Đề Xuất 5/2023 # Mẹ Bầu Cần Biết Tăng Cân Như Nào Cho Chuẩn Khoa Học # Top 14 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 5/2023 # Mẹ Bầu Cần Biết Tăng Cân Như Nào Cho Chuẩn Khoa Học # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Cần Biết Tăng Cân Như Nào Cho Chuẩn Khoa Học mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mẹ bầu cần biết tăng cân như nào cho chuẩn khoa học

Cân nặng bà bầu theo từng tháng quyết định tới sự phát triển của thai nhi trong thời điểm đó. Do đó, mẹ bầu cần biết tăng cân như nào cho chuẩn khoa học theo tháng để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp.

1.    Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ:

-    Tháng thứ 3: Cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Tổng cân nặng cần tăng của bà bầu chuẩn bị vào tuần lễ thứ 12 là khoảng 2kg. -    Tháng thứ 4: Thời điểm này, mẹ bầu có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 cần tăng là 2,5kg. -    Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này là quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg. -    Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg. -    Tháng thứ 7: Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg. -    Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn. Nếu mẹ đã tăng đủ cân trong mức giới hạn thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa Tổng trọng lượng thời điểm này của bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11kg. -    Tháng thứ 9: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.

Mẹ bầu cần theo dõi mức cân nặng trong cả thai kỳ

2.    Biến chứng của tăng cân quá ít và nhiều trong thai kỳ:

-    Các nhà khoa học Mỹ cũng đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cần quá mức trong thời kỳ mang thai của phụ nữ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của thai nhi:

Khó sinh

Sinh con quá to

Trẻ sinh ra bị nặng cân, dễ có vấn đề tiểu đường

Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái

Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác

Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại

Khả năng huyết áp cao và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai nghén

Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận

Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2

-    Đối với mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ có những ảnh hưởng như:

Sinh non

Sinh trẻ thiếu cân

Ảnh hưởng quá trình tiết sữa sau khi sinh và không đủ lượng sữa cho con bú

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào  tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Bởi thế, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây nên tình trạng sẩy thai. 

3.    Bí quyết giúp bà bầu tăng cân hợp lý đúng chuẩn khoa học:

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tăng cân khoa học

-    Theo dõi cân nặng thường xuyên: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên đi kiểm tra cân nặng trên cùng một chiếc cân một tuần một lần. Thời điểm vào buổi sáng sớm lúc còn đói.  Trong trường hợp, nếu mẹ bầu là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg . Nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai. -    Thăm khám thường xuyên: Mẹ bầu cần kham thai thường xuyên đẻ theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho thai kỳ. -    Luyện tập thể thao đều đặn: Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp)…nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.  Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế một vài khó chịu khi mang thai: đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…chuẩn bị tốt cho việc sinh nở. Hạn chế hoặc tuyệt đối những môn thể thao nguy hiểm.  -    Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn của mẹ bầu cũng cần phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Ăn đủ protein: thịt, cá, trứng, sữa, dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể. Và chất béo tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.

Tăng nguồn cung cấp vitamin A: sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng, B :ngũ cốc và D: sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá, axit folic trong rau xanh , sắt trong động vật thân mềm, rau xanh, canxi trong sữa, rau xanh và magiê: rau xanh, nước khoáng.

Chọn những loại thức ăn béo và ít đường, nhiều chất xơ. 

Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. 

Uống nhiều nước trong thai kỳ và đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Như vậy, với những thông tin trên mẹ bầu đã biết mức tăng cân hợp lý khi mang thai giúp thai nhi phát triển toàn diện. hăm sóc bản thân mình một cách tốt hơn, đảm bảo thai nhi được lớn dần khỏe mạnh qua từng ngày từng tháng. Đừng nên nghĩ rằng, ăn càng nhiều sẽ tốt cho em bé trong bụng mà hãy thật thận trọng với chế độ ăn, khẩu phẩn ăn hằng ngày của mình, ngoài ra cũng nên đi khám thai thường xuyên để bác sĩ tiện theo dõi mức cân nặng của mẹ ít hay nhiều mà can thiệp hỗ trợ kịp thời.

