Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Điều Cần Biết Đối Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc với máu, các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
1. Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Viêm gan B có thể lây qua quá trình sinh nở do bệnh lây qua máu.
2. Ảnh hưởng của viêm gan B mạn tính trên thai kỳ
3. Ảnh hưởng của thai kỳ trên bệnh gan
Những thay đổi miễn dịch, chuyển hóa và huyết động xảy ra trong khi mang thai có khả năng làm xấu đi hoặc làm lộ rõ bệnh gan nền. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh gan có thể khó khăn trong quá trình mang thai do những thay đổi sinh lý bình thường có thể lẫn với các biểu hiện lâm sàng của bệnh gan mạn tính. Bệnh nhân xơ gan tiến triển ít khi có thai, vì những bệnh nhân này thường giảm khả năng sinh sản do chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Phụ nữ xơ gan giai đoạn đầu dễ có thai hơn. Điều quan trọng là phải xác định và theo dõi những bệnh nhân này, vì họ có nguy cơ đáng kể bị các biến chứng chu sinh và kết cục xấu cho mẹ và thai nhi, bao gồm: tăng huyết áp thai kỳ, nhau bong non, chảy máu do phình tĩnh mạch, xơ gan mất bù, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhiễm trùng trong tử cung, sinh non và thai chết lưu. Nhiễm viêm gan B trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.
4. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Đối với các phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ. Cần liên hệ ngay với bác sỹ chuyên khoa trước khi có thai, khi có thai, sau khi sinh nở để được tư vấn và điều trị./.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)
Mẹ Mang Thai Bị Viêm Gan Siêu Vi B Cách Điều Trị.
Hệ miễn dịch của con người có thể chống lại virus này mà không cần sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp, virus này vẫn ẩn náu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm gan B mạn tính, gây tổn thương gan nghiêm trọng và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bà bầu bị viêm gan B có thể truyền sang cho con. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc bản thân, nếu thấy có các triệu chứng của bệnh, tốt nhất nên đi kiểm tra sớm để được điều trị kịp thời. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, bác sĩ sẽ tiêm ngừa cho bé ngay sau khi sinh. Còn nếu bạn có hàm lượng virus cao trong máu, bác sĩ có thể cho bạn dùng các loại thuốc để kiểm soát bệnh.
Triệu chứng của viêm gan siêu vi B
* Đau và nhức mỏi, triệu chứng này khá giống với các triệu chứng cảm, cúm thông thường
* Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn
* Mệt mỏi
* Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng
* Sốt nhẹ.
Mẹ mang thai bị viêm gan siêu vi có thể gặp biến chứng gì?
Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh nở hoặc mang thai. Nhưng căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như:
* Tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai
* Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
* Tăng nguy cơ sinh con thiếu cân
* Gây tổn thương gan của bé trong giai đoạn bào thai.
Một số quan niệm sai lầm về việc bà bầu bị viêm gan B
Trước đây, bạn thường nghe thai phụ bị viêm gan B sẽ phải sinh mổ để hạn chế lây nhiễm cho con? Thực tế là trong trường hợp này, bạn không nhất thiết phải sinh mổ. Nguyên do là virus viêm gan B có thể lây sang bé nhưng căn nguyên của tình trạng lây nhiễm này là do virus có trong các hỗn hợp chất lỏng của cơ thể bạn được truyền qua bé khi sinh. Do đó, dù sinh thường hay sinh mổ thì bé cưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Đa số các nghiên cứu đều nói rằng bạn vẫn có thể cho con bú khi bị viêm gan B miễn là bé được tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch.
Mẹ mang thai bị viêm gan siêu vi b nên điều trị như thế nào?
* Đầu tiên, nếu thấy mình có các triệu chứng kể trên, bạn nên đi xét nghiệm máu để biết mình bị viêm gan B hay không. Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm gan B, cũng đừng quá lo lắng. Hãy trao đổi thật cụ thể với gặp bác sĩ để có hướng điều trị tích cực và có phương án phòng tránh lây nhiễm cho bé hiệu quả.
* Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu. Trong trường hợp nồng độ cao, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các loại thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này. Tenofovir hoặc Viread là hai loại thuốc được sử dụng khá phổ biến.
* Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, bé bắt buộc phải tiêm ngừa sau khi sinh. Bé sẽ được tiêm hai liều: một liều vắc-xin viêm gan B (liều 5 mcg) và một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG, liều 0,5 ml). Hai mũi tiêm này sẽ được tiêm ở các chi khác nhau. Nếu được tiêm đúng cách, thuốc có thể bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị viêm gan B. Thời gian tiêm thường là 12 – 24 giờ đầu sau khi sinh và sẽ tiêm lại khi bé được một tháng, hai tháng và 1 tuổi. Ngoài ra, bé cũng có thể phải tiêm lại khi được 5 tuổi.
* Nếu bị viêm gan B khi mang thai, bạn cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng.
Nếu bà mẹ mang thai bị viêm gan siêu vi b thì cũng không nên lo lắng quá, hãy làm theo pháp đồ điều trị của bác sĩ, như vậy có thể viêm gan siêu vi không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu như chị em còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng [TRUY CẬP TẠI ĐÂY] để được tư vấn miễn phí.
Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan C, Liệu Có Lây Truyền Cho Thai Nhi Không?
