Đề Xuất 6/2023 # Mẹ Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? # Top 8 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Mẹ Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong thời kì mang thai, cảm cúm là bệnh mà các mẹ bầu có thể tránh khỏi. Nhất là vào mùa lạnh rất dễ bị ho. Đây cũng là lý do mà nhiều bà bầu lo lắng không biết mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho khi đang mang thai

– Do các mẹ bầu thích uống nước đá : Sở thích này thường xuyên rất dễ bị viên họng kéo theo tình trạng ho.

2. Mẹ bầu bị ho nhiều khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ho là một biểu hiện bình thường khi mang bầu. Thông thường, ho sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài liên tục, các virut gây bệnh có thê gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu phải điều trị sớm.

Ho không phải là dấu hiệu tự dưng mà xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện khi mẹ bầu bị cảm cúm, bị sốt hoặc bị viêm họng, viêm phế quản… Nếu bị ho do các bệnh gây nên thì mẹ nên nhanh chóng trị dứt điểm tránh để virus gây bệnh tấn công gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bà bầu bị ho nhiều khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu mẹ bầu bị ho kéo dài quá 2 tuần hoặc ho kèm theo bị sốt, có đờm xanh, tức ngực, khó thở, ho ra máu… thì mẹ cần phải đi đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị dứt điểm. Để không bị ảnh hưởng sức khỏe mẹ cũng như thai nhi.

Tóm lại, việc mẹ bầu bị ho thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đó là đối với những trường hợp bị ho nhẹ. Còn với mẹ bị ho kéo dài nhiều ngày, ho dữ dội kèm những biểu hiện khác nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây tác động nguy hiểm đến thai nhi.

TÌM HIỂU THÊM: Cách tăng sức đề kháng tự nhiên giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Mẹ Bầu Bị Ho Có Những Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Thai Nhi Không?

Mẹ bầu bị ho là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, và nếu không được chăm sóc đúng cách, cũng như hiểu về tình trạng bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, mẹ bầu nên đọc bài viết này để có được những thông tin chăm sóc bản thân khi bị ho, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.

1. Những lý do mẹ bầu bị ho?

Mang thai là quá trình dài lâu, và cần mẹ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng trong giai đoạn này, sức đề kháng của mẹ sẽ bị giảm, nên rất dễ gặp những bệnh thông thường như ho. Những cơn ho đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng như diễn biến bệnh sẽ trầm trọng nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi làm mẹ bầu khó chịu hơn. Một số lý do làm mẹ ho như:

Thời tiết: Vào những lúc giao mùa dễ khiến cho mẹ bầu bị ho nhất, vì không khí đột ngột biến đổi và cơ thể chưa thể thích nghi kịp lúc nên khiến mẹ bầu ho.

Hệ miễn dịch suy giảm: Khi mang thai, sức đề kháng các mẹ giảm, và là điều kiện tốt để vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp gây ra những cơn ho.

Trào ngược dạ dày: Hiện tượng này thường gặp ở những mẹ mang thai 3 tháng cuối, vì thai nhi phát triển đè lên ruột và dạ dày. Điều này dẫn đến lượng acid từ dạ dày tác động đến niêm mạc đường hô hấp làm mẹ bầu ho.

Dị ứng: Việc mẹ tiếp xúc với lông thú, bụi bẩn, khói bụi rất dễ gây ra những cơn ho dị ứng không mong đợi, vì vùng hầu họng bị kích thích.

2. Mẹ bầu ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tùy vào mức độ ho của mẹ bầu sẽ có những tác động khác nhau đến thai nhi. Chẳng hạn, nếu những cơn ho của mẹ bầu kéo dài, thì rất có thể gây ra mệt mỏi, suy nhược, thậm chí ho mạnh quá sẽ có hiện tượng gò tử cung dẫn đến động thai, sinh sớm.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng lo lắng thái quá khi bị ho, vì nước ối bên trong sẽ bảo vệ con, chống sốc và hạn chế ảnh hưởng từ những tác nhân bên ngoài đấy. Trong trường hợp những cơn ho làm mẹ căng bụng, thì hãy dùng tay đặt giữ bụng trên và dưới sẽ dễ chịu hơn.

