Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu Ý Những Gì mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.
Viêm gan B là một bệnh nhiễm virus ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Virus viêm gan B lây truyền qua đường tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể hoặc qua quan hệ tình dục không có bao cao su. Đặc biệt, sản phụ có thể truyền virus viêm gan B sang con trong quá sinh thường hoặc sinh mổ.
1. Bà bầu bị viêm gan B lây cho con như thế nào?
Viêm gan B cũng có thể lây lan khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch khác của cơ thể từ người nhiễm virus xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Virus rất dễ lây nhiễm và dễ dàng xuyên qua da bị tổn thương hoặc trong các mô mềm như mũi, miệng và mắt. Thậm chí có thể bị nhiễm virus viêm gan B với một lượng máu nhỏ.
2. Bà bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Nhiễm virus viêm gan B hầu như không gây ra bất kỳ vấn đề nào gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi trong khi mang thai. Điều quan trọng là bác sĩ phải được biết về nhiễm trùng viêm gan B của bạn để theo dõi sức khỏe và bảo vệ bé khỏi nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh.
3. Làm cách nào để bảo vệ thai nhi trước nguy cơ nhiễm viêm gan B?
Đối với các bà bầu bị nhiễm viêm gan B, điều này cho thấy trong máu đã có virus viêm gan B và có khả năng truyền sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ.
Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ bảo vệ trẻ bằng cách tiêm vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B (Hepatitis B Immune Globulin, viết tắt là HBIG) ngay sau khi sinh. Những mũi tiêm ban đầu này sẽ giúp bé bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Cả vắc-xin và immunoglobulin đều là những sản phẩm an toàn và hiệu quả do đó các bà mẹ bị viêm gan B có thể cho con bú an toàn, miễn là em bé đã được tiêm globulin miễn dịch và vắc-xin.
Ở các mũi tiêm tiếp theo, trẻ sẽ cần tiếp tục tiêm vắc-xin viêm gan khi được 6 tuần, 3 tháng và 5 tháng tuổi. Vắc-xin này bảo vệ được 95% trẻ tránh bị nhiễm viêm gan B.
Khi chín tháng tuổi, trẻ sẽ cần được xét nghiệm máu để kiểm tra hiệu quả bảo vệ chống lại viêm gan B hay trẻ đã bị nhiễm virus. Nếu trẻ chưa có kháng thể bảo vệ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tiêm thêm hai mũi vắc-xin viêm gan B.
Thất bại trong điều trị bằng vắc-xin viêm gan B và HBIG có thể xảy ra ở những sản phụ có xét nghiệm HBeAg dương tính và có tải lượng virus rất cao, nên khả năng cao có thể truyền bệnh viêm gan B cho thai nhi. Lượng tải virus lớn hơn 200.000 IU/mL hoặc 1 triệu cp/ml cho thấy mức độ kết hợp giữa vắc-xin viêm gan B và HBIG được tiêm lúc sinh có thể đã thất bại. Do đó, đầu tiên sản phụ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus như tenofovir, sau đó sẽ được sử dụng thuốc chống siêu vi bao gồm telbivudine hoặc lamivudine. Điều trị bằng thuốc kháng virus bắt đầu từ tuần thứ 28-32 và tiếp tục 3 tháng sau sinh…
Phòng khám đa khoa Biển Việt – địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, điều trị viêm gan B uy tín tại Hà Nội.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 của Phòng khám đa khoa Biển Việt để được hỗ trợ miễn phí.
Giải Pháp Cho Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền từ mẹ sang con ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu bị viêm gan B có sao không và cách bảo vệ cả mẹ và bé trước căn bệnh này luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều phụ nữ đang hoặc chuẩn bị mang thai.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 10 – 13% phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bà bầu bị viêm gan B có sao không. Điều này hình thành nên tâm lý chủ quan trong việc kiểm soát và điều trị bệnh, từ đó dẫn đến nhiều rủi ro khôn lường ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
1. Đối với mẹ bầu
Sức đề kháng của phụ nữ đối với virus HBV cũng giảm đáng kể khi mang thai. Vì vậy, so với những trường hợp khác, viêm gan siêu vi B ở phụ nữ mang thai càng dễ tiến triển nghiêm trọng và kéo theo nhiều hệ luỵ như đái tháo đường thai kỳ, xơ gan, suy gan…, từ đó làm tăng rủi ro tử vong.
