây nhiễm, hoặc không kịp được chăm sóc khẩn cấp do các dịch vụ y tế đang bị quá tải và do phong tỏa,” Bà Henrietta Fore, Tổng Giám đốc Điều hành UNICEF, nhận định. “Thật khó tưởng tượng được đại dịch do vi-rút corona gây ra đã làm thay đổi hành trình làm mẹ như thế nào.”

Trước Ngày của Mẹ, được kỉ niệm vào tháng Năm hàng năm ở hơn 128 quốc gia, UNICEF cảnh báo rằng các biện pháp kiểm soát COVID-19 có thể làm gián đoạn những dịch vụ y tế như chăm sóc khi sinh, khiến cho hàng triệu bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh rơi đối mặt với nhiều nguy cơ hơn.

Các quốc gia có số lượng ca sinh dự kiến lớn nhất trong 9 tháng tới kể từ khi đại dịch được công bố bao gồm: Ấn Độ (20,1 triệu), Trung Quốc (13,5 triệu), Nigeria (6,4 triệu), Pakistan (5 triệu) và Indonesia (4 triệu). Phần lớn ở các quốc gia này tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh rất cao thậm chí từ trước đại dịch và nhiều khả năng tỷ lệ này sẽ còn cao hơn trong dịch COVID-19. Ước tính, Việt Nam sẽ có hơn 1,5 triệu ca sinh trong năm 2020.

Các quốc gia giàu có hơn cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tại Hoa Kỳ, quốc gia đứng thứ sáu về số lượng trẻ sơ sinh dự kiến, hơn 3,3 triệu trẻ sơ sinh được dự kiến sẽ chào đời trong giai đoạn từ 11 tháng 3 đến 16 tháng 12. Tại New York, vì nhiều phụ nữ mang thai lo lắng về việc sinh con tại các bệnh viện, các cơ quan chức năng đang tính sử dụng các trung tâm sinh nở thay thế.

UNICEF cảnh báo rằng mặc dù các bằng chứng cho thấy bà mẹ mang thai không có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19 so với những người khác, các quốc gia vẫn cần đảm bảo rằng họ có thể tiếp cận các dịch vụ trước, trong và sau sinh. Tương tự, trẻ em sơ sinh bị ốm cần các dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp vì các em có nguy cơ tử vong cao. Các gia đình mới có con cần hỗ trợ để bắt đầu cho con bú, có thuốc men, vắc-xin và dinh dưỡng để duy trì sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Thay mặt cho các bà mẹ trên toàn thế giới, UNICEF khẩn thiết kêu gọi các chính phủ và các cơ quan cung ứng dịch vụ y tế cần bảo vệ mạng sống của bà mẹ trong những tháng tới đây bằng cách:

Đảm bảo các cán bộ y tế được cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết, được ưu tiên xét nghiệm và tiêm vắc-xin ngay sau khi có sẵn vắc-xin COVID-19 để họ có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho tất cả các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh trong đại dịch;

Đảm bảo tất cả các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát luôn sẵn sàng ở các cơ sở y tế trong thời gian sinh đẻ và ngay sau sinh,

Cho phép các nhân viên y tế tiếp cận phụ nữ mang thai và những phụ nữ mới làm mẹ như đến thăm tại hộ gia đình, khuyến khích các phụ nữ sống ở vùng sâu vùng xa sử dụng nhà chờ dành cho sản phụ, và áp dụng công nghệ thông tin tế di động trong khám bệnh từ xa;

Tập huấn, trang bị phương tiện phòng hộ và các gói dụng cụ đỡ đẻ sạch cho nhân viên y tế sử dụng để đỡ đẻ tại nhà trong khi các cơ sở y tế đóng cửa;

Phân bổ nguồn lực cho các dịch vụ bảo vệ mạng sống và các trang thiết bị vật tư phục vụ cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Trong khi chưa có bằng chứng cho thấy vi-rút truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ, UNICEF khuyến cáo tất cả các phụ nữ mang thai như sau:

Tuân thủ các khuyến cáo nhằm bảo vệ bản thân tránh tiếp xúc với vi-rút, tự theo dõi sức khỏe bản thân về những triệu chứng của COVID-19 và tham vấn ý kiến cơ sở y tế gần nhất nếu có lo lắng hoặc có biểu hiện triệu chứng;

