Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Ăn Dứa Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người cho rằng bà bầu ăn dứa không tốt cho thai nhi
Bà bầu có nên ăn dứa không?
Dứa là một lựa chọn an toàn và lành mạnh cho mẹ bầu. Có người đã từng nói với bạn rằng ăn dứa có thể khiến bạn sảy thai hoặc chuyển dạ. Tuy nhiên, những quan điểm này không có căn cứ khoa học. Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn dứa có thể nguy hiểm khi mang thai.
Bà bầu có thể ăn dứa nhưng không nên ăn quá nhiều
Dứa có chứa bromelain?
Bromelain là một enzyme có thể gây phá vỡ protein trong cơ thể hoặc gây xuất huyết tử cung. Tuy nhiên, bromelain chỉ có trong phần lõi quả dứa và có rất ít trong phần thịt dứa, không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Để an toàn, bạn chỉ nên ăn dứa ở mức vừa phải, không nên ăn nhiều dứa khi mang thai.
Bà bầu ăn nhiều dứa có sao không?
Nếu bạn có vấn đề về dạ dày thì bà bầu ăn quá nhiều dứa sẽ cảm thấy khó chịu dạ dày. Các acid trong dứa có thể khiến bạn ợ nóng hoặc trào ngược acid. Một số trường hợp có thể dị ứng với dứa với các biểu hiện như: ngứa hoặc sưng ở miệng, nổi mẩn trên da, nghẹt mũi,…Nếu bạn dị ứng với dứa, có thể bạn cũng sẽ dị ứng với phấn hoa hoặc mủ cao su. Khi gặp bất cứ triệu chứng nào, hãy hỏi ý kiến từ bác sỹ để có phương pháp kịp thời.
Làm thế nào để bà bầu ăn dứa một cách an toàn?
Bà bầu có thể ăn dứa trong bữa phụ cùng với một số thực phẩm khác
Bạn có thể ăn dứa theo một trong những cách sau:
– Thêm dứa vào món sữa chua hoa quả của bạn
– Sinh tố dứa cùng một số loại quả khác
– Bánh dứa nướng
– Món ăn kèm cùng thịt nướng và rau
– Dùng để làm bánh pizza
Lưu ý: bạn nên tham khảo bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để ăn dứa đúng cách và lựa chọn dứa đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bà bầu.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nước ép dứa có tác dụng tốt hơn siro ho
Mỹ Linh H+ (Theo Healthline) – Theo Healthplus
Mẹ Bầu Hắt Xì Hơi Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hắt xì hơi nhiều ở mẹ bầu
Mẹ bầu trong thời gian mang thai bị hắt hơi nhiều và thường xuyên là tình trạng khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:
– Viêm mũi thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể của mẹ có rất nhiều thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của mẹ lúc này không chỉ để bảo vệ mẹ và còn bảo vẹ cả thai nhi. Do đó, thời điểm này, mẹ rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập, tác động gây nên tình trạng viêm mũi kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây, các chuyên gia đã chỉ ra có đến 39% phụ nữ gặp phải tình trạng viêm mũi thai kỳ, kèm hắt hơi trong suốt quá trình mang thai.
– Cảm cúm hoặc cảm lạnh
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ rất dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Trong đó hắt xì là triệu chứng đặc trưng kèm theo các biểu hiện khác.
Cảm lạnh là tình bệnh do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới mũi. Cảm cúm cũng là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 type cúm phổ biến là cúm A, B, C, tùy vào từng chủng loại mà có thể thành dịch hay không. Đây đều là những bệnh lý rất phổ biến, gặp ở mọi đối tượng, nhưng nếu mẹ bầu mắc bệnh trong thời gian thai kỳ cần phải đặc biệt chú ý. Mẹ cần đến khám tại các cơ sở y tế, sử dụng thuốc hay bất cứ phương pháp điều trị nào theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự lý sử dụng thuốc điều trị. Rất nhiều trường hợp biến chứng có thể dẫn đến tình trạng co thắt tử cung hoặc nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
– Dị ứng
Khi bị dị ứng mẹ bầu cũng sẽ gặp tình trạng hắt xì hơi liên tục, ngứa mũi và kèm theo các biểu hiện bệnh khác. Theo một nghiên cứu, các chuyên gia đã đánh giá rằng: dị ứng khi mang thai không làm tăng nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng nào nguy hại đến em bé kể cả việc nhẹ cân hoặc sinh non. Nhưng các triệu chứng của bệnh rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và làm giảm chất lượng cuộc sống, làm việc của mẹ rất nhiều.
