Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Ở Nhật Và Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Europeday2013.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay số người Việt có ý định lập gia đình và định cư lâu dài tại Nhật ngày càng tăng, cùng với đó, số lượng phụ nữ sang Nhật cùng chồng để sinh sống cũng rất lớn. Vì thế việc có thai, sinh con ở Nhật là điều khó tránh khỏi. Vậy bạn đã biết về các thủ tục cần làm nếu mang thai, chi phí sinh con hay các chương trình hỗ trợ người nước ngoài nuôi con của Nhật chưa?
Xác minh chính xác việc mang thai
Đầu tiên phải xác nhận việc có thật mình đang mang thai không bằng cách đơn giản nhất là dùng que thử thai. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi.
Một số loại que thử thai của Nhật
Ảnh: girlschannel.net
Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu, để xác định, bạn phải đến kiểm tra tại khoa phụ sản của bệnh viện.Trước khi tới khám bạn có thể hẹn lịch trước để đỡ phải chờ đợi. Tại đó, sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm xác nhận việc có thai, bạn sẽ được bác sỹ cấp cho giấy chứng nhận mang thai (妊娠届出書)
Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được giấy chứng nhận, bạn phải mang nộp cho Cơ quan hành chính nơi bạn sinh sống để trình báo về việc mang thai. Tại đây, bạn sẽ nhận được “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé” (母子健康手帳) và “Sách sức khỏe mẹ và bé”(母と子の健康ブック)
Trong Sách sức khỏe mẹ và bé (母と子の健康ブック) gồm có:
Phiếu khám sức khỏe trong thời kì thai sản (受診
票)
: ghi các lịch khám định kì cho mẹ
Phiếu báo sinh(出生通知
票)
: là phiếu cần nộp cho trung tâm chăm sóc sức khỏe tại địa phương khi trẻ đã được khi ra. Khi nộp phiếu này, trung tâm đến tận nhà để thăm hỏi trẻ mới sinh, hướng dẫn cụ thể các xét nghiệm, thăm khám cần thiết cho trẻ trong thời kì bú mẹ, hoặc hướng dẫn về lịch tiêm chủng…
Giấy hướng dẫn về các lớp học dành cho các bà bầu(母親学級)…
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé (母子健康手帳) là một cuốn sổ tay ghi chép về tình trạng sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai, những điều cần lưu ý khi mang thai, chế độ ăn phù hợp cho thai phụ, sản phụ, tình trạng sinh đẻ của mẹ, tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ, lịch tiêm chủng từ khi sinh ra đến khi 6 tuổi, những cách hay trong nuôi dạy con… Cuốn sổ được cấp miễn phí cho mỗi bà mẹ khi mang giấy chứng nhận mang thai tới Cơ quan hành chính của mỗi địa phương. Ngoài ra, cuốn sổ tay còn được dịch ra 9 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt, tuy nhiên tùy từng địa phương mà có thể mất phí. Tìm hiểu thêm về cuốn sổ tại: https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kodomo/kodomo_kosodate/boshi-hoken/kenkou-04.html ( Trang của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật bản)
Quá trình mang thai
Trong cả quá trình mang thai bạn sẽ phải đi khám tổng cộng khoảng 14 lần:
Từ khi phát hiện có thai đến tuần thứ 23: khám 4 tuần 1 lần (tổng 4 lần)
Tuần thứ 24 đến tuần 35: 2 tuần 1 lần (tổng 6 lần)
Tuần thứ 36 đến tuần 40: mỗi tuần 1 lần ( tổng 4 lần)
Mỗi lần đi khám thai nhớ mang theo Sổ tay sức khỏe mẹ và bé để bác sĩ tiện theo dõi và thăm khám.
Trang tìm kiếm các bệnh viện có khoa phụ sản ở Tokyo: https://www.himawari.metro.tokyo.jp/qq13/qqport/tomintop/
Chi phí cho một lần sinh (ước tính)
Chi phí khám định kì: khoảng 10 man yên (~20 triệu)
Chi phí để mua quần áo cho sản phụ: 5 man yên(~10 triệu)
Chi phí để mua các đồ chuẩn bị cho cuộc đẻ (tã lót hay quần áo cho trẻ): khoảng 10 man (~20 triệu)
Chi phí khi nhập viện sinh con (để theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ sau khi sinh cần nhập viện kiểm tra. Với trường hợp sinh con so thì cần ở lại viện khoảng 5 ngày sau sinh): khoảng 30-70man (~60-140 triệu)
Tổng các chi phí lại là hết hoảng 55-95 man(~110-190 triệu đồng)
Trong trường hợp quá khó khăn để chi trả, hãy liên hệ với Cơ quan hành chính tại địa phương vì cũng có thể bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí sinh con.