Áp dụng các khuyến cáo để tránh lây nhiễm COVID-19 như những người bình thường khác: giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người, và sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến;

Cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế nếu đang sống ở trong vùng dịch hoặc các khu vực có nguy cơ và bị sốt, ho hay khó thở;

Tiếp tục cho con bú kể cả khi họ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm vì hiện tại chưa tìm thấy có vi-rút trong các mẫu sữa mẹ được xét nghiệm. Bà mẹ nhiễm COVID-19 cần phải đeo khẩu trang khi cho con ăn; rửa tay trước và sau khi chạm vào con; và thường xuyên lau sạch và khử khuẩn các bề mặt;

Tiếp tục ôm con và cho tiếp xúc da kề da;

Hỏi ý kiến nữ hộ sinh hay bác sỹ nơi nào là an toàn nhất để sinh nở và có kế hoạch sinh nở để giảm lo âu và đảm bảo đến nơi sinh đúng giờ;

Tiếp tục sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm tiêm chủng theo định kỳ, sau khi trẻ được sinh ra.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ước tính 2,8 triệu bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh tử vong mỗi năm (cứ 11 giây lại có 1 người tử vong). UNICEF kêu gọi cần ngay lập tức đầu tư cho các nhân viên y tế được đào tạo đúng chuyên môn, được trang bị thuốc men cần thiết để đảm bảo rằng mọi bà mẹ và trẻ sơ sinh đều được chăm sóc an toàn nhằm phòng tránh và điều trị các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai, chuyển dạ và đẻ.

“Ngày của Mẹ năm nay buồn, vì nhiều gia đình buộc phải cách ly trong giai đoạn đại dịch do vi-rút corona gây ra,” Bà Fore nhận định. “Nhưng đây cũng là thời điểm cho sự đoàn kết, là lúc tất cả chúng ta cùng hội tụ thành một khối thống nhất. Chúng ta có thể bảo vệ mạng sống bằng cách đảm bảo rằng mọi bà mẹ mang thai đều được hỗ trợ để sinh nở một cách an toàn trong những tháng tới.”

######

Ghi chú cho biên tập viên

Xem hướng dẫn mới về điều trị cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, hãy ghé trang: https://www.unicef.org/coronavirus/covid-19-resources-practitioners

Lợi Ích Của Sữa Non Alpha Lipid Đối Với Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Cung cấp năng lượng

Trên thực tế Alpha Lipid là một loại thực phẩm bổ xung thế nên sản phẩm này đóng vai trò trong việc bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, sản phẩm đóng vai trò như một bữa phụ nhẹ nhàng nhưng đầy năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Giống như phần lớn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khác chỉ với 1 ly sữa non Alpha Lipid bạn đã có một buổi làm việc tràn đầy năng lượng hơn.

Những sản phẩm này cũng đặc biệt hữu ích cho trẻ nhỏ bởi trẻ hoạt bát và tiêu hao nhiều năng lượng cùng với đó là nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm bổ sung và bữa phụ. Các sản phẩm với năng lượng và dinh dưỡng cao cũng đáp ứng 1 phần cho sự phát triển của trẻ sau này.

Bảo vệ cơ thể

Việc thường xuyên sử dụng sữa non alpha Lipid Lifeline sẽ giúp tăng cường môt lượng kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch vừa giúp cơ thể tránh được sự tác động từ bên ngoài đồng thời khỏe mạnh từ sâu bên trong. Với việc đơn giản mỗi ngày là lắc ly sữa non alpha lipid 16g và thưởng thức mỗi sáng thôi mà đã giúp cho cơ thể tăng thêm 300mg kháng thể giúp cho người lính biên cương này khỏe mạnh rồi.

Trong cơ thể con người hệ miễn dịch giống như lớp giáp bảo vệ giúp cơ thể chống lại sự xâm hại của những tác nhân xấu từ bên ngoài như mầm bệnh, virus. Xây dựng hệ thống miễn dịch hoàn hảo với những yếu tố miễn dịch chính như IGG, IGA… hay hàng tỉ lợi khuẩn cùng hệ thống men tiêu hóa bảo vệ cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Bổ sung thêm canxi

Mỗi ly sữa non alpha lipid 16g uống mỗi sáng giúp xương chắc hơn. Với việc đáp ứng đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho cơ thể đã giúp ngăn ngừa loãng xương ở người già, còi xương ở trẻ nhỏ.

