Đề Xuất 6/2023 # Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn # Top 11 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5

/

5

(

928

bình chọn

)

1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu đi ngoài ra máu

Bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có màu máu, lẫn máu hoặc máu phủ trên bề mặt phân. Tùy thuộc vào lượng máu, nguồn chảy máu và thời gian máu tồn tại trong ống tiêu hóa mà màu sắc phân có thể từ phân màu đỏ tươi, đỏ thẫm tới phân màu đen. Máu trong phân có thể đến từ bất kỳ cơ quan tiêu hóa nào.

Ngoài đại tiện ra máu, bà bầu có thể gặp phải những triệu chứng khác như:

Đau bụng

Phân lỏng

Phân bé

2. Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ở phụ nữ có thai

2.1. Do màu sắc của một số loại thức ăn

Thực tế trong một số trường hợp màu đỏ trong phân không phải là máu mà do màu sắc của một số loại thức ăn mà mẹ bầu nạp vào cơ thể. Đó có thể là:

Củ cải đường

Rau dền

Quả thanh long.

Trường hợp này bà bầu không cần lo lắng. Màu sắc phân sẽ trở lại bình thường khi loại thực phẩm này được tiêu hóa hết.

2.2. Táo bón ở bà bầu gây đi ngoài ra máu

Bà bầu bị táo bón ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Theo chúng tôi , nguyên nhân của tình trạng táo bón là do mẹ bầu ăn ít chất xơ, lười vận động, sự gia tăng của hormone progesterone làm chậm quá trình co bóp của ruột. Phân khô, cứng cùng với việc cố gắng rặn sẽ làm trầy xước và chảy máu hậu môn.

2.3. Bệnh trĩ

Đây là tình trạng tĩnh mạnh trong và ngoài ống hậu môn bị giãn ra, thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Bệnh xảy ra do sức ép của thai nhi, sự suy giảm lưu lượng máu tới vùng chậu, chế độ ăn thiếu chất xơ.

Đây là hiện tượng xảy ra do táo bón hoặc trĩ kéo dài. Nó có thể gây đại tiện ra máu tươi khi mang thai với lượng nhỏ, thường có màu hồng hoặc đỏ tươi. Đi kèm với đó là vùng niêm mạc hậu môn bị đau rát. Vết nứt càng lớn sẽ càng tăng thêm nguy cơ bị viêm nhiễm.

2.5. Viêm loét đại tràng

Chảy máu khi đi ngoài khi mang thai cũng có thể do bà bầu bị viêm loét đại tràng. Những vết loét trên thành đại tràng chảy máu, lượng máu này theo ống tiêu hóa được đào thải cùng với phân. Ngoài việc bà bầu đi cầu ra máu, phân có thể kèm dịch nhầy và bị đau bụng.

2.6. Polyp đại trực tràng gây đi cầu ra máu ở bà bầu

Sự xuất hiện của các polyp trong thành đại trực tràng khiến phụ nữ mang thai đi ngoài ra nhiều màu tươi. Tuy không phải tất cả polyp đều có thể chuyển thành u ác tính nhưng cần điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Đây là dạng ung thư phổ biến thứ hai trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Bệnh đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng thường gặp của bệnh là:

Bà bầu đi đại tiện ra máu

Táo bón xen kẽ tiêu chảy

Cảm giác nặng tức ở hậu môn.

3. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Nếu đi ngoài ra máu kéo dài quá 2 ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những tác hại có thể xảy đến là:

Tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Không có đủ lượng máu cần thiết cung cấp cho thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển

Gây viêm nhiễm phụ khoa, hậu môn

Mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược

Lo lắng kéo dài, stress

Thậm chí có thể bị sảy thai

4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ

Mang thai là giai đoạn cần hết sức thận trọng của phụ nữ. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ ngay. Đặc biệt nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

Bà bầu đi vệ sinh ra máu không cải thiện sau 1 – 2 ngày

Phân có màu đen, sánh như nhựa đường

Tức ngực, khó thở

Choáng, chóng mặt

Sốt

Đau bụng

5. Chẩn đoán

Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi bà bầu về tiền sử bệnh, loại thực phẩm đã ăn gần đây, thuốc đang sử dụng và triệu chứng bệnh.

