Đề Xuất 6/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 5 – Bà Bầu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? # Top 11 Like | Europeday2013.com

Đề Xuất 6/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 5 – Bà Bầu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 5 – Bà Bầu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

0 lượt xem

Tháng thứ 5 là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nên mẹ bầu cần chú ý vào việc bổ sung chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt. Vậy mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên và không nên ăn gì?

Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5

Chất sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra những tế bào máu đỏ giúp vận chuyển oxy đến từng tế bào của mẹ và thai nhi và còn giúp củng cố hệ miễn dịch. Nếu mẹ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang bầu sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung sắt bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa sắt hoặc bổ sung các viên tổng hợp bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác  Do đó, mẹ bầu 5 tháng nên bổ sung sắt bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa sắt và uống bổ sung các viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ để cung cấp cho cơ thể từ 20-30mg sắt mỗi ngày.

Canxi: Canxi rất quan trọng đối với việc hình thành xương và răng của bé, giúp hình thành hệ thần kinh, duy trì hoạt động của tim thai nhi. Nhu cầu canxi của mẹ bầu ở tháng thứ 5 là khoảng 1000mg mỗi ngày.

Protein: Protein hay chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để tạo nên sự sống. Đây là nhóm chất giúp tạo ra các cơ bắp và các tế bào của thai nhi. Nhu cầu bổ sung protein của mẹ bầu là 1g protein/1kg trọng lượng cơ thể.

Vitamin và khoáng chất: Trong giai đoạn này  Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể của mẹ bầu, xếp đầu bảng trong số những vitamin cần bổ sung cho cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin D cho cơ thể mẹ có thể bổ sung bằng các thực phẩm như trứng, sữa… và có thể tắm nắng mỗi buổi sáng để tăng lượng vitamin D cho cơ thể. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600 IU/ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin A, B, C để duy trì sức khỏe ổn định, thai nhi phát triển tốt. Bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm, selen, magiê, phốt-pho…  để hỗ trợ các hoạt động trao đổi chất khác.

Chất béo: Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Mẹ có thể bổ sung chất béo từ thực vật và cá vì nó còn tốt cả cho hệ tim mạch.

Mang thai tháng thứ 5 mẹ nên ăn gì?

1. Các loại thịt

Thịt là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào cho mẹ bầu. Khi mang thai mẹ không nên giới hạn mình lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào mà càng đa dạng được thì càng tốt. Thịt bò, thịt gà, thịt lợn và các loại thịt gia cầm khác đều bổ sung được protein và chất sắt nên mẹ có thể thay đổi món mà không sợ bị ngán, quá chán với 1 loại món ăn.

2. Cá và trứng

Cá và trứng cung cấp nguồn chất béo có lợi cho bà bầu và rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mú đều rất tốt cho mẹ bầu bởi nó còn cung cấp được nguồn omega-3 quý giá cho mẹ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 phần cá/tuần là đủ.

Trong trứng có chất béo Lecithin giúp điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể, rất có ích cho mẹ bầu vì trong giai đoạn mang thai mẹ thường có khuynh hướng ăn nhiều đồ béo hơn bình thường.

3. Các loại đậu

Các loại đâu: đậu xanh, đậu đen, đậu ngự… đều chứa rất nhiều hàm lượng protein. Nếu mẹ bầu là người thích những món chay, thanh đạm thì không thể không bổ sung các loại đậu vào thực đơn của mình.

4. Sữa và các thực phẩm từ sữa

Nếu không uống được sữa bầu mẹ có thể chọn các loại sữa tơi, sữa đậu nành hay những món ăn chế biến từ sữa như phô mai, yogurt cũng rất tốt cho bà bầu tháng thứ 5.

5. Các loại ngũ cốc

Cơm và ngũ cốc cung cấp chất bột đường và là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, ngũ cốc còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng quý báu như: vitamin B, vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngũ cốc còn cung cấp được chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

6. Trái cây

Trái cây cung cấp lượng vitamin phong phú như vitamin C, vitamin B, E, D, A. Một số nghiên cứu khoa học cũng thống kê được, các mẹ ăn trái cây nhiều trong thai kỳ thì con sinh ra cũng thông minh hơn.

