Đề Xuất 5/2023 # Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao: Chỉ 2 Bước Giúp Mẹ Sữa Về “Tràn Trề” # Top 9 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao: Chỉ 2 Bước Giúp Mẹ Sữa Về “Tràn Trề” # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao: Chỉ 2 Bước Giúp Mẹ Sữa Về “Tràn Trề” mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bước 1: Nhận biết tình trạng ít sữa sớm

Nhiều mẹ thường chỉ nhận ra sữa không đủ cho con khi thấy sữa chảy ít, mất sữa. Thật ra vấn đề ít sữa đã diễn ra được một thời gian rồi, hậu quả là con thường bị nhẹ cân, quấy khóc nhiều, mẹ thì stress kinh khủng vì thương con và bất lực dù đã bồi bổ thêm nhiều chất dinh dưỡng. Lúc này để kích thích sữa tiết ra mẹ sẽ mất nhiều công sức hơn. Để tránh trường hợp này, Dinh dưỡng bà bầu sẽ hướng dẫn mẹ cách nhận biết sớm khi lượng sữa của mình không đủ cho con bú, cụ thể:

Kiểm tra lượng phân bé thải ra: Thường nếu bé bú đủ sữa mỗi ngày mẹ phải thay ít nhất 5 lần tã có phân.

Đánh giá lượng nước tiểu của bé: Việc thay tã ướt 8-10 lần mỗi ngày cũng là cơ sở để nhận biết mẹ có đủ sữa hay không. Ngoài ra khi bú đủ sữa, nước tiểu của bé thường có màu trong suốt hoặc vàng nhẹ.

Cách bé mút và nuốt trong suốt quá trình bú mẹ: Nếu bé chỉ mút và nuốt nhanh thì có thể sữa mẹ không đủ. Khi sữa mẹ về nhiều bé sẽ mút và nuốt chậm rãi.

Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh sau khi bú: Sau khi bú xong nếu không được ăn no bé sẽ có thể bẳn rẳn khó chịu thậm chí khóc nhiễu.

Biểu hiện tăng cân ít (<500g) là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận thấy sữa mẹ về không đủ. Trung bình tháng đầu tiên bé tăng khoảng 1kg và ở các tháng tiếp theo tiếp tục tăng khoảng 500g. Nếu mẹ thấy bé không lên cân, hoặc tăng ít dưới 500g thì cần kiểm tra nguồn sữa của mình.

Bước 2: Xác định nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần và cách xử lý

1. Không cho con bú thường xuyên dẫn tới sữa mẹ ít dần

Mẹ cần biết cho con bú liên tục sẽ giúp kích thích tiết sữa. Chính vì điều này mà các chuyên gia sản khoa khuyến khích mẹ nên cho con bú ngay khi mới sinh vài giờ, mặc dù lượng sữa chỉ có mấy ml nhưng cũng đủ cho bé sơ sinh no lúc đó và sẽ giúp cho sự tạo sữa bắt đầu.

Cách xử lý: Để khắc phụ tình trạng này, mẹ nên tăng cường cho con bú mẹ vì động tác này sẽ kích thích tiết sữa, mỗi lần bé bú cạn bầu vú thì sữa càng mau về, ưu tiên bầu vú ít sữa trước nhưng vẫn cân đối cho bú bên còn lại để duy trì sữa đều 2 bên. Mẹ có thể cho bé bú từ 20-30 phút, nên cho bé bú ở nơi chỉ có 2 mẹ con để tránh bé sao nhãng khi bú. Cho bé bú hết bầu thứ nhất rồi mới chuyển sang bầu thứ hai vì bú như vậy sẽ vừa giúp kích thích sữa lại tận dụng được nguồn sữa béo sau cùng giúp bé tăng cân. Nếu bé ngủ lúc đang ti sữa, mẹ đừng rút ra mà cứ để con vừa ăn vừa ngủ, đến khi nào bé bú no, lúc đó bé tự nhả ti mẹ và ngủ ngoan.

