Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Hắt Xì Hơi Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt xì hơi nhiều ở mẹ bầu
Mẹ bầu trong thời gian mang thai bị hắt hơi nhiều và thường xuyên là tình trạng khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:
– Viêm mũi thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể của mẹ có rất nhiều thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của mẹ lúc này không chỉ để bảo vệ mẹ và còn bảo vẹ cả thai nhi. Do đó, thời điểm này, mẹ rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập, tác động gây nên tình trạng viêm mũi kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây, các chuyên gia đã chỉ ra có đến 39% phụ nữ gặp phải tình trạng viêm mũi thai kỳ, kèm hắt hơi trong suốt quá trình mang thai.
– Cảm cúm hoặc cảm lạnh
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ rất dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Trong đó hắt xì là triệu chứng đặc trưng kèm theo các biểu hiện khác.
Cảm lạnh là tình bệnh do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới mũi. Cảm cúm cũng là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 type cúm phổ biến là cúm A, B, C, tùy vào từng chủng loại mà có thể thành dịch hay không. Đây đều là những bệnh lý rất phổ biến, gặp ở mọi đối tượng, nhưng nếu mẹ bầu mắc bệnh trong thời gian thai kỳ cần phải đặc biệt chú ý. Mẹ cần đến khám tại các cơ sở y tế, sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị nào theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự lý sử dụng thuốc điều trị. Rất nhiều trường hợp biến chứng có thể dẫn đến tình trạng co thắt tử cung hoặc nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
– Dị ứng
Khi bị dị ứng mẹ bầu cũng sẽ gặp tình trạng hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và kèm theo các biểu hiện bệnh khác. Theo một nghiên cứu, các chuyên gia đã đánh giá rằng: dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nào nguy hại đến em bé kể cả việc nhẹ cân hoặc sinh non. Nhưng các triệu chứng của bệnh rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và làm giảm chất lượng cuộc sống, làm việc của mẹ rất nhiều.
2. Mẹ bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi?
– Hắt xì hơi khi mang thai sẽ tác động tới tử cung, gây ra những cơn co thắt dẫn đến dọa sảy, đẻ non…
– Hắt xì hơi cũng là một động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.
– Nếu bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo việc bị sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cúm mùa. Bệnh này nếu phát triển nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng gây sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
3. Khi nào mẹ bầu cần khi khám bác sĩ?
Mặc dù triệu chứng mẹ bầu hắt xì hơi nhiều này rất phổ biến và không có gì nguy hiểm, nhưng nếu mẹ bầu có những biểu hiện sau cần khi khám bác sĩ ngay lập tức:
– Hắt xì liên tục, có biểu hiện khó thở
– Sốt trên 38 độ
– Người bị mất nước
– Ăn không ngon, mất ngủ
– Ngực đau, hơi thở khò khè
– Ho ra chất nhầy có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, quánh đặc như mủ.
4. Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều liên tục cần làm gì?
Đối với người bình thường, việc sử dụng thuốc để điều trị hắt hơi rất đơn giản, nhưng với mẹ bầu cần chú ý việc sử dụng thuốc trị sổ mũi. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra: sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu rất nguy hiểm, có thể gây tác dụng phụ hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
– Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Nhỏ mũi bằng nước muối là biện pháp trị sổ mũi, hắt xì hơi khá hiệu quả cho bà bầu. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở, giúp bôi trơn niêm mạc lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn.
– Trong quá trình mang thai mẹ cần giữ ấm cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô.
– Không để mẹ bầu tiếp xúc với các chất kích thích hoặc môi trường nhạy cảm như khói thuốc lá, bụi, lông động vật,…
– Đeo khẩu trang nơi đông người và thường xuyên sát khuẩn tay thường xuyên.
– Bổ sung thêm nhiều món ăn giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu.
Bà Bầu Bị Ho, Hắt Hơi Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi
Bà bầu bị ho, hắt hơi, hay cảm lạnh khi mang thai thường gây nhiều lo lắng bởi đa số người đều cho rằng tình trạng này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Thực tế, bạn có thể dễ bị hắt hơi khi mang thai nhưng hãy yên tâm rằng điều này:
Không gây hại cho bạn và em bé;
Khó có thể gây sảy thai.