Từ ngày 01/09 - 30/09, khi mẹ đăng ký sinh tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được giảm 35% gói Thai sản trọn gói và: – Miễn phí tiêm vaccine phòng Covid-19 cho KH đăng ký gói – Giảm 50% phí test nhanh covid cho KH thai sản – Tặng 01 phiếu bốc thăm may mắn: cơ hội nhận voucher giảm giá 50% gói thai sản và nhiều phần quà hấp dẫn khác tại chương trình bốc thăm may mắn vào tháng 10/2021. – Miễn phí giường gấp người nhà. – Tặng chụp ảnh newborn/phóng sự sinh cho khách sinh mổ (nếu thời điểm KH sinh không bùng dịch). – Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn. Quà tặng đi kèm -  Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé của nhãn hàng HIPP và Moony

                          dịch vụ đẻ không đau 

Cách Uống Sữa Tăng Cân Khoa Học Nhất

Uống sữa tăng cân là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn tăng cân nhanh vì sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, vitamin, khoáng chất, protein.

Thời gian và mẹo uống sữa để tránh những tác dụng không mong muốn

có nhiều bạn thường có thói quen uống sữa tăng cân trước các buổi tập nhằm tạo thêm năng lượng cho cơ thể, đây là một cách đúng nhưng uống – Không dùng sữa gần trước buổi tập: sữa tăng cơ ngay lúc trước khi tập thì không nên vì nó sẽ gây cho dạ dày bạn có cảm giác nặng nề, làm thực hiện các bài tập có cảm giác ì ạch. Cách tốt nhất bạn nên uống sữa là trước các buổi tập 1 giờ đồng hồ

– Tập thể thao quá nhiều sau khi uống sữa: các bạn đang dùng sữa để nạp thêm năng lượng mà sao lại đi vận động thể thao quá nhiều như vậy, và điều này là không nên vì khi bạn thực hiện những bài tập cardio với cường độ cao thì cơ thể bạn sẻ đốt lượng calo rất cao. Vào lúc này bạn nạp năng lượng từ sữa bao nhiêu thì cơ thể bạn tiêu thụ bấy nhiêu.

– Lầm tưởng pha sữa càng đặc càng dễ tăng cân: Suy nghĩ có phải sữa đặc sẽ có độ béo hơn và giúp tăng cân nhanh chóng hơn. Và thực chất sự sánh đặc của sữa là vì lượng bột trong sữa rất lớn và tỳ lệ nước ít đi, với tỷ lệ giữa nước và bột sữa bên trong sữa quá đặc không phù hợp sẽ có thể gây táo bón, tiêu chảy cho người dùng, thậm chí có thể làm bạn chán ăn

Mẹo uống sữa tăng cân đúng cách

Không phải ai uống sữa cũng nhận được kết quả tốt như nhau, cụ thể là:

* Những người thừa cân, béo phì, người bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành tim, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ khi uống sữa sẽ dễ làm gia tăng lượng “mỡ xấu” trong máu. Những người bị bệnh sỏi mật nên hạn chế uống sữa vì thành phần chất béo trong sữa sẽ kích thích dễ gây đau quặn mật, viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp. Ở những người này nếu thích uống sữa, có thể uống sữa gầy (slim milk) hoặc sữa tách béo (skimmed milk).

* Một nhóm đối tượng khác nên chọn lựa loại sữa thích hợp khi uống, đó là các trẻ không dung nạp sữa do thiếu men lactase bẩm sinh ở ruột non; những người trên 65 tuổi không nên uống nhiều sữa sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa vì men lactase trong ruột non sẽ giảm dần từ sau 5 tuổi và đến sau 60 tuổi thì chỉ còn khoảng 20-30% so với lúc còn bú mẹ. Vì thế, nếu muốn uống sữa thì nên uống sữa đã tách đường (lactose – free).