Ngoài ra, nếu mẹ có những cơn ho sau, thì nên cẩn thận và phải thăm khám bác sĩ để chữa trị:

Khi những cơn ho làm mẹ chán ăn thì là lúc nên cân nhắc đến phòng khám, bệnh viện, vì về dài lâu sẽ làm cho thai nhi thiếu hụt dinh dưỡng, và con sinh ra bị nhiều ảnh hưởng.

3. Mẹ bầu bị ho thì phải làm sao để thuyên giảm?

Khi những cơn ho của mẹ bầu không quá nghiêm trọng, thì có thể tham khảo những phương pháp điều trị đơn giản sau:

Mật ong: Đây là bài thuốc phổ biến trong dân gian giúp mẹ điều trị ho, đau họng hiệu quả. Thêm nữa, độ an toàn của mật ong là tuyệt đối, nên mẹ bầu không cần lo sợ khi sử dụng với ít nước ấm để tăng hệ miễn dịch, giảm ho.

Tỏi: Dù có mùi khá nặng, nhưng công dụng thần kỳ của tỏi có thể giúp mẹ giảm ho khi ăn trong vài ngày đến khi chấm dứt triệu chứng ho.

Dầu khuynh diệp: Thoa hoặc dùng dầu xông hơi cũng là cách làm dịu đường hô hấp, và giảm cơn ho cho mẹ bầu.

Uống nhiều nước: Mẹ bầu hãy tăng cường uống nước ấm hằng ngày, và lượng nước cho phép sẽ giúp làm dịu cuống họng, giảm ho rất tốt.

Chanh: Uống chanh sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nạp một lượng vitamin C dồi dào, cũng như tác dụng chống oxy hóa sẽ giúp đào thải độc tố để mẹ chóng khỏi. Thông thường, mẹ nên kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả, và sử dụng 1-2 lần/ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Mẹ hãy tăng khẩu phần của mình với lúa mì, rau bó xôi,.. để tăng cường lượng kẽm. Vì hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn hiệu quả trong đường hô hấp.

Dùng nước muối: Để giảm những cơn ho, mẹ có thể sử dụng nước muối súc miệng rất hiệu quả trong việc giảm dịch nhầy, vi khuẩn trong cuống họng đấy.

4. Ngăn ngừa ho ở mẹ bầu

Do những tác động bên ngoài nên làm cho mẹ bầu bị ho, vì thế các mẹ phải chuẩn bị đầy đủ trước khi mang thai để ngăn chặn tình trạng này như sau:

Bảo đảm ngủ đủ giấc theo chế độ của bác sĩ

Để tránh lây nhiễm, tấn công từ virus, vi khuẩn, mẹ bầu hạn chế đến nơi đông người, và những vùng gió lạnh.

Giữ cơ thể luôn sạch sẽ và tấm bằng nước ấm, cũng như dùng nước muối sinh lý Nacl 0.9% để súc miệng.

Khi ho trong quá trình mang thai, các mẹ không nên dùng thuốc, mà hãy đến bác sĩ để khám.

Quan trọng hơn, trước khi mang thai, các mẹ hãy tiêm đủ các loại vacxin theo khuyến cáo để tránh virus xâm nhập gây bệnh.

Mong rằng bài viết trên có thể truyền đạt được những thông tin giúp mẹ bầu bị ho được an toàn hơn, cũng như có được kiến thức tự chăm sóc bản thân và thai nhi.

Bà Bầu Bị Ho Có Đờm Là Bệnh Gì? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ho có đờm. Trong đó, những nguyên nhân chính thường gặp nhất là:

1.1 Dị ứng

Dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi, hầu họng con người bị kích thích bởi các tác nhân như: Khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mùi hương lạ,….

1.2 Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp bao gồm các căn bệnh phổ biến như: Viêm phế quản, viêm xoang mũi, viêm phổi,….Triệu chứng điển hình của bệnh là khiến cho bà bầu bị ho có đờm, đờm đặc, màu vàng như mủ, kèm theo các cơn sốt nhẹ đến sốt cao. Thông thường, viêm đường hô hấp là căn bệnh mắc phải do nhiễm khuẩn.