Và nếu muốn chắc chắn hơn, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về ho, hắt hơi hay cảm lạnh khi mang thai.
Khám phá: Làm thế nào để biết thai chết lưu – thai lưu có biểu hiện gì?
Hệ thống miễn dịch thay đổi khi mang thai
Thay đổi về hệ miễn dịch là điều vẫn thường diễn ra khi phụ nữ mang thai. Lúc này, nhiệm vụ chính cả hệ thống miễn dịch của thai phụ sẽ ưu tiên bảo vệ thai nhi trong bụng khỏi các mối đe dọa.
Đây cũng là lý do tại sao bà bầu thường dễ ốm và dễ nhiễm các loại vi trùng, virus hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi. Vì thế tình trạng ho, hắt hơi cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn được phép chủ quan mà bỏ qua việc đi khám bác sĩ. Ngược lại, hãy tham khảo ý kiến của họ một cách nhanh chóng để tránh các nguy cơ biến chứng phức tạp.
Em bé cảm thấy như thế nào mẹ khi mẹ ho?
Các cơn ho xuất hiện khi mang thai sẽ khiến các mẹ bầu đau đớn hơn bình thường. Bởi tử cung phát triển, dây chằng kết nối thai nhi với bụng được kéo dãn và ho có thể gây thêm áp lực lên dây chằng
Vậy còn thai nhi trong bụng sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ ho hoặc hắt xì hơi? Liệu mẹ ho hay hắt xì có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ?
Đối với ho
Tất cả mọi thứ xảy ra trong thời gian nằm trong bụng mẹ, những rung động mà em bé cảm thấy khi mẹ ho là điều mà chúng đã quá quen và có sự chuẩn bị từ trước.
Các cơn ho sẽ chỉ gây ra một chút rung động nhẹ, nhưng với sự bao bọc của dạ con, chúng không đủ để gây ra nguy hiểm. Những gì có thể quan sát được sẽ chỉ là một chút di chuyển của thai nhi để đáp lại điều này mà thôi.
Đối với hắt xì
Sau khi tìm hiểu những gì em bé cảm thấy trong bụng mẹ khi mẹ ho, câu hỏi tiếp theo được đặt ra: điều gì xảy ra khi mẹ hắt hơi đột ngột?
Khi hắt xì, cơ thể mẹ sẽ co rút lại một chút và sau đó lại nở rộng ra ngay sau đó. Điều này cũng không gây rủi ro cho thai trong bụng (do đã được dạ con bảo vệ) nên việc lo lắng cũng là điều không cần thiết.
Những rủi ro mẹ cần lưu ý khi có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi
Các cơn ho hay hắt hơi không gây nguy hiểm tới thai nhi nhưng đằng sau tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh như cúm hoặc hen suyễn.
Khi mẹ bị cúm, thai trong bụng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, như khi bạn bị khó thở, thai nhi cũng sẽ không thoải mái trong việc hô hấp.
Một số phụ nữ mang thai thường có cảm giác đau nhói từ bụng lan ra xung quanh khi họ hắt hơi. Tuy nhiên điều này không hề gây nguy hiểm mà chỉ là do sự co rút bất ngờ của cơ thể mà thôi.
Sự kỳ diệu của tạo hóa với những cấu tạo đặc biệt của cơ thể thai phụ sẽ là lớp bảo vệ tốt nhất cho thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Làm thế nào để ngăn ngừa ho hoặc cảm lạnh khi mang thai?
Để tránh bị cảm lạnh hoặc ho trong thai kỳ, điều quan trọng nhất cần thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh.
Hãy chắc chắn rằng các thai phụ được
Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, thai phụ có thể phải uống vitamin trước khi sinh cũng như các sản phẩm sinh học khác để hỗ trợ thêm.