7. Các loại rau xanh và củ quả

Rau xanh, củ quả cung cấp lượng chất xơ phong phú nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì trong quá trình mang thai mẹ rất hay gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa. Khi mang thai tháng thứ 5 mẹ nên ăn nhiều hơn thời gian trước để bổ sung nhiều chất xơ hơn.

8. Các loại hạt

Các loạt hạt và quả hạch như hạnh nhân, hạt macca, hạt sen, quả óc chó cung cấp một nguồn axit béo dồi dào giúp mẹ bầu có thêm nhiều năng lượng và mang đến protein cần thiết cho mẹ.

9. Viên uống bổ sung canxi và sắt

Nguồn chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt đi trong quá trình chế biến vì vậy mẹ có thể bổ sung thêm sắt và canxi dạng viên uống theo chỉ định của bác sĩ để đáp ứng được nhu cầu trong thời gian mang thai. Sắt và canxi mẹ nên bổ sung cách nhau 2 giờ để cơ thể hấp thụ tốt.

Mang thai tháng thứ 5 không nên ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ cũng cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé:

Đồ uống có ga, bia rượu: Đồ uống có ga, chứa caffein, các loại đồ uống có cồn không tốt cho mẹ bầu và vô cùng nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, hàng ngày mẹ nên uống các loại nước trái cây tươi, nước ép.

Trái cây nhiệt đới: Một số loại trái cây nhiệt đới như đu đủ xanh, dứa tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ nhưng lại không tốt cho bà bầu bởi chúng có chứa chất bromelain được cho là làm mềm tử cung và gây co bóp, có thể dẫn đến sảy thai.

Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo cần được bổ sung vừa đủ ở tháng thứ 5, đây là gia đoạn phát triển nhanh của mẹ và thai nhi. nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như các loại khoa tây chiên, gà rán, pizza chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến mẹ tăng cân nhanh và gây những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Theo Dinhduongbabau.net

Mang Thai Tháng Thứ 5 Mẹ Bầu Nên Ăn Gì

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì

Khi bước vào giai đoạn mang thai tháng thứ 5, bà bầu sẽ có nhiều thay đổi về vóc dáng, cân nặng, tâm lí và cả chế độ ăn uống. Có thể nói khi phụ nữ mang thai là giai đoạn khó tính nhất của phụ nữ, vì thời kì mang thai rất khó khăn nên việc thay đổi chế độ ăn uống là chuyện bình thường. Tháng thứ 5 mang thai cũng là giai đoạn mà bé đang phát triển nhanh về các bộ phận cơ thể, vì thế mà bà bầu cần có chế độ ăn uống cho hợp lí. Vậy bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên lựa chọn thực phẩm gì để ăn?

Sự thay đổi của thai nhi và bà bầu tháng thứ 5

Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 5 này, bà bầu có những dấu hiệu thay đổi khá lớn, bụng và ngực bắt đầu lớn hơn bắt đầu xuất hiện các vết rạn nứt. Thường đau lưng và nhứt mỏi, nên bà mẹ cần lưu ý về sức khỏe. Giai đoạn này các bà mẹ cùng thèm ăn và muốn ăn nhiều thứ khiến các ông chồng vô cùng khó khăn.

Đối với thai nhi: giai đoạn này thai nhi có sự phát triển về các bộ phận cơ thể nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được sự thay đổi này. Giai đoạn này trở đi, thai nhi bắt đầu máy và đạp mạnh vào bụng mẹ. Nên mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển hoàn thiện.

Khi mang thai, bà bầu thường hay có cảm giác sợ hoặc thèm một mòn ăn nào đó và đặc biệt ăn vặt là một cách để các mẹ giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng trong thời kì thai nghén. Nhưng ăn món gì để vừa tốt cho mẹ lại vừa tốt cho con?

Vậy bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì?Ăn nhiều thực phẩm có vitaminVitamin là chất rất cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là khi bà bầu mang thai vào giai đoạn tháng thứ 5 này cần phải cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho mẹ và bé. Vitamin có chức năng tăng sức đề kháng cho mje, giúp mẹ ngăn ngừa mắc bệnh, cảm cúm,… đồng thời giúp quá trình hấp thu canxi đầy đủ cho việc xương bé phát triển chắc khỏe.

Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin cung cấp cho bà bầuCung cấp đủ sữa cho bà bầu

Uống sữa là điều cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt đối với bà là không thể thiếu.Vì trong thời kì mang thai tháng thứ 5, bà bầu cần bổ sung một lượng dinh dưỡng và canxi để cho bé phát triển đồng đều. Ngoài ra , trong việc uống sữa còn hỗ trợ cơ thể bà bầu bổ sung một số chất như omega3, omega6, DHA, ARA… giúp não bộ bé phát triển toàn diện.

Hiện nay, trên thị trường có một số sữa bột được bán chạy nhất và các bà bầu cảm thấy ưa chuộng nhất như: sữa XO, Similac Mom, Friso Gold Mum, Nuti Enplus, Ensure… Một số bà bầu tháng 4 này rất kén ăn, nên việc uống sữa cũng rất khó, nếu trường hợp các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua triệt trùng, sữa đậu nành,… và đi kèm với một số thực phẩm như thịt cá, rau xanh, các loại ngũ cốc…

Sữa cho bà bầu mang thai tháng thứ 5

Bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần lưu ý

Đây chính là giai đoạn khiến bà bầu mệt mỏi, tinh thần hồi hộp, lo lắng hơn cho việc bé sắp chào đời, vì thế mà các bà mẹ cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và ban đêm, để giúp sức khỏe được đảm bảo đến ngày lâm bồn.

Thường xuyên đi bộ và có quá trình tập luyện với bác sĩ để sinh con như thế nào, bà bầu cần tập thở, xoa bóp, tập các động tác áp chế để việc sinh con diễn ra dễ dàng và thuận lợi.Vào thời điểm này, bà bầu mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần, và vào thời kì này âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.

Một số bà bầu thường bị đau bụng và chảy máu ở giai đoạn tháng thứ 5 này, nếu bà bầu có bị trường hợp này thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để tránh trường hợp việc sinh non.Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn, các món ăn vừa ăn, không quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tiểu đường, tăng huyết áo, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, hạn chế việc ăn dầu mỡ, vệ sinh an toàn cho thực phẩm tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.

Cung cấp thức ăn cho bà bầu tháng thứ 5 vô cùng quan trọng, vì thế qua bài viết bà bầu mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì hi vọng có thể giúp các ông chồng có sự lựa chọn thực phẩm cung cấp đầy đủ cho vợ thân yêu của mình. Bên cạnh việc ăn uống, các bà mẹ cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, dưỡng thai cho phù hợp.

Mang Thai Tháng Thứ 6: Mẹ Bầu Nên Và Không Nên Ăn Gì

Protein rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ bầu, tuy nhiên mẹ cần tránh các loại cá quá béo hoặc thịt mỡ để tránh bị tăng cân nhiều.

​Tháng thứ 6 thai kỳ là mẹ đã ở cuối giai đoạn của chu kỳ mang thai thứ 2 và hầu hết chị em đã đỡ hẳn triệu chứng ốm nghén khó chịu. Ở tháng này, mẹ cần đặc biệt lưu ý việc ăn uống và bổ sung dưỡng chất để thai nhi phát triển. Do đã hết mệt mỏi và ốm nghén nên hầu hết các mẹ sẽ ăn uống ngon miệng hơn, tuy nhiên chị em cần lưu ý ăn uống phải có kiểm soát và lựa chọn những thực phẩm lành mạnh nhất.

Các loại rau xanh

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu đặc biệt ở giai đoạn này khi bụng bầu đang lớn nhất nhanh. Những loại rau mẹ bầu nên ăn là củ cải, bắp cải, măng tây, rau bina, cà rốt, bí đỏ, cà tím, đậu xanh, cà chua…

Trái cây tươi

Trái cây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp nguồn vitamin tốt lành cho mẹ bầu. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, chị em chớ bỏ qua chuối, nho, kiwi, táo, lê hay bưởi…

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Ở tháng thứ 6 thai kỳ, nhu cầu về canxi để thai nhi phát triển xương và răng là rất cao vì vậy mẹ cần bổ sung sữa và các thực phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa… mỗi ngày.