Việc đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết giúp cho quá trình truyền dẫn thần kinh ở não, giúp cho các phản ứng co cơ tốt hơn, giúp cho trí nhớ người già tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Ở những người lớn tuổi nếu thiếu canxi sẽ gây ra hiện tượng trí nhớ kém, cơ thể suy nhược, hay mệt mỏi, vận động kém. Theo công trình nghiên cứu của tiến sĩ Joel D. Wallach với việc không đáp ứng đủ canxi là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của 147 loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của con người.

Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất

Sữa non Alpha lipid cũng bổ sung thêm đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ các hoạt động chuyển hóa quan trọng của cơ thể.. Với việc cung cấp đầy đủ vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, C, cùng các khoáng chất : canxi, kali, sắt, kẽm, iod, … đã giúp cho cơ thể hấp thu tốt các chất này.

Các yếu tố tăng trưởng trong sữa non alpha lipid giúp kích thích cơ thể tăng sản xuất tế bào mầm nội sinh, làm chậm quá trình lão hóa hỗ trợ điều trị các bệnh khó chữa như đái tháo đường làm chậm quá trình lão hóa.

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích cho việc sử dụng sữa non Alpha Lipid trong việc chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sữa non alpha lipid có tốt không sữa non cho người già

Những Tác Dụng Thần Kỳ Của Sữa Non Đối Với Trẻ Sơ Sinh

Sữa non chính là nguồn sữa mẹ được hình thành trong quá trình mẹ mang thai tính từ thời điểm tháng thứ 7 trở đi. Sữa non (hay còn gọi là sữa đầu) được tiết ra do sự thay đổi hormone ở cơ thể người mẹ sau sinh từ 2 – 3 ngày.

Sữa non chính là thực phẩm đầu đời mà bé được cảm nhận và hấp thụ. Mặc dù không quá nhiều, nhưng sữa non chính là tinh túy của các dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Sữa non có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị bệnh của trẻ trong 6 tháng đầu tiên.

Sữa non không có màu sắc thống nhất ở mỗi mẹ. Tùy vào cơ địa và đặc điểm của từng người nên sữa non cũng có màu sắc khác nhau. Những màu sắc phổ biến sẽ là màu trắng đục, màu cam, màu vàng, màu vàng nhạt, có khi trong suốt, đặc và hơi dính. Trong đó màu “vàng lỏng” là tốt nhất vì giá trị dinh dưỡng và tầm quan trọng của nó. Sữa non sẽ thay đổi theo thời gian về thành phần cũng như số lượng.

Sữa non xuất hiện khi nào?

Tùy vào đặc điểm của từng mẹ, sữa non được tiết ra ở các thời điểm khác nhau sau khi mang thai. Có mẹ tiết sớm, nhiều mẹ lại tiết muộn, và số lượng ít nhiều cũng tùy từng mẹ nữa. Thực tế cho thấy, có một số mẹ bắt đầu tiết sữa non khi bụng bắt đầu lớn khoảng tháng thứ 4, cũng có nhiều mẹ sau khi sinh trong vòng từ 1-3 ngày mới bắt đầu tiết sữa non hoặc phải cần trợ giúp của máy hút sữa mới có.

Thành phần dinh dưỡng của sữa non

Về mặt khoa học, sữa non được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng nhiều gấp 10 lần so với chất lượng sữa được tiết ra sau đó. Thành phần dinh dưỡng trong sữa non gồm nhiều chất sau:

Protein: Nó có hàm lượng protein nhiều gấp 5 lần, đặc biệt chứa nhiều globulin miễn dịch, lactoferrin, các yếu tố tăng trưởng, đại thực bào, bạch cầu trung tính hay tế bào lympho- giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏi nhiều bệnh.

Vitamin: Đó là các loại vitamin như A, E, B2, B3, K,…

Lactose: Hàm lượng lactose thấp giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. So với sữa thường, các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm đi kèm với các khoáng chất khác cao hơn nhiều lần, lượng sắt cao gấp 3 – 5 lần và lượng đồng là khoảng 6 lần hay cao hơn thế.