2. Cách ngậm vú và tư thế thế bú sai cách ảnh hưởng lượng sữa tiết ra

Không chỉ những mẹ chăm con đầu lòng mới gặp vấn đề này mà còn có nhiều mẹ sinh con lần 2, lần 3 cũng chưa biết cách cho con bú đúng. Hậu quả là mẹ thì đau vú vì bé ngậm kéo nhiều còn con thì quấy khóc vì không có sữa. Có một số trường hợp là do trẻ bị dị tật bẩm sinh ở miệng.

Cách xử lý: Khi cho con bú, mẹ nên ôm bé sao cho đầu, thân mình, mông bé tạo thành một đường thẳng và phải được nâng đỡ; bụng bé áp vào bụng mẹ; mặt bé đối diện với vú mẹ. Mẹ nên tập cho bé ngậm cả quầng vú, há miệng trẻ cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm chạm vào vú. Tránh để bé chỉ ngậm mỗi núm vú, lúc bú cũng không được nhiều sữa mà mẹ còn rất đau nữa nếu để lâu có thể gây tổn thương vú ở mẹ còn trẻ thì không chịu bú nữa dẫn đến việc tạo sữa ít đi, dần dần sẽ mất sữa.

Nếu bé bú đúng cách mẹ sẽ không thấy đau ở đầu vú mà có cảm giác “rần rần” sữa xuống, tiếng trẻ nuốt nghe ừng ực và tự nhả khi bú xong với biểu hiện thỏa mãn hài lòng.

Ngoài ra việc lạm dụng bú bình, ti giả khiến bé dần chán bú, sữa ít dần mẹ nên hạn chế mà tập trung cho bé bú ti mẹ tự nhiên. Kích thước núm vú của bình sữa khác với núm vú của mẹ. Mức độ chảy của bình sữa khi bé bú cũng rất dồi dào, nhanh hơn so với tốc độ bé bú vú mẹ. Trẻ dễ bị quen bú bình nếu mẹ sử dụng bình quá nhiều mà không cho bé ti mẹ tự nhiên, về sau bé sẽ từ chối bú mẹ hoặc quấy khóc bỏ bú. Số lần cho con bú giảm đồng nghĩa với sữa về không nhiều.

3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây mất sữa

Nếu mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giai đoạn cho con bú sẽ làm giảm cả “số lượng” và “chất lượng sữa”. Hoặc trong bữa ăn của mẹ có các thực phẩm gây mất sữa, khiến sữa có mùi khó chị khiến bé không có đủ sữa hay bỏ bú dẫn đến sữa về ít.

Cách xử lý:

Ăn những đồ ăn nóng sốt như cơm nóng, canh nóng

Ăn đa dạng thực phẩm, tăng so với bình thường để có thêm chất tạo sữa.

Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).

Ăn thêm bữa phụ, sử dụng vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh hoặc các đồ lợi sữa.

Uống thêm sữa nóng, nước ấm 2,5-3 lít mỗi ngày để tăng kích thích sữa.

Mẹ có thể ăn một số món truyền thống như cháo móng giò ninh nhừ thêm vài lát đu đủ xanh, cháo lạc, cháo hoặc chè vừng đen, uống nước trà vằng,…

4. Stress khi mang thai hoặc sau khi sinh ức chế phản xạ tiết sữa ở mẹ

Nếu mẹ phải làm quá nhiều việc lúc mới sinh có thể gây áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Thấy con quấy khóc chữa có kinh nghiệm sinh con, lo lắng không đủ sữa cho con và hàng trăm vấn đề khác có thể khiến mẹ quá tải lúc này.

Cách xử lý: Mẹ không nên nhận hết mọi việc về mình mà hay nhờ người thân trong gia đình giúp đỡ hoặc thuê giúp việc nếu điều kiện cho phép. Quan trọng nhất là tinh thần mẹ thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngời hoàn toàn khi mới sinh. Mẹ đừng để mình rơi vào tình trạng lo lắng căng thẳng kéo dài bởi hormone tiết sữa chịu chi phối rất lớn bởi yếu tố tâm lý.