* Với những người bị mắc bệnh viêm đại tràng mãn, hội chứng ruột kích thích: chất béo trong sữa hoặc thành phần casein trong sữa sẽ gây khó tiêu hóa và chậm hấp thu, dẫn đến việc khởi phát hoặc làm cho các triệu chứng bệnh rầm rộ hơn. Hoặc với những người bị viêm loét dạ dày mãn tính, sữa sẽ có tác dụng trung hòa axit, có thể làm giảm đau nhưng với một số bệnh nhân khác lại bị tăng co thắt hoặc kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng nhiều hơn.

– Để chọn một loại Có hàm lượng Calo cao từ 1200-1900, loại sữa này phù hợp cho những người quá gầy muốn tăng cân nhanh, giúp tăng lượng mỡ khá nhiều. Trường hợp bạn là người thiếu cân nặng thì đây là lựa chọn hợp lý như: sữa tăng cân phù hợp cho thể trạng hiện tại của bạn thì đầu tiên bạn nên biết cơ thể bạn đang cần gì. Thị trường hiện nay có 2 dòng tăng cân bạn cần biết là sữa tăng cân, sữa tăng cân và tăng cơ, 2 loại này khác biệt ở hàm lượng Calo trong sữa.

sữa tăng cân Serious Mass, Muscle Mass, Super Mass, Premium Mass, True Mass 1200 – Sữa tăng cân nhanh:

– Sữa tăng cân tăng cơ: Hàm lượng Calo thông thường từ 600-900, loại sữa này phù hợp cho những bạn không quá gầy và chỉ muốn tăng cân chậm lượng cơ nạc là chủ yếu, một số lựa chọn cho bạn như sữa Elite Mass, True Mass.

Sữa Giúp Bé Tăng Cân Tốt Mẹ Cần Biết

Trước khi quyết định chọn sữa nào giúp bé tăng cân tốt, đã bao giờ mẹ tự hỏi nguyên nhân nào khiến bé nhẹ cân:

Bé kén ăn hoặc quá hiếu động: Một số bé quá hiếu động cũng làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng. Nếu bé không được cung cấp thêm năng lượng để bù vào số đã mất, bé cũng có xu hướng nhẹ cân.

Bé mắc một số chứng bệnh như ốm sốt, tiêu chảy trong thời gian dài khiến bé thiếu hụt dưỡng chất, gây nhẹ cân.

Những nguyên nhân khác khiến bé nhẹ cân đến từ những sai lầm của bố mẹ:

Không cho dầu ăn + mỡ vào cháo của bé: Khi nấu cháo cho con, các mẹ hay chú ý đến lượng đạm mà quên mất các thành phần khác, nhất là lượng dầu mỡ. Trong khi đó, chất béo là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

Không tự nấu ăn cho con: để đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng, gồm tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…) cung cấp phần lớn năng lượng, hơn 1/2 nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần; đạm (thịt, cá, tôm, cua…) rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ; chất béo (dầu ăn) rất cần cho sự phát triển của bộ não, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm bột mềm, dễ nuốt; vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây,…) cung cấp các vitamin thiết yếu.

Mẹ quá bận rộn nên chỉ nấu một nồi cháo to và bắt bé ăn suốt ngày. Sai lầm này của mẹ sẽ vừa khiến bé đối mặt với nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vừa khiến bé cảm thấy nhàm chán, từ đó lại càng biếng ăn hơn. Đây là lý do tại sao dù bé ăn đủ bữa mà không tăng cân hoặc bé thừa cân nhưng cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí còi xương, suy dinh dưỡng. Vây nên, mỗi ngày, bé có 2-3 bữa cháo/ bột với các loại thực phẩm khác nhau, không nên lặp lại trong một ngày. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt khác nhau để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo không bị mất đi do quá trình để lâu.