Nước

Ngoài nước lọc, chị em mang thai cần bổ sung thêm nước ép trái cây, nước rau luộc, canh… để đảm bảo cơ thể không bị thiếu chất. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước trong cơ thể giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt nhất.

Mang thai tháng thứ 6 không nên ăn gì? Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Cá sống và các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi bị dị tật nên mẹ cần tuyệt đối tránh.

Thịt tái, sống

Thịt tái sống có thể chứa vi khuẩn listeriosis gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Một nguyên tắc cần thiết mẹ bầu nào cũng cần phải ghi nhớ đó là ăn chín, uống sôi.

Pho mát mềm

Pho mát mềm có thể được làm từ nguồn sữa chưa tiệt trùng gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy đây cũng là thực phẩm không được khuyến khích trong thai kỳ.

Thực phẩm cay nóng

Rất nhiều mẹ mang thai thèm ăn đồ cay, nóng tuy nhiên chúng sẽ gây chứng khó tiêu và gây khó chịu cho chị em. Gia vị cay nóng cũng không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi nên mẹ cần hạn chế đến mức tối đa.

MANG THAI THÁNG THỨ 8: MẸ BẦU NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ MANG THAI THÁNG THỨ 9 : MẸ BẦU NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Mẹ Bầu Nên Và Không Ăn Gì?

Vào tháng thứ 5, cơ thể bà bầu có rất nhiều thay đổi. Cụ thể:

Tử cung to ra khiến bụng dưới lộ ra rõ ràng, chiều cao của đáy tử cung ngang với rốn, thể trọng tăng nhanh, ngực và mông nở ra, ở ngực và bụng cũng bắt đầu xuất hiện các vết rạn.

Bà bầu cũng cảm thấy đau lưng, đau 2 bên sườn và nhức mỏi khắp cơ thể do khớp và dây chằng giãn ra.

Có thể thấy chân và mắt cá chân của bà bầu đã bắt đầu sưng lên do cơ thể đang tích nhiều nước hơn bình thường.

Bà bầu trở nên thèm ăn và ăn nhiều. Giai đoạn này trọng lượng cơ thể sẽ tăng nhanh chóng.

Gặp phải một số vấn đề khó chịu về tiêu hóa: ợ chua, đầy bụng, táo bón,…

Tăng tiết dịch âm đạo và bầu ngực có thể xuất hiện sữa non

Bà bầu bắt đầu cảm nhận được thai máy.

2. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên ăn và không ăn gì?

Thai nhi ở tháng thứ năm cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện nhất. Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu tháng thứ 5 là:

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu nên ăn

Uống nhiều sữa và nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng cho cơ thể, nhất là khi mang bầu. Hãy lưu ý rằng trong cơ thể còn có một thai nhi nữa đang phát triển do đó không được để bị thiếu nước. Ngoài ra, nước cũng có thể ngăn ngừa táo bón, cải thiện các bệnh về đường ruột. Mẹ bầu cố gắng nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Thêm vào đó, cũng cần bổ sung thêm 2-3 ly sữa hoặc 5 ly nước ép trái cây, rau củ để cung cấp đầy đủ canxi và nhiều dưỡng cần thiết cho sự phát triển cứng cáp, khỏe mạnh của bé.

Các loại thịt

Thịt nạc là nguồn cung cấp hàm lượng Protein và chất sắt dồi dào nhất từ tự nhiên. Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu nên lựa chọn phong phú các loại thịt nạc mà ăn, nói chung luân phiên đổi món càng đa dạng càng tốt bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà và các loại thịt gia cầm khác để vừa khiến bữa ăn không bị nhàm chán mà vẫn đảm bảo luôn có đủ chất cho bé.

Để bé có thể phát triển não bộ và tăng trưởng thông minh, khỏe mạnh, các mẹ hãy tích cực bổ sung nguồn chất béo có lợi nhất từ cá bao gồm cá chép, cá hồi, cá thu,… Đây vốn là những siêu thực phẩm giàu Omega-3 quý giá rất tốt cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ 3 phần cá/tuần là tuyệt nhất nhất.