5. Tỷ lệ ít sữa sau sinh mổ cao hơn so với sinh thường

Mẹ sinh mổ có thể ít sữa hơn sinh thường. Do ảnh hưởng từ thuốc gây mê, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây rối loạn hormone tuyến sữa khiến việc tiết sữa bị hạn chế. Tâm lý và sức khỏe sau khi mổ cùng với việc không thể cho con bú ngay sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra.

6. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa

Cách xử lý: Lúc này mẹ nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị đúng phương pháp. Khi sử dụng thuốc cần lắng nghe ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Dinhduongbabau.net

7 Món Sữa Hạt Giúp Sữa Mẹ Tràn Trề Sau Khi Sinh

Mục Lục

Sữa mẹ là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Đó là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ, giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh, ngăn ngừa một số nguy cơ bệnh tật.Để tăng cường lượng sữa và chất lượng sữa mẹ có rất nhiều cách được các mẹ chia sẻ.

Cùng máy nấu sữa hạt Unie V1 chia sẻ tới các mẹ 7 công thức sữa hạt giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng, bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất giúp sữa mẹ dồi dào, cho mẹ khoẻ bé thông minh.

1. Sữa gạo lứt, đậu đen

– Gạo lứt 40gr

– Đậu đen 40g

– Nước 1000ml

– Đường phèn (nếu muốn)

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

2. Sữa hạt hạnh nhân, đậu phộng, cà rốt

– Hạnh nhân: 30g

– Đậu phộng rang thơm: 30g

– Cà rốt hấp chín: 1 củ

– Đường phèn (nếu muốn)

– Nước 1000ml

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

3. Sữa gạo lứt, nhân óc chó

– Gạo lứt 60g

– Nhân óc chó 10 nhân

– Nước 1000ml

– Đường phèn (nếu muốn)

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

4. Sữa hạt óc chó, đậu đen, yến mạch

– Nhân óc chó 10 nhân

– Đậu đen 30g

– Yến mạch 20g

– Nước 1000ml

– Đường phèn (nếu muốn)

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

5. Sữa hạt điều, đậu gà, hạt lanh

– Hạt điều 30g

– Đậu gà 30g

– Hạt lanh 10g

– Nước 1000ml

– Đường phèn (nếu muốn)

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

6. Sữa hạt ý dĩ, hạt điều, khoai lang tím

– Hạt điều 20g

– Khoai lang tím 1 củ

– Ý dĩ 20g

– Nước 1000ml

– Đường phèn (nếu muốn)

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

7. Sữa hạt bí, gạo lứt, ý dĩ

– Gạo lứt 30g

– Ý dĩ 20g

– Nhân bí xanh 30g

– Nước 1000ml

– Đường phèn (nếu muốn)

– Chọn chức năng: SỮA THẢO MỘC của máy Unie V1

Với sự trợ giúp của chiếc máy xay nấu đa năng Unie V1 sẽ giúp các bạn ở cữ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Không tốn thời gian và công sức mà vẫn có được những ly sữa hạt thơm ngon cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh sữa hạt thì mẹ sau sinh đừng quên uống nhiều nước ấm, ăn hoa quả, ăn đủ dinh dưỡng và ngủ nghỉ điều độ.

Rất mong những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ sau sinh có tâm lý vững vàng hơn và thoải mái hơn.

Mẹ Bầu Bị Cảm Cúm Phải Làm Sao

Các mẹ bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

Mẹ bầu rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vì vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn.

Các mẹ bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

Dùng tỏi trị cảm cúm

Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở mẹ bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Uống lá kinh giới, tía tô

Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cúm mẹ bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi. Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Hai vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu chữa khỏi cảm cúm nhanh nhất.

Sử dụng nước chanh

Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Ăn cháo trứng nóng

Nếu bị cảm cúm nhẹ, mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi mang thai.

