Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Và Đau Khớp Gối mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nói đến đau khớp gối và mang thai trong cùng một câu, nhiều người có thể nghĩ rằng trở lại khó chịu, mắt cá chân sưng lên. Nhưng đau đầu gối là một tác dụng phụ rất hay gặp trong thai kỳ của một số phụ nữ.
Trong một nghiên cứu cho thấy: Khi chị Phượng đột nhiên bị đau đầu gối trong tháng thứ bảy của thai kỳ, chị cho biết cơn đau như vậy khiến chị không thể đi bộ.Theo điều tra thì những người mẹ 34 tuổi, đang sống tại xã Tam Thanh – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định nói: “tôi không bao giờ có vấn đề đau đầu gối trước khi mang bầu”. Đau đầu gối là một biểu hiện phổ biến trong thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh, và cơn đau có thể dao động từ nhẹ đến nặng dần. May mắn thay đau khớp gối không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trong và sau khi mang thai của bạn.
Đau khớp gối trong khi mang thai
Hiện nay hầu như mang thai lại gây ra đau khớp gối, theo kinh nghiệm của các chuyên gia y học cho biết tăng trọng lượng cơ thể quá nhiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khớp gối ở bà bầu. “Ngay cả khi một người phụ nữ mới 25 tuổi bổ sung lượng dinh dưỡng quá lớn cho một vài tháng cuối trong thai kỳ của cô làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhanh khi đó đau khớp gối trở nên khá nghiêm trọng,” theo điều tra cô Lê Thị Kim Dung tại xã Tam Thanh – huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Đinh.
Các thay đổi nội tiết trong khi mang thai cũng đóng một vai trò trong đau khớp gối. Trong tam cá nguyệt thứ ba, kích thích tố được phát hành để nới lỏng lên vùng chậu và dây chằng để chuẩn bị cho sinh con. Nhưng các kích thích tố không chỉ gây ra trong khu vực xương chậu mà có thể nó cũng gây ra tại các dây chằng để nới lỏng. Kết quả là vật báo có thể không theo dõi chính xác ngay, dẫn đến đau khớp gối.
Đau khớp gối sau khi mang thai
Đau khớp gối thường biến mất sau khi mang thai, nhưng nó có thể không xảy ra ngay lập tức. Dây chằng vẫn lỏng cho một vài tháng sau khi sinh
Thông thường là khi con bú sữa mẹ là cơ thể giàu năng lượng làm cho quá trình điều tiết sữa và cho con bú kích thích tố cơ thể trợ giúp thu hẹp tử cung, làm giảm cân một chút dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, nó có thể mất ít nhất là ba tháng đối với trọng lượng của bạn, và khớp gối lúc đó mới có thể được trở lại bình thường.
Các biện pháp giúp giảm đau khớp gối cho phụ nữ mang thai
Tin tốt lành là bạn không phải sống với đau khớp gối trong thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh. Đó là rất nhiều bạn có thể làm để giúp làm giảm bớt đau khớp gối. Hãy thử các phương pháp sau đây:
Tập thể dục: tập thể dục tác động thấp có thể giúp tăng cường cơ bắp, cơ bốn đầu hỗ trợ đầu gối.
Mang giày tốt: Giày dép với đầy đủ padding và cấu tạo hỗ trợ có thể giúp hấp thụ sốc đến khớp gối.
Tránh tăng cân quá mức: Trường cao đẳng Mỹ của bác và sản khoa khuyến cáo rằng phụ nữ có một trọng lượng bình thường trước khi mang thai, nên tăng 25-35 kg trong khi mang thai (phụ nữ đã thừa cân nên tang từ 15 đến 25 kg). Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nó sẽ khiến đau khớp gối trở nên trầm trọng hơn và khi đó biện pháp tốt nhất là nhanh chóng quay lại trọng lượng trước khi mang thai của bạn.
Đau khớp gối là chỉ là một trong nhiều thay đổi có thể xảy ra đối với cơ thể của bạn trong khi mang thai. Nhưng với những chiến lược đơn giản trên bạn nên áp dụng nó sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.