1.3 Nhiễm virus

Virus tấn công vào hệ hô hấp của mẹ bầu khi chị em bị suy giảm sức đề kháng hoặc rối loạn nội tiết tố khi mang thai. Sau khi xâm nhập làm tổn thương đường hô hấp trên. Virus gây bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như: Ho, sổ mũi, nhức đầu, một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt.

Cổ họng đau và nóng đỏ. Đau hơn khi dùng sức để ho.

Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sốt từng cơn. Có thể sốt nhẹ đến sốt cao.

Vùng ngực có cảm giác đau tức.

Cổ họng vướng víu. Cảm giác khó chịu. Lúc nào cũng muốn ho.

Chán ăn, sụt cân nhanh chóng.

Ho kèm theo đờm đặc, mùi hôi. Đờm có màu trắng cũng có thể là màu vàng hoặc xanh. Tùy vào diễn biến tổn thương và tùy vào nguyên nhân mắc phải.

Khó khăn trong việc hô hấp, khó thở, thở khò khè.

Nhức đầu, sổ mũi, nước mũi chảy ra liên tục, đặc biệt là khi nằm.

3. Bà bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bất kỳ một triệu chứng nào bất thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai đều cảnh báo những mối nguy hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tình trạng bà bầu bị ho có đờm cũng vậy.

Sự đau đớn khiến người mẹ mệt mỏi. Chán ăn. Khi mẹ không ăn uống đầy đủ thì thai nhi cũng sẽ không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Dẫn đến nguy cơ trẻ chậm phát triển về cả trí não lẫn thể trạng.

Với các trường hợp thai còn nhỏ tuổi. Tức là ở khoảng 10 tuần trở xuống, bà bầu bị ho có đờm có thể dẫn đến sảy thai. Do lúc này phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Khi người mẹ gắng sức để ho có thể dẫn đến tình trạng tử cung bị kích thích. Cổ tử cung tăng cường co thắt. Lúc này nguy cơ sảy thai rất có thể xảy ra.

Đối với thai lớn, lúc mẹ bầu đã sắp kết thúc hành trình thai nghén, thai lúc này đã xoay ngôi thuận, thấp xuống cổ tử cung để chuẩn bị chào đời. Mẹ bầu dùng nhiều sức để ho có thể dẫn đến tình trạng vỡ ối, sinh non.

Nếu mẹ bầu bị ho do nhiễm vi khuẩn, virus. Các tác nhân ngày có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật thai nhi bẩm sinh,….

4. Cách giảm ho có đờm cho bà bầu an toàn

4.1 Mật ong chưng tắc (quất)

Các bước thực hiện:

Chuẩn bị 4-5 quả tắc

Cắt đôi bỏ vào bát

Đổ mật ong vào sao cho ngập nguyên liệu

Chưng cách thủy 20 phút

Ăn cà mật ong lẫn tắc.

Ăn 2-3 lần mỗi ngày để việc chữa trị đạt kết quả tốt nhất.

4.2 Giảm ho cho mẹ bầu bằng tỏi nướng

Cách thực hiện

Chuẩn bị 2 củ tỏi

Rửa sạch rồi nướng khoảng 20 phút

Bóc vỏ ngoài. Lấy nhân tỏi bên trong để ăn.

Ăn liên tục 3-5 ngày. Ăn 1 lần/ ngày vào buổi sáng.

4.3 Chữa ho bằng dầu khuynh diệp

Cách làm:

Nhỏ 3-4 giọt dầu khuynh diệp vào chậu nước tắm (nước ấm)

Bà bầu bị ho có đờm ngâm cơ thể khoảng 15 phút trong chậu nước đã chuẩn bị. Ngoài ra bạn cũng có thể xoa trực tiếp dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân. Xoa đều khoảng 3 phút rồi đeo tất đi ngủ.

4.4 Chữa ho cho mẹ bầu bằng trà bạc hà

Cách thực hiện:

Chuẩn bị khoảng 10 lá bạc hà tươi

Rửa sạch rồi vò nát

Đổ nước sôi vào hãm trong 15 phút.

Khi nước còn độ ấm vừa phải, cho thêm ít đường hoặc 1 thìa mật ong vào để uống.