Các loại rau củ

Các mẹ bầu rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, do đó, bổ sung lượng chất xơ phong phú từ rau củ như cải xoăn, rau bina, bắp cải, bầu bí, cà rốt, cà chua,… sẽ giúp hệ tiêu hóa lưu thông hiệu quả hơn. Vào tháng này, mẹ bầu thường sẽ ăn nhiều hơn thời gian trước đó. Chính vì thế các chuyên gia nghiên cứu khuyên rằng nên bổ sung 500g chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 5.

Trái cây tươi

Những gợi ý về trái cây tươi chứa rất nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất như táo, chuối, lê, cam, bưởi, kiwi, dâu, nho… mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn, vừa kích thích vị giác cho mẹ bầu ăn ngon miệng, vừa bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, cơm, ngô, khoai, … rất tốt để cung cấp vào chế độ ăn uống hàng ngày vì chúng chứa rất giàu hàm lượng vitamin E, B, chất xơ, sắt, magie… vô cùng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi cũng như đáp ứng nhu cầu cung cấp thiết yếu về dinh dưỡng, năng lượng cho mẹ bầu.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu không nên ăn

Thực phẩm giàu chất béo và đường ngọt: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và chất đường ngọt không lành mạnh có thể khiến cân nặng bà bầu tăng nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ, khó sinh…

Thức ăn quá mặn: Khi bà bầu mang thai tháng thứ 5 cũng không nên ăn quá mặn nhằm tránh nguy cơ tổn thương thận, bị tăng huyết áp, gây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.

Ngoài những thực phẩm kể trên, bà bầu vẫn lưu ý, không được ăn những thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng, cũng như những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình như: thực phẩm đóng hộp, đóng gói, chiên xào, nhiều dầu mỡ…

3. Những việc mẹ nhất định phải làm từ tháng thứ 5 trở đi

Mang giày dép đế thấp, thoải mái. Mặc những bộ đồ rộng rãi, chất liệu vải mềm mại. Tốt nhất là đầu tư những bộ đầm bầu thật xinh để mặc được ở nhà lẫn khi đi ra ngoài đường cho tiện.

Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ để phòng ngừa táo bón.

Uống thật nhiều nước.

Kiêng làm những việc tưởng bổ béo cho thai nhưng lại đẩy con vào chỗ chết.

Cố gắng tập trung vào một việc tại một thời điểm. Vì mẹ bầu giai đoạn này bị hormone ảnh hưởng nên hay quên.

Đã đến lúc bố mẹ bàn nhau tìm cho con một cái tên khai sinh thật ý nghĩa và thêm một cái tên ở nhà thật dễ thương, dễ gọi, dễ nhớ.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tranh thủ đi nghỉ mát trước khi thai quá to.

Tắm rửa bằng nước ấm (không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh).

Tập các bài tập đơn giản, đi bộ, đi bơi để chắc cơ, giãn xương cốt là việc mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 nên làm.

Tránh vận động mạnh, làm việc nặng, va chạm, té ngã…

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể và thai nhi.

Nhờ bố massage cơ thể, đun nước ấm để ngâm chân vào ban đêm cho dễ ngủ.

Khám thai theo lịch đầy đủ. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu gì bất thường như: đau bụng, ra nhiều dịch và khí hư, ra máu… đều phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Không nên ăn nhiều đồ ngọt cũng như các món quá mặn, nhiều dầu mỡ.

Chú ý suốt thai kỳ chỉ tăng từ 10-12 ký là ổn.

Nếu sức khỏe mẹ bình thường, thai khỏe thì vẫn có thể “sinh hoạt chăn gối” với chồng bình thường. Tuy nhiên, nên nhắc bố nhẹ nhàng, chừng mực, chọn tư thế thích hợp.

Mẹ bầu dùng dầu dừa, kem trị rạn có thành phần thảo dược thiên nhiên để bôi lên vùng bụng, mông, đùi… ngừa rạn da. Đắp mặt nạ trái cây để dưỡng da mặt sáng mịn, ngừa nám.

Có khá nhiều thứ hệ trọng mà khi mang thai tháng thứ 5 trở đi mẹ bầu phải chú ý. Điều này sẽ giúp mẹ luôn khỏe, bé phát triển an toàn trong bụng. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp ích thật nhiều cho các mẹ để việc mang thai và sinh con là một hành trình hạnh phúc!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Tháng Thứ 5 – Bà Bầu Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!