Các thủ tục cần làm sau sinh
Có 2 trường hợp xảy ra:
Nếu sau sinh bạn vẫn muốn sống tại Nhật (thời gian hơn 60 ngày) thì trong vòng 14 ngày sau sinh phải đi làm giấy khai sinh cho trẻ tại Cơ quan hành chính nơi bạn sinh sống. Khi đi cần mang theo:
Giấy chứng sinh (出生証明書) do bác sỹ cấp
Sổ tay sức khỏe mẹ và bé
Con dấu của người nộp đơn
Trường hợp đã kết hôn rồi sinh con thì cả cha hoặc mẹ của trẻ đi làm đều được, còn nếu là bà mẹ đơn thân thì người mẹ sẽ đi làm.
Giấy chứng sinh, giấy khai sinh(出生届) của trẻ
Hộ chiếu, thẻ lưu trú của bố mẹ.
Ngoài ra cũng phải tới Đại sứ quán của nước mình để trình báo.
Trường hợp 2, nếu trong vòng 60 ngày sau sinh bạn có ý định rời Nhật thì không phải làm các thủ tục như trên.
Các chương trình hỗ trợ việc nuôi con cho người nước ngoài
Hướng dẫn nuôi trẻ mới sinh bằng việc tới thăm hỏi tận nhà
Cho tới khi trẻ được 4 tháng tuổi sẽ có chuyên viên tư vấn sức khỏe và nữ hộ sinh tới tận nhà bạn để hướng dẫn cách nuôi con như: cách tắm cho trẻ, cách cho bú, tư vấn về chế độ ăn và vận động hợp lý cho bà mẹ…
Hỗ trợ chi phí y tế
Tiêm chủng
Trẻ sẽ được tiêm phòng miễn phí các vacxin phòng các bệnh như bại liệt, sởi, Rubella, viêm não Nhật bản…
Thăm khám sức khỏe định kì
Vào một thời gian nhất định tại địa phương, sẽ tổ chức thăm khám sức khỏe, dinh dưỡng, về cách nuôi dạy trẻ miễn phí.
https://www.tokyo-icc.jp/guide/child/01.html?fbclid=IwAR1u3cTeSg4onJGtOKYd7u2ndO7CIzuWfk0dWB06RpOF1uUti5F3qIVLGbQ
Những Điều Cần Biết Mang Thai 3 Tháng Cuối
Tuần thứ 28+29: mí mắt thai nhi mở một phần , có khả năng đá và duỗi người Mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Hệ thần kinh trung ương của thai nhi có thể điều khiển các cử động thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vào thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 250 mm và nặng khoảng 1000 g. Tuần thứ 29 thai nhi có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện các động tác ôm ghì.Tuần thứ 30+31: tóc của thai nhi mọc lên và tăng cân nhanh Mắt của thai nhi có thể mở to. Tóc của thai nhi cũng mọc tốt trong khoảng thời gian này. Tủy xương của thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu. Tại tuần thứ 30 của thai kỳ thai nhi có chiều dài khoảng 270 mm và nặng khoảng 1300 g. Tuần thứ 31 thai nhi đa phần đã hoàn thành xong những bước phát triển chủ yếu và tăng cân nhanh
Tuần thứ 32+33: thai nhi tập thở và cảm nhận được ánh sáng Tuần thứ 32 móng chân của thai nhi đã có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm trên người thai nhi vốn tồn tại trong vài tháng vừa qua bắt đầu rụng đi và thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 1700 g. Tuần thứ 33 của thai kỳ đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại các kích thích ánh sáng. Xương của thai nhi chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của thai nhi vẫn mềm và dễ uốn.Tuần thứ 34+35: móng tay thai nhi mọc dài ra Móng tay của thai nhi đã phát triển trùm kín đầu ngón tay. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 2100 g. Tuần thứ 35 da của thai nhi trở nên mịn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm, đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển tốt ba tháng cuối mẹ có thể yên tâm.Tuần thứ 36+37: thai nhi chiếm phần lớn không gian túi ối và bắt đầu quay xuống dưới Tuần thứ 38 chu vi vòng đầu của thai nhi bằng chu vi vòng bụng. Móng chân thai nhi mọc dài trùm kín đầu ngón chân. Gần như toàn bộ lớp lông tơ đã rụng hết khỏi người thai nhi và có cân nặng khoảng 2900 g. Tuần thứ 39 lồng ngực thai nhi phát triển hơn nữa. Với thai nhi nam, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống dưới vào trong bìu. Mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp thai nhi giữ nhiệt sau khi chào đời.Tuần thứ 40: thời điểm mẹ con gặp nhau đã đến Tuần thứ 40 là thời điểm hết thời gian mang thai ba tháng cuối, thai nhi có chiều dài khoảng 480 mm, cân nặng khoảng 3400 g, tuy nhiên mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là tương đối, không phải yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi.Tuần thứ 41 và 42 Khi bước vào tam cá