2. Mẹ bầu hắt xì hơi có ảnh hưởng đến thai nhi?
– Hắt xì hơi khi mang thai sẽ tác động tới tử cung, gây ra những cơn co thắt dẫn đến dọa sảy, đẻ non…
– Hắt xì hơi cũng là một động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.
– Nếu bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo việc bị sốt cao, nôn ói, đau họng, cơ thể mệt mỏi thì mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cúm mùa. Bệnh này nếu phát triển nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng gây sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
3. Khi nào mẹ bầu cần khi khám bác sĩ?
Mặc dù triệu chứng mẹ bầu hắt xì hơi nhiều này rất phổ biến và không có gì nguy hiểm, nhưng nếu mẹ bầu có những biểu hiện sau cần khi khám bác sĩ ngay lập tức:
– Hắt xì liên tục, có biểu hiện khó thở
– Sốt trên 38 độ
– Người bị mất nước
– Ăn không ngon, mất ngủ
– Ngực đau, hơi thở khò khè
– Ho ra chất nhầy có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, quánh đặc như mủ.
4. Mẹ bầu hắt xì hơi nhiều liên tục cần làm gì?
Đối với người bình thường, việc sử dụng thuốc để điều trị hắt hơi rất đơn giản, nhưng với mẹ bầu cần chú ý việc sử dụng thuốc trị sổ mũi. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra: sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu rất nguy hiểm, có thể gây tác dụng phụ hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
– Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Nhỏ mũi bằng nước muối là biện pháp trị sổ mũi, hắt xì hơi khá hiệu quả cho bà bầu. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở, giúp bôi trơn niêm mạc lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn.
– Trong quá trình mang thai mẹ cần giữ ấm cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô.
– Không để mẹ bầu tiếp xúc với các chất kích thích hoặc môi trường nhạy cảm như khói thuốc lá, bụi, lông động vật,…
– Đeo khẩu trang nơi đông người và thường xuyên sát khuẩn tay thường xuyên.
– Bổ sung thêm nhiều món ăn giúp tăng sức đề kháng, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu.
Mẹ Bầu Bị Viêm Gan B Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Chào bác sĩ, em đang mang bầu ở tháng thứ 4, khi đi làm xét nghiệm bác sĩ có chẩn đoán bị mắc bệnh viêm gan B. Gia đình em hiện đang rất lo lắng, liệu rằng mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Mong bác sĩ tư vấn sớm. Em cảm ơn. (Trúc Quỳnh, 27 tuổi) Bác sĩ Hoàng Phúc – Bệnh viện Từ Dũ tư vấn
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus viêm gan B gây ra. Tỷ lệ mắc phải viêm gan B ở Việt Nam khá cao. Vì vậy, trước khi có ý định mang thai, nhiều chị em đều tiêm phòng vắc-xin để ngừa nhiễm bệnh. Tuy nhiên, với các mẹ chưa kịp tiêm phòng khi mang thai, việc nhiễm viêm gan B khá cao. Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn và vàng da là các biểu hiện thường gặp khi mẹ bầu bị viêm gan B. Tuy nhiên, nếu viêm gan B ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, chỉ khi thử máu mới biết.
Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi chỉ khoảng ở 1%. Tỷ lệ lây nhiễm này sẽ tăng 10-20%vào tam cá nguyệt thứ 2 và có thể tăng tới 80 % trong tam cá nguyệt thứ 3. Trong quá trình sinh con, tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang thai nhi sẽ cao lên đến 95%.
Do đó, mẹ bầu mang thai bị viêm nhiễm virus viêm gan B gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi dẫn đến nguy cơ dễ sinh non trước 34 tuần. Nếu người mẹ tái phát các đợt viêm gan B cấp tính sẽ làm cho chức năng gan bị suy giảm, để lại biến chứng nặng nhất của viêm gan B là teo gan, đông máu, xuất huyết, sảy thai,…
Mẹ bầu nên làm gì khi bị nhiễm viêm gan B?
Điều đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm thêm 1 lần nữa để chắc chắn mình có bị nhiễm viêm gan B không. Các loại vắc xin viêm gan B hiện nay được kích hoạt kháng thể nên an toàn cho phụ nữ mang thai và không ảnh hưởng đến thai nhi, do vậy bạn không cần lo lắng quá. Bạn đang mang thai tháng thứ 4 thì đã qua tam nguyệt thứ 2 nên có thể tiêm vắc xin được. Lúc này, bạn cần ổn định tâm lý và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc lây nhiễm sang con khả năng sẽ thuyên giảm.
Bảo vệ trẻ sơ sinh chào đời khi mẹ bị viêm gan B bằng cách nào?