Sử dụng muối ăn

Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

14 VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI MANG THAI 15 DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN MANG THAI

Sữa Mẹ Xuống Quá Nhiều Phải Làm Sao Bây Giờ

Dấu hiệu của hiện tượng sữa mẹ xuống quá nhiều là căng tức bầu ngực, hay bị rỉ sữa. Đặc biệt khi bé bú ở một bên thì bên kia cũng tiết sữa nhiều có thể khiến bé bị đầy hơi, cũng có thể không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé do tình trạng không thể làm chủ được dòng sữa của các mẹ.

Sữa mẹ xuống quá nhiều phải làm sao bây giờ

Để có hướng giải quyết cho vấn đề này, đầu tiên các mẹ cần tìm hiểu tới khái niệm và nguyên nhân của việc tại sao sữa lại tiết quá nhiều như vậy?

Tiết sữa quá nhiều là khi lượng sữa trong cơ thể của mẹ bầu có thể tạo ra vượt xa so với nhu cầu sử dụng sữa mẹ của bé. Điều này khiến việc bé bú trở nên khó khăn khi các tia sữa phun ra nhanh và mạnh hơn. Có nhiều mẹ bầu sữa còn bị phun thành tia hay bị rỉ sữa và trào ra rất nhiều.

Dấu hiệu của hiện tượng sữa tiết quá nhiều

– Dấu hiệu đối với mẹ:

Những dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp vấn đề sữa mẹ xuống quá nhiều dễ dàng có thể cảm nhận được

Ngực mẹ bầu có cảm giác căng, có thể là do mẹ bị viêm vú hay bị tắc các tia sữa.

Mẹ sẽ cảm thấy căng tức ở bầu ngực và đặc biệt là cảm giác đau mỗi khi cho bé bú.

Ngực mẹ bị rỉ sữa làm ướt áo ngực giữa những lần cho bé bú.

Ngực bên kia cũng sẽ tiết ra sữa khi mẹ cho bé bú ở ngực bên này.

– Dấu hiệu của bé:

Mẹ hãy để ý những biểu hiện của bé khi mẹ cho bé bú mà lượng sữa tiết ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng và sức khỏe của bé đó mẹ à.

Bé sẽ có phản ứng giãy hoặc bị sặc ngay sau tia sữa đầu tiên nếu tia sữa phun ra quá nhanh và quá mạnh.

Thời gian bú của bé sẽ nhanh hơn chỉ khoảng 5 – 10 phút rồi sau đó bé sẽ cố gắng kiềm chế tia sữa bằng cách cắn vào núm vú của mẹ.

Bé có thể đã lo sữa và không thèm bú tới phần sữa cuối là phần sữa có lượng chất béo cao nằm sâu trong bầu ngực của mẹ khiến trẻ bị đầy hơi, trẻ đi tiểu nhiều, phân tỉnh thoảng mẹ quan sát được có màu xanh và sủi bọt là do khi đó, trong bụng bé có quá nhiều lactose.

Bé tăng cân rất nhanh hoặc rất chậm

Nguyên nhân của việc sữa mẹ xuống quá nhiều

Một số trường hợp sữa mẹ xuống quá nhiều, cũng có nhiều trường hợp mẹ ít sữa. Đối với những trường hợp này, đơn giản là các mẹ chỉ cần để cơ thể mẹ tự điều chỉnh lượng sữa sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng sữa của bé. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sữa mẹ vẫn xuống quá nhiều sau quá trình điều chỉnh.

Vấn đề của việc sữa mẹ xuống quá nhiều thường gặp phải ở những mẹ bầu có nhiều tuyến sữa trong ngực và số lượng tuyến sữa gần như là tối đa. Trung bình sẽ có khoảng 100.000 – 300.000 tuyến sữa ở mỗi bên ngực của mẹ.

Mẹ liệu có biết, việc sử dụng máy hút sữa quá nhiều cũng khiến cho cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn. Hay việc thiếu cân bằng một số hormone, khối u ở tuyến yên và một số loại thuốc đều có thể kích thích mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.