Thành phần có miễn dịch: Sữa con có tác dụng tốt như lá chắn miễn dịch và ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh

Những lợi ích không ngờ của sữa non

Các số liệu y tế đã chứng minh được rằng sữa non là loại thực phẩm tốt nhất không có loại thực phẩm nào thay thế được. Trẻ nên được khuyến khích bú sữa non sớm. Nếu sinh thường, cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh khoảng 30 phút. Nếu mẹ sinh mổ thì nên đợi sau sinh khoảng 6 giờ để hết dư lượng thuốc hoàn toàn trong sữa mẹ. Cho trẻ bú sớm giúp trẻ tiếp cận với nguồn dinh dưỡng sữa non mà còn giúp mẹ kích thích tuyến sữa, nhanh chóng hồi phục tử cung và có tác động giúp mẹ tránh được một số bệnh sau sinh.

Sữa non không khác gì kháng sinh tự nhiên

Sữa non có chứa tế bào sống được gọi là kháng thể, với tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại, các loại vi-rút, các vi khuẩn nhiễm bệnh, các bệnh mãn tính…

Nó hoàn toàn không có tác dụng phụ, có thể được coi như là một loại vắc xin tự nhiên cực kì an toàn. Cơ thể trẻ sẽ được phát triển về thể chất và tinh thần, không bị bệnh như sởi, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp… nếu trẻ được bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

Sữa non giúp não trẻ phát triển nhanh

Trong sữa non có chứa ganglioside – là nhóm chất béo rất quan trọng giúp bé phát triển trí não. Ganglioside giúp cho não bộ của bé sớm phát triển mà nó còn bảo vệ hệ thống đường ruột, chống viêm nhiễm đường ruột cho trẻ khi thu hút các vi khuẩn có hại cho cơ thể bé.

Sữa non hỗ trợ hệ tiêu hóa

Sữa non chứa ít chất béo, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ. Chức năng phân giải thức ăn của ruột lúc này mới bắt đầu. Các chất dịch trong cơ thể như lactase hay enzyme cũng mới bắt đầu tiết ra. Chất chống oxy hóa và immunoglobulin có trong sữa non giúp trẻ tránh khỏi các triệu chứng xuất huyết và còn bảo vệ thành ruột đang còn khá yếu của trẻ.

Ngoài ra, sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, tăng cường để cơ thể trẻ bài tiết và việc đào thải bilirubin dư thừa. Trẻ sẽ tránh được nguy cơ từ các bệnh vàng da, tránh mẫn cảm và dị ứng.

Có nên dự trữ sữa non cho trẻ?

Sữa non chỉ có tác dụng hiệu quả nhất khi mẹ cho trẻ bú ngay sau khi mới sinh ra. Tuy vậy nhiều mẹ vẫn tiết sữa non trước khi sinh con nên muốn lưu giữ lại cho tới khi trẻ ra đời. Điều này không tốt chút nào, thậm chí có tác dụng ngược lại.

Lý do là vì sữa non sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, dù được bảo quản cẩn thận trong môi trường nào cũng sẽ bị biến đổi về chất lượng và thành phần dinh dưỡng, việc kích thích tuyến sữa khi mang thai lại có nguy cơ dẫn đến tử cung co rút có thể khiến mẹ sinh non. Vậy nên Ba Mẹ Việt khuyên các mẹ không nên dự trữ sữa non.

Sữa non là gì? Đặc điểm và công dụng của sữa non Top 5 Loại Sữa Bé Sinh Non Được Nhiều Người Tin Tưởng Lựa Chọn

Sữa Hạt Điều Và Những Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe

Sữa hạt điều là một loại thức uống phổ biến được nấu từ hạt điều. Chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh và các hợp chất thực vật có lợi khác.

Hàm lượng dinh dưỡng.

Hầu hết lượng chất béo trong sữa hạt điều đến từ các axit béo không bão hòa, giúp tăng cường sức khỏe của tim và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Các giống mua tại cửa hàng có thể có lượng chất dinh dưỡng khác với các phiên bản tự chế.

Chúng cũng chứa nhiều magiê – một khoáng chất thiết yếu trogn nhiều quá trình hoạt động của cơ thể, bao gồm chức năng thần kinh, sức khỏe của tim và điều hòa huyết áp.