5.1 Thực phẩm mẹ bầu nên ăn

Bà bầu bị ho có đờm nên tích cực bổ sung các thực phẩm sau:

Các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt: Có thể là cháo hoặc súp, bún, miến,…

Tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh và hoa quả

Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh dầu có lợi cho người bị ho như: Tỏi, gừng

Bổ sung thêm nước lọc hoặc nước ép trái cây.

5.2 Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh

Thực phẩm có tính hàn

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp

Tôm, cua, cá,…những thực phẩm có mùi tanh sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích ứng và dễ bị ho hơn. Do đó mẹ bầu nên tránh các thực phẩm này.

Các món ăn chứa nhiều gia vị, quá cay nóng,….

Hạn chế ăn cam, quýt. Vì các loại quả này có thành phần kích ứng cổ họng.

6. Cách phòng tránh ho có đờm cho bà bầu

Vệ sinh răng miệng, mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý

Chú ý giữ ấm cơ thể. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi

Uống nhiều nước, tránh xa nước đá

Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng và tích cực bổ sung các vitamin khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe.

Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường cần tiến hành thăm khám ngay để có phương án khắc phục kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Không áp dụng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị ho có đờm khi mang thai. Trong mọi trường hợp sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, đây là lúc chị em bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng. Chính vì vậy, bà bầu bị ho có đờm nên đi khám sớm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bà Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi, Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu hoặc do mẹ cần nhiều oxy hơn cho bé trong giai đoạn đầu. Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn đoán ngay lập tức.

Bị ho khi mang thai là hiện tượng thường thấy ở thai kỳ

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bị giảm sút nên mẹ rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm, điển hình là viêm đường hô hấp. Thông thường, ho sẽ xuất hiện sau khi mẹ bầu có các dấu hiệu của cảm cúm như: sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau rát họng,…

Nếu bị họ, mẹ bầu nên đi khám để trị dứt điểm căn bệnh này, tránh để lâu dài, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào bào thai gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Khi đã chữa hết bệnh, triệu chứng ho cũng sẽ không còn nữa.

Ngoài việc điều trị, mẹ cũng nên để ý tới triệu chứng ho. Nếu ho nhiều, ho mạnh sẽ tác động trực tiếp tới tử cung, gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non,… Điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu vì khi đó thai nhi còn chưa ổn định trong tử cung.

10 cách trị ho cho bà bầu theo dân gian không cần dùng kháng sinh

Quả cam: Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

Nho: Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

Chanh, quýt và quất: Đây là những loại quả có công dụng trị ho rất hiệu quả dành cho các mẹ bầu. Để trị ho với quất, có thể chị em đã rất quen thuộc với bài thuốc quất chưng mật ong: thái lát mỏng từ 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, không nuốt ngay mà nên ngậm 5 giây trong miệng, để quất trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng … Các mẹ cũng có thể hấp chín hỗn hợp khoảng 3 quả quất tươi, 6g cam thảo, 20 cánh hoa hồng bạch, 5 lá húng cahnh, 8g đường phèn dùng để uống hàng ngày cũng có thể trị được ho nhẹ.

Ngoài ra, sau khi ăn xong quýt, phần vỏ chị em cho vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 8g và đổ khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, không để qua đêm. Khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Với chanh, có rất nhiều cách chế biến thành những thức uống vừa ngon vừa giúp bà bầu trị ho. Cho một muỗng canh mật ong trộn đều với hai muỗng nước cốt chanh, pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế vào cốc trà, hoặc dùng quả chanh khô hấp chín với 6g cam thảo và 3 thìa mật ong v.v… đều có tác dụng chữa ho an toàn và hiệu quả.

Quả mâm xôi: Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi, từ đó mau hết cảm khi bầu bí.

Quả việt quất: Do có tính kháng khuẩn cao nên quả việt quất cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho mẹ bầu bị ho. Chỉ cần ép lấy nước, thêm chút đường và nước ấm là các mẹ đã có ngay một cốc nước việt quất vừa thơm ngon vừa chữa ho hiệu quả.

Quả lê: Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy, sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu.