Xét nghiệm máu

Chụp X-quang ruột để xác định những tổn thương có thể có.

Xét nghiệm phân: xác định sự hiện hiện của máu trong phân hoặc tìm virus, vi khuẩn.

6. Điều trị đi ngoài ra máu cho bà bầu

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho cả bà bầu và thai nhi. Nếu nguyên nhân được xác định là do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chữa trị loại bệnh này. Nhờ đó, tình trạng chảy máu khi đi ngoài lúc mang thai cũng sẽ biến mất.

Ngoài ra có một số biện pháp an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo để hỗ trợ chữa trị đi ngoài ra máu.

6.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón, bệnh trĩ cũng như tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cho mẹ bầu.

Mẹ bầu nên ăn đa dạng các chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây tươi…

Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung sữa chua vào thực đơn vì chúng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn.

Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia.

Đây là một cách để tạo phản xạ có điều kiện cho cơ thể, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn một thời điểm thích hợp nhất trong ngày để đi đại tiện, thông thường là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Đồng thời, bà bầu không nên cố rặn hoặc nhịn đại tiện.

6.3. Vận động, rèn luyện đều đặn

Vận động, tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng là một trong những yếu tố giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, tạo tinh thần thoải mái cho phụ nữ khi mang thai.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi các trường hợp nhiễm trùng, hình thành các ổ áp xe vùng hậu môn. Mẹ bầu nên dùng nước ấm để rửa vùng hậu môn sau khi đại tiện thay vì dùng giấy để lau. Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần lưu ý sử dụng đồ lót thoải mái, thông thoáng, thấm hút tốt.

*Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp chữa trị khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu đi ngoài ra máu cần cẩn trọng, nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác ngay khi phát hiện các dấu hiệu đại tiện ra máu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.

XEM THÊM:

Táo Bón Ở Bà Bầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Táo bón ở bà bầu là nỗi ám ảnh với không ít phụ nữ khi mang thai. Liệu tình trạng này có đáng lo ngại? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.

5

/

5

(

648

bình chọn

)

“Tôi đang mang thai ở tháng thứ 7. Thời gian gần đây, tôi bị táo bón, mỗi lần đại tiện rất khổ sở. Xin chuyên gia cho biết táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào để không ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Xin cảm ơn chuyên gia!” (Nguyễn Vân Anh, 26 tuổi, ở Thành phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh)

1. Táo bón ở bà bầu là gì?

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Biểu hiện táo bón ở bà bầu còn có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

2. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Táo bón thai kỳ tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp nó còn tác động tới thai nhi, thậm chí góp phần gây sảy thai.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, táo bón khiến phụ nữ mang thai cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến chán ăn. Từ đó khiến mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Trong chất thải chứa các chất độc như phenol, amoniac, indol,… Nếu không được tống ra ngoài cơ thể mà tích tụ lâu trong ruột, chúng có thể khiến hấp thụ ngược, gây hại cho thai phụ và thai nhi.

Táo bón khi mang thai kéo dài còn gây áp lực về tâm lý khiến bà bầu bị căng thẳng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hơn nữa, việc dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, nếu được hỏi bà bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời là bà bầu không nên gắng sức rặn.

Táo bón kéo dài còn có thể dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, sa trực tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

3. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

3.1. Sự thay đổi hormone

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ có sự gia tăng hormone progesterol với tác dụng giãn cơ bắp. Hormone này lại làm chậm quá trình di chuyển của phân trong ruột. Thời gian ở trong ruột càng lâu phân càng bị mất nước nhiều hơn. Điều này khiến phân cứng hơn và khó đi qua hậu môn.