Hãy rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là xung quanh đang có nhiều người bị cảm lạnh, hãy tránh những tiếp xúc trực tiếp với họ.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho cảm lạnh và cúm khi mang thai
Khi bạn bị ốm khi đang mang thai, đừng quên thực hiện những biện pháp sau:
Nghỉ ngơi nhiều.
Uống nhiều nước.
Súc miệng bằng nước muối ấm , nếu bạn bị đau họng hoặc ho .
Trường hợp các triệu chứng trở nên khó chịu hơn, hãy thử dùng:
Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy mũi
Hít thở không khí ấm giúp làm giảm tắc nghẽn;
Súp gà, để giúp giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi;
Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm để giúp giảm đau họng;
Nếu không được cải thiện, hãy liên lạc sớm với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất cho trường hợp của bạn.
Tóm lại:
Khi bà bầu bị hắt xì, bị ho không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên hắt xì hay ho có thể là biểu hiện của bệnh cúm hay hen suyễn, mẹ cần chú ý tới các trường hợp này để có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Mẹ Bầu Siêu Âm Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Siêu âm là một phương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Vì quá lo lắng, không ít mẹ bầu lạm dụng chuyện siêu âm trong thai kỳ. Vậy siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang bầu, ai cũng mong muốn thai kỳ diễn ra suôn sẻ, con chào đời an toàn, khỏe mạnh, thông minh. Để theo dõi hành trình phát triển của bé qua từng tháng, mẹ bầu nào cũng phải nhớ khám thai và siêu âm đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, trong thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và 5 lần siêu âm. Số lần khám sẽ tăng lên trong trường hợp mẹ bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch… và tùy vào sự phát triển của thai nhi hoặc theo yêu cầu trực tiếp của bác sĩ sản khoa.
Lịch siêu âm định kỳ của thai nhi:
Trong lần thăm khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung. Mẹ bầu cũng sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của bào thai. Việc đo tử cung sẽ được tiến hành thường xuyên trong mỗi lần thăm khám tiền sản giúp bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề ở thai nhi nếu tử cung phát triển không bình thường.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng sẽ phải làm xét nghiệm để xác định nhóm máu, yếu tố Rh, đếm hồng bạch cầu để xem thai phụ có bị thiếu máu hay có bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục hay không. Ngoài ra còn xét nghiệm Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap… và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người mẹ có thể sẽ phải tầm soát bệnh tiểu đường hay những bệnh về di truyền khác nữa….
Là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành… Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc dò nước ối vào tuần thứ 17 – 18 của thai kỳ để chuẩn đoán bệnh. Siêu âm giai đoạn này cũng giúp phát hiện 1 số dị tật khác như khe hở thành bụng, không xương mũi… Ngoài ra, mẹ bầu còn được chỉ định làm xét nghiệm Doule Test để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác của bào thai.
Mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho mẹ bầu nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.
Tại thời điểm này, mẹ bầu được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … Đồng thời, các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu cũng được tiếp tục chỉ định ở giai đoạn này.
Siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn chúng tôi nhi được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.
Mẹ bầu siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo Daily Mail, tiếp xúc với sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) thường xuyên và trong thời gian quá lâu có thể gây ra những tổn thương cho thai nhi đặc biệt trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Đặc biệt là một số cơ sở y tế không có giấy phép hoạt động, trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn, thậm chí bác sĩ thực hiện không có đủ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến kết quả chẩn đoán không chính xác hoặc không thể hỗ trợ bệnh nhân nếu xảy ra sự cố.
Hiện nay, các tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh, hơn nữa việc siêu âm không hề khiến mẹ bầu đau hay có cảm giác khó chịu gì đặc biệt. Nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi, nhất là đối với những thai nhi dưới 8 tuần tuổi – thời điểm thai đang hình thành.