2. Đối với trẻ sơ sinh
Vì virus viêm gan B không lây qua nhau thai nên về cơ bản, bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sự hiện diện của chủng virus gây tổn thương gan này lại có thể góp phần làm tăng nguy cơ:
Ngoài ra, rủi ro nguy hiểm nhất khi bà bầu bị viêm gan B là trẻ sơ sinh nhiễm virus từ mẹ trong thời điểm sinh nở, dẫn đến tình trạng viêm gan siêu vi B bẩm sinh. Theo thống kê từ các chuyên gia, có đến 90% trường hợp viêm gan B bẩm sinh phát triển thành viêm gan B mạn tính. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, khoảng 25% trẻ sẽ sớm tử vong bởi những hệ luỵ như xơ gan, suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan…
Trong trường hợp này, để bảo vệ bản thân cũng như đứa trẻ sắp chào đời trước sự tấn công của virus viêm gan B, mẹ bầu cần:
Cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B
Nếu bạn đang mang thai và được chẩn đoán nhiễm virus HBV, hãy đảm bảo con bạn sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B liều sau khi sinh cho trẻ trong vòng 12 giờ đầu tiên kể từ lúc bé chào đời. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn cần tiêm thêm HBIG (globulin miễn dịch kháng viêm gan B) trong thời gian này. Bố mẹ cần lưu ý vị trí tiêm của 2 mũi sẽ không trùng nhau.
Điều trị viêm gan B khi mang thai
Bà bầu bị viêm gan B cần được chăm sóc bởi bác sĩ có chuyên môn trong việc kiểm soát tình trạng nhiễm virus HBV. Nếu có thể, các chuyên gia sẽ trì hoãn việc điều trị nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, họ tiếp tục theo dõi các triệu chứng lâm sàng và chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm định kỳ. Điều này giúp bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng tiến triển của bệnh, đồng thời sớm có biện pháp can thiệp nếu có bất kỳ biến cố nào xảy ra.
Ngược lại, với trường hợp nghiêm trọng, bà bầu bị viêm gan B sẽ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus. Tenofovir và lamivudine là 2 loại phổ biến nhất, thường áp dụng từ tuần 28 – 32 trong thai kỳ cho đến tháng thứ 3 sau khi sinh.
Điều trị sau mang thai
Nếu được kê toa thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải làm xét nghiệm HBV-DNA mỗi 3 tháng/lần trong vòng 6 tháng liên tiếp. Kết quả xét nghiệm cho biết liệu mẹ có đủ tiêu chuẩn để tiếp tục điều trị bằng phương pháp này hay cần ngừng thuốc.
Trong trường hợp virus đã bất hoạt, các bác sĩ chuyên khoa vẫn sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh nhằm kiểm tra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy viêm gan tái phát.
Cẩn thận khi cho con bú
Các chuyên gia đến từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức y tế thế giới ( WHO) khuyến khích mẹ bị viêm gan siêu vi B trong giai đoạn mang thai vẫn nên cho con bú. So với nguy cơ nhiễm virus, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh được tiêm chủng viêm gan B ngay khi chào đời nên rủi ro mắc bệnh càng thấp.
Chăm sóc bà bầu bị viêm gan B như thế nào?
Không ít mẹ bầu có cảm giác căng thẳng, lo âu khi biết tin bản thân đang nhiễm virus HBV. Điều này có thể vô tình gây tác động tiêu cực đến thai nhi. Do đó, nếu bạn có người thân bị viêm gan B trong thời gian mang thai, hãy cố gắng chăm sóc họ bằng cách:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp
Giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng
Chú trọng việc nghỉ ngơi, tránh để bà bầu vận động nặng
Đảm bảo mẹ bầu tuân thủ đúng chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai đặc biệt của bác sĩ
Nhìn chung, bà bầu bị viêm gan B sẽ cần có chế độ kiểm soát, điều trị cũng như chăm sóc đặc biệt. Để bảo vệ cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần tuân thủ đúng những chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên cho trẻ tiêm phòng viêm gan siêu vi B ngay khi chào đời để giảm thiểu rủi ro nhiễm virus HBV từ mẹ.