3.2. Nôn nghén

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường bị nôn nghén, gây mất nước. Để bù đắp lượng nước thiếu hụt, ruột sẽ tái hấp thụ nước từ phân khiến phân trở nên khô hơn gây táo bón ở bà bầu 3 tháng đầu.

Thai nhi phát triển khiến tử cung lớn dần chiếm không gian trong ổ bụng, chèn ép đường tiêu hóa, gây áp lực lên ruột. Từ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn, tăng khả năng bị táo bón. Đặc biệt là táo bón ở bà bầu 3 tháng cuối.

Tâm lý của phụ nữ mang thai là luôn muốn ăn thật nhiều để có chất dinh dưỡng nuôi thai nhi. Tuy nhiên việc ăn uống quá đà sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, cơ thể không kịp hấp thụ dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, thực đơn thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào cũng làm gia tăng khả năng bị táo bón khi mang thai.

3.5. Uống ít nước gây táo bón ở bà bầu

Trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Việc làm này dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Từ đó, tạo điều kiện cho bệnh táo bón xuất hiện.

3.6. Ngại vận động

Do sự phát triển của thai nhi cùng sự gia tăng của trọng lượng cơ thể, mẹ bầu thường có xu hướng ngại vận động. Điều này khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, gây táo bón.

3.7. Bổ sung canxi và sắt gây táo bón ở bà bầu

Việc bổ sung canxi và sắt là điều cần thiết trong quá trình mang thai. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều hai yếu tố vi lượng này sẽ dẫn đến táo bón.

Phụ nữ mang thai bị táo bón còn có thể là hệ quả của tiểu đường thai kỳ, bệnh nhược tuyến giáp, đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng.

4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Táo bón không phải là một tình trạng gây nguy hiểm, phụ nữ có thai hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà nếu biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài, đau bụng táo bón ở bà bầu trở nên dữ dội, phân rắn lẫn máu, bà bầu nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị táo bón cho bà bầu cần hết sức lưu ý để vừa giảm các triệu chứng, vừa không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Những cách chữa táo bón cho bà bầu phải  lành tính, an toàn, dễ thực hiện.

5.1. Thay đổi thói quen đi đại tiện

Tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng hàng ngày. Hãy đặt chân lên một chiếc ghế vì tư thế giống ngồi xổm này sẽ giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, bà bầu có thể massage khu vực giữa âm hộ và vùng chậu khi đang đi vệ sinh.

5.2. Mẹo trị táo bón cho bà bầu

Bà bầu táo bón phải làm sao? Lời giải cho vấn đề này là bà bầu có thể áp dụng các mẹo trị táo bón đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà.

5.2.1. Trà bồ công anh

Trà bồ công anh giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích gan tiết nhiều dịch mật hơn, tạo thuận lợi trong tiêu hóa. Loại trà này còn cung cấp nước, lợi tiểu, giảm cảm giác khó chịu do đầy hơi.

Đối với tình trạng táo bón thai kỳ ở dạng nhẹ, bà bầu có thể uống trà bồ công anh ngay sau mỗi bữa ăn.

Uống một ly trà hoa cúc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ là cách chữa táo bón an toàn cho bà bầu. Tinh chất trong loại trà này giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng.

Một trong những cách chữa táo bón cho bà bầu nhanh nhất là sử dụng kết hợp giữa mật ong và mè đen. Mật ong giúp tăng cường đề kháng, bôi trơn đường ruột. Mè đen giàu chất xơ, nhuận tràng.

Chuẩn bị: 50g mè đen, 30ml mật ong.

Cách thực hiện:

– Rang chín mè đen.

– Trộn mè đen đã rang với mật ong rồi chia làm 2 lần ăn trong ngày.

– Dùng liên tục trong 3 ngày.

Để cải thiện các biểu hiện táo bón ở bà bầu hãy dùng dầu dừa. Bà bầu có thể sử dụng dầu dừa để trộn salad hay pha với nước ấm để uống.