ĐẶT SẢN PHẨM NGAY
Số lượng
Bị Đau Khớp Gối Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Lưu Ý
Đau khớp gối khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến ở mẹ bầu và hầu như phụ nữ mang thai vào cũng từng trải qua. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là không thể giống nhau. Để bệnh lý không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai sản và thai nhi, các mẹ bầu cần nhanh chóng điều trị khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở khớp gối.
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau khớp gối khi mang thai
# Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thường bị thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai. Khi đó, nồng độ hormone relaxin được tăng nhiều so với cơ thể bình thường. Loại hormone này không chỉ khiến khớp gối đau nhức mà còn khiến cho vùng xương chậu hay một số vị trí xương khác bị đau theo. Và đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau nhức khớp gối.
# Tăng cân hay bị phù
Khớp gối là vị trí xương khớp phải chịu nhiều sức ép của cơ thể. Khi mang thai, mẹ bầu đã từng trải qua vấn đề tăng cân nhiều và có thể tăng cân mất kiểm soát, đặc biệt là thời kỳ 3 tháng cuối thai kỳ. Vấn đề tăng cân đã gây ra không ít sức khỏe lên khớp gối. Mẹ bầu di chuyển càng nhiều thì những cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
# Ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ cũng thể hiện sức khỏe của mẹ bầu đang mắc phải. Tư thế ngủ không đúng cũng có thể là tác nhân khiến cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau khớp gối. Nếu buổi tối mẹ bầu nằm ngủ với tư thế co một bên chân thì rất có thể sáng hôm sau các cơn đau nhức ở đầu gối kéo đến và cả vùng hông.
# Tính chất công việc
Công việc buộc mẹ bầu phải đi lại nhiều hay công việc ngồi nhiều một chỗ, ít vận động như: nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân,… rất dễ mắc phải một số bệnh lý về xương khớp, trong đó có cả chứng đau khớp gối.
# Cơ thể thiếu chất
Nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai cần quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung không đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể khiến cho sức khỏe của mẹ bầu bị suy yếu, có thể thường xuyên mệt mỏi. Điển hình hơn, tình trạng đau khớp gối thường phát sinh nếu cơ thể thiếu hụt hàm lượng canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt đó khiến cho các tế bào xương sụn không còn chắc khỏe và rất dễ dẫn đến tình trạng bị thoái hóa khớp.
# Cơ thể mắc phải một số bệnh lý khác
Bên cạnh những yếu tố trên thì vẫn còn thêm những yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải chứng đau khớp gối. Trong đó cần kể đến những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải như: bị loãng xương, suy tuyến giáp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc là những bệnh ký khác về xương khớp.
Những biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức khớp gối khi mang thai
Sử dụng thuốc để điều trị chứng đau khớp gối thường không được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu. Thay vì sử dụng các loại thuốc đặc trị, các mẹ bầu nên áp dụng một số liệu pháp điều trị an toàn nhưng không kém phần hữu ích để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
# Vận động cơ thể
Đa số các mẹ bầu thường hay có thói quen lười vận động và chỉ muốn nghỉ ngơi tại chỗ. Chính vì điều đó đã gây ra không ít sự mệt mỏi, và chứng đau nhức khớp gối rất có thể xảy ra. Do đó, các chuyên gia thường đưa ra những lời khuyên vận động cơ thể với những bài tập phù hợp để giảm chứng đau nhức khớp gối khi mang thai.
Đối với phụ nữ mang thai, các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản được chuyên gia khuyên áp dụng để cải thiện bệnh lý. Vì những bài tập đó ít làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và cả thai nhi. Thông thường bài tập yoga, ngồi thiền hay đi bộ thường được bác sĩ khuyên mẹ bầu để tập luyện với tần suất vừa phải. Tốt hơn nếu bạn luyện tập cùng các huấn luyện viên để biết chính xác từng bước tập luyện cho chính xác.