Mẹ Bầu Sắp Sinh Cần Lưu Ý Những Gì ?
Lười vận động
Nhiều mẹ bầu đến tháng cuối chuẩn bị sinh do cơ thể nặng nề mà lười vận động, di chuyển suốt ngày nằm trên giường nghỉ nghơi. Tuy nhiên, thực tế việc vận động nhẹ nhàng trước khi sinh giúp mẹ bầu lâm bồn dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần tránh những vận động mạnh gây tổn hại đến thai nhi là được. Một số động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ… hoàn toàn tốt cho mẹ bầu.
Lo sợ
Phần lớn mẹ bầu lần đầu sinh đẻ do thiếu những kiến thức về sinh đẻ, nên có tâm lý sợ hãi ở những mức độ khác nhau. Sự lo lắng sợ hãi của thai phụ sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương ức chế tử cung co thắt, dẫn đến quá trình sinh bị kéo dài ra, thậm chí còn dẫn đến khó sinh và sau khi sinh xong tử cung co lại không toàn vẹn, chảy máu liên tục.
Tâm trạng căng thẳng còn kích thích hưng phấn thần kinh giao cảm, huyết áp tăng lên làm cho thai nhi có thể bị thiếu ô xy. Tốt nhất mẹ bầu nên giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái, tươi vui trước… “giờ G” để quá trình vượt cạn được an toàn và khỏe mạnh.
Tự kích thích đầu ti
Tháng cuối của thai kì, bạn đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa, gây căng tức. Tuy nhiên bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức chứ không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.
Thụt rửa âm đạo
Nên tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, hay gây tổn thương xuất huyết cho cổ tử cung, âm đạo đang trong tình trạng sung huyết.
Quan hệ vợ chồng
Ăn đồ tái sống
Việc không được ăn đồ tái sống cần thực hiện suốt trong thời gian mang thainhưng ở tháng cuối của thai kì mẹ vẫn cần thực hiện nghiêm ngặt điều này. Trong giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Nếu mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Di chuyển xa
Trong tháng thứ 9 , em bé sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để tránh những tình huống không mong đợi như sinh con trên đường đến bệnh viện, đẻ rơi… mẹ bầu nên hạn chế những chuyến đi xa. Những cuộc hành trình dài còn có thể khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Để bụng đói trước giờ sinh
Khi sinh đẻ sẽ tiêu hao rất nhiều sức lực. Vì vậy sản phụ trước khi sinh cần ăn cho no, ăn đủ chất. Lúc này, người nhà nên nghĩ cách để thai phụ ănnhững món có nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, cấm kỵ việc không ăn uống gì mà đã vào phòng sinh.
NHỮNG ĐIỀU BỐ NÊN HIỂU ĐỂ CHĂM SÓC MẸ BẦU TỐT HƠN 7 MẸO HAY HẾT ỐM NGHÉN KHI MANG THAI
Giải Đáp Về Viêm Gan B Ở Mẹ Bầu
Viêm gan B là bệnh có thể lây từ mẹ sang con khi mẹ mang thai.
2. Nếu có thai, tôi có nên tiêm phòng viêm gan B không?
– Tốt nhất mẹ bầu nên tiêm phòng viêm gan B từ lúc trước khi có ý định mang thai.
Còn trong thai kỳ, nếu kết quả thử máu cho thấy mẹ bầu không bị viêm gan B thì bác sĩ có thể đề nghị chờ đến khi sinh xong mới tiêm phòng viêm gan B cho mẹ bầu. Nếu người chồng bị viêm gan B (hoặc mẹ bầu làm việc trong môi trường dễ có nguy cơ nhiễm bệnh) thì bác sĩ có thể trao đổi để tiêm phòng viêm gan B cho mẹ bầu ngay trong thai kỳ.
3. Viêm gan B có gây dị tật cho thai không?
– Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng đến thai nhi (không gây dị tật cho thai) và đa số phụ nữ có thai bị viêm gan loại B không bị trở ngại gì. Nhưng, điều quan trọng là bác sĩ phải biết mẹ bầu có bị nhiễm viêm gan loại B hay không để có thể theo dõi sát sao trong thời gian thai nghén.
Chỉ khi mẹ bị viêm gan siêu vi B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non.