Tất cả các loại sữa hạt điều đều không có đường sữa và có thể thay thế sữa bò cho những người không dung nạp lactose.

Lợi ích đối với sức khỏe.

1. Tốt cho sức khỏe tim mạch.

Sữa hạt điều cũng chứa kali và magiê – hai khoáng chất thiết yếu bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Khi xem xét 22 nghiên cứu, những người có lượng kali cao có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 24%. Một đánh giá khác kết luận rằng, magiê có khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim, bao gồm tiểu đường và huyết áp cao.

Tuy nhiên, sữa hạt điều mua tại cửa hàng có xu hướng ít chất béo không bão hòa, cũng như hàm lượng kali và magie ít hơn so với các loại sữa tự làm.

2. Tốt cho sức khỏe của mắt.

Hạt điều rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin.

Vì hạt điều là một nguồn tốt của lutein và zeaxanthin, nên thêm sữa hạt điều vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt.

3. Hỗ trợ đông máu.

Sữa hạt điều rất giàu vitamin K – khoang chất rất cần thiết cho quá trình đông máu. Không bổ sung vitamin K trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng chảy máu quá nhiều.

Mặc dù thiếu vitamin K ở người trưởng thành khỏe mạnh là rất hiếm, nhưng những người mắc bệnh viêm ruột (IBD) và các vấn đề kém hấp thu khác thường dễ gặp phải tình trạng này hơn. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K, chẳng hạn như sữa hạt điều, có thể giúp duy trì đủ lượng vitamin này.

Tuy nhiên, việc tăng lượng vitamin K trong chế độ ăn uống có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu. Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống của mình.

4. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Uống sữa hạt điều có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu – đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hạt điều có chứa các hợp chất có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu thích hợp. Một nghiên cứu cho thấy một hợp chất trong hạt điều gọi là axit anacardic đã kích thích sự hấp thu đường huyết lưu thông trong các tế bào cơ ở chuột.

Ngoài ra, sữa hạt điều không có đường sữa và do đó có ít carbs hơn sữa. Sử dụng thay thế sữa bò có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về lợi ích của sữa hạt điều trong việc quản lý bệnh tiểu đường.

5. Tốt cho làn da của bạn.

Hạt điều rất giàu khoáng chất đồng. Do đó, sữa có nguồn gốc từ loại hạt này cũng rất giàu dưỡng chất này.

Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra protein cho da. Chúng giúp điều chỉnh sản xuất collagen và elastin – hai loại protein góp phần tăng cường độ đàn hồi và sức khỏe của da. Duy trì mức collagen tối ưu giúp cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hóa da.

Tiêu thụ sữa hạt điều và các thực phẩm giàu khoáng chất đồng khác có thể giúp tăng sản xuất collagen tự nhiên, giữ cho làn da của bạn trông khỏe mạnh và trẻ trung hơn.

6. Tác dụng chống ung thư.

Các nghiên cứu về ống nghiệm cho thấy, các hợp chất trong sữa hạt điều có thể ngăn ngừa sự phát triển của một số tế bào ung thư. Hạt điều đặc biệt có hàm lượng axit anacardic cao – một hợp chất có thể chống lại các gốc tự do được coi là tác nhân gây bệnh ung thư.

Một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy axit anacardic ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư vú ở người. Axit anacardic cũng có khả năng giúp tăng cường hoạt động của thuốc chống ung thư chống lại các tế bào ung thư da người.

Tiêu thụ sữa hạt điều có thể cung cấp một lượng axit anacardic tốt cho cơ thể, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại chỉ giới hạn trong các nghiên cứu ống nghiệm. Cần nhiều nghiên cứu hơn (đặc biệt là ở người) để hiểu rõ hơn các đặc tính chống ung thư tiềm năng của hạt điều.

Tóm lại: Sữa hạt điều không có đường sữa và chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho tim, protein và một số vitamin và khoáng chất. Uống loại sữa này mang lại nhiều lợi ích như tốt cho tim mạch, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe của mắt và da.

https://www.healthline.com/nutrition/cashew-milk-benefits#section11

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhiều Rủi Ro Đối Với Sức Khỏe Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sinh Ra Trong Đại Dịch Covid trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!