Vậy sữa mẹ nhiều phải làm sao bây giờ?

Để có những tư vấn, hướng dẫn giảm lượng sữa mẹ. Mẹ hãy tới gặp các chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ. Họ có thể đưa ra cho mẹ một số kiến nghị như:

– Trước mỗi lần cho bé bú, mẹ nên dùng tay hay sử dụng máy hút sữa để vất bớt sữa. Mẹ có thể trữ lượng sữa này trong túi trữ sữa và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh để cho bé dùng sau. Tuy nhiên, hãy chú ý không nên bơm quá nhiều nếu như mẹ đang có ý định điều chỉnh lượng sữa của mình, hãy chọn chế độ thấp nhất nếu mẹ sử dụng máy bơm.

– Sữa mẹ dư nên làm gì? Mẹ cũng có thể dùng máy hút sữa hút hết sữa ở cả hai bên. Sau đó cho bé bú từ 2- 4 lần liên tục ở mỗi bên. Đừng cố ép bé bú mà hãy để bé muốn bú bao nhiều thì cho bé bú bấy nhiêu, chú ý là chỉ dùng một bên ngực thôi mẹ nha. Còn đối với bên ngực còn lại, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa và hút một ít để giảm triệu chứng tức ngực. Khoảng thời gian hiệu quả của phương pháp này là trong khoảng từ 24 – 48 giờ. Còn với những mẹ đang có thói quen hút và trữ sữa cho bé dùng sau thì hãy dừng hẳn tới khi nào lượng sữa của mẹ tiết ra tương đương với nhu cầu sử dụng sữa của bé.

– Sữa mẹ sẽ càng nhiều nếu như mẹ kích thích ngực nhiều hay bơm càng nhiều sữa. Khi đó cơ thể mẹ sẽ “hiểu lầm” rằng cơ thể bé có nhu cầu về sữa mẹ là rất lớn và sẽ sản xuất nhiều sữa hơn. Để ngực ít bị kích thích hơn thì hãy cho bé bú những lúc bé chưa quá đói hay trong những trường hợp bé vừa ngủ dậy, trong trường hợp này, bé sẽ không bú quá mạnh.

– Có một thế tư thế cho bú sẽ giúp bé đối phó tốt hơn với dòng sữa mẹ. Mẹ có thể thử cho bé bú ở tư thế ngồi, bụng áp với bụng mẹ còn mẹ thì ngồi dựa ra sau để làm chậm dòng sữa mẹ nhờ trọng lực. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé bú khi nằm nghiêng và dụng một cái khăn lót ở phía bên dưới để ngăn sữa chảy ra.

– Nếu bé nuốt sữa quá nhanh, mẹ hãy vỗ vào lưng bé để bé ở bớt hơi rồi hãy cho bé bú tiếp để đảm bảo an toàn cho bé.

– Có một số mẹ bầu sử dụng “núm vú hỗ trợ bú” với mục đích kiểm soát dòng sữa. Về hướng dẫn sử dụng cách này, các mẹ sẽ được hướng dẫn chi tiết từ chuyên viên tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.

– Với những mẹ gặp vấn đề về tắc tia sữa hay triệu chứng viêm vú, trước khi thực hiện các bước điều chỉnh nguồn sữa mẹ phù hợp với nhu cầu sữa của bé, mẹ cần điều trị xong các triệu trứng tắc tia sữa và viêm vú trước đó.

Nếu như mẹ đã thực hiện tất cả những cách kể trên mà vẫn không đem lại hiệu quả thì mẹ nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng giải quyết tốt hơn.

Kết luận: Việc sữa mẹ xuống quá nhiều không những khiến mẹ có cảm giác đau tức khó chịu mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Nhìn vào điểm tích cực thì trẻ sẽ luôn được đảm bảo một nguồn sữa mẹ đầy đủ. Tuy nhiên, do trẻ bú quá nhiều lượng sữa đầu thay vì sữa cuối khiến trẻ bị đầy hơi. Một số trường hợp do không thể kiểm soát được dòng sữa mà trẻ không bú mẹ hay bú không đủ sữa. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, trẻ chậm lớn và chậm phát triển.