4. Nếu mẹ bị viêm gan B thì bé có bị lây bệnh không?
– Người mẹ có thể truyền siêu vi khuẩn viêm gan B cho con khi sinh (dù sinh thường hay sinh mổ).
5. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con thế nào?
– Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%; nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh. 50% số bé này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
6. Nếu tôi bị viêm gan B, làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh?
– Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì bé sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vaccine phòng viêm gan B cho bé theo đúng lịch tiêm chủng.
7. Tại sao bé cần được tiêm phòng viêm gan B ngay trong phòng sinh?
– Phải tiêm phòng viêm gan B cho bé ngay trong vòng 12 giờ đầu tiên sau sinh. Bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có thể bị mắc viêm gan B sau này.
Lưu ý: Nhớ cho bé đi tiêm phòng viêm gan B hai mũi tiếp theo: khi bé được 1 tháng và 6 tháng tuổi.
8. Tôi năm nay 31 tuổi, có thai được 13 tuần. Vì tôi có tiền sử 2 lần thai lưu nên lần này có bầu phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi, thuốc men rất cẩn thận (đến thời điểm này, tôi chỉ uống nospa, totcal và thai đang phát triển tốt). Tuy nhiên hiện nay, tôi có một vài vấn đề tế nhị không biết hỏi ai, rất cần lời khuyên: a. Tôi bị viêm gan B (cách gọi nôm na là người lành mang virus, chức năng gan bình thường). Vậy thì sau khi sinh con, tôi có được cho bé bú sữa mẹ không? Vì có thông tin cho rằng, tôi sẽ làm con bị lây viêm gan B qua sữa mẹ. b. Tôi nên sinh mổ để an toàn cho con (không bị lây nhiễm viêm gan B) hay tôi vẫn có thể sinh thường? c. Vì hai vợ chồng tôi giấu bố mẹ chồng việc tôi bị viêm gan B nên chuyện tiêm phòng cho con ngay sau khi sinh có cần xét nghiệm gì trước hay không? d. Vì tôi có tiền sử 2 lần thai lưu như trên nên bác sĩ khuyên tôi phải tránh quan hệ vợ chồng để đảm bảo an toàn. Vợ chồng tôi thực hiện nghiêm túc song thời gian gần đây không hiểu sao tôi luôn muốn được gần gũi chồng (dù đã tìm cách để quên), trong giấc ngủ lại mộng mị được quan hệ với chồng. Nói việc này hơi tế nhị nhưng vì cảm giác này rất khó chịu. Tôi không thể gần chồng vì an toàn của bé, xin cho lời khuyên làm thế nào để giảm hay quên đi ham muốn này. Nếu tôi “tự mình thoả mãn” để cho qua đi cảm giác, liệu sự co thắt tử cung có làm ảnh hưởng đến bé? Tôi xin chân thành cảm ơn. Rất mong những thông tin sớm hồi âm của Mevabe.net.
– Trả lời:
a. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định việc cho con bú mẹ hay không. Vì thế, mẹ bầu nên hỏi ý kiến trực tiếp từ bác sĩ của mẹ bầu về chuyện nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.
b. Mẹ bầu vẫn có thể sinh thường. Nhưng mẹ bầu cũng nên trao đổi chuyện này với bác sĩ để có kết luận chính xác.
c. Em bé cần tiêm phòng ngay sau khi chào đời. Quá trình và cách thức tiêm phòng cụ thể thế nào mẹ bầu cũng nên hỏi bác sĩ để có sự chuẩn bị kỹ càng.
d. Nếu bác sĩ đề nghị mẹ bầu kiêng quan hệ vợ chồng thì mẹ bầu nên tuân thủ. Mẹ bầu có thể chọn các hình thức giải trí khác như xem phim, nghe nhạc, đọc sách…
9. Tôi có nên ngưng thuốc điều trị viêm gan B khi đang mang thai?
– Nếu từ trước mang thai, mẹ đã phải điều trị viêm gan B bằng thuốc thì chứng tỏ, người mẹ đang ở giai đoạn bị virus tấn công. Để biết có nên tiếp tục hay tạm ngưng dùng thuốc, người mẹ nên đi khám bác sĩ cẩn thận. Một số trường hợp, người mẹ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng viêm gan của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi để có lời khuyên cụ thể.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Cần Lưu Ý Những Gì trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!