Quả ổi: Nếu bị ho do dị ứng gây viêm tấy họng, mẹ bầu chỉ cần lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó, mỗi ngày ăn 1 quả và ăn liền trong vòng từ 3 – 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.

Các loại quả khô: Nước nấu từ các loại quả khô rất bổ dưỡng, có thể làm giảm bớt các triệu chứng ho và cảm lạnh. Đầu tiên đun sôi lê và táo trong vòng 30 phút, sau đó cho thêm mận khô. Trước khi tắt lửa khoảng 5 phút bỏ thêm mơ, nho khô vào là mẹ bầu đã có ngay một nồi nước hoa quả vừa ngon, bổ vừa có công dụng trị bệnh.

Củ cải trắng: Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, mẹ bầu chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả.

Hoa mướp: Dùng 12g hoa mướp rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín chừng 15 phút sau đó thêm chút mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng khoảng 2 lần giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa ho có đờm do cảm.

Uống thuốc ho khi mang thai có được không?

Trong thời kỳ mang thai là lúc sức đề kháng cơ thể người mẹ giảm sút hơn bình thường, hơn nữa dưới tác động của các hôcmon thai nghén, những biến đổi về sinh lý trong thời kỳ mang thai làm cho cơ thể người phụ nữ thường nhạy cảm hơn với các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài. Do đó cơ thể rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đặc biệt viêm nhiễm đường hô hấp.

Khi bị ho trong thời kỳ mang thai cần chú ý những vấn đề sau:

Không nên tự ý uống thuốc, đặc biệt trong những tháng đầu và khi chưa có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Nếu ho thông thường, không có sốt, khạc đờm, không đau ngực, không khó thở …thì không cần uống thuốc. Có thể dùng các bài thuốc dân gian trị ho như: Quât hấp mật ong, ngậm chút gừng tươi, lá hẹ hấp đường phèn, lá rẻ quạt ngậm và xúc họng, uống nhiều nước cam, uống thêm vitamin C, tăng cường nghỉ ngơi, tránh gió, lạnh, ẩm…

Nếu ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ, hoặc ho nhiều có sốt, khạc đờm có màu xanh, vàng, kèm đau ngực…nhất thiết nên đi khám để phát hiện các bệnh như viêm phế quản, lao…để được điều trị kịp thời.

Đơn thuốc bác sĩ cho bạn dùng trong thời kỳ có thai là đã được cân nhắc hết sức cẩn thận về lợi ích điều trị cũng như tính an toàn cho thai nhi vì thể bạn nên tuân thủ để đạt hiệu quả điều trị tốt.

Trong lúc có thai, không nên tiếp xúc tại chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tháng tuổi để phòng ngừa nhiễm virut cúm, Rubella…Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm, tránh bị nhiễm lạnh, nhiễm mưa.

Chú ý ăn uống tăng cường, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế các căng thẳng thần kinh không cần thiết để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của bạn mau hồi phục.

Lưu ý khi dành cho mẹ bầu bị ho

Điều đầu tiên mẹ cần ghi nhớ là khi bị ho hay xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu bất ổn về sức khỏe nào, mẹ đều không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu mẹ bị ho không kèm theo sốt, khạc đờm, không đau ngực, khó thở thì mẹ không phải sử dụng thuốc. Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả như: gừng tươi, quất hấp mật ong, lá hẹ đường phén, lá rẻ quạt, nước muối,…

Trong thời gian bị ho, mẹ nên nghỉ ngơi ở nhà, tránh ra ngoài nhiều và tiếp xúc với gió lạnh hay tới những nơi đông người. Hàng ngày, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối. Còn khi tắm thì không nên ở trong phòng tắm lâu, tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.

Về dinh dưỡng, mẹ hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể và các món ăn nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn như: cháo, món hầm, súp,…

Nếu mẹ bị ho trên 3 tuần không khỏi hay ho kèm theo sốt, khạc đờm xanh, vàng và đau ngực, ho ra máu,… thì cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Vì rất có khả nặng mẹ đang mắc phải các bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, lao,…

ho khi mang thai 3 tháng đầu

bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không

cách trị đờm cho bà bầu

cách làm tiêu đờm trong cổ họng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Bị Ho Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!