Để giảm nguy cơ lây nhiễm cho từ mẹ sang con, các chuyên gia khuyên nên tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 – 24 tiếng sau sinh. Khả năng bảo vệ của mũi tiêm này lên đến 90% nếu được tiêm phòng đúng cách và đúng thời điểm. Tiêm phòng quá muộn, trẻ dễ bị nhiễm viêm gan B cao.
Nếu mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính hoặc HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên và không sinh sôi nảy nở), trẻ mới sinh sẽ được tiêm ngay một liều immunoglobulin với một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường. Từ tháng thứ 2, bé sẽ được tiêm tiếp mũi 2 và mũi thứ 3 khi trẻ được 4 tháng.
Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Ốc Được Không? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
1. Giải đáp thắc mắc: Bầu 3 tháng ăn ốc được không?
Theo quan niệm dân gian, ốc nhiều nhớt nên bà bầu ăn ốc khi sinh con sẽ bị chảy nhiều rớt dãi. Bên cạnh đó, ốc là động vật di chuyển chậm nên người ta thường lo sợ mẹ ăn ốc sinh con sẽ chậm nói, ít nói. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh quan niệm này. Đây chỉ là suy luận của ông cha ta dựa trên những suy luận chủ quan.
Bầu 3 tháng ăn ốc được không
Tuy vậy, những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần kiêng cữ kĩ lưỡng hơn. Trong giai đoạn này, mẹ bầu thường có triệu chứng ốm nghén trầm trọng nên sẽ khó chịu với các mùi tanh, hôi. Chính vì thế mà tùy vào sở thích, khẩu vị của mỗi người .
Bên cạnh đó, ốc có tính hàn, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều ốc. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu khá nhạy cảm và hay bị dị ứng, vì thế cần ăn ít để xem cơ thể có thích nghi hay gây ra dị ứng, ngứa, nổi ban hay không.
Đặc biệt, những vấn đề phát sinh của mẹ bầu khi ăn ốc là vấn đề vệ sinh ạn toàn thưc phẩm. Như chúng ta đã biết, ốc sống trong môi trường ao hồ nên chứa rất nhiều ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán. Vì thế, nếu chế biến ốc không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu ăn ốc, mẹ bầu nên tự mua và chế biến an toàn.
Bên cạnh bầu 3 tháng ăn ốc có được không, mẹ bầu cũng cần nắm được một số lưu ý để đảm bảo vệ sinh khi ăn ốc. Cụ thể như sau:
Rửa sạch ốc trước khi chế biến: do ốc sinh sống ở ao hồ, bùn lầy nên mẹ bầu cần đảm bảo an toàn vệ sinh khi ăn ốc. Cách tốt nhất là bà bầu sau khi mua ốc sạch về nhà, nên ngâm 1 giờ đồng hồ trong nước, rồi mới đó rửa sạch và tự chế biến.
Nấu ốc kỹ: Mẹ bầu tuyệt đối không được ăn ốc chưa chín, nhất thiết cần nấu kỹ bởi trong ốc có thể chứa các loại vi sinh vật sống ký sinh không tốt cho sức khỏe bà bầu
Làm sạch ốc bằng nước gạo, chanh, giấm: khi làm sạch ốc, bà bầu nên ngâm ốc trong nước chanh, giấm hoặc nước gạo để đảm bảo ốc sẽ nhả hết chất bẩn trước khi chế biến.
Một số điều mẹ bầu cần biết khi ăn ốc
Ăn ốc với lượng vừa đủ: không nên ăn ốc quá nhiều bởi có thể dễ dẫn tới đầy bụng. Bạn nên ăn ốc từ 1 – 2 bữa một tuần là phù hợp. Mặc dù ốc là món ăn giàu canxi và khoáng chất nhưng nếu bạn có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên đầy bụng thì nên hạn chế ăn ốc.
Không nên ăn ốc trong thời gian ốm nghén: các bà bầu mang thai 3 tháng đầu niên hạn chế ăn ốc. Bởi một vài chị em trong giai đoạn ốm nghén dễ bị nhạy cảm với mùi tanh của ốc khiến cho tình trạng nôn ói, đầy hơi càng bị nặng hơn. Tuy nhiên điều này cũng tùy theo cơ địa từng người, vì một vài mẹ bầu tỏ ra thèm ốc trong thời gian ốm nghén.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần nắm được mẹo chọn ốc. Ốc ngon sẽ có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, ốc có mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon, ốc chết có mùi xông lên rất khó chịu thì tuyệt đối không nên ăn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Ăn Dứa Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!