Các loại axit béo chuỗi trung bình trong dầu dừa sẽ cung cấp nhanh năng lượng cho các tế bào ở đường ruột. Từ đó kích thích ruột trao đổi chất, làm mềm phân. Hơn nữa, dầu dừa khi vào đường ruột sẽ giúp bôi trơn, giảm ma sát trong quá trình đại tiện.

Quả sung chính là lời giải cho táo bón ở bà bầu phải làm sao. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, sung từ lâu đã trở thành vị thuốc nhuận tràng hiệu quả.

Chuẩn bị: 10g sung tươi, 1 đoạn ruột già của lợn.

Cách thực hiện:

– Sung rửa sạch với nước muối, bổ đôi và hầm chung với ruột lợn đã sơ chế sạch.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Nếu táo bón là do uống bổ sung sắt và canxi, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để đổi sang loại khác hoặc thay đổi liều lượng.

Song song với đó bạn có thể dùng thêm viên uống bổ sung magie dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Bởi magie sẽ giúp làm mềm phân. Tuy nhiên nên lưu ý nếu bổ sung quá nhiều viên uống magie có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu cần 350mg magie mỗi ngày (bao gồm trong cả viên uống bổ sung và thông qua thực phẩm như: bơ, chuối, hạt chia,…)

5.4. Sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu

Trong trường hợp bất khả kháng, bác sỹ sẽ kê thuốc nhuận tràng an toàn dành riêng cho bà bầu. Đây không phải là loại thuốc nhuận tràng mà mọi người vẫn hay dùng bởi bà bầu được khuyến cáo là không nên sử dụng thuốc nhuận tràng thông thường.

Vậy bà bầu bị táo bón nên uống thuốc gì? Đây là những loại thuốc bác sỹ có thể kê đơn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

– Thuốc Psyllium: thuốc trị táo bón tạo khối chứa chất xơ.

– Thuốc Fybogel: Đây là thức uống giàu chất xơ, phát huy tác dụng sau vài ngày uống.

– Thuốc Senna: Loại thuốc này được sử dụng ngắn hạn để điều trị táo bón bởi nó có thể gây tiêu chảy và đau bụng. Nó là thuốc nhuận tràng tự nhiên, được làm từ lá và quả của cây senna. Mất khoảng 8 giờ để thuốc phát huy tác dụng.

– Thuốc Glycerol: Thuốc chỉ mất 20 phút để phát huy tác dụng.

Lưu ý, phụ nữ có thai tuyệt đối không được tự uống thuốc mà không tham vấn bác sỹ.

6. Phòng tránh táo bón ở bà bầu

Lý tưởng nhất là bà bầu hãy phòng tránh táo bón bằng việc tạo lập cho mình chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.

– Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt, bà bầu nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy.

– Bổ sung từ 25 – 30g chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, táo, nho, lê, dâu tây…

– “Loại bỏ” các loại thực phẩm làm tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Cụ thể là: đồ chiên rán, mít, nhãn,…

– Tích cực vận động vừa sức, tập  yoga dành cho bà bầu, đi bộ hoặc bơi

XEM THÊM:

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Khi Mẹ Bầu Bị Đau Đầu

Bà bầu bị đau đầu là tình trạng phổ biến ở khoảng thời gian đầu hoặc cuối thai kỳ. Những cơn đau gây khó chịu và khiến người mẹ mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, về lâu dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau đầu?

Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, dẫn đến nhiều triệu chứng, đau đầu là một trong số đó. Theo thống kê thì có hơn 80% phụ nữ bị đau đầu trong thời gian mang bầu. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể chưa quen với sự thay đổi, do đó đau đầu trong những tháng đầu thai kỳ chiếm gần 60% trên tổng số trường hợp. Đau đầu ở những tháng cuối của thai kỳ có thể do tình trạng lên cân đột ngột làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu lên não.

Ngoài những nguyên nhân trên thì chế độ sinh hoạt không khoa học cũng gây nên tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai. Những thói quen xấu như không uống đủ nước, ăn uống không đúng bữa và không đủ chất dinh dưỡng. Thức đêm nhiều, sử dụng những chất kích thích, đồ uống có cồn cũng dẫn đến tình trạng đau đầu. Môi trường sống ồn ào cũng khiến thần kinh nhạy cảm của bà bầu mệt mỏi căng thẳng dẫn đến tính trạng khó ngủ và đau đầu.