# Massage đầu gối
Phương pháp massage đầu gối giúp giảm đau tức thời cho các mẹ bầu, đặc biệt là khi về đêm. Để tăng công dụng, bạn có thể kết hợp việc massage cùng với một ít tinh dầu hay dầu nóng.
Với phương pháp này, các mẹ bầu cần thực hiện theo các bước như sau:
Cho một ít tinh dầu vào lòng bàn tay rồi chà xát hai lòng bàn tay vào nhau để tinh dầu lan rộng ra cả hai bàn tay;
Dùng lực của bàn tay và ngón tay để ấn nhẹ nhàng lên đầu gối và một ít khu vực lân cận;
Miết nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút.
Bên cạnh công dụng cải thiện các cơn đau khớp gối, phương pháp massage còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, hạn chế tình trạng đau nhức khớp gối khi thức dậy vào sáng hôm sau.
# Chườm nóng, chườm lạnh
Đối với những trường hợp đau khớp gối ở trường hợp nhẹ thì liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh là liệu pháp không chỉ hiệu quả mà còn an toàn. Chườm nóng được áp dụng để làm dịu tình trạng đau nhức, còn chườm lạnh được áp dụng cho các trường hợp bị sưng tấy.
Chườm nóng: Cho một lượng nước ấm khoảng 70ºC vào túi chườm. Sau đó, đặt túi chườm lên ngay vị trí đau nhức ở đầu gối đang bị đau. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, và không quên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Một lưu ý khác, mẹ bầu cần chú ý đến nhiệt độ nóng của nước để tránh bị bỏng da.
Chườm lạnh: Cho một vài viên đá lạnh vào trong túi chườm rồi đem áp nhẹ nhàng vào vùng đầu gối bị đau. Thực hiện động tác vừa đắp vừa nhả và không được chườm mỗi lần quá 10 phút. Nước lạnh có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời.
# Sử dụng các thảo dược lành tính trong tự nhiên
Với bản chất lành tính, các bài thuốc từ cây cỏ quanh vườn được nhiều bà bầu quan tâm và sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau khớp gối. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi,thay vì sử dụng các bài thuốc uống thì mẹ bầu được khuyên nên sử dụng các bài thuốc bôi ngoài da. Nhưng cũng có một số người hợp ngoại lệ, bà bầu cũng có thể dùng thuốc ở dạng nước sắc.
Dùng ngải cứu chữa chứng đau khớp gối cho bà bầu
Trong Đông y, ngải cứu là một trong những vị thảo dược “đa công dụng”, mang trong mình vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp lưu thông máu, giảm đau. Nhờ có những bản chất trên, cây ngải cứu rất xứng đáng để góp tên mình trong danh sách cây cỏ thuốc nam trị chứng đau khớp gối cho mẹ bầu.
Đem một nắm lá ngải cứu rửa sạch cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước;
Sao lá ngải cứu cùng với một ít muối hạt cho nóng;
Cho hỗn hợp ngải cứu và muối biển vào trong túi chườm hoặc miếng vải sạch rồi đem chườm lên vị trí đang đau;
Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.
Chườm lên cùng đau khi hỗn hợp đã nguội dần, mẹ bầu không đắp trực tiếp lên vị trí đau khi túi chườm rất nóng, như vậy có thể gây bỏng da.
Cải thiện chứng đau khớp gối khi mang thai bằng nắm lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa thành phần hoạt chất catechin. Thành phần này có tác dụng ức chế sự xâm nhập của một số vi khuẩn, virus, có công dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp kiểm soát các biểu hiện của bệnh đau khớp gối ở phụ nữ mang thai.
Với bài thuốc này, các bà bầu cần tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
Đem một nắm lá trà xanh rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp tạp chất, tốt hơn nếu ngâm chúng cùng với một ít nước muối pha loãng;
Vớt lá trà xanh để ráo, sau đó vò nát rồi cho vào cốc nước ấm, đậy kín nắp;
Sau 3 – 5 phút hãm trà là có thể sử dụng.