Vì thế các mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn rất mất thời gian bởi những lần chờ đợi được thăm khám và siêu âm. Hãy tuân theo ý kiến, lịch khám thai của bác sĩ hoặc nếu thấy có dấu hiệu gì bất thường thì nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc liệu có những ảnh hưởng xấu của sóng siêu âm tới sức khỏe của mẹ và bé hay không, nhưng thực tế là nhiều người mẹ mang thai rất ‘nghiện’ siêu âm, bất kể lời khuyên hạn chế siêu âm của bác sĩ sản khoa. Vì thế, các mẹ bầu nên lưu ý, chỉ cần ăn uống, chăm sóc thai nhi thật tốt, giữ tinh thần thoải mái và đi khám thai hay siêu âm đúng theo chỉ định của bác sĩ là đủ.
Nguồn Internet
Theo Bestie
Bà Bầu Hay Khóc Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không ?
Mang thai là một điều kỳ diệu và thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Dẫu vậy, sự lớn lên từng ngày của thai nhi cũng khiến cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều.
Từ một cô gái thon thả xinh đẹp, chỉ sau vài tháng đã tăng hàng chục cân. Làn da trở nên xấu xí, chi chít nốt mụn; rồi bị cả rạn da, nám sạm da, gân xanh gân đỏ nổi đầy trên má. Những sự thay đổi quá nhanh chóng của bản thân khiến các nàng trở nên tự ti; từ đó dẫn đến việc mẹ bầu khóc nhiều.
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau; người mẹ phải trải qua rất nhiều cảm xúc lẫn lộn. Từ cảm giác tủi thân, phiền muộn cho đến lo lắng…
Việc phải đối diện với quá nhiều suy nghĩ tiêu cực; chính là nguyên nhân làm cho mẹ bầu trở lên nhạy cảm, khóc nhiều khi mang thai.
Nỗi lo lắng về các bất thường trong thai kì như nước ối không trong; hoặc tình trạng sức khỏe của thai nhi… Khiến tâm trạng người mẹ trở nên bất ổn.
Lúc này, chị em thường có xu hướng nghĩ ngợi nhiều về bản thân và em bé trong bụng. Điều này làm tăng thêm sự lo lắng, bất an với các mẹ; khiến bà bầu hay khóc do cảm thấy bất lực về tình trạng sức khỏe của con.
Mẹ bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không
Thông thường, việc khóc nhiều đã gây ra vô số tác hại cho sức khỏe của bạn. Như việc tạo thành quầng thâm quanh mắt, cơ thể thiếu sức sống, hại da; ảnh hưởng đến tâm trạng, ít nói chuyện…
Tuy nhiên, khóc nhiều khi mang thai còn gây ra nhiều nguy hại hơn nữa. Là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh lý thai nhi.
Bà bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Theo thống kê, tỉ lệ em bé sinh ra bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng… ở các mẹ hay khóc cao hơn nhiều lần; so các mẹ có cảm xúc bình thường.
Nguyên nhân là vì nếu các mẹ khóc nhiều; việc lưu truyền oxy tới thai nhi sẽ kém và chậm hơn. Khi đó thai nhi sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để phát triển.
Khóc nhiều thể hiện tâm trạng của người mẹ đang không tốt. Rất dễ rơi vào tình trạng chán ăn, bỏ bữa, ăn uống qua loa; lại thêm cả việc không vận động mấy. Điều này sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bị gián đoạn; không thể bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho em bé trong bụng.
Tất cả những điều trên sẽ dẫn đến việc thai nhi kém phát triển; hệ xương khớp không khỏe mạnh.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ
Những hành động, cảm xúc của người mẹ thường ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trong khi mang thai nếu người mẹ hay khóc, hay tức giận, chửi bới mọi người xung quanh; không chỉ làm cho chính mẹ bị tổn thương. Mà nó còn tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của thai nhi; khiến đứa nhỏ sau khi trào đời dễ bị trầm cảm.
Bà bầu hay khóc khiến bé sinh ra khó nuôi
Đứa con được mẹ rứt ruột đẻ ra cũng mang nhiều tính cách giống mẹ. Bởi vậy, em bé được sinh ra bởi người mẹ khóc nhiều; cũng mỏng manh mít ướt hơn so với các cô cậu bé cùng trang lứa.
Ngoài ra, những đứa trẻ này thường sẽ có tính cách khá rụt rè, nhút nhát. Chúng thường sống thu mình lại, cách xa đám đông, hay buồn vu vơ; và đặc biệt là rất dễ cáu gắt khi bị người khác nhắc nhở.