Virus viêm gan C có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như dịch âm đạo hoặc tinh trùng).
Nói chung, sự lây lan của virus xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng (ống chích ma túy, kim xăm, hoặc ống tiêm không tiệt trùng) được người bị nhiễm bệnh sử dụng.
Tỷ lệ nguy cơ phụ nữ mang thai truyền HCV cho thai nhi là 5%. Thậm chí, con số nguy cơ này có thể tăng lên nếu người mẹ bị nhiễm HIV.
Các triệu chứng viêm gan C
Đau bụng.
Buồn nôn.
Vàng da, vàng mắt.
Cảm thấy mệt mỏi.
Cảm thấy đau nhức.
Giảm sự thèm ăn.
Ảnh hưởng của virus HCV đối với thai nhi
Như đã đề cập ở trên, virus viêm gan C lây truyền cho thai nhi là rất hiếm. Sự lây truyền có thể xảy ra trong tử cung, trong khi sinh hoặc sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nhìn chung thai nhi trong bụng mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi loại virus này.
Cho đến nay, không có cách nào để ngăn chặn loại virus lây lan sang trẻ sơ sinh. Tuy vậy, thai phụ bị HCV vẫn có thể sinh thường và không bắt buộc phải mổ lấy thai.
Điều trị viêm gan C – virus HCV khi mang thai
Nếu đang mang thai, các chuyên gia, bác sĩ sản khoa có thể không cho bạn dùng thuốc điều trị viêm gan C vì những loại thuốc này có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình sinh nở. Do vậy khi mang thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thuốc (kể cả thuốc bổ gen)
Đối với những bà mẹ đang trong kế hoạch mang thai nếu đủ điều kiện tài chính, nên quyết định điều trị ngay vì nồng độ siêu vi C trong người tương đối cao với thời gian điều trị là 12 tháng (do siêu vi C bạn mắc thuộc kiểu gene 1). Nếu hiệu quả, sau khi ngưng thuốc 6 tháng có thể có thai và không lo lây nhiễm cho con. Nếu chưa có khả năng điều trị, việc có con vẫn có thể nhưng cần theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ. nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chữa khỏi bệnh viêm gan trước.
Nếu bị viêm gan C, người bệnh cần phải tránh hoàn toàn rượu và các loại thuốc khác có thể gây hại cho gan của bạn. Ngoài ra, cố gắng không dùng chung đồ vật cá nhân với người khác, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không dùng chung kim tiêm và chỉ nên sử dụng kim tiêm dùng một lần.
Bệnh Viêm Gan B Khi Mang Thai Ở Mẹ Bầu
Câu trả lời là có. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì tốt nhất tất cả mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm viêm gan B. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với những mẹ bầu châu Á thì nguy cơ bị nhiễm viêm gan B thường cao hơn nên càng cần phải được làm xét nghiệm. Mẹ bầu nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về việc thử máu, kiểm tra bệnh trong gian sớm nhất.
2. Mẹ bầu có nên tiêm phòng viêm gan B không?
Trong thời kỳ , nếu bạn không bị nhiễm bệnh viêm gan B thì tốt nhất là bạn nên chờ đến khi sinh con xong rồi mới tiêm phòng viêm gan B. Tuy nhiên, trường hợp nếu chồng của bạn bị nhiễm viêm gan B, hoặc là hàng ngày bạn phải làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho bạn ngay trong thai kỳ.
3. Bà bầu bị viêm gan B, thai nhi có bị ảnh hưởng gì không?
Bình thường nếu mẹ bầu bị viêm gan B thì thai nhi không ảnh hưởng (không gây dị tật cho thai) và hầu hết mẹ bầu bị viêm gan loại B đều không bị trở ngại đáng kể gì. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì các bác sĩ chuyên khoa phải biết chính xác bạn có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong cả thời kỳ.
4. Nếu bà bầu bị viêm gan B thì em bé sau khi sinh ra có bị lây bệnh không?
Nếu bà bầu bị viêm gan B thì nguy cơ truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh là rất cao, cho dù bạn sinh thường hay là sinh mổ.
5. Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là bao nhiêu?
Có tới 90 – 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây truyền sang con. Nghiêm trọng hơn là nếu như trẻ không được bác sĩ theo dõi và điều trị đúng thì sau khoảng 10 – 15 năm trẻ bị nhiễm virut viêm gan B sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
6. Làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh viêm gan B?
Muốn phòng ngừa khả năng lây bệnh từ mẹ sang con thì bạn cần được điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai, trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vaccin viêm gan B và huyết thanh viêm gan B ngay khi sinh ra vài giờ.
7. Tại sao ngay khi sinh ra vài giờ bé cần được tiêm phòng viêm gan B?
Trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay. Bởi vì, nếu được tiêm phòng ngay thì sau này bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B. Ngược lại, nếu ngay khi sinh ra bé không được tiêm phòng đúng cách (hoặc là được tiêm phòng quá muộn) thì trong tương lai bé có thể bị mắc viêm gan B.
Lưu ý: Để phòng tránh bệnh viêm gan B cho trẻ hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh cần nhớ khi trẻ được 1 tháng và 6 tháng tuổi thì nên cho trẻ đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo.
Bình Luận
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Điều Cần Biết Đối Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan B trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!