Một lưu ý khác các bà bầu cần lưu ý, mỗi ngày chỉ được uống một cốc nước trà xanh và tuyệt đối không được sử dụng nhiều hơn. Nếu sử dụng quá nhiều, có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Chữa đau khớp gối khi mang thai bằng củ gừng tươi
Gừng là loại gia vị không quá xa lạ với mọi gia đình và cũng chính là một vị thuốc hay được dân gian sử dụng khá nhiều trong một số bệnh lý, trong đó có cả bệnh đau khớp gối. Trong loại dược liệu này có chứa khá nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp làm giảm tình trạng viêm sưng và giảm đau nhanh chóng tại vị trí đau.
Các bà bầu có thể sử củ gừng tươi để trị chứng đau nhức khớp gối bằng cách thực hiện như sau:
Đem 1 – 2 củ gừng tươi rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
Thái củ gừng thành từng lát mỏng, đồng thời bắt lên bếp một nồi nước lọc khoảng 1 – 2 lít;
Khi nước sôi, bỏ vài lát gừng vào trong nồi và tiếp tục đun;
Tắt bếp và chờ nước nguội dần, sau đó tiến hành ngâm chân. Ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn.
Trong quá trình ngâm chân cùng với nước củ gừng, các bà bầu nên kết hợp cùng với việc xoa bóp xung quanh đầu gối đau nhức để việc điều trị được diễn ra nhanh chóng.
Bên cạnh việc ngâm chân cùng với nước gừng tươi, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng vài lát gừng mỏng để nhai cho nát và nuốt trôi.
Biện pháp ngăn ngừa chứng đau khớp gối khi mang thai
Để tránh gặp tình trạng đau khớp gối khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý đến các vấn đề sau:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung nhiều thực phẩm tươi, ngon, an toàn, đặc biệt là những thực phẩm giàu hàm lượng canxi và vitamin D;
Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập, bài vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,… Lưu ý, mẹ bầu nên chọn lựa các bài tập vừa sức, không vận động quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi;
Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Cần biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi;
Nên sử dụng dép bệt khi di chuyển, hạn chế sử dụng giày cao gót trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là thai nhi đã lớn.
Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ trong suốt thời gian mang thai.
Không phải bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể mắc phải chứng đau khớp gối. Nhưng nếu mắc phải, các mẹ bầu cần lưu ý hết để bệnh lý không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu nghi ngờ bản thân đang có triệu chứng đau khớp gối hay một số bệnh lý khác, cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn chưa biết:
Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Đau khớp háng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở thai phụ, theo thống kê sơ bộ, có tới 80% phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng đau này.
Đa số bà bầu sẽ có cảm giác đau nhức ở háng hoặc khớp mu trong quá trình mang thai. Đặc biệt cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Điều này khiến thai phụ đau nhức, khó chịu khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, dẫn tới lười vận động, mất ngủ,…
Theo các chuyên gia, tình trạng đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng bình thường. Trong y học hiện đại, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ đang chuyển dạ và sắp sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng cơn đau xuất hiện do thai phụ có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, thiếu canxi hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp.
Bài thuốc nam gia truyền 150 năm Xương khớp Đỗ Minh, đặc trị các bệnh THOÁI HÓA, THOÁT VỊ, VIÊM ĐAU KHỚP Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh là một trong những giải pháp đột phá giúp điều trị các chứng bệnh đau nhức, viêm sưng, thoái hóa, thoát vị xương khớp… Bài thuốc đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bệnh
Mở
Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Để điều trị dứt điểm đau khớp háng khi mang thai, điều đầu tiên bà bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp để đưa ra hướng điều trị hợp lý. Sau đâu là một số nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp háng khi mang thai thường gặp nhất.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu xuất hiện tình trạng đau khớp háng, mọi người cần đặc biệt chú ý và quan tâm. Cụ thể như sau:
Do quá trình chuyển dạ
Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra Relaxin – là loại hormone gây giãn, mềm các cơ. Relaxin sẽ giúp dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông của bà bầu mềm ra và co giãn tốt để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Việc đi lại trong thời gian này làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều, đồng thời cũng làm viêm màng dính xương mu. Bà bầu trong thời gian này có thể cảm thấy đau ở háng, có khi lan lên lưng, bẹn, hông hay bên trong đùi.