2. Khi nào đau đầu ở bà bầu trở nên nghiêm trọng?

Hầu hết các trường hợp bà bầu chỉ đau đầu mà không kèm theo những biểu hiện bất thường nào khác. Tuy nhiên bạn vẫn phải hết sức chú ý, trong giai đoạn thai nhi được 24 – 26 tuần, tiền sản giật (rối loạn thai nghén cuối thai kỳ) là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau đầu. Do vậy nếu đau đầu kèm những biểu hiện khác thường khác như tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu buốt rắt hoặc tiểu sẫm màu hoặc nhìn mờ,… thì cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như sau:

– Đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau đột ngột khi đang ngủ.

– Sưng nề các vị trí như tay, chân và mặt.

– Đau đầu kèm theo những triệu chứng như rối loạn thị giác, sốt cao, đau cứng cổ,…

– Đau đầu kèm vùng dưới xương sườn, đau kèm bụng trên.

– Tăng cân đột ngột không phải do trọng lượng của thai nhi.

3. Một số phương pháp trị đau đầu cho bà bầu

Hãy thử áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu cơn đau đầu trong thời kỳ mang thai:

Massage

Khi bị đau đầu bạn nên massage khu vực vai gáy, lưng cổ để giảm thiểu những cơn đau. Có thể sử dụng kết hợp với dầu khuynh diệp để tăng cao hiệu quả.

Chườm nóng/lạnh

Chườm nóng hay lạnh đều có tác dụng giảm cơ đau cho bà bầu. Chườm nóng giúp các mạch máu được giãn nở, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não, hỗ trợ các cục máu gây nên tính trạng đau đầu. Ngoài ra tắm nước ấm cũng là phương pháp giảm đau, tuy nhiên không nên tắm với nước quá nóng và tắm trong thời gian quá lâu.

Chườm lạnh có tác dụng khi bà bầu bị đau đầu do các mạch máu mở rộng. Việc chườm lạnh trên trán sẽ làm thu nhỏ mô cơ, thắt chặt mạch máu từ đó giúp làm giảm đi những cơn đau.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm những cơn đau đầu khi mang thai. Nước đóng vai trò cần thiết trong quá trình lưu thông máu và vận chuyển những khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Không những thế, nước còn cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách điều chỉnh cân bằng các enzyme, vitamin và protein trong cơ thể.

Sử dụng một số liệu pháp tự nhiên

Sử dụng tinh dầu lavender hỗ trợ giảm những cơn đau đầu là cách mà bạn nên thử. Hương thơm của tinh dầu giúp mẹ bầu ổn định tâm thần, giảm thiểu căng thẳng. Bên cạnh đó còn có một số loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm đau đầu, tuy nhiên khi sử dụng phải được sự cho phép của bác sĩ.

4. Làm thế nào để phòng ngừa những cơn đau đầu khi mang thai?

Tuy đau đầu khi mang thai một phần là do sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ, tuy nhiên điều chỉnh lối sống và sinh hoạt cũng giúp bạn giảm thiểu được phần nào các cơn đau.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ gây đau đầu khi mang thai. Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, hoặc sử dụng một số loại hạt, bánh trái để ăn khi cảm thấy đói. Điều này tránh tính trạng hạ đường huyết khi mang thai gây nên tình trạng đau đầu.

Một số loại thực phẩm không nên ăn

Socola, xúc xích, rượu, cà phê,… là những thứ mẹ bầu không nên ăn để tránh tình trạng đau đầu khi mang thai. Đặc biệt là cà phê, nếu bạn nghiện loại thức uống này thì nên tìm cách “cai” chúng. Nên cắt giảm liều lượng mỗi lần uống để việc “cai” diễn ra từ từ, không nên ngừng uống đột ngột có thể khiến cơ thể không thích nghi được.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya. Thời điểm buổi trưa không nên ngủ quá một tiếng để tránh gây mệt mỏi cho buổi chiều. Nên ngủ ở môi trường yên tĩnh, không có tiếng ồn để giấc ngủ được đảm bảo tốt nhất.