Chỉ cho bé ăn nước không ăn cái vì nghĩ rằng những chất dinh dưỡng đã tan vào nước. Thật ra, chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ cũng chỉ hòa tan vào nước một lượng rất ít. Vì thế, nếu mẹ chỉ cho bé ăn nước hầm mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm và các vitamin dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Hơn nữa, bé còn dễ bị táo bón do thiếu chất xơ. Đó là chưa kể việc trộn cháo, bột hoặc cơm với nước hầm tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn.

Các bé kén ăn thường nhẹ cân

Dấu hiệu nhận biết bé nhẹ cân

Biện pháp hữu hiệu nhất để xem xét bé có phát triển bình thường không là theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé. Bé tăng cân đều hàng tháng là dấu hiệu bé khỏe mạnh. Không tăng cân hoặc sút cân là nguy cơ cảnh báo tình trạng bệnh tật hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý ở bé. Tham khảo biểu đồ cân nặng bình thường ở bé.

Trong 3 tháng đầu: Bé tăng 1-2 kg/tháng.

3 tháng tiếp theo: Bé tăng 500-600g/tháng.

6 tháng tiếp theo: Bé tăng 300-400g/tháng.

Bé 1 tuổi thường nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).

Từ 2-10 tuổi, bé tăng trung bình 2-3kg/năm.

Cân nặng trung bình của bé trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức tính như sau: X = 9kg + [2kgx(N-1)].

(X: Số cân nặng hiện tại của bé, tính bằng kg. N là số tuổi của bé, tính theo năm).

Chế độ dinh dưỡng giúp bé tăng cân tốt

Để bé tăng cân tốt, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đặc biệt như:

Mỗi bữa ăn của bé cần được tăng dầu mỡ, nấu đặc.

Thay vì ba bữa chính, mẹ có thể cho bé ăn thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ cùng với 2 bữa phụ.

Nếu bé ăn ít trong bữa chính thì cần cho bé ăn thêm bữa phụ như nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối hay nửa ly sữa để tăng cường dưỡng chất cho bé.

Một điều khác mà mẹ cần lưu ý là mỗi bữa ăn của bé cần có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: bột đường, đạm, béo, rau củ trái cây.

Khi cho bé ăn, mẹ cũng nên lưu ý là thay đổi ngay những thói quen ăn uống không tốt của bé như ăn thời gian lâu hơn 30 phút, ăn vặt nhiều, vừa ăn vừa đi chơi, xem ti vi hoặc chơi đồ chơi…

Việc chọn đúng sữa nào giúp bé tăng cân tốt là vô cùng quan trọng vì bé yêu của mẹ cần uống khoảng 400 – 600ml sữa mỗi ngày

Hướng dẫn mẹ chọn đúng loại sữa nào giúp bé tăng cân tốt

Điều cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng chính là mẹ cần chọn đúng sữa có các thành phần giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường chuyển hóa năng lượng và hấp thu dinh dưỡng như:

Kẽm: Đây là dưỡng chất cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa suy dinh dưỡng, cải thiện vị giác và giúp bé thèm ăn một cách tự nhiên. Kẽm là vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với bé. Ngoài ra, Kẽm còn kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể, đồng thời giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Thiếu kẽm khiến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác, từ đó làm bé biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6): Vitamin B là nhóm khoáng chất có thể tan trong nước, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổng hợp DNA, chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein trong cơ thể. Vitamin nhóm B bao gồm các loại: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12. Các vitamin này hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, có tác dụng tăng sức đề kháng, phát triển hệ thần kinh & điều hòa tâm lý. Một số vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6 & B9) còn có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, cải thiện chuyển hóa hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Lysin: Không những hỗ trợ hình thành và phát triển hệ thần kinh, lysin còn giúp bé tăng cường hấp thu, giảm sự thất thoát lượng canxi, giúp bé ăn ngon miệng và gia tăng chuyển hóa cũng như hấp thu tối đa dinh dưỡng.