Thiếu canxi
Trong khi mang thai, không ít phụ nữ tăng cân quá nhanh và đột ngột do em bé trong bụng phát triển nhanh hay mẹ bầu ăn quá nhiều, dư thừa chất dinh dưỡng. Theo quy luật tự nhiên, trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tạo áp lực lớn lên các khớp chân, khớp háng của bà bầu.
Đối với những bà bầu bổ sung canxi đầy đủ, thì các khớp chân, khớp háng có thể sẽ thích nghi kịp với lực tác động này. Tuy nhiên, với những người không chú ý tới việc bổ sung canxi thì chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức khớp háng, nhất là vào tháng cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, trường hợp thiếu canxi cũng khiến bà bầu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Theo các bác sĩ, giai đoạn này, các mẹ bầu cần được bổ sung trung bình 800mg canxi/ngày để tạo điều kiện tốt nhất giúp em bé hình thành khung xương.
Trong trường hợp mẹ bầu thiếu hụt quá nhiều canxi, thai nhi vẫn sẽ phải lấy lượng lớn canxi từ cơ thể mẹ. Điều này làm cho hệ thống xương khớp của người mẹ trở nên suy yếu dẫn tới tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai.
Thiếu magie
Ngoài canxi, magie cũng là một nguyên tố hỗ trợ xương chắc khỏe, giúp xây dựng các tế bào xương mới, giảm tỷ lệ gãy xương do bị loãng xương. Bên cạnh đó, magie cũng rất cần thiết để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.
Đặc biệt đối với người mang thai thì nguyên tố này càng quan trọng hơn. Lượng magie trong cơ thể bà bầu đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ. Việc thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn tới tình trạng bà bầu đau khớp háng và thậm chí là chuột rút.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau khớp háng khi mang thai cũng có thể xảy ra do mang song thai hoặc tam thai, thói quen mang giày cao gót, mẹ bầu tăng cân quá nhanh, mang thai khi đã lớn tuổi,…
Triệu chứng
Đa số các trường hợp đau khớp háng khi mang thai đều có chung các triệu chứng như sau:
Các mẹ bầu sẽ thấy những cơn đau nhức tại vùng khớp háng, lan dần đến hông.
Có cảm giác tê bì ở một bên hông sau đó lan rộng ra các bộ phận xung quanh như mông, chân.
Co cứng khớp vào buổi sáng mỗi khi thức dậy.
Thực hiện các tư thế xoay, cúi người rất khó khăn
Ngoài những biểu hiện trên, một số bà bầu cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như với táo bón, tiểu không tự chủ, ợ nóng, sốt, nhức đầu dữ dội, ít cảm nhận cử động của thai nhi,…
Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp háng khi mang thai
Việc chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị đau khớp háng khi mang thai sớm sẽ giúp bà bầu giảm thiểu rõ rệt các cơn đau. Bên cạnh đó cũng giúp các bà bầu an tâm hơn trong quá trình mang thai.
Phương pháp chẩn đoán
Khi chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai, các bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về tiền sử và các triệu chứng như cơn đau có nặng dần theo thời gian trong ngày không? Cơn đau ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bà bầu không?… Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và chỉ định các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định như: Xét nghiệm máu, dịch khớp, nước tiểu,…
Mẹo dân gian giảm đau khớp háng khi mang thai
Theo lời khuyên của các bác sĩ, để giảm tình trạng đau khớp háng khi mang thai, bà bầu có thể vận dụng một số mẹo dân gian. Không ít người bệnh đã vận dụng phương pháp này và đạt được hiệu quả rõ rệt.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện. Nguyên liệu của các bài thuốc dân gian được lấy trong tự nhiên, lành tính, không chứa chất bảo quản.