Yếu tố môi trường

Tránh đến những nơi không khí ô nhiễm, ngột ngạt, mùi hương quá nồng,… Bạn nên thường xuyên nhờ người thân dọn dẹp nhà cửa và để cho phòng nghỉ luôn được thông thoáng. Ngoài ra bà bầu cũng nên tránh những nơi ánh sáng quá chói hoặc ồn ào để tránh nguy cơ bị đau đầu.

Thường xuyên tập luyện thể thao

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe mà còn hạn chế những cơn đau đầu. Một số hình thức tập luyện bạn có thể thử như Yoga, đi bộ, tập hít thở,…

Trẻ Bất Dung Nạp Lactose: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Trẻ bị bất dung nạp lactose thường có các biểu hiện như tiêu chảy, đầy hơi, nôn, ói mửa,…hệ lụy dẫn tới trẻ kém hấp thu các dưỡng chất như canxi, vitamin D, chậm phát triển,…

Lactose là loại đường chính có trong sữa và các chế phẩm được làm từ sữa. Trong ruột non, enzyme lactase sẽ có nhiệm vụ phân hủy hàm lượng đường lactose thành 2 loại đường galactose và glucose có ích cho cơ thể. Khi trẻ không dung nạp đường lactose sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi đồng thời gây ra hàng loạt các hệ lụy không tốt cho sức khỏe về sau.

Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, bạn cần biết cấu trúc của hệ tiêu hóa ở trẻ trước đã.

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao, phải đến 7-10 tuổi mới giống dạ dày người lớn. Lúc mới sinh, dạ dày chỉ chứa được 30-35ml, lúc 3 tháng tuổi có thể chứa được 100ml và đạt 250ml khi trẻ được 1 tuổi. Các lớp cơ phát triển còn yếu, co thắt bất thường nên trẻ dễ bị nôn trớ.

Thành phần dịch vị của trẻ giống người lớn nhưng số lượng và chất lượng kém hơn. Độ pH trong dịch dạ dày của trẻ nhỏ cao hơn trẻ lớn, do đó chỉ thích hợp trong tiêu hóa, hấp thụ các thành phần lactose, protein trong sữa mẹ hơn là sữa bò.

Trẻ bú mẹ, 25% lượng sữa được hấp thụ ở dạ dày và thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 – 2 giờ 30 phút, trong khi đó đối với sữa bò là 3 – 4 giờ.

Ruột trẻ so với chiều dài của cơ thể dài hơn người lớn. Ở trẻ 6 tháng, ruột già dài gấp 6 lần chiều dài của trẻ, trong khi ở người lớn chỉ dài gấp 4 lần chiều cao. Ruột trẻ phát triển rất nhanh, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu. Màng treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên dễ xoắn. Chức năng ruột cũng tiêu hóa, hấp thụ và vận động nhưng hoạt tính men kém hơn người lớn, nhu động nhiều hơn.

Hiện tượng không hấp thụ lactose ở trẻ là tình trạng cơ thể không có đủ lactase – một enzyme ở trong ruột non để hấp thụ hàm lượng đường lactose.

Trẻ mắc chứng bất dung nạp đường lactose khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm làm từ sữa thì đường lactose sẽ không phân hủy được và được chuyển xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ tiến hành phân hủy đường lactose thành chất lỏng và khí, gây ra các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi.