Đạm whey giàu alpha-lactalbumin chứa các axit amin thiết yếu. Đây là loại đạm dễ hòa tan, hấp thu thẳng vào máu và tới các bộ phận trong cơ thể. Chính nhờ vậy mà sức khở được phục hồi nhanh chóng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng tốt hơn.

Chất béo chuyển hoá nhanh MCT là acid béo, dễ dàng hấp thu nhanh qua đường ruột nên có ích cho trẻ em bị tình trạng giảm hấp thu chất béo, chậm tiêu hóa, biếng ăn, mắc bệnh gan mật, bệnh dạ dày tá tràng,… Đây là cơ sở để giúp bé yêu tăng cân tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng bỏ qua những tiêu chí khác như:

Mùi vị sữa: Nếu mẹ chọn loại sữa bé không thích, bé sẽ ngán, không muốn uống và thường ngậm chặt miệng, hoặc quấy khóc mỗi khi uống.

Thành phần sữa: mẹ cần lựa chọn loại sữa mát, có thành phần đạm ít bị tác động bởi nhiệt sẽ giúp trẻ không táo bón, tăng cân đều. Mẹ hãy chỉ nên tin tưởng những công ty có khả năng tự cung cấp sữa tươi dồi dào và chất lượng bởi những thương hiệu nhập bột sữa từ nhiều nguồn khác nhau rất khó kiểm soát được chất lượng đầu vào và khiến đạm sữa bị biến tính.

Xuất xứ rõ ràng, nguồn gốc tự nhiên: đối với một em bé có hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển thì lựa chọn sản phẩm sữa có nguồn gốc tự nhiên, quy trình sản xuất khép kín, bảo vệ nghiêm ngặt là điều vô cùng cần thiết.

Các loại sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi

Khi chọn các loại sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi, ,mẹ cần kiểm tra nghiêm ngặt về các yếu tố như thành phần dinh dưỡng, để đảm bảo bé được hấp thu dưỡng chất tốt nhất giúp bé cao lớn và khỏe mạnh. Các dưỡng chất thiết yếu luôn có trong sữa tăng cân cho bé 1 tuổi là protein, chất béo, vitamin và khoáng chất…

Cách Ở Cữ Sau Sinh Khoa Học Các Mẹ Nên Biết Để Làm Theo

Thực hư ở cữ sau có cần thiết không?

Vấn đề kiêng cữ sau sinh của chị em phụ nữ hiện nay tồn tại khá nhiều tranh luận. Có những ý kiến đồng tình nhưng cũng có những ý kiến phản đối. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì thực sự việc ở cữ là điều rất cần thiết với các chị em sau sinh.

Các chuyên gia cho biết sau 9 tháng 10 ngày mang thai và vượt cạn chị em mất sức khá nhiều. Cơ thể chị em sẽ trở nên rất yếu cũng như dễ bị mắc các loại bệnh. Vì thế chị em cần có thời gian nghỉ ngơi, bổ dưỡng để phục hồi sức lực. Và khi đó ở cữ chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho chị em.

Cách ở cữ sau khi sinh sai lầm cần loại bỏ

Ở cữ sau sinh có cần thiết không? Câu trả lời chính xác nhất sẽ là có. Hơn nữa việc ở cữ còn rất quan trọng với các mẹ sau sinh. Tuy nhiên hiện nay việc ở cữ còn tồn tại nhiều sai lầm. Và chính những sai lầm đó khiến cho ngày càng có nhiều người hiểu lầm về cách ở cữ sau khi sinh. Cụ thể những sai lầm trong việc ở cữ cần loại bỏ:

Cách ở cữ sau sinh của các cụ ngày xưa là không tắm rửa, gội đầu, đánh răng. Bởi theo người xưa thì các mẹ sau sinh cần tránh nước để không bị cảm, phòng hàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì đó là một sai lầm trong ở cữ sau sinh.