Tuy nhiên điều trị bệnh bằng mẹo dân gian bắt buộc cần sự kiên trì của người bệnh, thực hiện liên tục nhiều lần một ngày và nhiều tuần mới có hiệu quả. Khi cơn đau khớp háng vượt quá sức chịu đựng, tốt nhất mẹ bầu nên được đưa đi thăm khám và điều trị.
Dùng cây ngải cứu
Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng cây ngải cứu để làm thực phẩm, trị đau bụng, đau đầu, giảm đau mỏi lưng, xương khớp. Đặc biệt, ngải cứu trong y học phương Đông còn dùng làm thuốc an thai.
Nguyên liệu: lá ngải cứu, giấm ăn.
Cách thực hiện:
Lá ngải cứu cần được rửa sạch, để ráo, rồi cho vào cối để giã nát. Trộn chung ngải cứu vừa giã với giấm ăn sao cho tạo ra hỗn hợp sệt.
Bọc hỗn hợp trên với một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng khớp bị đau trong 15 phút. thực hiện mỗi ngày 3,4 lần sẽ có hiệu quả.
Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để giảm thiểu các cơn đau khớp háng cho bà bầu. Theo y học, những thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động ít nhiều vào bên trong cơ thể con người. Tùy vào mức nhiệt độ tác động khác nhau mà cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau.
Để thực hiện phương pháp này, bà bầu có thể dùng túi chườm ấm theo các bước như sau:
Cho lượng nước vừa đủ với nhiệt độ khoảng 36- 37 vào túi chườm ấm
Đặt túi chườm ấm nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức thông qua lớp quần áo hoặc khăn mỏng
Giữ nguyên túi chườm ấm trong vòng 20 phút.
Điều trị Đông y an toàn, hiệu quả
Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai, nhiều bệnh nhân cũng đã tìm đến các bài thuốc từ thảo hoặc phương pháp châm cứu giảm đau. Ưu điểm của điều trị đau khớp háng khi mang thai đó là giúp cải thiện tình trạng đau nhức từ sâu bên trong, tiết kiệm và ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên điều trị bằng Đông y cũng cần bệnh nhân kiên trì vì thời gian điều trị lâu và cần tuân thủ đúng liều lượng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng được áp dụng nhiều:
Bài thuốc số 1
Dùng để uống:
Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ, rễ cây bưởi bung, rễ cúc tần mỗi vị 20g; rễ cây cam thảo, rễ đinh lăng mỗi vị 10g.
Cách thực hiện:
Sắc thuốc cùng 500ml nước sắc với toàn bộ nguyên liệu trên.
Mỗi thang thuốc chia 3 lần uống sau các bữa ăn khoảng 30 phút.
Xông hơi:
Nguyên liệu: 40g cây trinh nữ, 40g lá lốt, ngải cứu, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá đơn tướng quân mỗi thứ 30g, 20g lá long não, 15g ngọc thụ.
Cách thực hiện:
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho đến khi nước bốc hơi mạnh.
Dùng chăn trùm kín xông hơi toàn thân khoảng 15 phút. Áp dụng 1 ngày 1 lần đến khi không còn cảm giác đau.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: 12g rễ ruột gà, 8g hắc phụ chế, 8g quế chi, 8g khương thanh.
Cách thực hiện:
Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên sau đó đem phơi khô.
Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, sắc cùng 500ml nước uống hai lần.
Sử dụng liên tục trong trong 2 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Châm cứu
Trong Đông y, châm cứu cũng là là một trong những biện pháp hỗ trợ giảm đau khớp háng khi mang bầu. Nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên và mức độ đau nhiều hơn so với trước thì bà bầu có thể thực hiện phương pháp này. Khi châm cứu, kim châm sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt mạch làm dứt cơn đau nhanh chóng và giảm tần suất xuất hiện.