nguyên thứ ba, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân, tránh tăng quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu chất, kém phát triển, ảnh hưởng trí não. Giai đoạn này, bà bầu cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không bỏ bữa, cách khoảng 4 giờ phải có một bữa ăn nhỏ. Mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất, chế độ dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, nên đặc biệt chú ý đến các vi chất như sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, axit folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten… Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ tăng tới 6-7kg. Để đủ chất cho bé phát triển trí não cũng như đáp ứng được mức tăng cân, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. Mỗi ngày, bà bầu phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể khoảng 2.550 kcal như 3 tháng giữa. Tuy nhiên, lượng đạm cần tăng hơn để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Quan trọng nhất là đừng bỏ quên lượng axit béo vì chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên quên rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn.Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối
Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.
Khám thai đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
Đi tiêm ngừa uốn ván (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
Nếu thấy khoảng cách những cơn gò tử cung càng lúc càng ngắn, trong cơn gò bụng cứng hơn, thời gian gò lâu hơn gây đau bụng hoặc ra chất nhầy lẫn ít máu ở âm đạo là đã gần chuyển dạ.
Giữ vệ sinh, tránh dùng thuốc khử mùi âm đạo, các loại xà phòng thơm. Đồng thời, nếu mẹ bầu thấy ngứa, đau, dịch tiết ra có màu lạ, có mùi hôi thì hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, tổn thương xuất huyết cổ tử cung.
Tích cực tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
Giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn. Có thể đi massage thư giãn cho mẹ bầu để giảm bớt mệt mỏi và áp lực trong những ngày cuối thai kỳ.
Viêm Dạ Dày Ở Phụ Nữ Có Thai Và Những Điều Cần Biết
Viêm dạ dày ở phụ nữ có thai và những điều cần biết
Khi có thai, người phụ nữ thường phải đối mặt với một số rắc rối không nhỏ trong cơ thể do sự thay đổi sinh lý, nội tiết. Trong đó có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn khan, đau tức vùng thượng vị, đầy hơi… các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Dấu hiệu viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai
Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng:
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với ốm nghén trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu chủ quan. Tuy nhiên, buồn nôn cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.
Nóng rát dạ dày:
Thông thường mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
Đau dạ dày:
Tuần thứ 7 với thứ 8, dạ dày bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn đâu thường biểu hiện ngay ở vùng hõm dưới xương ức và trên rốn (hay còn gọi là vùng thượng vị). Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía bên trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.
Phân lẫn máu:
Trong trường hợp chảy máu dạ dày thì đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này ít khi xuất hiện, nhưng nếu thấy dấu hiệu như vậy thì mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chướng bụng:
Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
Chán ăn:
Người bị đau dạ dày thường thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thai nhi nhẹ cân.
Nguyên nhân gây loét dạ dày khi mang thai
Viêm dạ dày xảy ra do mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm dạ dày xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).
Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai như:
Khi thai nhi phát triển lớn chèn ép dạ dày, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại gây ra hiện tượng khó tiêu ảnh hưởng đến niêm mạc da dày.
Trong 3 tháng đầu tình trạng nôn diễn ra thường xuyên sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng.