Vậy những triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị bất dung nạp lactose là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường các triệu chứng bất dung nạp đường lactose sẽ diễn ra sau khi ăn sữa hoặc các sản phẩm từ sữa từ 30 phút cho đến 2 tiếng. Các triệu chứng bao gồm:

Các dấu hiệu ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Do vậy, để chắc chắn nhất bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh vào cách điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân chính khiến bé bất dung nạp đường lactose là do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để hấp thụ đường lactose. Trong đó, có 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt men lactase, khiến đường lactase bị chuyển thẳng suốt ruột già, không được tiêu thụ hết ở ruột non:

Bất dung nạp đường lactose nguyên phát

Bất dung nạp lactose thứ phát

Chứng này có thể bắt nguồn từ tổn thương ở ruột non hay vấn đề tiêu hóa như loét dạ dày, viêm đường ruột mà trẻ gặp phải. Điều đáng mừng là nếu các vấn đề trên được giải quyết thì triệu chứng không dung nạp lactose cũng tự nhiên biến mất theo.

Thiếu hụt men lactase

Nguyên nhân này thường xảy ra ở những bé sinh non, sinh thiếu tháng không đủ men lactase. Thông thường lượng men lactase sẽ phát triển mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi trẻ sinh thiếu tháng, hệ tiêu hóa có thể phát triển không ổn định.

Thậm chí, đối với trẻ sinh đủ tháng đủ ngày thì hệ tiêu hóa của trẻ trong 2 năm đầu đời cũng không thể kích hoạt đầy đủ các men tiêu hóa cần thiết như men lactase.

Bất dung nạp đường lactose bẩm sinh

Thông thường trường hợp trẻ sinh ra đã thiếu hụt men lactase là rất hiếm gặp và thường bị di truyền từ cha mẹ. Khi trẻ không hấp thụ lactose trong sữa mẹ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại sữa cho con.

Được biết, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng cho trẻ. Song song đó, bác sĩ cũng tiến hành làm các xét nghiệm để đo sự hấp thụ lactose ở đường tiêu hóa như kiểm tra lactose, kiểm tra nồng độ axit trong phân, xét nghiệm khí hydro trong hơi thở. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ phải lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột non để phân tích và nghiên cứu.

Không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn các thức ăn có chứa đường. Trẻ em đang lớn không cần loại bỏ lactose hoàn toàn nhưng nên biết lượng lactose mà mình có thể hấp thụ được hết.

Trẻ em là đối tượng rất cần bổ sung canxi và vitamin D. Việc tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa có thể khiến trẻ thiếu 2 dưỡng chất quan trọng này. Do vậy, mẹ cần bổ sung cho trẻ bằng cách ăn các thực phẩm giàu canxi hoặc uống bổ sung canxi…

Chứng bất dung nạp lactose ở trẻ cũng có thể được kiểm soát và cải thiện khi mẹ lưu ý một số vấn đề về chế độ sinh hoạt như: cân nhắc việc cho con bú nếu bạn có tiền sử không dung nạp lactose; thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang cho con uống vì chúng có thể chứa lactose; nếu bé lớn hơn có thể cho bé uống sữa đậu nành thay thế sữa bò; không tự ý điều trị hoặc cho bé uống thuốc tại nhà khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ…

Những thực phẩm trẻ bất dung nạp lactose nên ăn

Thực phẩm trẻ không nên dùng

Việc bổ sung Probiotics giúp bé khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ nên tham khảo men vi sinh Himita có chứa cả Prebiotic – là chất xơ hòa tan và nguồn thức ăn của các lợi khuẩn sẽ tối ưu hoạt động của những lợi khuẩn trong đường ruột của bé và tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

Không chỉ chứa tới 8 chủng vi sinh có lợi trong đường ruột, có vị trí sinh sống trải dài từ ruột non tới ruột già, các probiotic trong men vi sinh Himita có khả năng sống sót cao trong các môi trường khắc nghiệt của đường tiêu hóa như acid dịch vị, dịch mật.

Himita đã được cấp phép của Bộ Y Tế nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho trẻ nhỏ và người lớn trong gia đình.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng bất dung nạp lactose hoặc muốn nghe dược sĩ tư vấn cách dùng hoặc tìm giúp địa chỉ hiệu thuốc gần nhất có bán men Himita.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!