Châm cứu trong điều trị đau khớp háng có những ưu điểm như:
Hạn chế tình trạng lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
Bệnh nhân có thể cảm nhận được hiệu quả ngay trong lần châm cứu đầu tiên
Ít tác dụng
Không đau, khó chịu
Ngược lại, phương pháp châm cứu cũng tồn tại một số nhược điểm như: dễ gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng. Đối với phụ nữ mang thai, cần tránh một số huyệt nhạy cảm,…Với phương pháp điều trị này, cũng nên lựa chọn các phòng khám uy tín để có thể giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Cách chữa đau khớp háng bằng Tây y
Trên thực tế, khi mang thai, bà bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc Tây y để không gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Bởi các thành phần trong thuốc Tây rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho em bé.
Tuy vậy, trong trường hợp cơn đau dữ dội, bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị đau khớp háng theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, một số thuốc giảm đau liều nhẹ được chỉ định như: Ibuprofen, acetaminophen, paracetamol, naproxen,… Các loại thuốc này hầu hết thuộc nhóm không cần kê đơn. Tuy vậy, để an toàn cho sức khỏe của thai nhi bà bầu vẫn cần trao đổi trước với bác sĩ.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây y trong bất cứ trường hợp nào đối với phụ nữ mang thai đều không được bác sĩ khuyến khích. Bên cạnh đó, thuốc tây y chỉ chỉ có thể giúp giảm đau và duy trì hoạt động bình thường chứ không trị dứt điểm.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cũng có thể sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như sử dụng nẹp khớp háng. Dụng cụ này có chức năng hỗ trợ cho vùng lưng và vùng trung khu cơ thể, từ đó giảm thiểu các cơn đau khớp háng.
Thay đổi lối sống và thói quen hằng ngày
Việc tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, tập luyện hợp lý là phương pháp quan trọng giúp ngăn ngừa, giảm thiểu hiệu quả các cơn đau khớp háng. Theo các bác sĩ, trong sinh hoạt hàng ngày, bà bầu nên cố gắng duy trì cho mình những thói quen như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
Với bà bầu việc tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý trong từng thời kỳ mang thai là điều hết sức quan trọng để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Điều này cũng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng đau khớp háng.
Các bác sĩ khuyến cáo, để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp với các chế độ dinh dưỡng khoa học, nhất là bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi.
Chất đạm từ thịt trắng, các loại ngũ cốc, hoa quả, rau củ hay tôm cá là những thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp bị đau khớp háng khi mang thai.
Tập thể dục
Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cũng nên duy trì thói quen đi bộ hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tùy thể trạng của mình.
Đây là phương pháp hiệu quả cân bằng vùng xương chậu, đưa em bé đến một vị trí tối ưu. Từ đó giảm thiểu tần suất và cường độ của cơn đau khớp háng.
Biện pháp phòng tránh đau khớp háng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đau khớp háng khi mang thai, tốt nhất bà bầu nên điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt có tác động xấu tới hệ xương khớp như:
Không thức khuya.
Không vận động sai tư thế.
Không đi giày cao gót.
Ngủ nghiêng về bên thuận đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bổ sung canxi đầy đủ bằng thực phẩm hoặc thuốc bổ.
Những thông tin về tình trạng đau khớp háng khi mang thai vừa tổng hợp ở trên có thể trở thành tư liệu hữu ích cho các mẹ bầu tham khảo. Tuy nhiên khi tình trạng đau khớp háng dai dẳng, vượt quá sức chịu đựng của bà bầu, tốt nhất bà bầu nên đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Tại Sao Bà Bầu Bị Đau Khớp Háng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu?
Tại sao bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu?
1/ Đau do vận động
Đau xương khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu tiên có thể là do thai phụ vận động nhiều. Chẳng hạn như khi mẹ bầu đứng lên ngồi xuống sẽ chịu một lực ép từ thai nhi thúc xuống và tạo ra những cử động mạnh tác động lên vùng tử cung và gây đau khớp háng. Bên cạnh đó, việc gánh đỡ một khối lượng cơ thể nặng thường làm tăng áp lực lên vùng xương chậu và lan xuống vùng khớp háng, gây đau.