Hiện nay có rất nhiều chị em nằm than trong thời gian ở cữ. Theo họ đó là cách giúp cơ thể trẻ cứng hơn. Cùng với đó các mẹ cũng giữ ấm được cơ thể mà không bị cảm lạnh. Thế nhưng theo nhiều nghiên cứu chỉ ra trong than có chứa khí CO2 cao rất có hại. Khi mẹ nằm sưởi khí CO2 thải ra có thể gây ngạt thở cho cả mẹ và bé. Nhiều trường hợp phòng ngủ kín khí CO2 có thể khiến trẻ chết do ngạt.

Mẹ sau sinh dễ bị cảm lạnh, phong hàn. Vì thế ông bà ta mới cho rằng mẹ sau sinh không được ra khỏi phòng. Đơn giản khi ra khỏi phòng sẽ gặp phải gió lạnh rất không tốt. Thế nhưng thực tế quan niệm này đã được chứng minh sai lầm. Bởi vi cơ thể các mẹ sau sinh yếu nên dễ bị bệnh.

Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm sai lầm trong kiêng cữ sau sinh khác nên loại bỏ. Chẳng hạn như không vận động, ăn đồ ăn mặn hoặc ăn quá nhạt, không quan hệ vợ chồng,…

Cách ở cữ sau sinh khoa học tốt nhất cho mẹ và bé

Ở cữ sau khi sinh là điều quan trọng với cả mẹ và bé. Tuy nhiên cách ở cữ sau sinh khoa học mới là cốt lõi của vấn đề. Bởi vì nếu cách ở cữ của các chị em sai lầm thì nó không còn có giá trị. Ngược lại, nó có thể mang đến những ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe cho mẹ, bé. Vậy cách ở cữ sau khi sinh như thế nào khoa học? Câu trả lời sẽ có ngay với những nguyên tắc vàng khi ở cữ sau sinh sau đây.

Các mẹ sau sinh cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Nhất là bổ sung lượng canxi và protein cao hơn người thường. Đồng thời trong thời gian đầu ở cữ nên kiêng hải sản, đồ ăn lạnh, đồ ăn để qua đêm. Cùng với đó các mẹ cũng nên tránh xa rượu bia, thuốc lá, cần tây,…

Song song với một thực đơn dinh dưỡng các mẹ phải đảm bảo chế độ nghỉ ngơi khoa học. Tốt nhất các mẹ không nên nằm yên một chỗ trên giường. Thay vào đó các mẹ hãy tập vận động với những bài tập phù hợp thời gian ở cữ. Chẳng hạn trong mấy ngày đầu các mẹ có thể ngồi dậy và đi lại vài vòng trong phòng. Nhưng chuyển sang những ngày kế tiếp có thể vận động nhiều hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không vận động mạnh.

Hơn nữa chị em cần đảm bảo giấc ngủ thật ngon. Nếu cần chị em có thể đọc báo, xem truyền hình, nghe nhạc để giảm căng thẳng. Điều đó rất tốt cho cả mẹ trong việc hồi phục sức khỏe.

Sau khi sinh thì trong 2- 3 ngày đầu các mẹ nên tránh tiếp xúc với nước. Tuy nhiên bước sang ngày thứ 4 các mẹ nên tiến hành vệ sinh cá nhân. Điều đó sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Song các mẹ ghi nhớ nên vệ sinh, tắm rửa nhanh với nước ấm. Nhất là trang phục mặc hãy đảm bảo thoải mái nhất.

Áp dụng cách ở cữ sau sinh khoa học là điều đặc biệt với các mẹ. Đơn giản vì nó sẽ quyết định đến thời gian các mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh. Đồng thời nó cũng quyết định đến sức khỏe và sự phát triển của các thiên thần nhỏ. Vì thế mong rằng qua những chia sẻ trên các mẹ sẽ đúc rút được thông tin bổ ích.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Cần Biết Tăng Cân Như Nào Cho Chuẩn Khoa Học trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!