Mẹ nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để giải quyết vấn đề nếu như đã thử tất cả những cách trên mà sữa mẹ vẫn ra nhiều.

Video: Hướng dẫn cách vắt, bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách

– E sinh thường , ngày thứ 2 sữa mới về nên gia đình sốt ruột cho ăn luôn các đồ lợi sữa, e cũng uống mấy cốc sữa đặc nóng to đùng. kQ là h e như chúng tôi bò sữa. Mỗi ngày sản xuất ra ít nhất 1 lít sữa. Ngực lúc nào cũng căng tức vì sữa về liên tục mà con còn bé quá, có 10 ngày tuổi ti chả đáng mấy, e dùng máy medela hút ra để trữ dành cho con nhưng hình như càng hút lại càng tăng tiết sữa thì phải. Mỗi lần căng ngực e hút 1 bên phải đc 300 ml, đêm vừa dậy chăm con vừa ngồi hì hụi 2-3 lần hút sữa mệt mỏi quá. Khổ nữa là ra sữa lắm thì người lúc nào cũng trong tình trạng thiếu nước, dù e uống rất nhiều nc mà vẫn bị tiểu buốt tiểu dắt. E đã áp dụng đủ cách, mua lá bồ công anh (khô thôi ko tìm đc tươi) sắc uống và bã đắp lên ngực. Uống nước lá đinh lăng sống ….. mà h vẫn phải sống chung với lũ. Người lúc nào cũng lôi thôi lếch thếch đi đến đâu rong sữa ra đến đó. Có mẹ nào có kinh nghiệm lý vụ này dạy e với!!!!! Vụ vắt sữa này còn nhọc hơn cả chăm con . Ngưc e tăng phải to hơn gấp đôi rồi, lại chảy xệ ra vì sữa, xót ơi là xót, đầu ti hút nhiều quá h lại bị nứt, cho con ti phải nghiến răng chịu đau. E còn vừa bị sốt 40 độ do căng sữa, thảm quá

– e ngâm cứu trên mạng ngta bảo càng hút thì sẽ càng tăng tiết sữa, và e thấy đúng là thế thật, ngực h tăng to gần gấp đôi so với lúc chưa hút và gấp 3 so với thời con gái í, gân xanh nổi lằng ngoằng, sắp rạn ra nữa nên e sợ nó tăng tiết sữa lắm. VÌ ngực mẹ theo cơ chế cung cầu. Hút nhiều cơ thể sẽ hiểu là con cần ti nhiều và sẽ cố gắn sản sinh nhiều sữa hơn . KQ là e uống 4 lít nc 1 ngày nhưng đi tiểu dắt + buốt mỗi lần són đc 1 ít Có ai có cách nào dùng rồi hiệu quả ngoài cách hút ko chỉ e với !!!

– Trên trang của máy hút sữa medela nó cũng hướng dẫn các mẹ ít sữa vắt sữa để kích tăng tiết sữa mà, các mẹ nhiều sữa rồi thì đc khuyên là dùng vắt vừa đủ đỡ căng tức thôi

– hic h e mới 10 ngày chịu đến 1 tháng nữa e chết mất, ko có ai chỉ cách cho em ah huhuhu

– bạn cho con bú tăng số lần lên để bé bú được nhiều đỡ phải hút .điều chỉnh khẩu phần ăn .uống .hợp lý .ko ăn no quá .uống nước vừa phải .ăn ,uống chia làm nhiều lần .mỗi lần ăn .uống một ít cho ko bị đoi .khát .và chờ thời thêm thời gian cơ thể tự Đ/C lượng sữa.