2/ Do thay đổi trong cơ thể
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một loại hormon gọi là Relaxin. Loại hormon này cho phép mô liên kết thư giãn và làm mềm. Khi đó, các dây chằng và khớp xương chậu sẽ co giãn và nới lỏng ra tạo điều kiện thuận lợi cho xương chậu mở ra khi sinh. Đồng thời, Relaxin làm tăng tính linh hoạt trong các xương, giúp thai nhi di chuyển qua lại dễ dàng trong dạ con. Chính vì những thay đổi này khiến khớp háng trở nên yếu dần và gây đau nhức khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu.
3/ Do cấu tạo cơ thể phụ nữ
4/ Do thiếu canxi
Thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Bởi cơ thể người mẹ cần cung cấp đầy đủ canxi để nuôi dưỡng thai nhi, nhất là trong khoảng thời gian đầu thai nhi cần canxi để hình thành khung xương và phát triển. Do đó, nếu mẹ bầu không bổ sung canxi đủ, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ dẫn đến hệ xương khớp sẽ trở nên yếu dần và dễ bị đau nhức.
5/ Tăng cân trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, hệ xương khớp nhất là khớp háng và khớp đầu gối ngoài việc phải gánh đỡ trọng lượng của bản thân mẹ bầu còn gánh thêm phần cân nặng của thai nhi. Chính vì vậy, khớp háng phải hứng chịu một áp lức lớn dẫn đến đau nhức. Tình trạng này sẽ tiếp diễn cho đến khi bà bầu sinh con. Mặt khác, đau nhức sẽ tăng lên và kéo dài nếu cân nặng mẹ bầu tăng nhanh.
Cách giảm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong giai đoạn mang thai, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thuốc tránh gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, nếu bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên áp dụng những cách hiệu quả sau đây để khắc phục cơn đau.
1/ Chườm nóng
Hơi nước nóng sẽ giúp các mao mạch giãn nở và giúp lưu thông khí huyết, giảm đau hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần dùng một chiếc khăn và nhúng vào trong thau nước ấm. Sau đó, dùng khăn nóng chườm lên nơi bị đau và thực hiện 2 – 3 lần, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nóng, bà bầu cũng nên hết sức cẩn thận, không nên chườm khăn quá nóng tránh trường hợp gây bỏng da.
2/ Tăng cường nghỉ ngơi và vận động đúng cách
Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc. Bởi áp lực khi mang thai thường rất lớn, nếu mẹ bầu tiếp tục làm việc sẽ khiến khớp xương chịu áp lực đè nén hơn mức bình thường dẫn đến đau nhức. Do đó, để giảm đau hiệu quả, bà bầu tốt nhất nên nghỉ ngơi và thư giãn.
Bên cạnh đó, vùng xương háng thường đỡ xương chậu nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp trong suốt quá trình mang thai. Cho nên, mẹ bầu không nên đi lại hoặc đứng quá nhiều. Khi đi nên đi chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên chạy nhảy hay leo lên leo xuống cầu thang với tần suất nhiều lần trong ngày.
3/ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Khi thai nhi phát triển, các hoạt động như ngủ hay thậm chí ngồi trong một thời gian dài đều trở nên khó khăn. Để giảm thiểu những cơn đau khớp háng, mẹ bầu nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đai nâng đỡ bụng để hạn chế sức nặng của bụng bầu lên khớp háng. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thay đổi nệm giường thành những tấm có độ mềm và mịn hơn. Ngoài ra, bà bầu nên sử dụng giày thể thao thay cho giày cao gót khi di chuyển, giảm bớt áp lực lên đầu gối và khớp háng.
4/ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau nhức khớp háng khi mang thai. Chính vì vậy, thai phụ nên có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển. Đặc biệt, mẹ bầu nên bổ sung lượng canxi vừa đủ cho mẹ và bé tránh tình trạng thiếu hụt canxi gây loãng xương và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa xương khớp, viêm khớp,… Thông thường ở mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bà bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý và khoa học.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Và Đau Khớp Gối trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!