Stress, lo lắng, thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có tha
3. Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày khi mang thai
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp thường không được bác sĩ khuyến khích cho phụ nữ có thai. Chỉ được nội soi khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và cân nhắc giữa lợi ích điều trị và tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra khác như test thở c13 mới, test phân để tìm máu ẩn…
Đối với phụ nữ có thai cần thận trọng trong điều trị viêm dạ dày bằng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa các triệu chứng như viêm loét dạ dày – tá tràng:
– Nôn, buồn nôn: Không nên tự ý dùng thuốc chống nôn domperidon. Tuy thuốc không gây dị dạng thai nhưng lại có thể gây hiện tượng nhịp tâm thất nhanh làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
– Thuốc giảm đau: Hiện nay, tuy chưa có dữ liệu đủ xác đáng và có giá trị để đánh giá tác dụng gây dị dạng hoặc độc với thai của nhóm trimebutine khi sử dụng trong thai kỳ. Do vậy, vì lý do an toàn thận trọng không dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng chỉ sử dụng khi cân nhắc thấy thật sự cần thiết.
– Thuốc thuộc nhóm chống acid, không gây tăng tiết acid trở lại, bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày (aluminium). Chất đệm kháng acid tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ acid sinh lý. Các tính chất này làm giảm cơn đau dạ dày.
Về mặt lâm sàng, theo dõi việc sử dụng thuốc chống acid trên thai phụ chưa thấy biểu hiện gây quái thai, dị dạng do tác động của thuốc. Do vậy có thể sử dụng thuốc nhóm này cho thai phụ nếu cần.
– Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) chỉ sử dụng ở phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết. Khi bắt buộc phải dùng thuốc nên dùng liều thấp vừa đủ chữa bệnh không nên nôn nóng muốn khỏi ngay, không dùng liều cao.
4. Ngăn ngừa viêm dạ dày khi mang thai
Thực phẩm giàu chất béo
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
Sôcôla
Nước ép cam quýt
Caffeine
Cây bạc hà
Thuốc
Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh viêm dạ dày, thì nên tránh dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDS, vì chúng có hại cho thai nhi..
Tránh uống các loại đồ uống có cồn
Không hút thuốc lá
Khi bà bầu có triệu chứng của viêm loét dạ dày, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám kịp thời.
GS.TS.BS Đào Văn Long hiện đang công tác tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long, là một trong số các bác sĩ tiêu hóa đầu ngành trong cả nước. Bác sĩ có trên 35 năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như: Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội… Đặt lịch ngay để được GS tư vấn và điều trị.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
– Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. – Nhắn tin Zalo: 0986954448 – Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong
Viêm Đường Tiết Niệu Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
(02/06/2018)
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ. Do triệu chứng khởi phát của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai không rõ ràng nên nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu.
Một số triệu chứng có thể kể đến như:
Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Đau xương chậu, đau lưng và bụng
Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén
Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi
Phòng ngừa cho mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu như thế nào?
Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Phương pháp tốt nhất dành cho mẹ bầu để phát hiện cũng như phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu, đó chính là mẹ bầu cần phải thường xuyên kiểm tra nước tiểu của mình mỗi khi đi khám thai. Ngay ở lần khám thai đầu tiên của thai kỳ, mẹ hãy yêu cầu các bác sĩ làm xét nghiệm về nước tiểu để có thể xác định được cơ thể của mình có bị nhiễm khuẩn về tiết niệu hay không.
Cùng với đó, mẹ bầu hãy sử dụng thêm các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cũng như các loại rau củ có tác dụng lợi tiểu. Nếu khi có cơn buồn tiểu, mẹ hãy đi ngay, không nên nhịn vì nếu để lâu sẽ khiến cho mẹ có những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây ra những nguy hiểm cho thận, bàng quang,…
Đồng thời, mẹ bầu cũng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như các cơ quan tiết niệu thường xuyên hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Còn đối với thể viêm thận, bể thận, mẹ bầu cần phải nhập viện để thực hiện những điều trị theo các phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo những đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng một cách quá đà hay sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi..
Cùng với đó, mẹ hãy có cho mình những sự chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai,.. Nếu như nhận thấy có nguy cơ sảy thai, hãy bàn bạc với bác sĩ để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.
Tổng hợp: Dương Hoàng
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Ở Nhật Và Những Điều Cần Biết trên website Europeday2013.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!