– Ôi giống mình quá nhưng mình ko bị tiểu buốt.Nhiều sữa quá cũng khổ mà ít sữa còn chết hơn thôi nhiều sữa còn may mắn hơn. Bây giờ con vẫn bé nên chưa tiêu thụ đc nhiều lớn lên tí nữa là đỡ ngay.Mình 1 ngày ko vắt mà nó chảy hứng phải hàng lít chưa kể vắt. Mà mình chả cần vắt máy gì chỉ cần lấy tay bóp mà 5 tia chảy vòn vọt. Mình mua cái silicon chụp vào ngực hứng nên ko bị chảy ướt áo chứ nó mà chảy thì có mà ướt đẫm áo khó chịu lắm thay áo suốt ngày. Mình cũng trữ vào tủ lạnh giờ tủ lạnh đầy rồi nên vắt bỏ đi. Đêm cũng phải dậy vắt 2-3 lần ko nhức ko ngủ đc, con mình giờ đc tháng rưỡi mà bé còn sợ ti mẹ đêm vì toàn bị phun vào mặt,mà mình chả cần dùng bất cứ thứ gì lợi sữa chứ. Thôi hi vọng con lớn lên chút nữa sẽ ăn nhiều và khỏe.

– Các mẹ nó cứ yên tâm càng nhớn bé càng bú khỏe và sữa sẽ k bị chảy… “bừa bãi” như thế nữa vì ngực sẽ tự điều chỉnh số lượng sữa thích hợp cho bé. Mình hồi mới sinh cũng vậy lại đẻ vào mùa hè mới khổ chứ, sữa chảy lênh láng, lúc nào cũng ướt, hôi, ngày thay mấy bộ quần áo thía mà nó vẫn bị mốc. các mẹ nhiều sữa có thế chia sẻ cho những mẹ ít sưa chứ vắt bỏ sữa vậy phí quá. Lúc mình sinh đc hơn tháng mình cũng vắt sữa cho con 1 người quen, cứ lúc nào thấy hơi tức tức ngưc lôi bình sữa ra hứng nó phun như vòi hoa sen ý,ròng rã 1 tháng trời thì thôi k cho nữa vì… ngại vắt. ^^

– Sau khoảng 1 tháng là ổn hơn đấy mẹ nó ah. E tháng đầu tiên mỗi ngày cũng vắt bỏ đi hơn 1 lít sữa. Đầu tiên mc e tiếc còn cứ bắt e uống, sau e phát chán mà chả tìm đc ai để cho nên e toàn bỏ đi. Khiếp thật. Nghĩ lại thời gian đấy vẫn sợ, cả ngày e cứ 2h lại kì cục vắt sữa 1 lần. Chả dám uống nước với ăn canh luôn.

– CHỊ em phụ nữ ta đến là khổ, có sữa cũng mệt mà ko có sữa cho con bú thì áp lực đủ thứ….mệt mỏi. em nuôi con mà chưa bao giờ được nhiều sữa, nghĩ cũng tủi và thương con. Thôi mẹ nó cố lên. rồi mọi thứ sẽ ổn, mà mẹ nó càng vắt thì càng tiết nhiều sữa, tất nhiên tức thì phải vắt, nhưng mẹ nó thử mỗi lần vắt đừng vắt cặn bầu sữa, rồi giảm dần lần vắt sữa đi… ơi, em đọc bài viết của mẹ nó, rồi tưởng tượng… đến là khổ.

– Nghe mẹ nó tả mà thèm quá. Em ít sữa lắm, thèm được nhiều sữa như mẹ nó mà ko được. E mỗi lần vắt khi ngực căng sữa chỉ được 30ml mỗi bên thôi. Đấy là căng sữa đấy ạ. Hồi mới sinh vắt cả 2 bên được có 5ml. Chắc e phải gọi là không có sữa chứ không phải ít nữa. Khổ thân cu con, tăng cân ít lắm ạ. Em thương con và thấy mình vô dụng quá. Thôi chị chịu khó, nhiều sữa còn hạnh phúc gấp vạn lần ít sữa như em.

Nguồn: ST

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Ít Sữa Phải Làm Sao: Chỉ 2 Bước Giúp Mẹ Sữa Về “Tràn Trề” trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!