Mẹ bầu khóc nhiều khiến trẻ ra đời bị chậm nói
Nhiều trường hợp đứa trẻ ra đời bị chậm nói hơn mà phụ huynh không tìm ra nguyên nhân từ đâu. Tình trạng này nhiều lúc xuất hiện ngay từ khi em bé ở trong bụng mẹ. Do bà bầu khóc quá nhiều khiến trẻ bị trầm cảm, dễ khóc và không thích giao tiếp; ít nói, biết nói chậm hơn so với độ tuổi của mình.
Việc mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai cũng vô tình khiến cho thai nhi trong bụng có cảm giác bị cô lập. Từ đó, trẻ dễ bị kích động, và thường có những phản ứng thái quá trước lời nói từ mọi người xung quanh
Rối loạn Hormone giới tính ở trẻ
Bất kể đứa trẻ trong bụng bạn là con trai hay con gái; thì việc khóc nhiều khi mang thai cũng sẽ khiến hormone giới tính của trẻ bị biến đổi. Điều này gây ra nhiều phiền toái cho trẻ khi ra đời.
Bà bầu hay khóc phải làm sao
Ai cũng biết rằng 9 tháng 10 ngày mang thai là quá trình rất gian nan. Người mẹ không chỉ phải chịu sự thay đổi về ngoại hình; mà cảm xúc và suy nghĩ của chị em cũng trở nên thất thường.
Bởi vậy, việc các mẹ hay khóc khi mang thai nhiều lúc cũng là rất bình thường. Thế nhưng, nếu như để bà bầu khóc quá nhiều sẽ gây ra những tác hại như trên. Thậm chí, trong lúc tâm chí bất ổn, các mẹ có thể có những hành động nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
Để tránh xảy ra những điều không mong muốn; cả mẹ bầu lẫn người chồng và gia đình phải cùng nhau thực hiện các việc sau:
Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với mẹ bầu
Người chồng và gia đình cần phải hiểu rằng, một khi bà bầu khóc; là khi đó các mẹ đang cảm thấy rât cô đơn, tủi thân và lạc lõng. Lúc này, việc gia đình người thân ở bên động viên, trò chuyện, tâm sự với mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng.
Bà bầu hay khóc nên gặp gỡ bạn bè nhiều hơn
Việc gặp gỡ bạn bè, ngồi cà phê chém gió, nghe nhạc; hay cùng những người bạn của mình tham gia các hoạt động tập thể cũng là việc làm rất tốt cho cả mẹ và bé.
Không những giúp tâm trạng của các mẹ trở nên thoải mái hơn; mà em bé trong bụng cũng phát triển khỏe mạnh.
Việc gia đình đón thêm một thành viên mới; chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của người phụ nữ bị xáo trộn đôi chút. Nhiều chị em làm mẹ khi còn rất trẻ; hoặc trước giờ chú tâm nhiều cho công việc. Bỗng một ngày phải thay đổi, suy nghĩ lo lắng cho con mình nhiều hơn; chắc chắn sẽ chịu rất nhiều áp lực.
Ngay từ trong thời gian mang thai, các chị em cần làm quen dần với việc có một sinh linh nhỏ đang dần trưởng thành trong mình. Hãy dành thời gian nghe nhạc, trò chuyện nhiều hơn với bé; điều này sẽ giúp tình cảm mẹ và bé thêm khăng khít hơn.
Bổ sung đủ chất cho bà bầu hay khóc
Dinh dưỡng dành cho bà bầu rất quan trọng, bởi bà bầu không chỉ ăn cho mình mà còn để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng nữa.
Việc xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp, khoa học; không những giúp bổ sung chất dinh dưỡng. Mà cảm xúc của các chị em cũng tốt hơn rất nhiều.
Đối với các mẹ bầu yêu thích ẩm thực; đây là cơ hội không thể tốt hơn để thể hiện tài nấu nướng của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Hắt Xì Hơi Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!